Tại sao chúng ta không nên lười biếng và phải dũng cảm

Giới thiệu về cuốn sách này


Page 2

Giới thiệu về cuốn sách này

TRƯỜNG THPTĐỒNG ĐẬUĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG THPT QUỐC GIA LẦN 3NĂM HỌC 2016-2017 – MÔN: NGỮ VĂN 12Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đềMÃ ĐỀ: 105Lưu ý: Trước khi làm bài, học sinh ghi mã đề vào tờ giấy thiI.PHẦN ĐỌC HIỂU (3 điểm)Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:Kẻ thù lớn nhất của tất cả chúng ta là sự lười biếng. Nếu chúng ta không lười biếng thì mọicái mà chúng ta chông thấy đều là các cơ hội, bởi vì càng khó khăn cơ hội càng lớn. Tôi có một lýthuyết cho cá nhân tôi. Gọi là lý thuyết bên bờ vực. Tôi không bao giờ làm việc gì rễ và không làmviệc gì mà người khác có thể ngay lập tức làm giống tôi được. Tôi gọi là lý thuyết bên bờ vực bởi vìkẻ định cạnh tranh với mình không dám theo gia mép vực để cạnh tranh và kẻ thù cũng không dámtheo mình ra mép vực. Tôi nghĩ rằng không lười biếng và phải dũng cảm, hai cái đấy tạo ra cơ hội.Các bạn đừng sợ. Khó khăn là thuốc kích thích để mỗi con người dũng cảm, sáng suốt và sống có lýtưởng. Mọi khó khăn là điềm báo tạo cơ hội.(Ông Nguyễn Trần Bạt đối thoại với sinh viên Học viện Ngoại giao, nguồn chungta.com)Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên. (0,5 điểm)Câu 2: Trong đoạn trích trên, có một số lỗi sai về chính tả và một lỗi ngữ pháp câu. Hãy chỉra lỗi và sửa lại cho đúng. (1,0 điểm)Câu 3: Lý thuyết bên bờ vực được nhắc tới ở trên có những đặc điểm gì? (0,5 điểm)Câu 4: Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói sau: Khó khăn là thuốc kích thích để mỗi con ngườidũng cảm, sáng suốt và sống có lý tưởng? (1,0 điểm)II. LÀM VĂN (7 điểm)Câu 1 (2,0 điểm)Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêutrong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: Kẻ thù lớn nhất của tất cả chúng ta là sự lười biếng.Câu 2 (5,0 điểm)Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:Rải rác biên cương mồ viễn xứChiến trường đi chẳng tiếc đời xanhÁo bào thay chiếu anh về đấtSông Mã gầm lên khúc độc hành.(Tây Tiến – Quang Dũng)Có biết bao người con gái con traiTrong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổiHọ đã sống và chếtGiản dị và bình tâmKhông ai nhớ mặt đặt tênNhưng họ đã làm ra Đất Nước(Đất Nước – trích trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm)----------- HẾT ----------TRƯỜNG THPTĐỒNG ĐẬUHƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG THPTQUỐC GIA LẦN 3NĂM HỌC 2016-2017 – MÔN: NGỮ VĂN 12MÃ ĐỀ: 105I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)CâuNội dungĐiểmCâu 1 Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Nghị luận0,5Câu 2 - Chỉ ra lỗi sai:0,5+ Lỗi sai về chính tả: chông, rễ, gia+ Lỗi sai về ngữ pháp: Gọi là lý thuyết bên bờ vực.0,5- Sửa lại cho đúng:+ Chính tả: trông, dễ, ra+ Ngữ pháp: thêm dấu phảy đằng trước, coi câu này chỉ là một bộ phậncủa câu. Câu hoàn chỉnh sẽ là: Tôi có một lý thuyết cho cá nhân tôi, gọilà lý thuyết bên bờ vực.* Lưu ý: Chấp nhận cả phương án học sinh thêm từ vào trước câu đểcâu này đúng ngữ pháp. Ví dụ: Đó là….; Tôi gọi là….; Nó gọi là….Câu 3 Đặc điểm của lý thuyết trên bờ vực:0,25+ Không bao giờ làm việc gì dễ, không làm việc gì mà người khác cóthể ngay lập tức làm giống như mình được.0,25+ Khiến kẻ định cạnh tranh với mình không dám theo ra mép vực đểcạnh tranh và kẻ thù cũng không dám theo mình ra mép vực.*Lưu ý: Chấp nhận cả phương án học sinh trích nguyên văn hai câu văncó nêu đặc điểm trên, tuy nhiên lỗi chính tả phải được sửa.Câu 41,0Khó khăn là thuốc kích thích để mỗi con người dũng cảm, sángsuốt và sống có lý tưởng:Có thể hiểu: Khó khăn là động lực thúc đẩy con người vươn lên trongcuộc sống. Đứng trước vô vàn những khó khăn, gian truân, vất vả, nếucon người không chùn bước, dám đối mặt với nó; có tinh thần lạc quan đểvượt qua nó; có khả năng nhận thức và giải quyết đúng đắn mọi vấn đềthì con người sẽ đạt được mục đích cao nhất, tốt đẹp nhất mà mình hướngtới.II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)Câu 1 (2,0 điểm)Yêu cầu về kĩ năng:- Biết cách viết đoạn văn nghị luận xã hội, vận dụng tốt các thao tác lập luận để giải quyết vấn đềmột cách thuyết phục.- Đoạn văn có bố cục mạch lạc; lập luận chặt chẽ; dẫn chứng tiêu biểu, xác đáng; hành văn trongsáng, giàu cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.Yêu cầu về kiến thức:Có thể có những quan điểm khác nhau nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức, lẽ phải. Dướiđây chỉ là những định hướng cơ bản:Ý123Nội dungGiải thích:- Lười biếng là sự chây lười, ỉ lại, không chịu suy nghĩ, hành động và làmviệc thụ động, phó mặc cho người khác.- Lười biếng tạo thành thói quen và thành căn bệnh nan y rất khó chữa. Nó làkẻ thù lớn nhất của tất cả chúng ta, nó gây tác hại rất lớn đối với công việcvà quá trình hình thành nhân cách của mỗi cá nhân.Phân tích:a. Biểu hiện:- Lười biếng trong công việc (việc nhà, việc công ty, tổ chức…); trong họctập (không chịu tự học, quay cóp, lười tư duy, động não…);…- Khi lười biếng thì bản thân không chịu cố gắng, gặp khó là nản lòng,không có quyết tâm thực hiện công việc đến cùng. Gắn với lười biếnglà thiếu kiên trì, kiên nhẫn, không có ý chí để cố gắng.b. Nguyên nhân:- Do bản thân con người: chỉ thích hưởng thụ, không muốn làm việc.- Do sự phát triển của khoa học kĩ thuật, máy móc, thiết bị công nghệthông tin tiên tiến, hiện đại… con người bị phụ thuộc, trở nên trì trệ, thụđộng, lười biếng, không linh hoạt.- Gia đình nuông chiều hoặc chưa quan tâm đúng mực.c. Hậu quả:- Con người không hoàn thành được công việc, không đạt được mục đíchmà mình hướng tới.- Con người lười biếng sẽ trở nên thụ động, đòi hỏi, chán nản, giảm ýchí phấn đấu, khiến cho họ ngày càng nhu nhược, sống dựa dẫm vàongười khác.- Lười biếng dẫn con người đến sự bần cùng, đói nghèo, là nguyên nhâncủa những thói hư tật xấu, tệ nạn xã hội… Vì thế người lười biếng làgánh nặng cho gia đình và xã hội.d. Giải pháp:- Mỗi vinh quang đều phải trả giá bằng mồ hôi, nước mắt, cả những đắngcay. Vì thế con người không nên lười biếng mà phải biết tự nỗ lực, chămchỉ, cầm cù trong cuộc sống.Đánh giá – liên hệ bản thân:- Bên cạnh những người lười biếng đáng bị phê phán vẫn có nhữngcon người ngày đêm miệt mài làm việc, nghiên cứu…- Là học sinh thì cần phải siêng năng, đam mê khám phá; tích cực rèn luyệncác thói quen tốt; lập thời gian biểu cho mình và thực hiện một cáchnghiêm ngặt…Lưu ý: Nếu viết không đúng hình thức đoạn văn thì trừ 0,5 điểm.Điểm0,50,250,250,250,250,5Câu 2 (5,0 điểm)Yêu cầu về kĩ năng:* Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận văn học. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ,diễn đạt trong sáng, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt, trình bày,...* Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần đápứng được những ý cơ bản sau:ÝI12II1Nội dungĐiểmGiới thiệu chung0,5Tác giả Quang Dũng, tác phẩm Tây TiếnTác giả Nguyễn Khoa Điềm, tác phẩm Đất NướcCảm nhận về hai đoạn thơ3,01,5Đoạn thơ trong bài Tây Tiến:* Về nội dung:Đoạn thơ đem đến cho ta cảm nhận về những khó khăn, thiếu thốn, sự hisinh của những người lính nơi biên cương xa xôi, lạnh lẽo. Nhưng với việcsử dụng rất nhiều từ Hán Việt mang sắc thái trang trọng, cái chết được baobọc trong ý nghĩa thiêng liêng hừng hực hào khí kiêu hùng. Lời thơ cònvang lên thành lời thề sông núi, cả thế hệ sẵn sàng Quyết tử cho tổ quốcquyết sinh. Nhà thơ đã khắc hoạ thành công vẻ đẹp bi tráng và sự bất tử củangười lính Tây Tiến.*Về nghệ thuật:- Đoạn thơ sử dụng kết hợp hài hoà bút pháp tả thực với bút pháp lãng mạn,từ Hán Việt với từ thuần Việt, ngôn từ giàu hình ảnh, giàu tính biểu cảm.- Cảm xúc của nhà thơ rất chân thành; giọng điệu thơ có chút xót xa nhưngnổi bật là sự dứt khoát, mạnh mẽ làm nên sự bi tráng trong cái chết củangười lính Tây Tiến.2 Đoạn thơ trong bài Đất Nước:1,5* Về nội dung:Nghĩ về bốn ngàn năm của đất nước, nhà thơ đã nhận thức được một sựthật đó là: người làm nên lịch sử không chỉ là những anh hùng nổi tiếng màcòn là những con người vô danh bình dị. Họ đã sống và chết, không ai nhớmặt đặt tên, nhưng tất cả, họ đều có công làm ra Đất Nước. Họ là biết baongười con gái con tra,i cần cù làm lụng chăm lo cho cuộc sống, vun véncho gia đình khi đất nước hoà bình, nhưng họ đã sẵn sàng dâng hiến tuổixanh, hiến dâng thân mình khi tổ quốc kêu gọi. Họ đã làm một cuộc chạytiếp sức đầy nhọc nhằn, gian khó để dựng xây và bảo vệ, vun đắp và gìn giữĐất Nước cho chúng ta hôm nay.*Về nghệ thuật:- Từ họ được điệp lại có tác dụng ngợi ca vai trò to lớn của nhân dân.- Thể thơ tự do với những câu thơ co duỗi nhịp nhàng, linh hoạt gợi về quátrình lịch sử đầy gian khổ của Đất Nước, gợi về sự hi sinh vĩ đại của nhândân ta.- Giọng điệu thơ như những lời tâm tình nhắn nhủ tuổi trẻ và tự nhận thứcchính mình về vai trò, trách nhiệm đối với Đất Nước.- Ý thơ chính luận được viết ra bằng lời thơ giản dị, giọng thơ tâm tình nênrất mềm mại, không khô cứng như một lời giáo huấn.III Sự tương đồng và khác biệt giữa hai đoạn thơ:1,50,25*Tương đồng:- Hai đoạn thơ đều nói tới sự hi sinh thầm lặng của những người anh hùngvô danh để “làm nên Đất Nước muôn đời”.- Hai đoạn thơ đều được viết ra bởi sự yêu thương, trân trọng, biết ơn củacác tác giả - những người đang sống trong những giai đoạn lịch sử gian khổÝNội dungĐiểmmà hào hùng.*Khác biệt:- Đoạn thơ trong bài Tây Tiến được viết trong những năm đầu của thời kì 0,25kháng chiến chống Pháp với nỗi nhớ của nhà thơ về đồng đội, bằng kí ức vềmột thời oanh liệt của người trong cuộc. Đoạn thơ được viết bằng cảm xúcmãnh liệt chân thành, sự kết hợp bút pháp tả thực và lãng mạn.- Đoạn thơ trong đoạn trích Đất Nước được viết trong năm cuối của thời kì 0,25kháng chiến chống Mĩ. Trong cuộc kháng chiến, chúng ta có nhiều thắng lợivẻ vang nhưng vận nước vẫn rất mong manh. Lúc này cần sự đóng góp củatất cả mọi lực lượng. Đoạn thơ này nhằm thức tỉnh tuổi trẻ về trách nhiệmđối với Đất Nước – cũng là một cách kêu gọi tinh thần đấu tranh của tuổitrẻ.- Đoạn thơ trong bài Tây Tiến được viết bằng thể thơ thất ngôn, có sử dụng 0,25nhiều từ Hán Việt trang trọng với giọng điệu thơ dứt khoát, mạnh mẽ, âmhưởng hào hùng để tô đậm hiện thực khốc liệt của chiến tranh và khẳngđịnh sự bất tử của người chiến sĩ vô danh.- Đoạn thơ trong Đất Nước được viết bằng thể thơ tự do, giọng điệu trò 0,25chuyện tâm tình, từ ngữ giản dị, gần gũi nhằm khẳng định vai trò to lớn củanhân dân vô danh.=> Lí giải sự khác biệt: do sự khác nhau trong phong cách sáng tác của mỗi 0,25nhà thơ và cũng là do yêu cầu của sáng tạo văn học nghệ thuật.Điểm toàn bài là điểm tổng của các câu cộng lại, làm tròn đến 0,25------------- HẾT -----------TRƯỜNG THPTĐỒNG ĐẬUĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG THPT QUỐC GIA LẦN 3NĂM HỌC 2016 - 2017 – MÔN: NGỮ VĂN 12Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đềMÃ ĐỀ: 256Lưu ý: Trước khi làm bài, học sinh ghi mã đề vào tờ giấy thiI. PHẦN ĐỌC HIỂU (3 điểm)Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:(1) Vụ chiếc tàu Titanic bị chìm ngoài khơi Bắc Đại Tây Dương đêm 15-4-1912 làm hơn 1500người thiệt mạng đã không ngừng làm đề tài cho bao tác phẩm văn chương, nghệ thuật. Titanic cónghĩa là vĩ đại. Đặt tên như thế cho con tàu, con người muốn nói lên niềm kiêu hãnh cho một côngtrình có một không hai vào thời bấy giờ. Nhưng cái vĩ đại mà con người tưởng mình có thể đạt đượctrong tiến bộ khoa học kĩ thuật ấy không là gì trước sức mạnh thiên nhiên.(2) Sau khi chiếc tàu vĩ đại ấy bị đắm, một tờ báo xuất bản ở Anh đã đăng kề nhau hai bứcảnh minh họa có nội dung như sau: Trong bức ảnh thứ nhất, người ta thấy chiếc tàu chạm vào tảngbăng, bên dưới có dòng chữ: “Sự yếu đuối của con người và sức mạnh của thiên nhiên”. Còn bứcảnh thứ hai, người ta lại thấy một người đàn ông nhường chiếc phao cấp cứu của mình cho ngườidàn bà đang bế con trên tay. Lần này, bức ảnh được chú thích bằng dòng chữ: “Sự yếu đuối củathiên nhiên và sức mạnh của con người”.(3) Sức mạnh, sự vĩ đại đích thực của con người hẳn không nằm trong khả năng chinh phụchay chế ngự thiên nhiên, mà chính là trong khả năng chế ngự được bản thân, vượt thắng sự ích kỉ.Mahatma Gandhi, người giành độc lập cho Ấn Độ bằng cuộc đấu tranh bất bạo động, đã nói: “Sứcmạnh vĩ đại nhất mà nhân loại có trong tay chính là tình yêu”(Tương Quan, Phép màu nhiệm của đời, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2004, tr.72-73)Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.(0,5 điểm)Câu 2: Văn bản trên có ba đoạn văn, anh/chị hãy nêu nội dung của từng đoạn. (0,75 điểm)Câu 3: Anh/Chị hiểu như thế nào về “sức mạnh của con người” trong dòng chữ chú thích dưới bứcảnh thứ hai? (0,75 điểm)Câu 4: Theo anh/chị, thông điệp sâu sắc nhất của văn bản trên là gì?(1,0 điểm)II. LÀM VĂN (7 điểm)Câu 1 (2,0 điểm)Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến củaMahatma Gandhi được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “Sức mạnh vĩ đại nhất mà nhân loạicó trong tay chính là tình yêu”.Câu 2 (5,0 điểm)Trong tác phẩm Người lái đò Sông Đà, nhà văn Nguyễn Tuân tự coi mình là người “đi tìmcái thứ vàng của màu sắc núi sông Tây Bắc...”Anh/Chị hãy cảm nhận về thứ vàng của màu sắc núi sông Tây Bắc qua hình tượng con Sông Đà.----------- HẾT ---------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.Họ, tên thí sinh:.............................................................Số báo danh……………………..TRƯỜNG THPTĐỒNG ĐẬUMÃ ĐỀ: 256HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG THPTQUỐC GIA LẦN 3NĂM HỌC 2016-2017 – MÔN: NGỮ VĂN 12I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)Câu Nội dungĐiểmCâu 1 Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Nghị luận0,5Câu 2 Nội dung của từng đoạn:- Đoạn (1): Kể về vụ đắm tàu Titanic0,25- Đoạn (2): Kể về hai bức ảnh minh họa và lời chú thích được đăng 0,25trên tờ báo xuất bản ở Anh sau vụ đắm tàu.- Đoạn (3): Bình về sức mạnh, sự vĩ đại của con người trong sự chế 0,25ngự được bản thân, vượt thắng sự ích kỉ.Câu 3 “Sức mạnh của con người” trong dòng chữ được chú thích dưới bức ảnh 0,75thứ hai có thể hiểu là sức mạnh của lòng vị tha, tình yêu thương, của sựvượt thắng bản năng để nhường cơ hội sống cho người khác.Câu 4Học sinh có thể nêu một trong những thông điệp sau:1,0- Tiến bộ khoa học giúp con người chinh phục thiên nhiênnhưng không thể chế ngự được nó; sức mạnh của con ngườikhông là gì trước sức mạnh của thiên nhiên.- Thiên nhiên có thể phá hủy những công trình vĩ đại con ngườilàm ra nhưng không thể hủy diệt được sức mạnh tinh thần, sứcmạnh tình yêu nơi con người.II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)Câu 1 (2,0 điểm)Yêu cầu về kĩ năng:- Biết cách viết đoạn văn nghị luận xã hội, vận dụng tốt các thao tác lập luận để giải quyết vấn đềmột cách thuyết phục.- Đoạn văn có bố cục mạch lạc; lập luận chặt chẽ; dẫn chứng tiêu biểu, xác đáng; hành văn trongsáng, giàu cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.Yêu cầu về kiến thức:Có thể có những quan điểm khác nhau nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức, lẽ phải. Dướiđây chỉ là những định hướng cơ bản:Ý Nội dungĐiểm1 Giải thích:0,5- Tình yêu là tình cảm nồng nhiệt làm cho con người gắn bó với nhau vàsống có trách nhiệm hơn. Tình yêu ở đây được hiểu theo nghĩa rộng là tìnhcảm, sự yêu thương giữa con người với con người. Lòng vị tha, sự hi sinhbản thân, tình yêu thương của con người với đồng loại, với thiên nhiên vàmôi trường xung quanh – chính là sức mạnh vĩ đại nhất mà loài người cóÝ23Nội dungĐiểmtrong tay.Bàn luận:- Tình yêu là một giá trị tinh thần vô giá, có thể mang đến cho con người 0,5niềm vui, hạnh phúc, tạo động lực và sức mạnh giúp con người vượt quanhững thử thách, khó khăn để chiến thắng cái xấu, cái ác.- Con người dù có vĩ đại đến đâu cũng trở nên nhỏ bé, yếu đuối, bất lực 0,5trước sự cuồng nộ của thiên nhiên, sức mạnh ủy diệt của bom hạt nhân,…Chỉ có tình yêu mới khiến cho loài người biết sống thân thiện với nhau vàxích lại gần nhau, nắm tay nhau để cùng tạo nên những giá trị trường tồn,bất tử.0,5Bài học nhận thức và hành động:- Tình yêu là sức mạnh vĩ đại nhất nhân loại có trong tay nên mỗi người cầnbiết yêu thương nhau, trao đi yêu thương, phải biết chia sẻ, có lòng vị tha;mọi người cần chung tay ngăn chặn và đẩy lùi chiến tranh, xung đột sắctôc, dịch bệnh và bảo vệ môi trường sống….- “Nếu loài người muốn tồn tại, nếu ta muốn tìm ý nghĩa của sự sống, nếu tamuốn bảo vệ thế giới và tất cả những giống loài khác, tình yêu chính là câutrả lời đầu tiên và duy nhất.” (Albert Einstein, Thư gửi con gái)Lưu ý: Nếu viết không đúng hình thức đoạn văn thì trừ 0,5 điểm.Câu 2 (5,0 điểm)Yêu cầu về kĩ năng:Hiểu đề, biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Biết phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏvấn đề. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Hành văn trôi chảy. Văn viết có cảm xúc. Không mắc cáclỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần đáp ứngđược những ý cơ bản sau:ÝNội dungĐiểm1 Vài nét về tác giả, tác phẩm và nêu vấn đề0,52 Phân tích, chứng minha Giải thích ý kiến của Nguyễn Tuân- Trong câu văn của Nguyễn Tuân, chữ “vàng” không được dùng với nghĩa 0,25đen. Nhà văn dùng chữ “vàng” với ý chỉ vẻ đẹp và sự quý giá.- “Cái thứ vàng” của màu sắc núi sông Tây Bắc không có gì khác là vẻ đẹp 0,25của con Sông Đà và nó hiện ra thật độc đáo qua ngòi bút tài hoa, uyên báccủa Nguyễn Tuân trong tùy bút Người lái đò Sông Đà.b Phân tích, chứng minh* Người lái đò Sông Đà - sự phát hiện chất vàng quý báu của một dòngsông.- Trong Người lái đò Sông Đà, Nguyễn Tuân miêu tả một con Sông Đà“hung bạo”. Song qua sự hung bạo của dòng sông, ta vẫn thấy ở Sông Đàmột biểu tượng về sức mạnh dữ dội và vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên đấtnước. Đó là:+ Những cảnh đá bờ sông dựng vách thành.+ Những quãng dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió,...+ Những cái hút nước xoáy tít.+ Thác nước Sông Đà réo gầm với nhiều cung bậc âm thanh phong phú.+ Đá trên sông dàn bày thạch trận với nhiều vòng vây lắt léo.- Còn có một con Sông Đà thơ mộng, trữ tình:+ “Tuôn dài, tuôn dài như áng tóc trữ tình” gợi tả vẻ đẹp mềm mại+ Dòng nước thay đổi theo mùa.+ Dưới hạ lưu con sông chảy êm đềm.+ Hai bên bờ cảnh vật yên tĩnh, nên thơ: một nương ngô nhú lên mấy lá ngônon, cỏ gianh đồi núi đang ra những búp nõn, một đàn hươu cúi đầu ngốn cỏgianh... Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử, bờ sông hồn nhiên như mộtnỗi niềm cổ tích tuổi xưa...+ Con Sông Đà gợi cảm, trữ tình mang màu sắc Đường thi, gợi nhớ nhữngcâu thơ tình tứ của Tản Đà...* Nghệ thuật:- Nguyễn Tuân đã vận dụng vốn tri thức phong phú về nhiều mặt để miêu tảcon sông Đà đem đến cho người đọc những trang viết hấp dẫn, lý thú kết hợpvới những ví von, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, bất ngờ và thúvị.- Khi miêu tả Sông Đà, Nguyễn Tuân sử dụng vốn từ ngữ phong phú, sốngđộng, giàu hình ảnh và có sức gợi cao. Câu văn đa dạng, giàu nhịp điệu, coduỗi nhịp nhàng, có lúc hối hả, gân guốc, có lúc chậm rãi trữ tình.Đánh giá chung- Qua hình tượng con Sông Đà, Nguyễn Tuân đã thể hiện tình yêu mến thathiết đối với thiên nhiên, đất nước. Với ông, thiên nhiên là một tác phẩmnghệ thuật tuyệt vời của tạo hóa, là thứ vàng quý giá. Cảm nhận và miêu tảcon Sông Đà, Nguyễn Tuân đã chứng tỏ sự tài hoa, uyên bác và lịch lãm củamình. Hình tượng Sông Đà chính là phông nền cho sự xuất hiện và tôn vinhvẻ đẹp của người lao động trong chế độ mới.Điểm toàn bài là điểm tổng của các câu cộng lại, làm tròn đến 0,25------------- HẾT -----------1,51,50,50,5TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬUMÃ ĐỀ: 358ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG THPT QUỐC GIA LẦN 3NĂM HỌC 2016-2017 – MÔN NGỮ VĂNThời gian làm bài: 120 phútHọ, tên thí sinh:....................................................... Số báo danh………………Phần I. Đọc hiểu (3.0 điểm)Đọc đoạn trích sau và trả lời những câu hỏi từ 1 đến 4:Trong xã hội ta, từ ngàn năm nay, tồn tại một tình trạng nước đôi dang dở. Chữ Hán vẫn làcông cụ giao tiếp giữa nhà nước và người dân (...) Còn chữ Nôm chỉ để ghi cái đời sống tình cảmhàng ngày, hoặc kêu than, hoặc đùa bỡn… Nó khó học do đó không phổ biến. Tình trạng chữ viếtViệt Nam như trên níu kéo văn hóa đọc với hai nghĩa:Thứ nhất, ở dạng trực tiếp, nó làm cho sách khó viết, viết xong khó xuất bản, xuất bản xongkhó đến với người đọc;Thứ hai, ở dạng gián tiếp, nó ảnh hưởng tới tư duy con người. Với một thứ chữ thuận tiện,người ta có thể ghi chép, hoàn thiện dần những suy nghĩ của mình và giao lưu với nhau làm cho trithức ngày càng phong phú. Ngược lại, như ở ta, do thiếu phương tiện (chữ và sách) hợp lý để ghi lạinhững vận động trong đầu óc, sự suy nghĩ của người ta dễ dừng lại ở tình trạng manh mún rời rạc.Gần đây nhiều người đã công nhận là dân ta làm việc gì thường theo lối chụp giật, mà thiếu thóiquen nghiên cứu sự vật; sự nghĩ ngợi hay chắp vá nửa vời, đầu óc người ta không chăm chú theođuổi cái gì tới cùng (…) Tất cả những bệnh trạng đó trong tư duy bắt nguồn một phần từ một vănhóa đọc lom đom, một đời sống tinh thần thiếu sách. Đến lượt mình, kiểu tư duy này lại quay trở lại,cản trở người Việt đọc sách.….Ca dao tục ngữ truyện cười ở ta thường có thái độ chế giễu với người đọc sách. Dưới nhữngcon mắt thế tục, việc đọc sách có vẻ như là một cái gì vô bổ của loại người “dài lưng tốn vải ăn nolại nằm” (…). Cố nhiên trong thực tế, lại có một tình trạng tế nhị khác, là các làng xã thường đánhgiá nhau bằng số lượng kẻ cắm đầu vào sách. Có gì mâu thuẫn ở đây chăng? Không. Học trò xưaham học để có ngày lều chõng đi thi và trở thành quan chức (từ đây khái quát lên, người ta vẫn tựhào người Việt ham học). Nhưng không thể bảo họ, - đám người “nghiền” sách cốt đi thi kia - lànhững người đọc sách với đúng nghĩa của nó. Người học để đi thi tự giới hạn trong kiến thức củangười chấm cho họ đỗ. Ngược lại đặc trưng chủ yếu của người đọc sách là một tư duy độc lập vàmột khao khát bất tận với sự hiểu biết. Loại sau ở xã hội ta quá hiếm, lại còm cõi ít ỏi và chưa thànhmột lớp người ổn định. Giải thích sao về hiện tượng này? Suy cho cùng ở xã hội nghèo, mọi việc vẫndo miếng cơm manh áo quyết định. Khi có thể dùng sách để lập thân thì người ta đọc sách. Khi cónhiều con đường khác lập thân mà ít tốn sức lực hơn – kể cả lối giả vờ đọc sách, gian lận thi cử - thìngười ta bỏ sách khá dễ dàng. Và đó chính là tình trạng của xã hội hôm nay.(Vương Trí Nhàn, Vì sao người Việt không mê đọc sách?, chungta.com)Câu 1. Đoạn trích trên bàn về vấn đề gì? (0.5 điểm).Câu 2. Tình trạng “nước đôi” của chữ viết nước ta thời trung đại dẫn đến những hệ quả nào? (0.5điểm).Câu 3. Theo tác giả, đặc trưng chủ yếu của người đọc sách là gì? Thực trạng của lớp người nàytrong xã hội ta ra sao? (1.0 điểm).Câu 4. Theo anh/chị, làm thế nào để việc đọc sách trở thành một thói quen phổ biến? (1.0 điểm).Phần II. Làm văn (7.0 điểm)Câu 1 (2.0 điểm)Anh/chị hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của mình về vai trò của thói quen đọcsách đối với mỗi người.Câu 2 (5.0 điểm)Về hình tượng sông Hương trong bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ NgọcTường (sách Ngữ văn 12), có ý kiến cho rằng: Vẻ đẹp nổi bật của sông Hương là cảnh sắc thiênnhiên thơ mộng, tình tứ. Dựa vào bài kí, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.-------------------------- Hết -----------------------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬUMÃ ĐỀ: 358PhầnICâu1234II12ĐÁP ÁN ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNGTHPT QUỐC GIA LẦN 3NĂM HỌC 2016-2017 – MÔN NGỮ VĂNNội dungĐọc hiểuĐoạn trích bàn về văn hóa đọc (Thí sinh có thể diễn đạt cáchkhác như: việc đọc sách, tình trạng không ham đọc sách củangười Việt,…)Tình trạng nước đôi của chữ viết đã níu kéo văn hóa đọc, cảntrở người Việt đọc sách.- “Đặc trưng chủ yếu của người đọc sách là một tư duy độc lậpvà một khao khát bất tận với sự hiểu biết”.- Lớp người này ở ta “quá hiếm, lại còm cõi ít ỏi và chưa thànhmột lớp người ổn định”.Viết được đoạn văn về giải pháp biến việc đọc sách thành thóiquen phổ biến.Làm vănViết đoạn văn nghị luận về vai trò của thói quen đọc sáchTriển khai vấn đề nghị luận thành các luận cứ- Đọc sách giúp ta tích luỹ được nhiều kinh nghiệm,mở mangkiến thức và đặc biệt đọc sách giúp ta cảm thấy thoải mái,yêuđời hơn.- Biết đọc sách tức là chúng ta đã thoát khỏi sự chán ghét củacuộc sống,và hướng tới một tương lai tươi sáng,tốt đẹphơn.Sách sẽ trở thành một người bạn của tất cả những aitrân trọng nó.- Tuy nhiên,để đạt được hiệu quả tốt,cần phải có những quyểnsách hay,phù hợp với lứa tuổi ,và việc cần chú trọng nhiều nhấtđó chính là cách đọc sách.Đọc sách phải nghiên cứu,suy ngẫmtìm tòi,chắt lọc những điều hay để áp dụng vào cuộc sống chứkhông phải đọc để lấy thành tích.Về hình tượng sông Hương trong bút kí Ai đã đặt tên cho dòngsông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường (sách Ngữ văn 12), có ýkiến cho rằng: Vẻ đẹp nổi bật của sông Hương là cảnh sắcthiên nhiên thơ mộng, tình tứ. Dựa vào bài kí, anh/chị hãy làmsáng tỏ ý kiến trên.a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luậnMở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kếtbài kết luận được vấn đề.b. Xác định đúng vấn đề nghị luậnVẻ đẹp nổi bật của sông Hương là cảnh sắc thiên nhiên thơmộng, tình tức. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, ý kiến.Điểm3.00.50.50.50.51.02.00.50.51.05.00.5- Sông Hương ở thượng nguồn.Ngược dòng sông Hương, cùng tác giả trở về với thượng nguồnTrường Sơn, người đọc ngạc nhiên đến thú vị trước những néttính cách của sông Hương mà nhà văn thể hiện trong tác phẩm- Sông Hương ở ngoại vi thành phố HuếXuôi dòng Hương giang về vùng đồng bằng và ngoại vi thànhphố Huế, sông Hương lại mang vẻ đẹp khác, một nét đẹp quyếnrũ mềm mại hứa hẹn những điều thú vị qua so sánh: người congái đẹp nằm ngủ mơ màng.- Sông Hương khi chảy vào lòng thành phố.Sông Hương gặp thành phố như đến với điểm hẹn tình yêu, trởnên vui tươi và đặc biệt chậm rãi, êm dịu, mềm mại. Ngòi bútcủa tác giả đã thực sự thăng hoa khi vẽ nên những hình ảnh đầyấn tượng, những cảm nhận tinh tế, những liên tưởng, so sánhđẹp đẽ đến bất ngờ, lý thú, thể hiện tình yêu say đắm với consông.- Hoàng Phủ Ngọc Tường đã miêu tả dòng sông từ nhiều khônggian, thời gian khác nhau. Ở mỗi góc độ nhà văn đều thể hiệncảm nghĩ sâu sắc mới mẻ về non sông. Từ những cái nhìn ấy, tanhận thấy tình cảm yêu mến thiết tha, niềm tự hào và một tháiđộ trân trọng gìn giữ đối với vẻ đẹp tự nhiên đậm màu sắc vănhóa của nhà văn với dòng sông quê hương.- Ngôn ngữ trong sáng, phong phú, uyển chuyển, giàu hìnhảnh, giàu chất thơ, sử dụng nhiều phép tu tư như: So sánh, nhânhoá, ẩn dụ,...- Có sự kết hợp hài hoà cảm xúc, trí tuệ, chủ quan và kháchquan.Kết thúc vấn đềd. Sáng tạo: có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp vớiđặc trưng tiếp nhận văn học, diễn đạt bằng ngôn ngữ của mình.e. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo các quy tắc về chính tả, dùngtừ, đặt câu,...Tổng điểm1.01.01.01.00.510.0---------------------------------- Hết ------------------------------TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬUMÃ ĐỀ: 493ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG THPT QUỐC GIA LẦN 3NĂM HỌC 2016-2017 – MÔN NGỮ VĂNThời gian làm bài: 120phútHọ, tên thí sinh:....................................................... Số báo danh………………I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)Đọc đoạn trích và thưc hiện các yêu cầu:Sau khi hoàn thành bằng tiến sĩ về robot sinh học (cảm biến và giác quan của robot)Nguyễn Bá Hải từ chối công việc bên Hàn với mức lương khổng lồ mà trở về Việt Nam giảng dạytại trường đại học Sư phạm Kỹ thuật với dự án làm “mắt thần”, đó chính là chiếc kính điện tử kỳdiệu dành cho người mù. “Mắt thần” là thiết bị đầu tiên ở Việt Nam hỗ trợ người khiếm thị nhậnbiết được vật cản trước mặt trong khoảng 1m. Thiết bị sẽ rung khi người người ta gặp vật cản.Thiết bị này sau 4 năm trải qua nhiều lần nghiên cứu thử nghiệm thực tế và thành công ở phiênbản thứ 9 vừa ra mắt gần đây. Và phiên bản thứ 9 này nhẹ bằng 1/10 và giá thành giảm 10 lần sovới phiên bản đầu tiên.Đã có người mua bản quyền nghiên cứu “mắt thần” với giá 2,3 tỉ đồng để sản xuất bán rathị trường. Nhưng anh nhất định không bán mặc dù vợ chồng anh vẫn ở trọ trong thời gian giảngdạy nghiên cứu. Anh cho rằng thật vô nhân đạo nếu thương mại hóa sản phẩm này. Chính vì vậy,anh đồng ý hợp tác với công ty phi lợi nhuận sản xuất chiếc kính này với giá thành rẻ nhất vớimong muốn năm 1000 người khiếm thị ở Việt Nam có” mắt thần” và không dừng lại ở “mắt thần”,chàng trai trẻ tuổi nhiều hoài bão của mình muốn cải tiến thiết bị này nữa, có thể chiếc kính giúpngười khiếm thị đọc sách, nhận biết được mệnh giá tiền, xác định được họ đang đứng ở đâu, nhậnbiết được đồ ăn…. Và xa hơn là trung tâm chăm sóc người khiếm thị, một địa chỉ giống “1080 ”cho người mù sẵn sàng giúp đỡ họ bất cứ lúc nào. Anh quan điểm quan niệm: mình không giầu cóbằng ai nhưng cứ cho đi bất cứ khi nào trong khả năng của mình. Vì thực sự cho đi giúp cho cuộcsống nhân văn hơn và mình hạnh phúc hơn.(Đi tìm “mắt thần” cho người khiếm thị - Lê Tuyết)Câu 1: Chỉ ra các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản.Câu 2: Vì sao có thể coi “mắt thần” là trung tâm chăm sóc người khiếm thị?Câu 3: Tác giả đã thể hiện tình cảm, thái độ gì đối với tiến sĩ Nguyễn Bá Hải?Câu 4: Thông điệp rút ra từ văn bản?II.LÀM VĂN (7,0 điểm)Câu 1 (2,0 điểm): Hãy viết một đoạn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ýkiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “….cho đi giúp cho cuộc sống nhân văn hơn vàmình hạnh phúc hơn.”Câu 2 (5,0 điểm): Phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đêm tình mùaxuân ở Hồng Ngài trong truyện ngắn “Vợ chồng APhủ” của Tô Hoài.----------- HẾT ---------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬUMÃ ĐỀ: 493PhầnCâuI. Đọc-hiểu 1Đáp ánHai phương thức biểu đạt của văn bản trên: thuyết minh,tự sự.Điểm0,52Có thể coi “mắt thần là trung tâm chăm sóc người khiếm thị”vì: Nó giống địa chỉ “1080” cho người mù sẵn sàng giúp đỡhọ bất cứ lúc nào.0,53Trong văn bản trên, tác giả đã thể hiện tình cảm, thái độ trântrọng, ngợi ca những đóng góp của tiến sĩ Nguyễn Bá Hải đốivới người khuyết tật nói riêng và xã hội nói chung.Có thể trình bày theo những cách khác nhau, nhưng cầnhướng đến những nội dung cụ thể như sau:+ Khi nạn chảy máu chất xám vẫn đang diễn ra rất nhức nhốithì trường hợp như tiến sĩ Nguyễn Bá Hải là rất đáng quý khianh đã lựa chọn trở về đóng góp cho đất nước và giúp đỡnhững hoàn cảnh khó khăn.+ Đội ngũ trí thức trẻ ngày càng khẳng định được khả năng,cống hiến và tấm lòng vị tha của mình để góp phần hiệu quảmạnh mẽ vào công cuộc xây dựng phát triển đất nước.+ Nhà nước cần có định hướng, cơ chế chính sách đặc thù,tạo ra một môi trường đủ thỏa mãn đam mê nghiên cứu, tạo cơhội trau dồi thêm kiến thức để phát huy tối đa năng lực, nhiệthuyết để các trí thức trẻ có điều kiện cống hiến lâu dài.(Lưu ý: bài viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh.)Hãy viết một văn bản ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suynghĩ của anh/ chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phầnĐọc hiểu: “….cho đi giúp cho cuộc sống nhân văn hơn vàmình hạnh phúc hơn.”Yêu cầu về hình thức: Viết đúng một văn bản nghị luận ngắnkhoảng 200 từ, yêu cầu trình bày mạch lạc rõ ràng, không mắclỗi chính tả, dùng từ đặt câu.1.04II. LàmvănĐÁP ÁN ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG THPTQUỐC GIA LẦN 3NĂM HỌC 2016-2017 – MÔN NGỮ VĂN11,0Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cáchkhác nhau nhưng cần đạt được các ý sau:* Giải thích: Cho đi: chia sẻ về vật chất, tinh thần(không có nghĩa là khi chúng ta có đầy đủ về vật chất mới có thểgiúp đỡ người khác, mà đôi khi chỉ cần một lời hỏi han, một lờiđộng viên đúng lúc để giúp người khác có thêm sức mạnh, niềmtin và nghị lực sống.)- Cuộc sống nhân văn: cuộc sống có nhiều việc tử tế, nhiều lời nóitích cực, nhiều lối ứng xử văn hóa, tăng thêm niềm tin của conngười vào những điều tốt đẹp, tin vào tình người…Mình hạnh phúc hơn: cảm giác thanh thản, vui vẻ khi nhận đượclời cảm ơn, hoặc nụ cười và cả những giọt nước mắt hạnh phúccủa người được giúp đỡ…* Bàn luận về ý nghĩa của lối sống cho đi (giúp đỡ, quan tâm,sẻ chia):- Cuộc sống đa dạng, phong phú, có nhiều số phận bất hạnh, thiệtthòi rất cần sự giúp đỡ của cộng đồng để họ vượt qua khó khăn, đểsống, để học tập và làm việc.- Sống nhân hậu, bao dung là truyền thống tốt đẹp của dân tộc cầnđược nhân rộng và phát huy.- Phê phán thực trạng chạy theo lối sống ích kỉ, chỉ nghĩ đến bảnthân mình, không quan tâm đến những người xung quanh, thờ ơ,vô cảm trước nỗi đau của người khác..* Khẳng định tính đúng đắn của ý kiến, rút ra bài học nhậnthức, hành động: ý thức cao hơn trách nhiệm của mình đối chínhmình, với xã hội, đối với cuộc đời, từ đó phấn đấu học tập và rènluyện bản thân về bản lĩnh, đạo đức…2 Phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật Mịtrong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài trong truyện ngắn “Vợchồng A Phủ” của Tô Hoài.I/ Mở bài:- Giới thiệu vài nét về tác phẩm- Giới thiệu về nhân vật Mị (đặc biệt là diễn biến tâm trạng vàhành động của Mị trong đêm mùa xuân)II/ Thân bài:0,51.00,550,541/ Nêu khái quát về thân phận Mị ở Hồng Ngài (trong nhà thốnglí Phá tra)- Mị vốn là người có phẩm chất đẹp đẽ (sống hiếu thảo với cha;trẻ đẹp yêu đời, có tài thổi sáo)- Bị bắt làm dâu gạt nợ cho thống lí Phá Tra, Mị sống kiếp nô lệ,cô đã phản ứng quyết liệt, muốn dùng cái chết để phản đối.Nhưngvì thương cha,Vì món nợ truyền kiếp, Mị phải sống câm lặng,cam chịu.2/ Tâm trạng và hành động của Mị khi mùa xuân về (đặc biệttrong đêm tình xuân).a/ Hoàn cảnh nảy sinh tâm trạng :- Mùa xuân trên núi cao với những sắc xuân rực rỡ “Những chiếcváy hoa… xoè ra như con bướm sặc sỡ”, “Hoa thuốc phiện vừanở trắng lại đổi ra mầu đỏ au, đỏ thẫm, rồi sang màu tím manmát”- Những âm thanh rộ rã báo hiệu mùa xuân: “Đám trẻ… chơiquay, cười ầm trên sân chơi trước nhà”; âm thanh tiếng sáo, tiếngkhèn dập dìu của nam nữ thanh niên…-> Sự sống của tạo vật và con người như được khơi động, bừngtỉnh. Hoàn cảnh ấy không thể không tác động vào tâm hồn Mị.Nhất là tiếng sáo, tiếng sáo rủ bạn đi chơi ngoài đầu núi …b/ Tâm trạng và hành động của Mị:+ “Mị nghe tiếng sáo vọng lại thiết tha bồi hồi. Mị nhẩm lại bài hátcủa người đang thổi” -> tiếng sáo đã đánh thức kỉ niệm của mộtthời con gái của Mị: “ngày trước Mị thổi sáo giỏi.Mùa xuân này,Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi,thổi lácũng hay như thổi sáo …”.+ Ngày tết, Mị cũng uống rượu “Mị lén lấy hũ rượu uống ừng ựctừng bát …” Men rượu như tăng thêm nồng nàn sức trẻ đang bừnglên trong Mị, Mị thấy phơi phới trở lại, “Mị trẻ lắm,Mị còn trẻ, Mịmuốn đi chơi”.+ “Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩađèn cho sáng”.Ngọn đèn làm ấm lên gian buổng tối tăm, lạnh lẽo.Hơi rượu nồng nàn cùng tiếng sáo rập rờn, thôi thúc Mị đi đếnquyết định: Muốn đi chơi. “Mị quấn lại tóc, với tay lấy cái váyhoa vắt ở giá trong.”+ Đúng lúc ấy, sợi dây trói tàn bạo của A Sử kịp thời quăng lướivào khát vọng của Mị, ý muốn đi chơi bị chặn đứng.0,50,50,50,50,50,5+ Thực tại cứa vào da thịt bằng những lằn dây trói. “Trong bóngtối, Mị đúng lặng như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu cònnồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi.Mị vùng bước đi nhưng tay chân đau không cựa được”. Mộng dutan biến trong ý nghĩa cay đắng về thân phận “Mị thổn thức nghĩmình không bằng con ngựa”.-> Như vậy sự quẫy đạp lần này không đủ để thay đổi số phận củaMị nhưng lại đầy ý nghĩa.3. Đánh giá- Thành công của nhà văn là khắc hoạ một nhân vật sống chủ yếubằng tâm trạng, với tâm trạng. Cả đêm mùa xuân, Mị hành độngđược rất ít, nhưng người đọc vẫn thực sự hấp dẫn với một conngười đang từ cõi âm u mơ hồ trỗi dậy. Không gian, thời gian,giọng kể của tác phẩm theo một tiết tấu của chính tâm trạng ấy.- Cuộc trỗi dậy như một đợt sóng dâng lên rồi tràn ra. Nó khônglàm mảy may thay đổi cuộc đời Mị. Nhưng từ đó, sóng ngầm vẫnkhông mất. Nó sẽ tuôn trào thành những đợt sóng mới, mãnh liệthơn lúc nào hết, bằng chứng là hành động cởi trói cho A Phủ vàcùng anh ta trốn khỏi Hồng Ngài sau nàyIII. Kết bàiTóm lược nội dung đã phân tích.Khẳng định vai trò của nhân vậtMị trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm.0,50,250,250,5