Tại ngoại có nghĩa là gì

 “Tại ngoại” thường được nghe đến trong các vụ án hình sự, vậy theo quy định của pháp luật thì thì “tại ngoại là gì?”; điều kiện xin tại ngoại và trình tự, thủ tục tại ngoại được pháp luật quy định ra sao? Để giải đáp câu hỏi này, Trung tâm pháp lý Miền Trung sẽ giải đáp qua bài viết dưới đây.

Bộ luật tố tụng hình sự 2015;

Thông tư liên tịch số 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP quy định về phối hợp giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.

2.1. Tại ngoại là gì?

Khi Viện kiểm sát đã khởi tố một người thì Cơ quan điều tra sẽ tiến hành tạm giam để thực hiện công tác điều tra, tránh trường hợp người này bỏ trốn khỏi nơi cư trú hoặc tiếp tục hành vi phạm tội, hay xóa dấu vết tội phạm,…

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, căn cứ theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, và nhân thân của họ mà cơ quan có thẩm quyền có thể xem xét để không phải tạm giam, đây được gọi là tại ngoại.

Theo đó, tại ngoại là hình thức áp dụng đối với đối tượng đã có quyết định điều tra, khởi tố nhưng không bị tạm giam. Về mặt pháp lý thì nó được biết đến là bảo lĩnh hay bảo lãnh tại ngoại.

Lưu ý: Trong quá trình điều tra mà được tại ngoại thì không có nghĩa bị can, bị cáo không có tội nữa, mà vẫn phải đến Cơ quan điều tra, Tòa án khi có lệnh triệu tập để giải quyết vụ án.

  1. Điều kiện để xin tại ngoại

Để được tại ngoại thì bị can, bị can bị cáo cần có người thực hiện bảo lĩnh, điều kiện để được bảo lĩnh tại ngoại được quy định tại Điều 121 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

  1. Trình tự, thủ tục xin tại ngoại :

Căn cứ theo quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, trình tự, thủ tục xin bảo lĩnh tại ngoại được thực hiện cụ thể như sau:

– Những người có thẩm quyền ra quyết định bảo lĩnh bao gồm:

+ Trong cơ quan điều tra: Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Đối với trường hợp này thì quyết định bảo lĩnh phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn.

+ Trong Viện kiểm sát: Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp.

+ Tại Tòa án: Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.

Trên đây là nội dung tư vấn mà chúng tôi muốn gửi đến mọi người. Mong rằng, mọi người sẽ quan tâm và biết thêm một số quy định trong pháp luật.

Trong các vụ án hình sự chúng ta thường hay nghe mọi người nhắc đến từ “tại ngoại”. Vậy thực chất tại ngoại là gì, và điều kiện thủ tục để được xin tại ngoại là ra sao? Trong khuôn khổ bài viết dưới đây của Luật Hùng Sơn, chúng tôi xin gửi đến bạn thông tin quy định pháp luật về tại ngoại, điều kiện cũng như trình tự thủ tục xin tại ngoại mới nhất.

Tại ngoại là gì?

Thông thường, khi một người đã có quyết định khởi tố bị can của Viện kiểm sát nhân dân thì Cơ quan điều tra sẽ tiến hành tạm giam bị can để thực hiện công tác điều tra, tránh việc người này tiếp tục hành vi phạm tội, bỏ trốn khỏi nơi cư trú hay xóa dấu vết phạm tội,… Tuy nhiên vẫn có những trường hợp mà căn cứ theo nhân thân người phạm tội và mức độ, tính chất nguy hiểm của hành vi mà cơ quan chức năng có thể xem xét để không phải tạm giam người này. Đây chính là tại ngoại. Như vậy, tại ngoại là hình thức áp dụng đối với đối tượng mà đang có quyết định điều tra của cơ quan Điều tra nhưng lại không bị tạm giam.

Về mặt pháp lý, việc bị can, bị cáo được tại ngoại thông quan thủ tục bảo lĩnh được quy định tại Điều 121 của Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2015, hay còn được gọi cách khác là bảo lãnh tại ngoại.

Điều kiện để được tại ngoại? Trường hợp nào được tại ngoại?

Để được tại ngoại thì bị can, bị cáo cần có người thực hiện bảo lĩnh, điều kiện để được bảo lĩnh tại ngoại được quy định tại Điều 121 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Theo đó:

– Về người đứng ra nhận bảo lĩnh:

  • Bên nhận bảo lĩnh là cơ quan, tổ chức:

Cơ quan, tổ chức mà muốn thực hiện bảo lĩnh đối với người là thành viên của đơn vị mình thì phải có giấy xác nhận bảo lĩnh của người đứng đầu đơn vị và đồng thời phải có giấy cam đoan không để người này phạm tội mới hay bỏ trốn trong thời gian được tại ngoại.

  • Bên nhận bảo lĩnh là cá nhân:

Cá nhân có thể thực hiện bảo lĩnh tại ngoại cho người thân thích của mình. Trường hợp này yêu cầu phải có ít nhất 02 người bảo lĩnh và đáp ứng các điều kiện cụ thể như sau:

  • Là người từ đủ 18 tuổi trở lên.
  • Có nhân thân tốt, trước đây chưa từng phạm tội bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật.
  • Có công việc và thu nhập ổn định.
  • Có điều kiện để quản lý người được bảo lĩnh, có nơi cư trú rõ ràng, có chỗ ở ổn định,…

Cá nhân nhận bảo lĩnh cho người thân của mình thì cần phải làm giấy cam đoan với cơ quan điều tra và có xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi đang làm việc, học tập hoặc của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó đang cư trú.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi thực hiện việc nhận bảo lĩnh phải cam đoan bị can, bị cáo trong khoảng thời gian tại ngoại vẫn phải có nghĩa vụ sau:

  • Không tiếp tục phạm tội và không được bỏ trốn khỏi nơi cư trú.
  • Phải hợp tác điều tra, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền, có mặt theo giấy triệu tập trừ trường hợp người này có lý do chính đáng ( lý do bất khả kháng, trở ngại khách quan, dịch bệnh, thiên tai,…)
  • Cam đoan không để bị can, bị cáo cưỡng ép, mua chuộc, xúi giục người khác cung cấp tài liệu sai sự thật, khai báo gian dối.
  • Không giả mạo, tiêu hủy chứng cứ, đồ vật, tài liệu của vụ án, tẩu tán tài sản có liên quan đến vụ án.
  • Không khống chế, đe dọa, trả thù người bị hại, người làm chứng, người tố giác tội phạm và những người thân thích họ.

– Về người được bảo lĩnh.

Điều 121 Bộ luật tố tụng hình sự không quy định cụ thể về điều kiện của người được bảo lĩnh mà chỉ quy định là Viện kiểm sát, Tòa án, Cơ quan điều tra căn cứ vào mức độ nguy hiểm,  tính chất của hành vi phạm tội và nhân thân của bị can, bị cáo. 

Chẳng hạn như bị can, bị cáo có có nơi cư trú rõ ràng ổn định, nhân thân tốt, có dấu hiệu tích cực trong việc phối hợp với cơ quan điều tra phá án hoặc với những tội ít nghiêm trọng thì được quyền bảo lãnh tại ngoại.

Thủ tục xin tại ngoại như thế nào?

Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, bảo lĩnh và đặt tiền để bảo đảm là 02 biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam.

Căn cứ vào nhân thân của bị can và mức độ và tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi, cơ quan có thẩm quyền có thể quyết định cho đối tượng này được tại ngoại mà không phải tạm giam.

Bảo lĩnh (hay còn được gọi là bảo lãnh)

Để bị can được bảo lãnh thì người đứng ra bảo lãnh có thể là người thân thích hoặc là tổ chức, cơ quan mà bị can là người của tổ chức, cơ quan đó.

Căn cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì trình tự, thủ tục xin bảo lĩnh tại ngoại được thực hiện như sau:

  • Thứ nhất, những người có thẩm quyền ra quyết định bảo lĩnh bao gồm:
    • Trong cơ quan điều tra: Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trong trường hợp này thì quyết định bảo lĩnh phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn.
    • Trong Viện kiểm sát: Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp.
    • Tại Tòa án: Hội đồng xét xử; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp.

Đặt tiền để bảo đảm

Điều 122 của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 nêu rõ, căn cứ nhân thân, tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và tình trạng tài sản của bị can mà người này hoặc người thân thích của họ có thể đặt tiền để bảo đảm.

Nếu bị can vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan trong thời gian được tại ngoại thì số tiền đã đặt sẽ bị tịch thu, nộp ngân sách Nhà nước, đồng thời bị can sẽ bị tạm giam. Nếu người này chấp hành đầy đủ nghĩa vụ đã cam đoan thì số tiền đảm bảo này sẽ được trả lại.

Quy định của pháp luật về trường hợp được tại ngoại

Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, tại ngoại được áp dụng đối với bị can, bị cáo mà phạm tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng nhưng có nơi cư trú rõ ràng và có căn cứ để cho rằng người đó không cân trở việc điều tra, truy tố, xét xử, không trốn hoặc không tiếp tục phạm tội. Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ đang thời kì nuôi con dưới 36 tháng hoặc đang có thai, là người bệnh tật nặng, người già yếu mà có nơi cư trú rõ ràng thì họ được tại ngoại và có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ trường hợp đặc biệt.

Sau khi khởi tố bị can, Cơ quan điều tra có thế cho bị can được tại ngoại, đây là trường hợp tại ngoại ngay từ đầu. Đối với bị can, bị cáo đã bị tạm giam, nếu xét thấy không còn cần thiết phải áp dụng biện pháp tạm giam nữa thì Toà án, Viện kiểm sát tuỳ theo từng giai đoạn tố tụng mà quyết định huỷ bỏ biện pháp tạm giam, cho bị can, bị cáo được tại ngoại hoặc có thể thay thế bằng biện pháp biện pháp ngăn chặn khác.

Trên đây là chia sẻ của Luật Hùng Sơn về tại ngoại là gì, trình tự, thủ tục và điều kiện tại ngoại. Trường hợp quý bạn đọc có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn, vui lòng để lại thông tin dưới bài viết hoặc liên hệ hotline 19006518 để được các chuyên viên, Luật sư chúng tôi hỗ trợ một cách nhanh chóng và chính xác nhất.