Để có thể giao tiếp mạng xã hội một cách hiệu quả theo ảnh chỉ cần chú ý đến những điều gì vì sao

Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ, xuất hiện ngày càng nhiều các trang mạng xã hội đã tác động lớn đến mọi lĩnh vực hoạt động và sinh hoạt của con người, nhất là giới trẻ. Bên cạnh nhiều tiện ích, các trang mạng xã hội cũng đã gây ra những hệ lụy không tốt, khó lường. Khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của các trang mạng xã hội là trách nhiệm của cả cộng đồng, chủ yếu là trách nhiệm quản lý, giáo dục, định hướng của gia đình, nhà trường, cơ quan chức năng và quan trọng là trách nhiệm của chính bản thân người sử dụng.

Để có thể giao tiếp mạng xã hội một cách hiệu quả theo ảnh chỉ cần chú ý đến những điều gì vì sao
 
Giới trẻ bị ảnh hưởng bởi Internet. Ảnh minh họa  

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của xã hội, công nghệ thông tin nói chung, các trang mạng xã hội nói riêng, nhất là Internet phát triển rất mạnh, nó đã và đang ảnh hưởng rất lớn (cả tích cực và tiêu cực) đến mọi hoạt động và sinh hoạt của con người, nhất là giới trẻ. Với đặc điểm nổi trội là tính kết nối nhanh, chia sẻ rộng, chỉ cần một chiếc điện thoại hay một máy tính kết nối Internet, chúng ta có thể truy cập và tham gia vào rất nhiều trang mạng như: Facebook, Zalo, Youtube, Twitter… trong đó, phổ biến nhất là Facebook. Mặc dù mục đích, cách thức, mức độ tham gia các trang mạng xã hội của mỗi người khác nhau nhưng có một điểm chung đó là xem nó như là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người.

Internet và các trang mạng xã hội đem lại rất nhiều tiện ích cho người sử dụng, vì tốc độ thông tin nhanh, nội dung phong phú, đa dạng… nếu biết khai thác, sử dụng hợp lý thì nó mang lại hiệu quả rất lớn cả trong học tập, công tác, sinh hoạt và đời sống xã hội cho thanh niên, ngược lại nó sẽ gây ra nhiều hệ lụy không tốt. Đặc điểm nổi trội của các trang mạng xã hội là thông tin nhanh, nhiều, nhưng bị trộn lẫn giữa những thông tin tốt với thông tin xấu, thiếu tính định hướng thông tin, tư tưởng, không ai phải chịu trách nhiệm, không ai kiểm chứng. 

Điều đáng quan tâm lo ngại nhất hiện nay là nhiều thông tin trên mạng xã hội hàm chứa nội dung xấu độc, dụ dỗ, lôi kéo người tham gia như: phim ảnh khiêu dâm, lối sống trụy lạc, kích động bạo lực, khiêu khích chiến tranh, chia rẽ đoàn kết dân tộc, tôn giáo… Với đặc tính hấp dẫn, lôi cuốn của các trang mạng xã hội rất dễ làm cho người tham gia bị sa đà vào “biển thông tin” hỗn loạn đó lúc nào mà không hay biết, làm cho họ sao nhãng việc học hành, giảm năng suất lao động, tinh thần uể oải, sa sút, đắm chìm vào thế giới ảo trong đời sống thực. Đây chính là tác nhân làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tâm sinh lý và việc hình thành, phát triển nhân cách, lối sống tốt đẹp của con người, nhất là giới trẻ.

Để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của các trang mạng xã hội đến việc giáo dục, nuôi dưỡng phát triển hoàn thiện nhân cách và lối sống tốt đẹp của con người, nhất là tuổi trẻ hiện nay, mỗi gia đình, nhà trường, cơ quan, đơn vị, địa phương cần làm tốt công tác giáo dục, bồi dưỡng cho thanh niên nâng cao nhận thức về vai trò, tác dụng và những bất cập của việc tham gia và sử dụng các trang mạng xã hội.  

Cùng với sự tiến bộ của xã hội, Internet nói chung, các trang mạng xã hội nói riêng ngày càng phát triển, đây là xu thế tất yếu khách quan. Để giúp cho thanh niên tham gia và sử dụng các trang mạng xã hội một cách lành mạnh, tích cực, hữu ích thì điều quan trọng trước hết là các bậc cha mẹ, thầy cô giáo và lãnh đạo, thủ trưởng cơ quan, đơn vị phải làm tốt công tác giáo dục, hướng dẫn cho họ hiểu rõ về các trang mạng xã hội, thấy được những tiện ích và hạn chế của nó để chủ động tham gia và sử dụng một cách tích cực, hiệu quả, phục vụ tốt nhất cho sinh hoạt, học tập, công tác chuyên môn.

Bên cạnh việc giáo dục cho thanh niên nâng cao hiểu biết về các trang mạng xã hội, thì phải hướng dẫn, tư vấn cho họ những kiến thức, kỹ năng sử dụng các trang mạng xã hội. Điều hết sức quan trọng là phải chỉ cho họ thấy được tính hai mặt của mạng xã hội, đặc biệt là những hậu quả, hệ lụy của việc sử dụng mạng xã hội một cách tùy tiện, thái quá. Chỉ dẫn cho họ biết cách ứng xử và khả năng miễn dịch khi tiếp xúc với những thông tin xấu độc, mời gọi, khiêu khích, lôi kéo, phản động,… đăng tải tràn lan trên các trang mạng xã hội. Đồng thời, giáo dục nâng cao ý thức, trách nhiệm xã hội cho thanh niên, làm cho họ biết làm chủ và kiểm soát được các hành vi của bản thân. Các thông tin tung lên mạng phải đúng với quy định của pháp luật, của đơn vị, địa phương, phù hợp với thuần phong mỹ tục và chuẩn mực đạo đức xã hội; phải hết sức thận trọng khi đăng tải những thông tin, hình ảnh của cá nhân và các hoạt động của đơn vị, nhất là đơn vị quân đội, công an lên các trang mạng xã hội. 

Tuy nhiên, các bậc cha mẹ, thầy cô giáo giáo, lãnh đạo, chỉ huy cơ quan, đơn vị cần phải có sự hiểu biết cơ bản về các trang mạng xã hội, biết cách sử dụng các trang mạng xã hội với những tiện ích của nó cho công việc, cho giải trí lành mạnh, không nên phê phán bừa bãi hay chỉ lên án những tiêu cực của các trang mạng xã hội mà cấm đoán giới trẻ. 

Thường xuyên giáo dục, định hướng giá trị nhân cách và lối sống tốt đẹp của con người, nâng cao sức đề kháng trước tác động tiêu cực của các trang mạng xã hội. Làm cho giới trẻ thấm sâu những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc; giáo dục, rèn luyện cho họ có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức phẩm chất tốt, lối sống trong sạch, lành mạnh, luôn biết tự trọng, tự chủ trong suy nghĩ và hành động, từ đó xây dựng lối sống tốt đẹp, sống có tình thương và trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. 

Đặc biệt quan tâm, coi trọng việc bồi dưỡng nâng cao ý thức trách nhiệm xã hội, rèn luyện thói quen, kỹ năng sống cho thanh niên, nhất là kỹ năng điều tiết và kiểm soát bản thân. Làm tốt điều này sẽ giúp cho giới trẻ có đủ tự tin, bản lĩnh và phương pháp phòng tránh với những chiêu bài tiêu cực trên các trang mạng xã hội. Xây dựng cho họ có động cơ, thái độ và tinh thần trách nhiệm xã hội khi tham gia và sử dụng các trang mạng xã hội; xác định mục đích tham gia và sử dụng các trang mạng xã hội đúng đắn, hữu ích, không bị lệ thuộc, chìm đắm vào môi trường cuộc sống ảo trên các trang mạng xã hội, vì điều đó vừa làm mất thời gian vừa ảnh hưởng đến công việc học tập, công tác, đồng thời xâm hại đến giá trị thuần phong mỹ tục, chuẩn mực đạo đức truyền thống, lối sống văn hóa và vi phạm các chế độ quy định của cơ quan, đơn vị, địa phương.

Tổ chức tốt các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh, phù hợp với nhu cầu và đặc điểm tâm sinh lý của tuổi trẻ. Các hoạt động như: văn hóa, văn nghệ, thể thao,…vừa để nâng cao đời sống tinh thần, bồi đắp tâm hồn tươi trẻ của thanh niên vừa là môi trường thuận để họ kết bạn, giao lưu học tập kinh nghiệm lẫn nhau, đồng thời qua đó còn nhằm để giữ gìn, phát huy bản sắc, giá trị văn hóa truyền tốt đẹp của dân tộc, rèn luyện tính tổ chức, tính kỷ luật và thể chất cho thanh niên. Thực tiễn cho thấy nếu gia đình, cơ quan, đơn vị, địa phương thiếu tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh thì đa phần thanh niên sẽ dành thời gian rảnh rỗi tham gia vào các trang mạng xã hội. Nhiều trường hợp đã gây nên những hậu quả đáng tiếc, dẫn đến vi phạm pháp luật của Nhà nước, kỷ luật của quân đội, ảnh hưởng xấu đến bản thân, gia đình và xã hội. Do vậy, tổ chức tốt các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh là biện pháp hiệu quả, thiết thực nhất để vừa quản lý được thanh niên vừa bồi dưỡng, nâng cao hoàn thiện nhân cách và lối sống tốt đẹp cho giới trẻ, đồng thời hạn chế thấp nhất sự tác động tiêu cực, đa chiều của các trang mạng xã hội.

Phát huy tốt vai trò của hệ thống thiết chế văn hóa, các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là hệ thống truyền thanh nội bộ, kết hợp đẩy mạnh hoạt động của các loại hình văn hóa dân gian, sinh hoạt câu lạc bộ, văn nghệ quần chúng… thông qua đó tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương, đơn vị, trên cơ sở đó giáo dục, định hướng chính trị, tạo niềm tin và nhiệt huyết của tuổi trẻ, chống lại các loại sản phẩm văn hóa xấu độc, âm mưu “xâm lăng văn hóa”, tư tưởng “áp đặt lối sống, văn hóa phương Tây”, làm ảnh hưởng xấu đến đời sống tình cảm tốt đẹp, tâm hồn trong sáng vốn có của thanh niên hiện nay.

Nguyễn Văn Chuộng

Nếu sinh ra sau năm 1995, bạn sẽ không thể nhớ được cuộc sống không có Internet. Kết nối thông qua điện thoại thông minh và mạng xã hội giờ đây đã trở thành một phần trong quá trình trưởng thành của nhiều trẻ em và thanh thiếu niên. Phần lớn các em đều có những trải nghiệm tích cực trên trực tuyến, nhưng rủi ro luôn tồn tại, bao gồm khả năng sử dụng mạng xã hội quá mức có thể dẫn đến các tác động tiêu cực đối với sức khỏe tâm thần của các em. Nghiên cứu về lĩnh vực này vẫn đang ở những giai đoạn đầu, nhưng mạng xã hội có tác động rõ rệt đến cuộc sống của nhiều người trẻ.

Được thiết kế để khuyến khích người dùng sử dụng quá mức

Chúng ta đều biết các nền tảng mạng xã hội được thiết kế với chủ đích thu hút sự chú ý của người dùng lâu nhất có thể, đánh vào thiên kiến và lỗ hổng tâm lý trong chúng ta như mong muốn được công nhận hay nỗi sợ bị từ chối. Thụ động sử dụng mạng xã hội quá mức –tức là chỉ lướt các bài đăng - có thể không lành mạnh và có mối liên hệ với cảm giác đố kỵ, thua kém và kém hài lòng với cuộc sống. Các nghiên cứu thậm chí còn cho rằng thói quen này có thể dẫn đến các triệu chứng ADHD, trầm cảm, lo âu và thiếu ngủ. 

Chúng ta cần có thêm bằng chứng trước khi có thể kết luận về những phát hiện này. Tuy nhiên, với tình trạng bệnh trầm cảm gia tăng trên thế giới và một nửa số bệnh về tâm lý xuất hiện từ tuổi 14, cần tìm hiểu thêm về các vấn đề tiềm ẩn liên quan.

Nhiều chính phủ, nhà xã hội học và nhà tâm lý học cũng bày tỏ sự lo ngại khi trẻ em ngày nay đang dành quá nhiều thời gian sử dụng điện thoại và bỏ lỡ những trải nghiệm xã hội quan trọng khác.

Gia tăng cảm giác cô đơn

Cảm xúc được khơi dậy bởi một cái “like” có thể tạm thời làm vơi đi nỗi cô đơn, nhưng không thể thay thế hoàn toàn giao tiếp xã hội. Khi thanh thiếu niên cô đơn trong cuộc sống thực sử dụng mạng xã hội để bù đắp cho điểm yếu về kỹ năng xã hội của mình, họ có thể sẽ cảm thấy càng cô đơn hơn về lâu về dài.

Các mối quan hệ có ý nghĩa mà chúng ta xây dựng thông qua giao tiếp trực tiếp, ngôn từ và phi ngôn từ, chính là nguồn thỏa mãn và hạnh phúc cá nhân có chiều sâu và lâu dài. Một biểu tượng cảm xúc hoặc một bình luận “LOL” có thể đem lại cảm giác kết nối hời hợt, nhưng giao tiếp mặt đối mặt sẽ xây dựng những kết nối có ý nghĩa hơn thông qua ngôn ngữ cơ thể, tiếp xúc thân mật và biểu cảm gương mặt, cùng với đọc cảm xúc thông qua giọng điệu và sắc thái - tất cả những điều này thường biến mất trong thế giới số.

Thanh thiếu niên thường nói chuyện trực tuyến với những người mà các em quen biết ngoài đời thực. Ở mức độ vừa phải, việc sử dụng mạng xã hội theo cách này cho phép thanh thiếu niên giữ liên lạc với bạn bè, bạn học hay người thân và có khả năng cải thiện các mối quan hệ thực của mình. Nhưng điều này có thể trở thành một vấn đề nếu việc nói chuyện trực tuyến choán hết mọi tương tác xã hội, hoặc trong trường hợp lướt mạng thụ động quá mức, nếu thanh thiếu niên đang hấp thụ nhiều thông tin hơn là tương tác với thông tin.

Thay vì thúc đẩy những cuộc trò chuyện có ý nghĩa, tính năng “like” có thể thay thế cho việc trao đổi bình luận. Tính năng này cũng giống như một hệ thống xếp hạng công khai và khiến một bộ phận thanh thiếu niên cảm thấy bị đánh giá và loại trừ, điều vốn đã rất nhạy cảm đối với các em. Tâm lý này được đã thể hiện qua bài đăng này của Ashley, 17 tuổi, đến từ Singapore: "Làm thế nào để chúng ta có thể ngăn bản thân và bạn bè mình lún sâu hơn vào cái hố sâu thẳm của sự hoài nghi và khao khát này?"

Bắt nạt trực tuyến

Những người bạn trên mạng xã hội dễ khiến trẻ cảm thấy tự tin hơn. Những kẻ bắt nạt có thể phát tán những lời nói và hình ảnh bạo lực, gây tổn thương và hạ nhục trẻ chỉ bằng một lần nhấn phím.

Bạo lực tuy xảy ra trên không gian ảo, nhưng sẽ để lại hậu quả thực. Nghiên cứu cho thấy các nạn nhân của bắt nạt trực tuyến có nguy cơ sử dụng rượu bia, ma túy và trốn học cao hơn các học sinh khác. Các em còn có khả năng bị điểm kém, cảm thấy tự ti về bản thân và gặp các vấn đề về sức khỏe cao hơn. Trong những trường hợp nghiêm trọng, bắt nạt trực tuyến còn dẫn đến tự tử.