Tai con người nghe được bao nhiêu hz năm 2024

là bao nhiêu? Tham khảo ngay bài viết dưới đây để được giải đáp thắc mắc một cách chi tiết nhất nhé!

  • Osha Là Gì? Những Điều Bạn Cần Biết Về Osha | Chi Tiết
  • Các Loại Biển Báo An Toàn Lao Động Cần Biết
  • 15 loại hóa chất độc hại trong công nghiệp và cách phòng tránh

Theo thống kê cho thấy Việt Nam là một trong những nước có tỉ lệ ô nhiễm tiếng ồn ở mức báo động và nằm trong Top cao nhất trên thế giới. Để bảo vệ đôi tai của mình, các bạn cần phải nắm được ngưỡng nghe của tai người là bao nhiêu.

Tai con người nghe được bao nhiêu hz năm 2024

Ngưỡng nghe sẽ phản ánh mức độ âm thanh lớn nhất mà con người có thể nghe được

Cách đo độ lớn của âm thanh

Để đo độ lớn của âm thanh, người ta sử dụng đơn vị là decibel viết tắt dB. Decibel được sử dụng để hiện thị độ mạnh hay yếu của âm thanh khi phát ra. Số dB càng lớn thì âm thanh càng mạnh và ngược lại.

Để đo được tiếng ồn người ta thường sử dụng các loại máy đo lường âm thanh hoặc phần mềm đo tiếng ồn âm thanh chuyên dụng. Sau khi đo, các bạn sẽ tìm được 1 mức độ âm thanh cụ thể. Ví dụ như: Hơi thở sẽ là 10dB. Âm thanh của một cuộc trò chuyện bình thường sẽ là từ 40 – 60 dB. Âm thanh của một chiếc máy cắt cỏ sẽ là: 90dB.

Ngoài dB, người ta cũng còn một đơn vị đo âm thanh khác đó chính là tần số hoặc cao độ. Tần số được kí hiệu bằng Hertz (Hz). Trung bình giọng của một người sẽ nằm trong phạm vi từ 250 Hz đến 8000 Hz.

Tai con người nghe được bao nhiêu hz năm 2024

Ngưỡng nghe của tai người là bao nhiêu dB?

Hàng ngày, chúng ta sẽ phải tiếp xúc với rất nhiều âm thanh khác nhau. Vậy đã bao giờ bạn đặt câu hỏi là ngưỡng nghe của tai người là bao nhiêu dB? Trên thực tế, mức âm thanh thấp nhất mà tai con người có thể nghe thấy là 0dB. Còn mức âm thanh cao nhất có thể nghe được là 194dB. Nhưng không phải ai cũng có thể chịu được mức âm thanh lên tới 194dB. Thông thường, tai con người sẽ bị đau nhói nếu nghe ở ngưỡng 140dB trở lên.

Vậy thì con người nên nghe âm thanh ở mức nào? Dưới đây là ngưỡng nghe của tai người theo tiêu chuẩn như sau:

  • Từ 0dB đến 80dB chính là âm thanh tiêu chuẩn cho phép tai của bạn có thể nghe được một cách bình thường mà không phải sử dụng các thiết bị bảo vệ thính giác.
  • Từ 80dB đến 90dB chính là mức âm thanh khá lớn, Với mức độ âm thanh này đã khiến cho bạn cảm thấy khó chịu. Nếu duy trì nghe mức độ này quá lâu cũng ảnh hưởng tới thính lực. Do đó, các bạn cần phải tìm cách hạn chế tiếng ồn và bảo vệ thính lực nhé.
  • Từ 90dB trở lên đã được đánh giá là mức âm thanh nguy hiểm. Tai của con người chỉ có thể chịu được mức âm thanh này trong vòng 1 giờ đồng hồ. Còn với ngưỡng nghe từ 100dB trở lên thì chịu được khoảng từ 10 – 15 phút.
  • Từ 140dB được cảnh báo là vượt ngưỡng nghe của con người. Nếu tiếp xúc với cường độ âm thanh này lâu dài sẽ khiến cho tai nghe của bạn bị ảnh hưởng, thính giác bị tổn thương dẫn đến tình trạng bị điếc, đau tai…

Tai con người nghe được bao nhiêu hz năm 2024

Những cách giúp hạn chế tiếng ồn và bảo vệ đôi tai

Sau khi tìm hiểu về ngưỡng nghe của tai người thì các bạn cũng nên hạn chế tiếp xúc với tiếng ồn lớn để bảo vệ đôi tai của mình. Trong trường hợp phải thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn thì cần có biện pháp giúp giảm thiểu tiếng ồn. Dưới đây là một số cách cơ bản cho các bạn tham khảo:

Sử dụng nút bịt tai chống ồn

Nút bịt tai chống ồn chính là sự lựa chọn thông minh nhất dành cho những người phải thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng cũng như mục đích của bản thân mà các bạn có thể lựa chọn cho mình những sản phẩm phù hợp.

Sử dụng các loại vật liệu cách âm

Để giảm thiểu tiếng ồn, các bạn có thể dùng vật liệu cách âm. Vật liệu cách âm sẽ giúp ngăn chặn tiếng ồn rất hiệu quả cho bạn khi ở trong không gian kín. Các bạn có thể lựa chọn: kính cách âm, xốp cách âm, rèm cách âm…

Dán kín những khe hở ở cửa

Nếu bạn sống trong môi trường bị ô nhiễm tiếng ồn. Bạn có thể tham khảo cách để giảm bớt âm thanh bằng việc dán kín các khe hở ở cửa. Bạn có thể sử dụng các loại băng dính chuyên dụng để bít cửa chặt chẽ. Sau khi bít hết các khe hở, tiếng ồn sẽ giảm bớt rất hiệu quả.

Tạm kết

Trên đây, chúng tôi đã giải đáp thắc mắc về ngưỡng nghe của tai người cho các bạn tham khảo. Hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức đê bảo vệ đôi tai của mình hiệu quả hơn khi sống và làm việc trong không gian ồn.

Thính giác là một trong những giác quan quan trọng của con người. Nhờ thính giác, ta có thể phát triển kỹ năng nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, năng lực giao tiếp và các vấn đề xã hội khác. Giống như các loài động vật khác, ngưỡng nghe của tai người cũng bị giới hạn bởi tần số âm thanh. Để tìm hiểu về giới hạn này cũng như cách chăm sóc đôi tai, hãy cùng chúng tôi tham khảo bài phân tích sau đây.

1. Bạn hiểu gì về âm thanh?

1.1. Âm thanh là gì?

Âm thanh là do các hạt khí rung động tạo ra. Chuỗi rung động này sẽ lan truyền trong không khí và tạo ra các sóng âm thanh. Bên cạnh không khí thì sóng âm thanh còn có khả năng truyền qua chất rắn và chất lỏng. Có 2 yếu tố được dùng để đánh giá âm thanh đó là cường độ (độ lớn) và cao độ (tần số).

Nếu âm thanh đó có tần số thấp có nghĩa là rung động của hạt khí chậm, nó sẽ phát ra loại âm thành trầm giống với tiếng sấm. Ngược lại những âm thanh có tần số cao thì là khi hạt khí rung động nhanh, ví dụ như tiếng chim hót hay chúng ta khi hát lên những nốt cao. Những âm thanh có tần số cao vượt ngưỡng nghe của tai người có khả năng làm hại, thậm chí là làm hỏng thính giác.

1.2. Đơn vị đo cường độ âm thanh

Đơn vị được dùng để đo độ lớn của âm thanh đó là dB (decibel). Đơn vị này sẽ hiển thị cường độ của sóng âm thanh xem nó mạnh hay yếu. Cường độ âm thanh càng lớn thì giá trị của dB cũng càng lớn và ngược lại.

Tiếng ồn được định nghĩa là các loại tạp âm không có giá trị hoặc xuất hiện không đúng thời điểm khiến cho người nghe khó chịu, ví dụ như tiếng còi xe ô tô, phương tiện giao thông di chuyển, tiếng máy móc, động cơ hoạt động, tiếng khoan cắt bê tông,... Nếu phải chịu đựng những tiếng ồn này trong thời gian dài bạn sẽ cảm thấy vô cùng phiền phức và khó chịu. Lúc đó nó sẽ được định nghĩa là tình trạng ô nhiễm âm thanh.

Tai con người nghe được bao nhiêu hz năm 2024

Giống như các loài động vật khác, ngưỡng nghe của tai người cũng bị giới hạn bởi tần số âm thanh

Người ta sẽ sử dụng các loại máy chuyên dụng nhằm đo lường mức độ tiếng ồn. Ngoài dB thì còn có một đơn vị khác cũng được dùng để đo cao độ hoặc tần số âm thanh, đó là Hz (Hertz). Giọng nói trung bình của một người sẽ ở trong khoảng từ 250 - 8000 Hz.

2. Ngưỡng nghe của tai người

Con người có thể nghe thấy được mức âm thanh thấp nhất là 0 dB, ngưỡng cao nhất sẽ là khoảng 194 dB. Nhưng không phải ai cũng có thể chịu đựng được mức 194 dB bởi vì những âm thanh vượt mức 140 dB là đã có thể khiến bạn cảm thấy chói tai và làm hại đến thính giác.

Dưới đây là 4 ngưỡng nghe của tai người:

  • Từ 0 - 80 dB: là ngưỡng âm thanh an toàn, tiêu chuẩn mà bạn có thể nghe được mà không cần có thiết bị trợ giúp hay bảo vệ thính giác.
  • Từ 80 - 90 dB: ở ngưỡng này thì tức là âm thanh đang có cường độ khá lớn, ảnh hưởng tới thính giác, khiến bạn bị khó chịu và mất tập trung. Nếu phải tiếp xúc thường xuyên thì nó khá nguy hiểm đối với chức năng nghe của bạn.
  • Từ 90 dB trở lên: là mức âm thanh nguy hiểm. Đối với ngưỡng này, tai của một người bình thường chỉ có thể chịu đựng được trong vòng 1 giờ là tối đa.
  • Từ 140 dB trở lên: loại âm thanh này có thể làm tổn thương thính giác, khiến bạn bị đau tai, thậm chí là điếc.

Tai con người nghe được bao nhiêu hz năm 2024

Nếu phải chịu đựng những tiếng ồn trong thời gian dài bạn sẽ cảm thấy vô cùng phiền phức và khó chịu

3. Tác hại khi tiếp xúc với âm thanh vượt ngưỡng nghe của tai người

Nếu tai chúng ta thường xuyên nghe phải những âm thanh với cường độ lớn thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới thính giác, sức khỏe, sinh hoạt, quá trình học tập, làm việc và nghỉ ngơi, cụ thể như sau:

  • Ảnh hưởng tới chức năng nghe: những tiếng ồn như động cơ, còi hú, máy khoan, máy bay,... văng vẳng bên tai mỗi ngày có thể khiến cho màng nhĩ của bạn bị tổn thương, thính lực giảm và tai dần mất đi độ nhạy với âm thanh.
  • Ảnh hưởng thần kinh: sức khỏe tâm lý cũng có thể bị tác động bởi âm thanh với tần số và cường độ cao, khiến cho cơ thể mệt mỏi, rối loạn hành vi và căng thẳng kéo dài.
  • Rối loạn giấc ngủ: tiếng ồn còn khiến cho bạn rơi vào trạng thái khó ngủ, trằn trọc, mất ngủ hay ngủ không sâu giấc. Các giấc ngủ với chất lượng không được đảm bảo sẽ ảnh hưởng tới tinh thần, khiến cho ban ngày bạn sẽ luôn ở trong trạng thái mệt mỏi, thiếu ngủ, giảm năng suất lao động.
  • Mắc các bệnh về tim mạch: sống trong môi trường có nhiều tiếng ồn hoặc âm thanh có cường độ cao có thể khiến bạn bị tăng nhịp tim, huyết áp cao, cản trở hệ tuần hoàn,... rất có hại cho hệ tim mạch.

4. Cách chăm sóc và bảo vệ thính giác

Như chúng ta đã biết, thính giác là một chức năng vô cùng quan trọng đối với cơ thể. Sống trong môi trường hiện đại không thể tránh khỏi những khoảnh khắc phải tiếp xúc với tiếng ồn. Do đó, bạn nên thực hiện những biện pháp để giúp bảo vệ đôi tai của mình:

  • Dùng nút tai để chống tiếng ồn: đây là lựa chọn dành cho những người thường xuyên phải “làm bạn” với tiếng ồn. Dựa trên mục đích và nhu cầu sử dụng, bạn có thể tìm mua loại nút chống ồn phù hợp.
  • Lắp đặt các loại vật liệu cách âm: ví dụ như tường xốp, cửa kính, hay rèm cách âm. Hãy lắp đặt trong căn nhà của bạn để không để lọt tiếng ồn hoặc làm giảm cường độ tiếng ồn tác động đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể thử nghiệm phương pháp dán kín các khe cửa cũng giúp chống ồn khá hiệu quả.
  • Giải tỏa căng thẳng từ tiếng ồn bằng cách thiết lập một chế độ sinh hoạt lành mạnh: đi ngủ sớm, tránh thức khuya, tập thở, tập thiền, tập yoga,...

Tai con người nghe được bao nhiêu hz năm 2024

Nếu bạn phải làm việc trong môi trường có nhiều tiếng ồn thì nên sử dụng các thiết bị bảo vệ thính giác

Nhìn chung ngưỡng nghe của tai người trung bình sẽ ở trong khoảng 0 dB - 80 dB. Nếu vượt qua khỏi ngưỡng an toàn này thì sẽ gây ảnh hưởng ít nhiều đến thính giác và tâm trạng của bạn.

Nếu bạn hàng ngày phải sinh sống và làm việc ở những nơi ồn ào thì tốt nhất là bạn nên tự trang bị cho bản thân các loại vật dụng, thiết bị chống ồn như chụp tai hay nút bịt tai. Điều này sẽ giúp bạn tránh khỏi những phiền toái do tiếng ồn từ môi trường xung quanh mang lại.

Để theo dõi thêm các bài viết bổ ích về sức khỏe, mời quý bạn đọc truy cập vào website: medlatec.vn hoặc liên hệ qua tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn về các dịch vụ thăm khám sức khỏe tại Hệ thống Y tế MEDLATEC.