Sự khác nhau giữa cận thị và loạn thị

Chúng ta đã biết rằng mắt có thể gặp 3 kiểu tật khúc xạ phổ biến, đó là cận thị (myopia), viễn thị (hyperopia) và loạn thị (astigmatism).

Trong 3 loại này, cận thị có phần quen thuộc hơn cả. Nó gây ảnh hưởng đến tầm nhìn của bạn, khiến hình ảnh các vật ở xa bị mờ đi. Viễn thị cũng tương tự nhưng ngược lại, hình ảnh ở xa rõ hơn, ở gần thì mờ nhòe.

Còn loạn thị thì đặc biệt hơn, vì nó gây ảnh hưởng đến cách bạn cảm nhận sự lan tỏa của ánh sáng. Bạn vẫn cảm nhận được hình ảnh ở gần hay xa, nhưng ánh sáng thu được lại không rõ ràng khiến ảnh bị mờ đi.

Sự khác nhau giữa cận thị và loạn thị

Tấm hình so sánh giữa hình ảnh người thường và người bị loạn thị cảm nhận được đang khiến cư dân mạng rất quan tâm, và nhiều người cho biết nó mô tả rất chính xác.

Biết là vậy, nhưng sự "mờ nhòe" ở đây thì khó lòng tả cho người bình thường nắm được. Hình ảnh của người bị cận nhìn thấy khác người loạn thị ở chỗ nào?

Hiểu được tâm lý này, Alex Chong - một nhà thiết kế với một bên mắt phải bị loạn thị nặng - đã tạo ra một số tấm hình so sánh và mô tả lại trải nghiệm của chính mình. Qua những bức ảnh này, bạn sẽ hiểu loạn thị thực sự sẽ khiến hình ảnh cảm nhận được bị ảnh hưởng nhiều đến thế nào.

Mắt bình thường vs Loạn thị

Sự khác nhau giữa cận thị và loạn thị

Có thể thấy mắt người loạn thị sẽ cảm nhận ánh sáng lệch về một hướng. Độ trong của 2 tấm hình là như nhau, cũng như khả năng "lấy nét" của mắt. Tuy nhiên với người loạn thị, các đốm sáng bị lóa nhiều hơn nên hình ảnh cũng trở nên hết sức khó nhìn.

Cận thị vs Loạn thị

Sự khác nhau giữa cận thị và loạn thị

Về mặt khoa học, cận thị là khi giác mạc của bạn khiến ánh sáng hội tụ ở trước võng mạc nên bạn sẽ không thể nhìn ảnh ở xa. Tương tự với viễn thị, ánh sáng hội tụ phía sau giác mạc, nên bạn không nhìn rõ được vật ở gần.

Nhưng loạn thị thì khác hẳn. Giác mạc của bạn bị tật khiến cho ánh sáng tập trung thành nhiều điểm, do đó ánh sáng sẽ bị nhòe, lóa hơn.

Như bạn thấy trong hình, người mắc cận thị thấy hình ảnh mờ nhòe do khoảng cách. Còn người loạn thị, họ lấy nét được hình ảnh, nhưng ánh sáng khiến mọi thứ trở nên khó khăn hơn.

Một số người còn bị cận thị và loạn thị cùng một lúc. Và những gì họ cảm nhận được thể hiện ngay trong ảnh dưới đây.

Sự khác nhau giữa cận thị và loạn thị

Tham khảo: Balex.ca

Sự khác nhau giữa cận thị và loạn thị

Mắt chính thị Là mắt có cấu tạo hài hòa giữa chiều dài trước sau của nhãn cầu và công suất hội tụ của mắt. Khi đó ảnh của một vật ở vô cực (quang sinh lý là 5 m) sẽ hội tụ đúng trên võng mạc. Nghĩa là tiêu điểm sau trùng với võng mạc. Lúc đó người ta sẽ thấy ảnh rõ nét.

Cận thị

Là mắt có công suất khúc xạ quá mạnh so với chiều dài nhãn cầu, vì thế các tia sáng song song vào mắt sẽ hội tụ trước võng mạc. Nói cách khác, mắt cận thị có tiêu điểm sau trước võng mạc. Ảnh sẽ mờ đi.

Có 2 loại cận thị:

Cận thị trục (cận thị đơn thuần) như đã nói trên, là sự mất quân bình giữa chiều dài của mắt và lực khúc xạ của nó. Nhưng 2 chỉ số này vẫn nằm trong giới hạn bình thường. Đây là loại cận thị thường gặp, bắt đầu ở lứa tuổi đi học, nhỏ hơn 6 độ, không có những tổn thương thực thể ở mắt.

Cận thị bệnh lý: chiều dài của mắt, quá giới hạn bình thường. Cận trên 6 độ, có thể 20 - 30 độ. Có những tổn thương, hư biến ở mắt, có tính di truyền.

Viễn thị

Là mắt có công suất khúc xạ kém so với chiều dài của mắt, vì thế các tia sáng vào mắt sẽ hội tụ sau võng mạc. Nghĩa là tiêu điểm sau nằm sau võng mạc. Nhìn vật thấy mờ, không rõ nét.

Nguyên nhân phổ biến của viễn thị là trục nhãn cầu ngắn. Ở trẻ em mới sinh thường có một độ viễn thị nhẹ từ 2 - 3 độ. Trong quá trình phát triển, cùng với sự trưởng thành của cơ thể, nhãn cầu cũng dài thêm ra, mắt sẽ trở thành chính thị. Nếu sự phát triển này không trọn vẹn sẽ gây nên viễn thị.

Loạn thị

Là mắt có hệ quang học không phải là lưỡng chất cầu. Nghĩa là bề mặt giác mạc không phải đồng nhất hình cầu mà có những kinh tuyến với các đường kính khác nhau. Do đó ảnh của một điểm qua hệ quang học này không phải một điểm mà là một đường thẳng. Như vậy viễn thị và loạn thị khác nhau về khúc xạ. Mắt loạn thị có thể đi cùng với cận và viễn thị. Điều chỉnh kính cho mắt loạn thị phức tạp hơn so với mắt cận và viễn.

Triệu chứng chung của tật khúc xạ là nhìn xa không rõ, hay mỏi mắt, nhức đầu. Đối với trẻ em, khi nhìn trên bảng không rõ, hay nheo mắt, cầm sách đọc quá gần, hay đỏ mắt, nhức mỏi mắt, nhìn mờ, rất có thể là bị tật khúc xạ, cần cho trẻ đi khám.

Hiện nay có 3 phương pháp để điều trị tật khúc xạ.

Đeo kính gọng: là phương pháp đơn giản, ít tốn kém và an toàn nhất. Nó được chỉ định cho mọi lứa tuổi. Tuy nhiên đối với trẻ em nhỏ hơn 5 tuổi, việc xác định chính xác tật khúc xạ của trẻ phải nhờ vào các phương pháp khám khúc xạ khách quan. Bạn nên đưa trẻ đến các bệnh viện có khoa mắt để được khám.

Mang kính tiếp xúc:

Trong trường hợp không muốn mang kính gọng, có thể mang kính tiếp xúc.

Phẫu thuật:

Được chỉ định cho những trường hợp vì lý do nghề nghiệp hay lý do nào đó mà không muốn mang kính gọng hoặc kính tiếp xúc. Hiện nay phương pháp mổ bằng laser (LASIK) cho kết quả rất tốt. Áp dụng cho người trên 18 tuổi, khi độ khúc xạ đã ổn định. ó

Sự khác nhau giữa cận thị và loạn thị

Sự khác nhau giữa cận thị và loạn thị

Sự khác nhau giữa cận thị và loạn thị

18 Tháng Mười, 201910 Tháng Một, 2021

Sự khác nhau giữa cận thị và loạn thị

Sự khác nhau giữa cận thị và loạn thị

Sự khác nhau giữa cận thị và loạn thị

Sự khác nhau giữa cận thị và loạn thị

Sự khác nhau giữa cận thị và loạn thị

16 Tháng Mười, 201925 Tháng Tư, 2020

Sự khác nhau giữa cận thị và loạn thị

Sự khác nhau giữa cận thị và loạn thị

Sự khác nhau giữa cận thị và loạn thị

19 Tháng Mười, 201921 Tháng Mười Hai, 2020

Sự khác nhau giữa cận thị và loạn thị

19 Tháng Mười, 201919 Tháng Mười, 2019

Sự khác nhau giữa cận thị và loạn thị

Sự khác nhau giữa cận thị và loạn thị

23 Tháng Mười, 201925 Tháng Tư, 2020

Sự khác nhau giữa cận thị và loạn thị

Sự khác nhau giữa cận thị và loạn thị

Sự khác nhau giữa cận thị và loạn thị

Sự khác nhau giữa cận thị và loạn thị

1 Tháng Mười, 201916 Tháng Một, 2021

Sự khác nhau giữa cận thị và loạn thị

Sự khác nhau giữa cận thị và loạn thị

Sự khác nhau giữa cận thị và loạn thị

21 Tháng Chín, 201921 Tháng Chín, 2019

Sự khác nhau giữa cận thị và loạn thị

Sự khác nhau giữa cận thị và loạn thị

Sự khác nhau giữa cận thị và loạn thị

21 Tháng Chín, 201921 Tháng Chín, 2019

Sự khác nhau giữa cận thị và loạn thị

Sự khác nhau giữa cận thị và loạn thị

11 Tháng Mười, 201916 Tháng Một, 2021

Sự khác nhau giữa cận thị và loạn thị

Sự khác nhau giữa cận thị và loạn thị

Sự khác nhau giữa cận thị và loạn thị

Sự khác nhau giữa cận thị và loạn thị

23 Tháng Mười, 201925 Tháng Tư, 2020

Sự khác nhau giữa cận thị và loạn thị

Sự khác nhau giữa cận thị và loạn thị

No comments found.