Sau khi cắt chỉ bao lâu thì lành

Hỏi

Chào bác sĩ! Bác sĩ cho em hỏi em mới sinh xong được 10 ngày bây giờ cắt chỉ được vài hôm thì thấy vết khâu lồi lên và có ít mủ. Trường hợp, sau cắt chỉ, vết mổ lồi lên và có mủ cần làm gì? Cảm ơn bác sĩ đã tư vấn!

Câu hỏi ẩn danh

Trả lời

Chào bạn! Với mô tả về vết mổ sau sinh của bạn như vậy thì không rõ vết lồi lên nhiều không? Có sưng tấy vết mổ và bạn có bị sốt không? Những vấn đề nêu trên đều gợi ý đến tình trạng nhiễm trùng vết mổ.

Để biết được nguyên nhân và có hướng xử trí dứt điểm, bạn nên đi khám lại tại các cơ sở Y tế hoặc có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để bác sĩ thăm khám và tư vấn về trường hợp sau cắt chỉ, vết mổ lồi lên và có mủ cần làm gì?

Rất mong có thể gặp bạn tại Vinmec trong thời gian sớm nhất. Chúc bạn luôn có sức khỏe tốt.

Được giải đáp bởi Bác sĩ chuyên khoa I Trương Nghĩa Bình - Bác sĩ Chuyên khoa sản - Khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Hỏi

Chào bác sĩ,

Cháu bị tai nạn xe ở chân, vết thương khâu đã cắt chỉ được gần 2 tuần nhưng vẫn tím và có một chỗ vẫn còn đỏ máu. Bác sĩ cho em hỏi vết khâu ở chân đã cắt chỉ 2 tuần vẫn tím kèm đỏ máu có sao không? Em cảm ơn bác sĩ.

Khách hàng ẩn danh

Trả lời

Chào bạn,

Với câu hỏi “Vết khâu ở chân đã cắt chỉ 2 tuần vẫn tím kèm đỏ máu có sao không?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Bạn chưa cung cấp cho bác sĩ biết vết thương liền hay chưa, có khô hay không,..nên bác sĩ chưa thể tư vấn kỹ về tình trạng của bạn hiện tại được.

Bạn có thể chăm sóc vết khâu như sau:

  • Việc làm sạch bề mặt vết thương bị khâu và vùng da xung quanh cần được thực hiện với đôi bàn tay đã được rửa sạch với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn. Nên dùng kềm gắp với bông gòn, gạc hoặc vải mềm.
  • Đầu tiên, thấm miếng vải hay gạc vô khuẩn vào dung dịch nước muối sinh lý. Sau đó, nhẹ nhàng lau hoặc chấm nhẹ trên bề mặt vết thương. Chú ý các đường chỉ may, chân sợi chỉ hay mối chỉ vì đây là nơi tập trung của nhiều vi trùng. Kế tiếp là lau rửa vùng da xung quanh vết thương, lan rộng trong phạm vi bán kính khoảng 5cm. Cần tôn trọng nguyên tắc rửa vết thương trước, vùng da xung quanh sau. Tuyệt đối không làm theo trình tự ngược lại vì dễ gây lây nhiễm cho vết mổ.
  • Không sử dụng chất tẩy rửa da, xà phòng kháng khuẩn, rượu, iốt hoặc peroxide (nước oxy già). Lý do là vì các dung dịch này chỉ dùng cho vết thương “dơ”, có bài tiết dịch mủ, viêm. Nếu áp dụng với vết thương sạch sau phẫu thuật, vết thương đang lành da, chúng có thể tiêu diệt các mô hạt non nớt, làm trì hoãn quá trình lành vết thương. Ngoài ra, không được bôi bất kỳ loại kem dưỡng da, kem giữ ẩm hoặc dầu, dung dịch thảo dược nào ngoại trừ khi đã có chỉ định của bác sĩ.
  • Cuối cùng, lau khô vết thương cùng với gạc và băng lại bằng gạc sạch hoặc vải sạch.

Nếu bạn còn thắc mắc về vết khâu ở chân đã cắt chỉ 2 tuần vẫn tím kèm đỏ máu, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Được giải đáp bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Song Linh - Bác sĩ khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình - Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

XEM THÊM:

Tôi vừa mới cắt mí mắt trên và bác sĩ nói là sẽ cắt chỉ sau 7 ngày. Liệu như thế có quá muộn quá không? Tôi lo nếu để lâu thì sẽ để lại sẹo.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Tôi rất lo vì mắt khô mãi không khỏi, nước mắt thì chảy ra rất ít ngay cả sau khi đã phẫu thuật được nhiều tháng. Nhưng bác sĩ lại bảo không thể xác định được nguyên nhân là gì. Liệu tôi có cần đi khám bác sĩ nhãn khoa không?

Tôi tác động làm xuất hiện một khối tụ máu nhỏ ở mí mắt trên sau 3 tuần phẫu thuật cắt mí trên và dưới. Tình trạng này xảy ra khi tôi tẩy trang, mặc dù tôi nghĩ mình đã làm rất cẩn thận nhẹ nhàng. Hình như có một túi máu dưới da đang lan rộng ra chứ không phải đang được hấp thụ đi. Liệu nó có tự biến mất không? Đã hơn một tuần khi nó xuất hiện nhưng có vẻ càng ngày càng nặng hơn.

Tôi vừa cắt mí 25 ngày trước và giờ mắt tôi vẫn còn sưng húp, thậm chí còn không mở nổi mắt, vết sẹo bị đau và có cảm giác rất căng. Hiện tượng này có phải là tạm thời không? Tôi cần phải làm gì?

Tôi vừa mới phẫu thuật cắt mí trên 6 tuần trước và đến giờ mắt tôi vẫn không nhắm kín lại được. Nếu cố nhắm chặt lại thì được nhưng nếu chỉ nhắm nhẹ bình thường thì hai mí bị hở ra một khoảng 2mm, đặc biệt là ở nửa bên trong của mắt. Khi ngủ, mắt tôi cũng vẫn bị hở. Bác sĩ của tôi nói là tình trạng này sẽ tự hết. Có đúng thế không? Tôi đang rất lo lắng và không muốn phải phẫu thuật lại để chỉnh sửa hay ghép da.

Có thể phẫu thuật cho cả mí trên và dưới cùng một lúc không?

Sau khi cắt chỉ bao lâu thì lành

  • Sau khi cắt chỉ bao lâu thì lành

  • Sau khi cắt chỉ bao lâu thì lành

  • Sau khi cắt chỉ bao lâu thì lành

Cách chăm sóc vết thương sau khi cắt chỉ

Thứ Tư ngày 20/07/2022

  • Túi sơ cứu khi đi trekking cần có những gì?
  • Vết thương ngoài da bao lâu thì khỏi? Cách xử lý vết thương hở nhiễm trùng
  • Một số lưu ý cần biết khi chăm sóc vết thương hở tại nhà

Khi sử dụng chỉ không tiêu trong quá trình khâu vết thương hay vết mổ thì sau một khoảng thời gian nhất định chúng ta cần thực hiện việc cắt chỉ. Điều này sẽ giúp cho vết thương mau lành, hạn chế để lại sẹo. Tuy nhiên bạn đã biết quy trình cắt chỉ và chăm sóc vết thương sau cắt chỉ như thế nào chưa?

Vậy để nhà thuốc Long Châu hướng dẫn bạn nhé. Bài viết bên dưới sẽ mang lại cho bạn cái nhìn chi tiết về quy trình cắt chỉ cũng như cách chăm sóc sau cắt chỉ vết thương.

Quy trình cắt chỉ vết thương, vết mổ dành cho bác sĩ, nhân viên y tế

Chuẩn bị người bệnh

Thông báo, giải thích

Nhân viên y tế sẽ hướng dẫn, thông báo và giải thích cho người bệnh về quy trình các bước cắt chỉ. Điều này sẽ giúp bệnh nhân an tâm, tin tưởng và hợp tác làm theo chỉ dẫn.

Đánh giá tình trạng vết khâu

Thông qua việc quan sát, hỏi bệnh và khai thác từ hồ sơ,các bác sĩ thực hiện cắt chỉ cần nhận định chính xác tình trạng của vết khâu.

Có 3 nhóm thông tin cần lưu ý:

  • Các thông tin liên quan đến việc hình thành vết khâu như vị trí, cơ chế bị thương, nguyên nhân, vết thương bị dập nát hay sắc nhọn, sâu hay nông, thời gian bị thương,...

  • Thông tin liên quan đến khâu vết thương: Mục đích khâu, số lượng mũi khâu, loại chỉ sử dụng, kiểu khâu vết thương,...

  • Thông tin liên quan đến tình trạng hiện tại của vết khâu. Xem xét tình trạng nóng, sưng, đỏ, đau ở vị trí chân chỉ, màu sắc và lượng dịch tiết ra, tình trạng da xung quanh vết thương,...

Việc nắm được 3 thông tin quan trọng ở trên sẽ giúp nhân viên y tế lựa chọn được phương pháp và dụng cụ cắt chỉ phù hợp.

Đánh giá toàn bộ tình trạng người bệnh

Tình trạng của bệnh nhân có thể tác động, ảnh hưởng đến quá trình làm lành vết thương và việc tiến hành cắt chỉ. Các thông tin cần xác định như tổng trạng, tuổi, dinh dưỡng, thân nhiệt, tiền sử dị ứng và các loại thuốc mà người bệnh sử dụng.

Sau khi cắt chỉ bao lâu thì lành

Xác định các thông tin về vết khâu

Chuẩn bị dụng cụ

Trước khi quá trình cắt chỉ diễn ra, các dụng cụ cần được chuẩn bị đầy đủ, đáp ứng tiêu chuẩn và đảm bảo vô khuẩn. Việc lựa chọn dụng cụ chuẩn xác sẽ đảm bảo an toàn cho người bệnh, thao tác cắt chỉ chuẩn xác và nhanh hơn.

Bộ dụng cụ thường có là dụng cụ vô khuẩn và dụng cụ sạch.

Dụng cụ vô khuẩn sẽ có kềm kelly, chén đựng dung dịch sát khuẩn, nhíp không mấu, bông gòn viên, gạc y tế, kéo cắt chỉ.

Kéo cắt chỉ thì có nhiều loại, tùy vào từng loại vết thương sẽ chọn loại kéo cong hoặc kéo thẳng khác nhau. Kéo Thẳng 2 Đầu Nhọn cũng giống như các dụng cụ khác, được làm bằng thép inox không gỉ. Thiết kế 2 đầu nhọn thuận lợi cho việc cắt chỉ, bông y tế, băng gạc,... Đây cũng là dụng cụ chuyên dùng trong ngành y tế, phẫu thuật thẩm mỹ, nha khoa, sản khoa hay tiểu phẫu y tế,...

Dụng cụ sạch sẽ gồm có găng tay sạch, băng keo, tấm lót không thấm, kéo cắt băng, mâm đựng dụng cụ vô khuẩn.

Sau khi cắt chỉ bao lâu thì lành

Kéo Thẳng 2 Đầu Nhọn

Tiến hành kỹ thuật

  • Để mâm dụng cụ vô khuẩn ở nơi thuận tiện cho việc lấy dụng cụ, gần vết thương.

  • Hướng dẫn bệnh nhân chuẩn bị tư thế để lộ rõ vị trí vết khâu, giúp bác sĩ dễ dàng quan sát và thuận tiện khi cắt chỉ. Để bệnh nhân trong tư thế thoải mái nhất.

  • Lót một miếng lót bên dưới để ngăn dịch dính vào ga giường, quần áo. Miếng lót phải đạt tiêu chuẩn thấm hút ở 1 mặt.

  • Sát khuẩn tay nhanh hoặc rửa tay thường quy, đeo găng tay sạch.

  • Tháo bỏ băng bẩn bằng kềm sạch hoặc găng tay sạch.

  • Mở khăn mầm dụng cụ cắt chỉ, bật cáng kềm ra rìa khăn sạch rồi mới dùng tay lấy kềm. Sử dụng kềm giữ bông gòn được thấm dung dịch thực hiện sát khuẩn. Tuân thủ nguyên tắc sát khuẩn từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, từ xa đến gần. Thực hiện sát khuẩn trong diện tích 5cm quanh vị trí vết khâu.

  • Đặt gạc y tế ở gần vết khâu nhưng không đè lên chỉ.

  • Gắp các mối chỉ đã cắt đặt lên gạc trắng để kiểm tra mức độ nguyên vẹn của chỉ khâu.

  • Sát khuẩn lại vết khâu, sử dụng băng gạc để băng miệng vết thương

  • Tháo găng tay, rửa tay sạch sẽ.

  • Báo bệnh nhân đã thực hiện xong để bệnh nhân nằm lại tư thế.

  • Thu dọn dụng cụ, ngâm dụng cụ trong dung dịch khử khuẩn hoặc gửi đi tiệt khuẩn, xử lý chất thải đúng cách.

Sau khi cắt chỉ bao lâu thì lành

Bác sĩ thực hiện cắt chỉ vết khâu chuyên nghiệp

Ghi lại hồ sơ

Đảm bảo hồ sơ ghi chép đầy đủ để giúp việc theo dõi khả năng hồi phục bệnh thuận tiện và chính xác hơn. Nếu gặp một số tình huống bất thường, thông tin trong hồ sơ sẽ giúp bác sĩ xác định được tình huống và đưa ra giải pháp tốt nhất.

Cách chăm sóc vết thương sau khi cắt chỉ

Vệ sinh vết thương

Vệ sinh vết khâu đã cắt chỉ bằng nước muối pha loãng hoặc dung dịch sát khuẩn. Dùng bôn sạch thấm khô và băng kín lại hoặc để hở tùy trường hợp. Không nên sử dụng các loại thuốc đắp dân gian lên miệng vết thương. Các loại lá này sẽ có thể gây kích ứng, thời gian lành vết thương lâu hơn, gây nhiễm trùng.

Hạn chế dính nước

Môi trường ẩm ướt khiến cho vết thương dễ bị nhiễm trùng cao hơn so với thông thường, do đó, không nên để vết thương dính nước. Nếu muốn tắm, phải tắm nhanh, hạn chế dùng xà phòng, sữa tắm,... để tránh kích ứng. Không nên ngâm mình trong bồn tắm hoặc để vết thương dính nước quá lâu.

Tránh vận động mạnh, không gãi vết thương

Vận động mạnh sẽ ảnh hưởng đến vết thương, làm vết thương bị rách và viêm nhiễm. Do đó, người bệnh chỉ nên vận động nhẹ, không nên làm quá sức, mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, tránh cọ xát vết thương.

Trong quá trình hình thành da non sẽ gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Tuy nhiên bạn không nên gãi vì sẽ làm vết thương trầy xước, lâu hồi phục.

Sau khi cắt chỉ bao lâu thì lành

Vệ sinh vết thương sạch sẽ

Việc trang bị kiến thức và cách chăm sóc vết thương sau khi cắt chỉ là một điều quan trọng, giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục. Các thông tin và cách chăm sóc trên đây khá đơn giản nên mọi người có thể tự áp dụng tại nhà.

Hoàng Trang

Nguồn tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • vết thương hở
  • chăm sóc vết thương
  • thiết bị y tế