Sản phẩm chăn nuôi sạch là gì năm 2024

(QBĐT) - Sau 3 năm thực hiện Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT, ngày 25-12-2018 của Bộ Nông nghiệp-PTNT, công tác cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (gọi tắt là giấy chứng nhận ATTP) trong chăn nuôi-thú y trên địa bàn tỉnh tuy còn nhiều khó khăn nhưng bước đầu đã góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và ý thức chấp hành của các cơ sở sản xuất, kinh doanh (SX, KD) thực phẩm nông sản, thủy sản.

Công ty TNHH Đoàn Kết Phú Quý (phường Quảng Long, TX. Ba Đồn) đi vào hoạt động từ năm 2018 với quy mô nuôi 1.000 con trâu, bò/lứa. Năm 2021, công ty nuôi 3 lứa với 2.700 con bò/năm. Hiện, công ty đang nuôi vỗ béo 900 con bò Brahman có nguồn gốc nhập khẩu từ Thái Lan.

Ông Đoàn Anh Sơn, Giám đốc công ty cho biết, từ năm 2020 đến nay, công ty đã bán ra thị trường 5.495 con bò, cho doanh thu hơn 156 tỷ đồng. Thị trường tiêu thụ chính chủ yếu là các tỉnh phía Bắc và miền Trung. Sau nhiều năm thực hiện tốt các quy định về ATTP trong chăn nuôi, đến tháng 10-2021, công ty đã được Chi cục Chăn nuôi và Thú y kiểm tra thẩm định và tham mưu Sở Nông nghiệp-PTNT cấp giấy chứng nhận ATTP.

Sản phẩm chăn nuôi sạch là gì năm 2024
Hệ thống chuồng trại của Công ty TNHH Buntaphan Quảng Bình được xây dựng khép kín, bảo đảm các quy định về ATTP trong chăn nuôi.

Để có được kết quả này, công ty luôn thực hiện đúng các quy định trong chăn nuôi. Chuồng trại nuôi nhốt trâu, bò được thiết kế có mái che, nền được đổ bê tông chống trượt, có hệ thống máng ăn và hệ thống uống nước tự động. Nền chuồng được lót đệm lót sinh học, hàng ngày được phun chế phẩm EM để khử mùi và phun tiêu độc khử trùng chuồng trại.

Công ty cũng đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại phục vụ chăn nuôi, như: Máy xay thức ăn, máy nghiền rơm, máy xúc lật gàu, máy xay tinh bột… Tất cả các nguồn thức ăn cung cấp cho trâu, bò đều bảo đảm chất lượng, chế dộ dinh dưỡng cao và có nguồn gốc rõ ràng. Xung quanh chuồng trại có hệ thống xử lý nước thải. Mỗi năm định kỳ 6 tháng, quan trắc môi trường một lần, rác thải nguy hại có kho lưu giữ và sẽ được công ty môi trường đến thu gom về xử lý.

Công ty TNHH Buntaphan Quảng Bình (xã Trường Xuân, Quảng Ninh) cũng là một trong những cơ sở chăn nuôi được cấp giấy chứng nhận ATTP trong năm 2021. Công ty đi vào hoạt động từ năm 2019 với công suất thiết kế nuôi 2.400 lợn nái, 50 lợn đực, 19.000 lợn thương phẩm/năm. Công ty luôn duy trì bình quân đàn lợn nuôi từ 16.500-17.200 con. Doanh thu bán hàng 9 tháng năm 2021 của công ty đạt 148 tỷ đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 80 lao động có thu nhập bình quân 6,5 triệu đồng/tháng.

Hệ thống chuồng trại tại công ty được xây dựng quy mô với công nghệ mới, gồm: Hệ thống chuồng kín có tự động điều khiển nhiệt độ, hệ thống cung cấp thức ăn tự động. Thức ăn trong chăn nuôi được mua từ nhà máy chế biến thức ăn gia súc của Công ty CP Việt Nam. Thức ăn đã được kiểm duyệt, đáp ứng các tiêu chuẩn cho từng loại sản phẩm. Chất thải chăn nuôi và chất thải rắn nguy hại được thu gom và xử lý theo quy định.

Ông Nguyễn Phúc Thông, đại diện Công ty TNHH Buntaphan Quảng Bình cho biết: “Việc được cấp giấy chứng nhận ATTP không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiêu thụ sản phẩm của công ty mà còn góp phần tạo ra sản phẩm chăn nuôi sạch, uy tín đến tay người tiêu dùng”.

Bà Cao Thị Hải, Trưởng phòng Chăn nuôi, Chi cục Chăn nuôi và Thú y cho biết, trên cơ sở các văn bản của Bộ Nông nghiệp-PTNT, UBND tỉnh và chỉ đạo của Sở Nông nghiệp-PTNT, đơn vị đã tiến hành kiểm tra, thẩm định cấp giấy chứng nhận ATTP cho các cơ sở SX, KD thực phẩm nông sản, thủy sản trên địa bàn tỉnh.

Mặc dù quá trình triển khai còn nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, dịch bệnh trên đàn vật nuôi và hầu hết các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn tỉnh còn nhỏ lẻ, chưa đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận ATTP, tuy nhiên, công tác cấp giấy chứng nhận ATTP trong chăn nuôi-thú y trên địa bàn tỉnh bước đầu đã đạt được những kết quả tích cực.

Thông qua việc tuyên truyền, đẩy mạnh công tác kiểm tra ATTP, ý thức và trách nhiệm của các cơ sở SX, KD cũng như người dân đối với vấn đề ATTP đã được nâng cao, việc tuân thủ các quy định về ATTP ngày càng được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả. Việc cấp giấy chứng nhận ATTP sẽ là một trong những yếu tố góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng, hướng đến việc mở rộng thị trường xuất khẩu.

Từ năm 2019 đến nay, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã cấp giấy chứng nhận ATTP cho 6 cơ sở SX, KD thực phẩm nông sản, thủy sản, bao gồm: Công ty TNHH Chăn nuôi Thanh Tùng, Công ty TNHH Phát triển nông nghiệp Nhị Nguyễn, Cơ sở giết mổ Hải Dương I, Công ty TNHH Thực phẩm Minh Trung, Công ty TNHH Đoàn Kết Phú Quý và Công ty TNHH Buntaphan Quảng Bình.

Tương tự như vậy, rau sạch là rau không bị phun/tưới các chất kích thích khiến rau cho thu hoạch trong thời gian cực ngắn, hoặc bị phun thuốc trừ sâu liên tục và thu hoạch khi chưa đủ thời gian để rau giải trừ hết các chất độc hại trong thuốc trừ sâu, khiến cho hàm lượng tồn dư các hóa chất này trong rau vượt quá mức cho phép. Rau cũng phải được trồng trên vùng đất sạch, tưới bằng nguồn nước sạch không ô nhiễm, ví dụ như vụ rau muống được tưới bằng nhớt thải gây hoang mang dự luận hồi đầu năm 2016.

Thực phẩm an toàn

Trên thực tế, các loại rau sạch, thịt sạch gọi là rau an toàn, thịt an toàn thì chính xác hơn, tạm hiểu là người tiêu dùng sẽ được “an toàn” khi sử dụng các sản phẩm này. Rau, thịt an toàn còn phải được đảm bảo “an toàn” ở khâu chế biến, đóng gói, bảo quản… để thực phẩm không bị biến chất và nhiễm khuẩn.

Ở Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành các bộ tiêu chuẩn về trồng trọt an toàn, chăn nuôi an toàn và thủy sản an toàn gọi là VietGAP (Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam). Bộ tiêu chuẩn này bao gồm nhiều yếu tố như: đất trồng không nhiễm bẩn, nguồn nước tưới không bị ô nhiễm hoặc phải qua xử lý, giống tốt và cây con khỏe mạnh, sử dụng phân hữu cơ hoai mục bón cho rau…

Phổ biến nhất hiện nay là rau an toàn, nghĩa là loại rau chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi thật cần thiết và theo các yêu cầu sau: Không sử dụng loại thuốc cấm sử dụng cho rau; chọn các thuốc có hàm lượng hoạt chất thấp, ít độc hại với thiên địch, các động vật khác và con người; ưu tiên sử dụng các thuốc sinh học (thuốc vi sinh và thảo mộc); tùy theo loại thuốc mà thực hiện theo hướng dẫn về sử dụng và thời gian thu hoạch…

Thực phẩm hữu cơ

Rau và thịt được sản xuất theo phương pháp hữu cơ là mức cao nhất trong sản xuất thực phẩm sạch. Nông nghiệp hữu cơ thực hành các phương pháp trồng trọt và chăn nuôi hoàn toàn dựa vào tự nhiên, không hóa chất, không nhân tạo.

Tất cả các yếu tố từ đất, giống, phân bón, nước tưới, biện pháp trừ sâu, thu hoạch, sơ chế, vận chuyển, bảo quản… đều phải tuân thủ các tiêu chuẩn rất ngặt nghèo. Nếu như rau thịt an toàn được phép sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc kháng sinh… thì rau thịt hữu cơ bị cấm hoàn toàn. Cây trồng vật nuôi biến đổi gen, vật liệu na-nô, chất thải của người, chất điều hòa sinh trưởng thực vật, hoóc-môn, chất kháng sinh trong chăn nuôi đều bị cấm.

Tại Việt Nam, các doanh nghiệp/cá nhân sản xuất sản phẩm hữu cơ sẽ được chứng nhận bởi tổ chức PGS Vietnam, cung cấp chứng nhận cho các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ như: rau hữu cơ, thịt lợn hữu cơ.

Theo em thế nào là sản phẩm chăn nuôi sạch?

Thực phẩm sạch được đánh giá từ quá trình sản xuất, nuôi trồng cho đến khâu bảo quản, vận chuyển và phân phối. Thưc phẩm sạch cần đảm bảo các yếu tố sau: Không chứa tồn dư thuốc BVTV, hóa chất, kháng sinh cấm hoặc vượt quá giới hạn cho phép. Không chứa tạp chất (kim loại, thủy tinh, vật cứng …).

Sản phẩm của chăn nuôi là gì?

Sản phẩm chăn nuôi bao gồm thịt, trứng, sữa, mật ong, sáp ong, kén tằm, tổ yến, xương, sừng, móng, nội tạng; lông, da chưa qua chế biến và các sản phẩm khác được khai thác từ vật nuôi.

Nuôi lợn sạch là gì?

Thịt lợn sạch đơn giản là thịt con lợn không nuôi bằng cám tăng trọng & không bị tiêm thuốc tạo nạc. Lợn được nuôi từ các loại thức ăn từ cám ngô, cám gạo, rau, củ, quả…., và uống sạch. Những chú lợn này thường có trọng lượng không lớn, dao động từ 50-60kg trong thời gian nuôi khoảng 6 tháng đến 1 năm.

Em hiểu thế nào là nông sản sạch?

Nông sản sạch hay còn được gọi là nông sản an toàn được sản xuất theo tiêu chuẩn sau: Hạn chế đến mức thấp nhất hoặc không sử dụng phân hoá học, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích nhằm giảm tối đa dư lượng độc tố có trong nông sản như Nitrat, thuốc trừ sâu, kim loại nặng, các vi sinh vật gây bệnh...