Review quản trị kinh doanh Đại học Nông Lâm

Quản trị kinh doanh là một trong những ngành học thuộc khối ngành kinh tế được nhiều thí sinh lựa chọn nhất trong kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng hàng năm. Dưới đây là những thông tin tổng quan về ngành học này để giúp bạn đưa ra quyết định có nên học Quản trị kinh doanh không nhé.

1. Tìm hiểu ngành Quản trị kinh doanh

Quản trị kinh doanh (tên tiếng Anh là Business Administration) là việc thực hiện các hành vi quản trị quá trình kinh doanh để duy trì, phát triển công việc kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm việc cân nhắc, tạo ra hệ thống, quy trình và tối đa hóa “hiệu suất”, “quản lý hoạt động kinh doanh” bằng quá trình tư duy và ra quyết định của nhà quản lý.

Ngành Quản trị kinh doanh là một ngành học thuộc lĩnh vực kinh doanh. Ngành học này nghiên cứu quá trình quản lý một doanh nghiệp hoặc tổ chức. Các chuyên ngành của Quản trị kinh doanh gồm: Quản trị kinh doanh tổng hợp, Quản trị kinh doanh quốc tế, Quản trị kinh doanh thương mại; Quản trị truyền thông, marketing...

Chương trình đào tạo ngành Quản trị kinh doanh sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức nền tảng và chuyên sâu về quản trị doanh nghiệp, quản trị marketing, quản trị tài chính - ngân hàng để điều hành và quản lý doanh nghiệp.

Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh có khả năng xây dựng, triển khai các hợp đồng ngoại thương; kiểm soát tình hình tài chính doanh nghiệp; xây dựng chiến lược và lập kế hoạch tiếp thị, tìm kiếm thị trường kinh doanh cũng như tự tạo lập doanh nghiệp cho riêng mình. Bên cạnh đó, sau khi học ngành này, bạn có thể học thêm các khóa nghiệp vụ để làm việc trong lĩnh vực kế toán, ngân hàng.

2. Các chuyên ngành của ngành Quản trị kinh doanh

Ngành Quản trị kinh doanh là một ngành học rất rộng, có khá nhiều chuyên ngành sâu thuộc nhiều lĩnh vực, tùy từng trường sẽ  có khung chương trình đào tạo theo các chuyên ngành khác nhau. Các bạn có thể tham khảo một số chuyên ngành của Quản trị kinh doanh như: 

Quản trị kinh doanh tổng hợp: Với chuyên ngành Quản trị kinh doanh tổng hợp, bên cạnh các kiến thức nền tảng về quản trị doanh nghiệp, các chiến lược kinh doanh, các kiến thức quản trị học, sinh viên còn được tiếp cận kiến thức về quản trị các lĩnh vực cụ thể như: quản trị dự án, quản trị sản xuất, quản trị bán hàng, quản trị tài chính...

Quản trị kinh doanh quốc tế: Khi học ngành Kinh doanh quốc tế, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức vững chắc về các lý thuyết về phân tích sự tác động của các yếu tố mang tính toàn cầu đến hoạt động doanh nghiệp như chính trị, kinh tế, nhân khẩu học, công nghệ, địa lý và văn hóa; phân tích tài chính, thị trường ngoại hối và các hệ thống tỷ giá hối đoái trên thế giới; hiểu rõ về quản trị vận hành từ lập kế hoạch, thiết kế, đến thực hiện các nghiệp vụ trong chuỗi cung ứng toàn cầu, các quy trình sản xuất và quản trị dự án; có khả năng xây dựng chiến lược kinh doanh toàn cầu để đảm bảo sự thành công của doanh nghiệp trong môi trường đa văn hóa.

Marketing: Chuyên ngành Marketing đào tạo một cách hệ thống kiến thức nền tảng về Marketing hiện đại, bao gồm các khía cạnh: nghiên cứu thị trường, xây dựng và phát triển các mối quan hệ khách hàng, thiết kế chương trình phân phối sản phẩm, tổ chức phân phối sản phẩm, định giá sản phẩm, quảng bá thương hiệu, tổ chức sự kiện,...với các môn học chuyên ngành Marketing cụ thể như Quản trị marketing, Quản trị bán hàng, Hành vi người tiêu dùng, Chiến lược sản phẩm, Chiến lược giá và phân phối, Quảng cáo và khuyến mãi, Marketing quốc tế, Marketing dịch vụ, PR…

Quản trị kinh doanh thương mại: chuyên ngành này cung cấp những kiến thức chuyên môn vững vàng về lĩnh vực kinh doanh thương mại trong nước và quốc tế; đào tạo các kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn để quản trị các doanh nghiệp thương mại thành công, có bản lĩnh kinh doanh thương mại trong nước và quốc tế, có khả năng tham mưu tốt cho lãnh đạo về các hoạt động thương mại có hiệu quả.

Review quản trị kinh doanh Đại học Nông Lâm

3. Các khối thi vào Quản trị kinh doanh

Đối với các bạn học sinh cuối cấp 3 chuẩn bị bước vào thời giai đoạn thi cử thì việc lựa chọn trường học và ngành học là điều quan tâm nhất. Bên cạnh đó, việc lựa chọn khối thi cũng là điều vô cùng quan trọng. Vậy, để vào học ngành Quản trị kinh doanh, các bạn cần phải thi các khối sau:

A00 (Toán, Lý, Hóa)

A01 (Toán, Lý, Tiếng Anh)

D01 (Văn, Toán, Tiếng Anh)

D07 (Toán, Hóa Học, Tiếng Anh)

4. Điểm chuẩn ngành Quản trị kinh doanh

Mức điểm chuẩn ngành Quản trị kinh doanh năm 2018 của các trường đại học dao động từ 16 - 26 điểm, tùy theo các khối thi xét theo kết quả thi THPT Quốc gia. 

5. Các trường đào tạo ngành Quản trị kinh doanh

Học Quản trị kinh doanh ở đâu là vấn đề được nhiều bạn trẻ quan tâm tìm hiểu, dưới đây là danh sách những trường có ngành Quản trị kinh doanh theo từng khu vực.

- Khu vực miền Bắc:

Đại học Kinh tế (ĐHQG Hà Nội)

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

Học viện Ngân hàng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Học viện Tài chính

Đại học Công đoàn

Đại học Công nghệ Giao thông vận tải

Đại học Công nghiệp Hà Nội

Đại học Công nghiệp Việt Hung

Đại học Điện lực

Đại học Giao thông vận tải

Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp

Đại học Kinh tế Quốc dân

Đại Học Lao Động Xã Hội (Cơ Sở Hà Nội)

Đại Học Lao Động Xã Hội (Cơ Sở Sơn Tây)

Đại học Lâm nghiệp

Đại học Mỏ Địa chất Hà Nội

Đại Học Ngoại Thương Hà Nội

Đại học Thủy lợi

Đại học Thương mại

Viện Đại học Mở Hà Nội

Đại học Đông Đô

Đại học Phương Đông

Đại học Thăng Long

Đại học Đại Nam

Đại học FPT (Cơ sở Hà Nội)

Đại học Hòa Bình

Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Đại học Nguyễn Trãi

Đại học Quốc tế Bắc Hà

Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội

Đại học Thành Tây

Đại học Thành Đô

Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu nghị

- Khu vực miền Nam:

Đại học Quốc tế - ĐH Quốc gia TP.HCM

Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM)

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông - Cơ sở TP.HCM

Học viện Hàng không Việt Nam

Đại học Công nghiệp TP.HCM

Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM

Đại học Kinh tế TP.HCM

Đại học Lao động Xã hội - Cơ sở TP.HCM

Đại học Luật TP.HCM

Đại học Mở TP.HCM

Đại học Ngân hàng TP.HCM

Đại học Ngoại thương - Cơ sở phía Nam

Đại học Nông Lâm TP.HCM

Đại học Sài Gòn

Đại học Tài chính - Marketing

Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM

Đại học Tôn Đức Thắng

Đại học Công nghệ Sài Gòn

Đại học Công nghệ TP.HCM

Đại học Hoa Sen

Đại học Hùng Vương

Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM

Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM

Đại học Nguyễn Tất Thành

Đại học Quốc tế Hồng Bàng

Đại học Quốc tế Sài Gòn

Đại học Văn Hiến

Đại học Văn Lang

Xem thêm: Bạn phù hợp với chuyên ngành Kinh tế hay Quản trị kinh doanh?

6. Cơ hội việc làm ngành Quản trị kinh doanh

Học Quản trị kinh doanh ra làm gì là câu hỏi mà nhiều thí sinh và phụ huynh quan tâm nhất trước mỗi kỳ tuyển sinh. Ngành Quản trị kinh doanh là một ngành học có nhu cầu nhân lực cao và cơ hội việc làm rộng mở trong tương lai. Sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành này có thể được tuyển dụng vào một số vị trí như: nhân viên kế hoạch đầu tư, nhân viên bộ phận nhân sự, nhân viên bán hàng, nhân viên tổ chức hành chính, nhân viên bộ phận kế hoạch bán hàng, nhân viên phát triển hệ thống, nhân viên kinh doanh, nhân viên xuất nhập khẩu... Các vị trí có chức danh trưởng, phó phòng hoặc cao hơn thường yêu cầu kinh nghiệm công tác.  

Những nghề nghiệp của ngành này thường thiên về các lĩnh vực như quản trị nguồn nhân lực, quản lý sản xuất, quản trị marketing, marketing, PR, quản trị chuỗi cung ứng… Với các công việc cụ thể khi tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh:

Chuyên viên tại phòng kinh doanh, phòng kế hoạch, phòng marketing, phòng hỗ trợ - giao dịch khách hàng;

Thăng tiến trở thành trưởng nhóm, trưởng bộ phận kinh doanh, khảo sát thị trường, lập kế hoạch;

Với kinh nghiệm có thể trở thành Giám đốc điều hành, Giám đốc tài chính tại các công ty, tập đoàn;

Giảng dạy, nghiên cứu về Quản trị kinh doanh tại các trường đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp;

Khởi nghiệp với việc tự thành lập và điều hành công ty riêng.

7. Mức lương ngành Quản trị kinh doanh

Mức lương các nhà tuyển dụng sẽ trả cho sinh viên mới ra trường với vị trí nhân viên chính thức từ 5 - 10 triệu/tháng. Ngoài ra, tùy vào vị trí, năng lực và kinh nghiệm làm việc mà mức lương này có thể sẽ cao hơn từ 10 - 15 triệu/tháng.

8. Những tố chất cần có để học ngành Quản trị kinh doanh

Để theo học ngành Quản trị kinh doanh, bạn cần có những tố chất sau:

Có đam mê kinh doanh;

Năng động, tự tin, mạnh mẽ và quyết đoán;

Có tư duy logic, thích giao tiếp, có khả năng quan sát và nhạy bén trong việc nắm bắt tâm lý và thuyết phục người khác;

Nắm bắt nhanh nhạy những thông tin kinh tế - xã hội liên quan và xử lý tin tức nhanh gọn;

Giao tiếp tốt, ứng xử linh hoạt trong mọi mối quan hệ;

Biết lắng nghe và chia sẻ, biết thấu hiểu nhưng cũng biết quyết đoán, cứng rắn đúng lúc đúng chỗ;

Có khả năng ngoại ngữ và tin học;

Chăm chỉ, kiên trì và chịu được áp lực tốt, thích môi trường cạnh tranh.

Qua những thông tin trên, hy vọng các bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về ngành Quản trị kinh doanh để từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn cho tương lai của mình.

Bạn đang phân vân giữa quản trị kinh doanh và khối ngành kinh tế, liệu bạn phù hợp với chuyên ngành Kinh tế hay Quản trị kinh doanh?