Quy định về xuất hóa đơn bán lẻ năm 2024

Mình xin hỏi trong trường hợp trong tháng 05/2015 DN xuất bán cho khách hàng có phần bán buôn và bán lẻ. Phần bán lẻ (xuất bán lẻ không giao hóa đơn) do DN tự cân đối phần đã xuất bán để xuất đủ hóa đơn tương ứng với phần xuất bán để ghi nhận đủ doanh thu. Nhưng trong tháng 05/2015 phần xuất hóa đơn thiếu so với phần thực xuất bán. Sau khi phát hiện thì hóa đơn đã sử dụng tiếp đến tháng 06/2015 nên không xuất lại hóa đơn ở thời điểm cũ được (tháng 05/2015). Như vậy mình muốn hỏi ở tháng hiện tại (tháng 06/2015) DN có thể xuất hóa đơn để ghi nhận doanh thu phần chưa xuất hóa đơn (phần chênh lệch chưa xuất hóa đơn), nhưng thời điểm xuất hóa đơn ở thời điểm hiện tại (tháng 06/2015) và ghi chú diễn giải với nội dung xuất bổ sung tháng 05/2015 được không? Trân trọng!

  • Về việc lập hóa đơn (đặc biệt là hóa đơn dưới 200.000 đồng và khách hàng không lấy hóa đơn) thì hiện nay được quy định như sau: Tại Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC về lập hóa đơn bán hàng quy định: 2. Cách lập một số tiêu thức cụ thể trên hóa đơn
  • Tiêu thức “Ngày tháng năm” lập hóa đơn Ngày lập hóa đơn đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. ... Trường hợp bán xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ cho người mua thường xuyên là tổ chức, cá nhân kinh doanh; cung cấp dịch vụ ngân hàng, chứng khoán, ngày lập hóa đơn thực hiện định kỳ theo hợp đồng giữa hai bên kèm bảng kê hoặc chứng từ khác có xác nhận của hai bên, nhưng chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng phát sinh hoạt động mua bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ. ... Tại Điều 18 Thông tư này quy định về Bán hàng hóa, dịch vụ không bắt buộc phải lập hóa đơn, cụ thể: 1. Bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn. 2. Khi bán hàng hóa, dịch vụ không phải lập hóa đơn hướng dẫn tại khoản 1 Điều này, người bán phải lập Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ. Bảng kê phải có tên, mã số thuế và địa chỉ của người bán, tên hàng hóa, dịch vụ, giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra, ngày lập, tên và chữ ký người lập Bảng kê. Trường hợp người bán nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì Bảng kê bán lẻ phải có tiêu thức “thuế suất giá trị gia tăng” và “tiền thuế giá trị gia tăng”. Hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên Bảng kê theo thứ tự bán hàng trong ngày (mẫu số 5.6 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này). 3. Cuối mỗi ngày, cơ sở kinh doanh lập một hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng ghi số tiền bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong ngày thể hiện trên dòng tổng cộng của bảng kê, ký tên và giữ liên giao cho người mua, các liên khác luân chuyển theo quy định. Tiêu thức “Tên, địa chỉ người mua” trên hóa đơn này ghi là “bán lẻ không giao hóa đơn”. Còn việc như chị nêu - DN thực hiện sai sót so với quy định, thực tế dẫn đến hóa đơn sai so với thực tế xuất bán - thì đây là lỗi của DN và tùy vào mức độ lỗi thì DN sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn. Mặt khác, việc lập lại hóa đơn khi phát hiện sai sót được xem như là việc bắt buộc phải làm để giảm bớt hậu quả sai sót trong quá trình lập hóa đơn gây ra. Còn về nội dung như chị nêu thì đây chỉ là cách thể hiện nội dung của hóa đơn (xuất bổ sung ...), và việc thể hiện nội dung này như thế nào cũng làm thay đổi việc đơn vị của chị đã làm sai quy định và bị phạt. Trên đây là tư vấn về việc sai sót thông tin trên hóa đơn. Để biết thêm chi tiết chị có thể tham khảo tại Thông tư 39/2014/TT-BTC. Trân trọng!

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: [email protected]

Có cần lập và xuất hóa đơn điện tử khi bán lẻ không là câu hỏi được nhiều kế toán quan tâm. Bài viết dưới đây MISA sẽ giải đáp băn khoăn trên và hướng dẫn kế toán cách lập và xuất hóa đơn điện tử bán lẻ theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP.

\>> 6 Điều Doanh nghiệp cần biết ngay về hóa đơn điện tử \>> Xuất hóa đơn điện tử thế nào khi phát sinh giao dịch vào cuối tuần, nghỉ Lễ, Tết? \>> Hướng dẫn xử lý thay đổi địa chỉ, tên công ty trên hóa đơn điện tử

1. Quy định pháp luật về lập và xuất hóa đơn điện tử bán lẻ

– Theo Điều 16, Khoản 2 mục b Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 quy định:

Trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hóa đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế”.

– Theo Điều 18 Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 quy định:

1. Bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn.

2. Khi bán hàng hóa, dịch vụ không phải lập hóa đơn hướng dẫn tại khoản 1 Điều này, người bán phải lập Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ. Bảng kê phải có tên, mã số thuế và địa chỉ của người bán, tên hàng hóa, dịch vụ, giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra, ngày lập, tên và chữ ký người lập Bảng kê. Trường hợp người bán nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì Bảng kê bán lẻ phải có tiêu thức “thuế suất giá trị gia tăng” và “tiền thuế giá trị gia tăng”. Hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên Bảng kê theo thứ tự bán hàng trong ngày (mẫu số 5.6 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).

3. Cuối mỗi ngày, cơ sở kinh doanh lập một hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng ghi số tiền bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong ngày thể hiện trên dòng tổng cộng của bảng kê, ký tên và giữ liên giao cho người mua, các liên khác luân chuyển theo quy định. Tiêu thức “Tên, địa chỉ người mua” trên hóa đơn này ghi là “bán lẻ không giao hóa đơn”.

– Theo Điều 3 Khoản 7 Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 quy định:

Trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hoá đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế.

Quy định về xuất hóa đơn bán lẻ năm 2024

Tuy nhiên, các Thông tư trên chỉ có hiệu lực đến 31/10/2020 (theo quy định tại Điều 26, Thông tư 68/2019/TT-BTC). Do đó, kể từ ngày 01/11/2020, việc lập và xuất hóa đơn điện tử sẽ áp dụng theo quy định dưới đây:

– Theo Khoản 1 Điều 4 Nghị định 119/2018/NĐ-CP ngày 12/09/2018 của Chính phủ có nêu: “Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán (trừ hộ, cá nhân kinh doanh quy định tại khoản 6 Điều 12 Nghị định này) phải lập hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế để giao cho người mua theo định dạng chuẩn dữ liệu mà cơ quan thuế quy định và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Nghị định này, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.”

– Theo Điều 3 Khoản 3 Thông tư 68/2019/TT-BTC ngày 30/9/2019 quy định:

  1. Trên hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có chữ ký điện tử của người mua (bao gồm cả trường hợp lập hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng ở nước ngoài). Trường hợp người mua là cơ sở kinh doanh và người mua, người bán có thỏa thuận về việc người mua đáp ứng các điều kiện kỹ thuật để ký số, ký điện tử trên hóa đơn điện tử do người bán lập thì hóa đơn điện tử có chữ ký số, ký điện tử của người bán và người mua theo thỏa thuận giữa hai bên.
  1. Đối với hóa đơn điện tử bán hàng tại siêu thị, trung tâm thương mại mà người mua là cá nhân không kinh doanh thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có tên, địa chỉ, mã số thuế người mua.

Tóm lại, kể từ ngày 01/11/2020 thì doanh nghiệp phải lập và xuất mọi hóa đơn điện tử bán lẻ không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

Doanh nghiệp tải tài liệu quy định, thông tin, hướng dẫn,… MỚI NHẤT về hóa đơn điện tử TẠI ĐÂY nhé!

2. Hướng dẫn lập & xuất hóa đơn diện tử bán lẻ khi người mua không lấy

Theo quy định tại Điều 16, Thông tư 39/2014/TT-BTC thì ngày lập hóa đơn và bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Khoản 7 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC sửa đổi bổ sung cho Điều 16, Thông tư 32/2014/TT-BTC cũng chỉ rõ: trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hóa đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế. Riêng đối với các đơn vị bán lẻ xăng dầu, nếu người mua không yêu cầu lấy hóa đơn, cuối ngày đơn vị phải lập chung 1 hóa đơn cho tổng doanh thu người mua không lấy hóa đơn phát sinh trong ngày.

Quy định về xuất hóa đơn bán lẻ năm 2024

Tại công văn số 1194/TCT-CS Tổng cục thuế cũng hướng dẫn: Đối với đơn vị bán lẻ xăng dầu, nếu người mua không yêu cầu lấy hóa đơn, cuối ngày đơn vị phải lập chung một hóa đơn cho tổng doanh thu người mua không lấy hóa đơn phát sinh trong ngày. Trường hợp phát sinh giao dịch vào cuối tuần, nghỉ Lễ, Tết, doanh nghiệp cũng thực hiện lập và xuất hóa đơn điện tử như hướng dẫn trên.

Hi vọng rằng những thông tin và hướng dẫn trên sẽ giúp doanh nghiệp và kế toán sử dụng hóa đơn điện tử nhanh chóng và hiệu quả.

Quy định về xuất hóa đơn bán lẻ năm 2024

MISA meInvoice là phần mềm hóa đơn điện tử được đông đảo Doanh nghiệp sử dụng nhất hiện nay và Cơ quan Thuế trên khắp cả nước thẩm định chất lượng hàng đầu. Phần mềm đáp ứng đầy đủ quy định về hóa đơn điện tử, cho phép Doanh nghiệp xử lý các nghiệp vụ hóa đơn điện tử như: Lập, phát hành, điều chỉnh, xóa bỏ, thu hồi,… nhanh chóng, chính xác và người mua tức thời nhận được hóa đơn, rút ngắn thời gian thu nợ.

Bên cạnh đó, hóa đơn điện tử MISA meInvoice dễ dàng kết nối với hơn 60 phần mềm kế toán, bán hàng, quản trị phổ biến để xuất hóa đơn, tiết kiệm hơn 80% thời gian nhập liệu, làm báo cáo.

Để doanh nghiệp dễ dàng sử dụng, MISA hỗ trợ tối đa chi phí triển khai hóa đơn điện tử. Khách hàng có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice của MISA vui lòng liên hệ Hotline: 090 488 5833 hoặc ĐĂNG KÝ tại:

Hóa đơn bán lẻ tối đa bao nhiêu tiền?

- Hóa đơn bán lẻ hợp pháp theo quy định của pháp luật. - Nếu hóa đơn bán lẻ mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên bao gồm thuế GTGT phải có kèm chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Xuất hóa đơn bán lẻ là gì?

Hóa đơn bán lẻ là loại hóa đơn được người bán xuất cho người mua khi có giao dịch mua hàng. Loại hóa đơn này thường không có nhiều giá trị pháp lý và cũng không được cơ quan thuế quản lý. Các cá nhân, tổ chức khi kinh doanh có thể tự thiết kế, in ấn sử dụng cũng như quản lý hóa đơn của mình.

Khách lẻ không lấy hóa đơn thì xuất hóa đơn như thế nào?

Như vậy, đối với khách hàng cá nhân không lấy hóa đơn thì bên mua vẫn phải xuất hóa đơn đầy đủ cho từng lần bán, đồng thời từ thời điểm triển khai hóa đơn điện tử theo Thông tư 68/2019/TT-BTC thì bên bán còn cần báo cáo dữ liệu hóa đơn cho cơ quan thuế theo quy định.

Hóa đơn bán hàng là gì?

Hóa đơn bán hàng là một loại chứng từ quan trọng trong hoạt động kinh doanh, giúp ghi nhận doanh thu, chi phí và các thông tin khác liên quan đến giao dịch mua bán và là căn cứ để kê khai, nộp thuế và làm chứng từ kế toán.