Quá trình hình thành loài lúa mì trồng hiện nay đa trải quá bao nhiêu lần đa bội hóa

Table of Contents

Quá trình hình thành loài mới có thể diễn ra khác khu vực địa lí theo con đường cách li địa lí hoặc có thể diễn ra trong cùng khu vực địa lí theo các con đường cách li tập tính, cách li sinh thái, lai xa và đa bội hóa.

I. Lý thuyết

Nội dung 1. Hình thành loài bằng con đường cách li tập tính

Hiện tượng: 2 loài cá giống nhau (chỉ khác màu) nhưng không giao phối với nhau mặc dù sống trong một hồ. Nhưng khi làm cho 2 loài cá này cùng màu thì chúng giao phối với nhau.

Quá trình hình thành loài lúa mì trồng hiện nay đa trải quá bao nhiêu lần đa bội hóa

Kết luận: Các cá thể của các loài khác nhau có thể có những tập tính giao phối riêng nên giữa chúng không giao phối với nhau. Lâu dần, sự khác biệt về vốn gen do giao phối không ngẫu nhiên cũng như các nhân tố tiến hóa khác cùng phối hợp tác động có thể sẽ dẫn đến cách li sinh sản và hình thành loài mới.

Nội dung 2. Hình thành loài bằng con đường cách li sinh thái

Ví dụ:

Quá trình hình thành loài lúa mì trồng hiện nay đa trải quá bao nhiêu lần đa bội hóa

Kết luận: Hai quần thể sống trong cùng một khu vực địa lí nhưng ở hai ổ sinh thái khác nhau thì các cá thể sống cùng nhau trong một sinh cảnh thường giao phối với nhau và ít khi giao phối với các cá thể thuộc ổ sinh thái khác, lâu dần sẽ dẫn đến cách li sinh sản và hình thành loài mới.

Đối tượng: các loài động vật ít di chuyển.

Nội dung 3. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa

Ví dụ:

  • Lai cây cải củ và cải bắp của Kapetrenco.
  • Giả thiết về quá trình hình thành lúa mì:

Loài lúa mì AA (2n=14)   ×             Loài lúa mì hoang dại BB (2n=14)

→ Con lai có hệ gen AB (2n=14) bất thụ

→ Đa bội hoá tạo loài lúa mì AABB hữu thụ

Loài lúa mì AABB (4n=28)              ×             Loài lúa mì hoang dại DD (2n=14)

→ Con lai có hệ gen ABD (3n=21) bất thụ

→ Đa bội hoá tạo loài lúa mì AABBDD (6n=42) hữu thụ

Quá trình hình thành loài lúa mì trồng hiện nay đa trải quá bao nhiêu lần đa bội hóa

Kết luận:

  • Lai xa giữa 2 loài với nhau tạo ra con lai thường bất thụ. Nếu con lai sinh sản vô tính thì sẽ có khả năng tạo loài mới.
  • Tiến hành đa bội hoá con lai. Con lai lúc này sẽ hữu thụ vì chúng thực sự có các bộ NST lưỡng bội của cả loài bố và mẹ nên chúng có thể giảm phân bình thường. Con lai cách li sinh sản với bố mẹ và tạo ra loài mới.

II. Bài tập luyện tập quá trình hình thành loài của hệ thống trường NK – LTT

Phần 1. Câu hỏi tự luận

Câu 1: Cho ví dụ về việc hình thành loài bằng cách li tập tính.

Hướng dẫn giải:

2 loài cá giống nhau (chỉ khác màu) nhưng không giao phối với nhau mặc dù sống trong một hồ. Nhưng khi làm cho 2 loài cá này cùng màu thì chúng giao phối với nhau.

Câu 2: Cho ví dụ về hình thành loài bằng cách li sinh thái.

Hướng dẫn giải:

Côn trùng sống trên cây A, phát tán qua cây B tạo quần thể mới thường giao phối với nhau hơn là với các côn trùng trên cây A. Khi quần thể ở cây B cách li sinh sản với quần thể gốc thì hình thành loài mới.

Câu 3: Quá trình hình thành loài lúa mì (T. aestivum) được các nhà khoa học mô tả như sau:

Loài lúa mì (T. monococcum) lai với loài cỏ dại (T. speltoides) đã tạo ra con lai. Con lai này được gấp đôi bộ nhiễm sắc thể tạo thành loài lúa mì hoang dại (A. squarrosa). Loài lúa mì hoang dại (A. squarrosa) lai với loài cỏ dại (T. tauschii) đã tạo ra con lai. Con lai này lại được gấp đôi bộ nhiễm sắc thể tạo thành loài lúa mì (T. aestivum). Loài lúa mì (T. aestivum) có bộ nhiễm sắc thể gồm bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của mấy loài khác nhau? Đó là những loài nào?

Hướng dẫn giải:

3 loài khác nhau là T. monococcum - T. speltoides - T. tauschii.

Phần 2. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Quần thể cây tứ bội được hình thành từ quần thể cây lưỡng bội có thể xem như một loài mới vì cây tứ bội

  1. không có khả năng sinh giao tử bình thường.
  2. có khả năng sinh sản hữu tính kém hơn cây lưỡng bội.
  3. giao phấn với cây lưỡng bội tạo ra cây tam bội bất thụ.
  4. có khả năng sinh trưởng phát triển hơn cây lưỡng bội.

Câu 2: Tế bào sinh dưỡng của một loài chứa ba bộ NST lưỡng bội của ba loài khác nhau (2n+2m+2p). Theo lý thuyết, số lần lai xa và đa bội hóa ít nhất để hình thành loài này là

Câu 3: Cây lai F1 từ phép lai giữa cải củ và cải bắp có đặc điểm gì?

  1. Mang 2 bộ NST đơn bội nA + nB = 36, sinh trưởng phát triển được nhưng bất thụ.
  2. Mang 2 bộ NST đơn bội nA + nB = 18, sinh trưởng phát triển được nhưng bất thụ.
  3. Mang 2 bộ NST đơn bội nA + nB = 36, bất thụ và không sinh trưởng phát triển được.
  4. Mang 2 bộ NST đơn bội nA + nB = 18, bất thụ và không sinh trưởng phát triển được.

Câu 4: Lúa mì (A) lai với lúa mì hoang dại (hệ gen DD, 2n = 14), thu được con lai ABD = 21. Để có kết quả này loài lúa mì (A) phải có

  1. Hệ gen AB, 2n = 16
  2. Hệ gen AB, 2n = 14
  3. Hệ gen AABB, 4n = 28
  4. Hệ gen AABB, 2n = 14

Câu 5: Một loài thực vật được hình thành bằng con đường lai xa và đa bội hóa. Giả sử đã xảy ra sáu lần lai xa kèm đa bội hóa (mỗi loài tham gia trong quá trình này chỉ xuất hiện một lần). Hàm lượng ADN trong một tế bào của loài này ở kì sau của giảm phân I

  1. gấp đôi tổng hàm lượng ADN trong mỗi tế bào lưỡng bội của bảy loài ban đầu.
  2. bằng tổng hàm lượng ADN trong mỗi tế bào lưỡng bội của sáu loài ban đầu.
  3. bằng tổng hàm lượng ADN trong mỗi tế bào lưỡng bội của bảy loài ban đầu.
  4. gấp đôi tổng hàm lượng ADN trong mỗi tế bào lưỡng bội của sáu loài ban đầu.

Câu 6: Giả sử trong cùng một cánh đồng rau, quần thể côn trùng thuộc loài A lại chỉ thích sống trên cây rau cải xanh, còn quần thể khác cũng thuộc loài côn trùng A lại thích sống trên cây bắp cải. Giữa 2 quần thể này đã có

  1. cách li sinh thái.
  2. cách li sinh sản.
  3. cách li địa lí.   
  4. cách li di truyền.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây đúng về hình thành loài mới?

  1. Cách li tập tính làm xuất hiện các alen mới trong quần thể dẫn đến cách li sinh sản.
  2. Không có cách li địa lý thì không thể hình thành loài mới.
  3. Con đường hình thành loài bằng cách li thường dẫn đến xuất hiện loài mới một cách nhanh chóng.
  4. Các cá thể sống cùng sinh cảnh ít khi giao phối với các cá thể thuộc ổ sinh thái khác lâu dần dẫn đến cách li sinh sản.

Câu 8: Khi nói về quá trình hình thành loài mới, có các phát biểu nào sau đây:

(1) Quá trình hình thành loài mới chỉ diễn ra trong cùng khu vực địa lí.

(2) Hình thành loài mới bằng cách li sinh thái là con đường hình thành loài nhanh nhất.

(3) Hình thành loài mới bằng cơ chế lai xa và đa bội hoá chỉ diễn ra ở động vật.

(4) Các cá thể đa bội được cách li sinh thái với các cá thể cùng loài dễ dẫn đến hình thành loài mới.

(5) Hình thành loài mới bằng con đường (cơ chế) lai xa và đa bội hoá luôn luôn gắn liền với cơ chế cách li địa lí.

(6) Hình thành loài mới nhờ cơ chế lai xa và đa bội hoá diễn ra phổ biến ở cả động vật và thực vật.

(7) Hình thành loài là quá trình tích luỹ các biến đổi đồng loạt do tác động trực tiếp của ngoại cảnh hoặc do tập quán hoạt động của động vật.

(8) Cách li tập tính và cách li sinh thái có thể dẫn đến hình thành loài mới

(9) Hình thành loài bằng con đường sinh thái thường gặp ở thực vật và động vật ít di chuyển xa.

Số phát biểu đúng là

Câu 9: Hạt phấn của loài thực vật A có 7 NST. Các tế bào rễ của loài thực vật B có 22 NST. Thụ phấn loài B bằng hạt phấn loài A, người ta thu được một số cây lai bất thụ. Các cây lai bất thụ

(1) không thể trở thành loài mới vì không sinh sản được.

(2) có thể trở thành loài mới nếu có khả năng sinh sản sinh dưỡng.

(3) không thể trở thành loài mới vì có NST không tương đồng.

(4) có thể trở thành loài mới nếu có sự đa bội hóa tự nhiên thành cây hữu thụ.

Tổ hợp đáp án đúng là

Câu 10: Loài bông trồng ở Mỹ có bộ NST 2n=52, trong đó có 26 NST nhỏ được hình thành từ loài bông châu Âu có bộ NST 2n=26 gồm toàn NST lớn và loài bông hoang dại ở Mỹ có bộ NST 2n=26 gồm goàn NST nhỏ bằng con đường lai xa kèm đa bội hóa. Trong các đặc điểm sau, có bao nhiêu đặc điểm đúng với loài bông trồng ở Mỹ?

(1) Mang vật chất di truyền của loài bông châu Âu và loài bông hoang dại ở Mỹ.

(2) Trong tế bào sinh dưỡng, các NST tồn tại thành từng nhóm, mỗi nhóm gồm 4 NST tương đồng.

(3) Có khả năng sinh sản hữu tính.

(4) Có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các cặp gen.

Câu 11: Hình ảnh dưới đây mô tả quá trình hình thành cây lai hữu thụ Galeopsis tetrahit (2nA +2nB = 32)  bằng phương pháp lai xa và đa bội hóa.

Quá trình hình thành loài lúa mì trồng hiện nay đa trải quá bao nhiêu lần đa bội hóa

Hãy nghiên cứu hình ảnh và cho biết nhận xét nào dưới đây là đúng?

  1. Cây lai Galeopsis tetrahit (2nA + 2nB = 32) có khả năng sinh sản hữu tính và đã cách li sinh sản với hai loài bố mẹ nên được gọi là loài mới.
  2. Cây lai Galeopsis tetrahit (2nA + 2nB = 32) được gọi là loài mới khi đã phát triển thành một quần thể có khả năng thích nghi với môi trường sống.
  3. Cây lai Galeopsis tetrahit (2nA + 2nB = 32) mang hai bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội khác nhau dẫn đến quá trình giảm phân bị trở ngại.
  4. Cây lai Galeopsis tetrahit (2nA + 2nB = 32) và hai dạng bộ mẹ là các cây cùng loài do chúng có sự giống nhau về nhiễm sắc thể.

Câu 12: Hình ảnh dưới đây mô tả sự hình thành loài cá mới tại một hồ nước ở châu Phi.

Quá trình hình thành loài lúa mì trồng hiện nay đa trải quá bao nhiêu lần đa bội hóa

Hãy nghiên cứu hình ảnh và cho biết trong các nhận xét dưới đây, có bao nhiêu nhận xét đúng?

(1). Khi chiếu ánh sáng đơn sắc thì hai cá thể vẫn giao phối với nhau và sinh con nên có thể kết luận hai cá thể này vẫn thuộc cùng một loài.

(2). Trong tự nhiên các cá thể khác màu này không giao phối với nhau, hay nói cách khác giữa chúng đã xảy ra sự cách li sinh sản. Vì thế hai cá thể khác màu này thuộc hai loài khác nhau.

(3). Các cá thể khác màu đang trên con đường tách biệt để hình thành hai loài khác nhau vì chỉ trong tự nhiên mới không có dạng con lai, còn khi chiếu ánh sáng chúng vẫn tạo con lai.

(4). Ban đầu các cá thể cùng màu và thuộc cùng một loài nhưng do đột biến và biến dị tổ hợp phát sinh nên một số cá thể có màu sắc khác dẫn đến thay đổi tập tính giao phối.

Câu 13: Hình ảnh sau đây mô tả quá trình hình thành loài lúa mì hiện đại từ các loài loài lúa mì hoang dại và cỏ dại.

Quá trình hình thành loài lúa mì trồng hiện nay đa trải quá bao nhiêu lần đa bội hóa

Hãy nghiên cứu hình ảnh và cho biết trong các nhận xét dưới đây có bao nhiêu nhận xét đúng?

(1). Loài lúa mì (T. aestivum) có bộ NST gồm ba NST lưỡng bội của ba loài khác nhau.

(2). Loài lúa mì (T. aestivum) được hình thành bằng con đường lai xa kết hợp với đa bội hóa.

(3). Loài lúa mì (T. aestivum) không có khả năng sinh sản hữu tính do giảm phân rối loạn.

(4). Loài lúa mì (T. aestivum) đã cách li sinh sản với các loài lúa mì hoang dại và cỏ dại.

Câu 14: Hình ảnh sau đây mô tả quá trình hình thành loài bằng cơ chế tự đa bội. Hãy nghiên cứu hình ảnh và cho biết trong các phát biểu dưới đây có bao nhiêu phát biểu đúng?

Quá trình hình thành loài lúa mì trồng hiện nay đa trải quá bao nhiêu lần đa bội hóa

(1). Tế bào hợp tử mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của hai loài khác nhau.

(2). Tế bào hợp tử được gọi là thể tứ bội.

(3). Trong quá trình phát sinh tạo giao tử ở tế bào sinh dục của bố và mẹ đã xảy ra hiện tượng không phân li của tất cả nhiễm sắc thể ở kì sau I của quá trình giảm phân.

(4). Trong quá trình phát sinh tạo giao tử ở tế bào sinh dục của bố và mẹ đã xảy ra hiện tượng không phân li của tất cả nhiễm sắc thể ở kì sau II của quá trình giảm phân.

(5). Tiến hành phép lai giữa cơ thể bố hoặc mẹ và cơ thể phát triển từ hợp tử được tạo ra từ quá trình trên ta sẽ thu được con lai có khả năng sinh sản hữu tính.

Câu 15: Hình ảnh dưới đây mô tả quá trình hình thành loài mới bằng cơ chế đa bộ hóa khác nguồn. Hãy nghiên cứu hình ảnh và cho biết trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu không đúng?

Quá trình hình thành loài lúa mì trồng hiện nay đa trải quá bao nhiêu lần đa bội hóa

(1). Hợp tử (1) mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội của hai loài khác nhau, hợp tử (2) mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của hai loài khác nhau.

(2). Hợp tử (2) được gọi là thể tứ bội.

(3). Trong quá trình nguyên phân của hợp tử (1), tất cả các nhiễm sắc thể trong tế bào xảy ra hiện tượng không phân li ở kì sau.

(4). Cơ thể được phát triển từ hợp tử (2) sẽ cách li sinh sản với loài A nhưng không cách li sinh sản với loài B.

(5). Cơ thể được phát triển từ hợp tử (2) không có khả năng sinh sản hữu tính.

(6). Cơ thể được phát triển từ hợp tử (1) giảm phân bất thường nên đã tạo được các giao tử mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội của hai loài khác nhau.

Đáp án câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1:

Đáp án C

Hướng dẫn giải:

Quần thể cây tứ bội được hình thành từ quần thể cây lưỡng bội có thể xem như một loài mới vì cây tứ bội giao phấn với cây lưỡng bội tạo ra cây tam bội bất thụ. Đây là sự cách li sinh sản (cách li sau hợp tử) nên cây lưỡng bội và cây tứ bội là 2 loài.

Câu 2:

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

Tế bào sinh dưỡng của một loài chứa ba bộ NST lưỡng bội của ba loài khác nhau (2n+2m+2p). Theo lý thuyết, số lần lai xa và đa bội hóa ít nhất để hình thành loài này là 2 lần. Ví dụ lần lai xa và đa bội hóa thứ nhất giữa loài có bộ NST 2n và loài có bộ NST 2m sẽ hình thành loài mới có bộ NST là (2n+2m), lần lai xa và đa bội hóa thứ hai giữa loài có bộ NST (2n+ 2m) và loài có bộ NST 2p sẽ hình thành loài mới có bộ NST là (2n+2m+2p).

Câu 3:

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

Cây lai F1 từ phép lai giữa cải củ và cải bắp mang 2 bộ NST đơn bội nA + nB = 18, sinh trưởng phát triển được nhưng bất thụ.

Câu 4:

Đáp án: C

Hướng dẫn giải:

Lúa mì (A) lai với lúa mì hoang dại (hệ gen DD, 2n = 14), thu được con lai ABD = 21. Để có kết quả này loài lúa mì (A) phải cho giao tử AB, 1n= 14. Do đó loài (A) sẽ có hệ gen là AABB, 2n = 28.

Câu 5:

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

Một loài thực vật được hình thành bằng con đường lai xa và đa bội hóa, khi đã xảy ra sáu lần lai xa kèm đa bội hóa với điều kiện mỗi loài tham gia trong quá trình này chỉ xuất hiện một lần thì hàm lượng ADN trong một tế bào của loài này ở kì sau của giảm phân I sẽ gấp đôi tổng hàm lượng ADN trong nhân mỗi tế bào lưỡng bội của bảy loài ban đầu. Loài được tạo ra qua 6 lần lai xa và đa bội hóa trên sẽ chứa bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của 7 loài nên sẽ chứa hàm lượng ADN trong nhân của cả 7 loài lưỡng bội, khi tế bào loài này ở kì sau của giảm phân I sẽ có hàm lượng ADN tăng gấp đôi.

Câu 6:

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

Giả sử trong cùng một cánh đồng rau, quần thể côn trùng thuộc loài A lại chỉ thích sống trên cây rau cải xanh, còn quần thể khác cũng thuộc loài côn trùng A lại thích sống trên cây bắp cải. Giữa 2 quần thể này đã có sự cách li sinh thái vì chúng sống trong cùng một khu vực địa lí nhưng điều kiện sống lại khác nhau.

Câu 7:

Đáp án D

Hướng dẫn giải:

Các cá thể sống cùng sinh cảnh ít khi giao phối với các cá thể thuộc ổ sinh thái khác lâu dần dẫn đến cách li sinh sản.

Phát biểu nào sau đây đúng về hình thành loài mới?

  • Đáp án A sai vì cách li tập tính không làm xuất hiện các alen mới trong quần thể.
  • Đáp án B sai vì không có cách li địa lý thì vẫn có thể hình thành loài mới qua các con đường cách li sinh thái, tập tính, lai xa và đa bội hóa.
  • Đáp án C sai vì con đường hình thành loài bằng cách li thường dẫn đến xuất hiện loài mới chậm hơn con đường lai xa và đa bội hóa.

Câu 8:

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

2 phát biểu đúng là

(8) Cách li tập tính và cách li sinh thái có thể dẫn đến hình thành loài mới

(9) Hình thành loài bằng con đường sinh thái thường gặp ở thực vật và động vật ít di chuyển xa.

  • Phát biểu (1) sai vì quá trình hình thành loài mới diễn ra trong cùng khu vực địa lí hoặc khác khu vực địa lí.
  • Phát biểu (2) sai vì hình thành loài mới bằng lai xa và đa bội hóa mới là con đường hình thành loài nhanh nhất.
  • Phát biểu (3) hình thành loài mới bằng cơ chế lai xa và đa bội hoá hiếm diễn ra ở động vật vì cơ chế cách li sinh sản phức tạp và thê đột biến thường có sức sống kém.
  • Phát biểu (4) sai vì các cá thể đa bội được cách li sinh sản với các cá thể cùng loài mới dẫn đến hình thành loài mới.
  • Phát biểu (5) sai vì hình thành loài mới bằng con đường (cơ chế) lai xa và đa bội hoá không gắn liền với cơ chế cách li địa lí.
  • Phát biểu (6) sai vì hình thành loài mới nhờ cơ chế lai xa và đa bội hoá chỉ diễn ra phổ biến ở thực vật.
  • Phát biểu (7) sai vì hình thành loài là quá trình tích luỹ các biến dị di truyền không phải do tác động trực tiếp của ngoại cảnh hoặc do tập quán hoạt động của động vật.

Câu 9:

Đáp án D

Hướng dẫn giải:

Hạt phấn của loài thực vật A có 7 NST. Các tế bào rễ của loài thực vật B có 22 NST. Thụ phấn loài B bằng hạt phấn loài A, người ta thu được một số cây lai bất thụ. Các cây lai bất thụ có thể trở thành loài mới nếu có khả năng sinh sản sinh dưỡng hoặc nếu có sự đa bội hóa tự nhiên thành cây hữu thụ.

Câu 10:

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

Loài bông trồng ở Mỹ có bộ NST 2n=52, trong đó có 26 NST nhỏ được hình thành từ loài bông châu Âu có bộ NST 2n=26 gồm toàn NST lớn và loài bông hoang dại ở Mỹ có bộ NST 2n=26 gồm goàn NST nhỏ bằng con đường lai xa kèm đa bội hóa. Loài bông trồng ở Mỹ có các đặc điểm là:

(1) Mang vật chất di truyền của loài bông châu Âu và loài bông hoang dại ở Mỹ.

(3) Có khả năng sinh sản hữu tính.

(4) Có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các cặp gen.

Nhận định “Trong tế bào sinh dưỡng, các NST tồn tại thành từng nhóm, mỗi nhóm gồm 4 NST tương đồng.” sai vì các NST trong loài bông trồng ở Mỹ các NST tồn tại thành từng nhóm, mỗi nhóm gồm 2 NST tương đồng.

Câu 11:

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

  • A sai vì một cây lai Galeopsis tetrahit (2nA + 2nB = 32) có khả năng sinh sản hữu tính và đã cách li sinh sản với hai loài bố mẹ thì chưa thể là loài mới vì một loài phải gồm nhiều cá thể.
  • C sai vì cây lai Galeopsis tetrahit (2nA + 2nB = 32) mang hai bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội nên quá trình giảm phân bình thường.
  • D sai vì cây lai Galeopsis tetrahit (2nA + 2nB = 32) và hai dạng bộ mẹ là các cây khác loài do chúng có sự cách li sinh sản.

Câu 12:

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

(2) và (4) đúng

  • (1) sai vì khi chiếu ánh sáng đơn sắc thì hai cá thể vẫn giao phối với nhau và sinh con nhưng vì trong tự nhiên chúng không giao phối với nhau nên không thể kết luận hai cá thể này vẫn thuộc cùng một loài.
  • (3) sai vì các cá thể khác màu không phải đang trên con đường tách biệt để hình thành hai loài khác nhau mà chúng đã là hai loài khác biệt vì chỉ trong tự nhiên mới không có dạng con lai, chỉ khi chiếu ánh sáng chúng vẫn tạo con lai.

Câu 13:

Đáp án C

Hướng dẫn giải:

(1), (2), (4) đúng.

(3) sai vì loài lúa mì (T. aestivum) có khả năng sinh sản hữu tính bình thường do giảm phân không rối loạn.

Câu 14:

Đáp án C

Hướng dẫn giải:

(2), (3), (4) đúng.

  • (1) sai vì tế bào hợp tử mang bộ nhiễm sắc thể tứ bội của một loài khác nhau.
  • (5) sai vì tiến hành phép lai giữa cơ thể bố hoặc mẹ (2n) và cơ thể phát triển từ hợp tử (4n) được tạo ra từ quá trình trên ta sẽ thu được con lai tam bội (3n) không có khả năng sinh sản hữu tính.

Câu 15:

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

(2), (4), (5), (6) sai.

  • (2) sai, hợp tử (2) được gọi là thể song nhị bội.
  • (4) sai, cơ thể được phát triển từ hợp tử (2) sẽ cách li sinh sản với cả loài A và loài B.
  • (5) sai, cơ thể được phát triển từ hợp tử (2) có khả năng sinh sản hữu tính.
  • (6) sai, cơ thể được phát triển từ hợp tử (1) giảm phân bất thường nên sẽ không thể tạo được các giao tử mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội của hai loài khác nhau.

Giáo viên biên soạn: Lê Đình Hưng

Đơn vị: Trường THCS – THPT Nguyễn Khuyến