Nước dùng gà để được bao lâu

Nhiều mẹ cho rằng nấu nước dùng cách rách mất thời gian, nhưng mẹ yên tâm với cách nấu nước dùng gà từ FamiCook hoan toàn đơn giản, tiết kiệm thời gian và mẹ có thể chiết ra, cho vào túi zip dùng dần.

Nước dùng gà thông thường dùng cho trẻ từ 7 tháng tuổi trở lên. Tuy nhiên, trong quá trình ăn dặm của con mẹ nên cho con ăn đa dạng các loại nước dùng khác nhau như dùng kết hợp với các loại nước dashi, xương,....

Tất cả các loại nước dùng đều không mang nhiều giá trị dinh dưỡng, chỉ dùng để làm tăng thêm hương vị cho món ăn. Khi chế biến cho con vẫn cần thêm các thực phẩm thuộc các nhóm (bột đường, vitamin khoáng chất, đạm, béo) để đảm bảo dinh dưỡng cho bữa ăn của con.

Nguyên liệu:

- Xương gà: 1 con lấy phần xương hoặc thịt gà sống nguyên con. - Nước lọc. - Cà rốt: 2 củ to hoặc 4 củ nhỏ. - Hành tây: 1 củ.

- Gừng: 1 củ.

Nước dùng gà để được bao lâu

Cách làm

Đầu tiên bạn đem thịt gà rửa sạch, lọc lấy thịt để riêng dùng phần xương nấu nước dùng để nguyên con làm nước dùng. Các nguyên liệu khác như : hành tây, cà rốt, gừng rửa sạch, bỏ vỏ, thái nhỏ tuỳ thích. Cho vào nồi cùng gà. Đổ nước lọc ngập các nguyên liệu. 

Đun nồi nước hầm với lửa to cho đến khi sôi thì hạ lửa liu riu. Dùng vợt hớt lớp váng bọt phía trên, thời gian nấu từ 2 đến 5 giờ tuỳ thuộc lượng nước hầm xương bạn muốn nấu. Thời gian hầm càng lâu nước hầm sẽ càng ngon, ngọt. Mẹ lưu ý ở bước này nên đun gà và nước lạnh cùng nhau cho tới khi sôi chứ không đun sôi nước rồi mới thả gà vào, làm như vậy những dưỡng chất có trong gà sẽ bị tan và bốc hơi hết.

Sau khi hầm xong, để nước hầm nguội rồi dùng rây lượt hết phần nước hầm đã nấu. Chú ý hớt lớp chất béo nổi trên bề mặt hoặc bạn sử dụng giấy thấm dầu và vợt rỗ, khi đổ nước hầm vào hộp thì hãy lọc mỡ qua lớp giấy thấm dầu đặt trên vợt rỗ đó.

Nếu như bạn hầm một nồi lớn thì có thể chia nhỏ nước hầm thành các hộp nhỏ khác nhau tiện sử dụng, thông thường nếu để nước hầm trong ngăn mát tủ lạnh thì bảo quản trong vòng 4 ngày mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng, mùi vị. Trong trường hợp không cần dùng nước hầm xương ngay, bạn nên cho vào ngăn đông để bảo quản được lâu hơn, chất lượng của nước hầm vẫn sẽ đảm bảo như bình thường. 

Ngoài xương gà, bạn có thể sử dụng xương lợn (không dùng xương ống) để hầm xương cho bé. Chú ý với loại xương này, thời gian hầm càng lâu càng ngọt nước và có chất dinh dưỡng. 

Ngoài nước hầm từ xương và thịt động vật, bạn cũng có thể sử dụng nước hầm từ rau củ. Các loại rau củ nên sử dụng: cà rốt, hành tây, nấm, củ cải đường, bắp cải trắng. Bạn chỉ cần hầm nước hầm rau củ trong khoảng 1-2 tiếng là đã có được nồi nước hầm ngon ngọt. Sau đó bạn cũng có thể bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh. 

Nước dùng từ xương bò, heo hay gà thường rất ngọt và bổ dưỡng, có thể sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Vậy cách nấu nước dùng gà có khó không?

Thực chất để làm nước dùng gà không khó, song không phải ai làm cũng có thể đảm bảo được độ ngọt, trong và bảo quản được lâu. Dưới đây là cách nấu nước dùng gà nhanh và đơn giản cho mọi người cùng Dạy nấu ăn Gia đình, Mở quán ®

Nước dùng gà để được bao lâu
tham khảo.

Có nhiều loại nguyên liệu được sử dụng để làm ngọt nước dùng, ăn cùng với các món nước. Các nguyên liệu phổ biến có thể kể đến như nước dùng xương ống bò, xương đuôi heo, giò heo, hải sản và xương hoặc thịt gà. Thông thường, nước luộc gà thường được tận dụng để nấu canh. Tuy nhiên, nếu muốn có nước dùng gà, bạn cần phải đầu tư nhiều thời gian và công sức vào quy trình nấu nước dùng gà.

Nguyên liệu chuẩn bị nấu nước dùng gà

  • 1 con gà khoảng 1 – 1,2kg làm sạch;
  • 3 củ hành tím, 1 củ cà rốt; 1 trái bắp mỹ, 1 củ cải trắng;
  • 30g táo đỏ;
  • 2 lá nguyệt quế khô;
  • 2 bó rau mùi;
  • Cùng các loại gia vị khác như muối, tiêu xay, hạt nêm, nước mắm.

Thực hiện:

Nấu nước dùng gà có thể tạm chia thành hai giai đoạn chính: Sơ chế trước khi hầm và hầm gà. Thời gian thực hiện khoảng 1 tiếng rưỡi đến 2 tiếng và sử dụng bếp gas.

Bước 1: Sơ chế khử mùi

Tất cả các nguyên liệu bạn đều rửa sạch, ngâm với nước muối loãng để diệt khuẩn và rửa lại thêm 1 lần nước sạch nữa. Rau mùi cắt bỏ phần gốc. Cà rốt, củ cải trắng, bắp mỹ cắt khúc vừa. Hành tím xắt mỏng.

Riêng về gà, sau khi làm sạch sẽ, bạn chặt gà thành các phần ức, xương, cánh, chân gà và lọc hết da cũng như những lớp mỡ.

Đem chần sơ gà với nước sôi cho đến khi thịt hơi săn lại thì vớt ra rổ sạch, để ráo.

Nước dùng gà để được bao lâu

Bước 2:

Làm nóng chảo dầu, sau đó phi thơm hành tím, tỏi băm, rau mùi đã thái nhuyễn. Khi đã có mùi thơm, bạn cho gà vào tiếp tục đảo cho đến khi hơi chuyển thành màu sậm thì tiếp tục đổ nước vào hầm. Cho thêm củ cải đỏ, củ cải trắng và bắp mỹ, táo đỏ vào hầm chung.

Nước dùng gà để được bao lâu

Táo tàu và bắp Mỹ cũng là nguyên liệu giúp nước dùng gà ngọt và ngon hơn

Nước hầm sôi, bạn hạ nhỏ lửa cho liu riu và tiếp tục hầm trong thời gian khoảng 1 tiếng 40 phút, nêm nếm cho vừa miệng rồi tắt bếp. Thời gian hầm có thể rút ngắn hơn nếu bạn nấu nước dùng bằng nồi áp suất.

Nước dùng gà sau khi tắt bếp đã có thể dùng được ngay. Tuy nhiên, nếu không dùng hết, bạn có thể lọc lại nước qua một chiếc rây và giữ trong những lọ thủy tinh sạch, bảo quản trong tủ lạnh. Vậy là các giai đoạn nấu nước dùng gà đã hoàn thành rồi đấy.

Nước dùng gà để được bao lâu

Nồi nước dùng gà thơm ngon có thể dùng cho rất nhiều món ăn

Khi ăn các món nước, nước dùng là yếu tố vô cùng quan trọng để quyết định món ăn đó có ngon hay không. Hơn thế nữa, phần nước này cũng còn được xem là tinh túy bởi tất cả những chất ngọt, chất dinh dưỡng của xương, thịt, rau củ đều được giữ lại trong quá trình hầm. Riêng với nước dùng gà, bạn có thể dùng chúng để chế biến thành phở gà, bún, miến gà hoặc đơn giản hơn là súp gà.

Ngoài ra, chúng tôi cũng “mách” bạn một vài lưu ý nho nhỏ giúp món ăn của bạn ngon và có vị tự nhiên hơn. Trong quá trình nêm, không nên nêm nhiều hạt nêm bởi nước gà đã đủ độ ngọt, vì thế chỉ nên nêm muối. Tiếp theo, trong quá trình nấu, bạn nên liên tục hớt phần váng mỡ nổi trên mặt nước để có thể bảo quản nước dùng gà lâu hơn và ăn không bị ngấy.

Hy vọng với công thức nấu nước dùng gà như trên, bạn có thể tự chế biến nước dùng tại nhà ngon để chiêu đãi mọi người.

Khi ninh xương đã xong, nước dùng được lọc trong, làm nguội thật nhanh và hớt bỏ váng mỡ. Sau đó, rót nước dùng vào những khay đá lớn và để đông lạnh. Nước dùng bảo quản trong tủ lạnh trung bình không quá 7 ngày kể từ khi chế biến.

Khi sử dụng, lấy nước dùng đông lạnh ra, thêm nước sạch (lượng nước =1/5 lượng nước dùng) cho vào lò vi sóng để giã đông. Chú ý chỉ làm nước dùng tan ra, không nên để nước dùng sôi trong lò. Bởi vì chúng ta không kiểm soát được mức độ sôi sẽ làm nước dùng trào ra lò gây mất an toàn và có thể bị đục (do sự đông tụ của Protein có trong nước dùng dưới điều kiện nhiệt độ cao của lò).

Khi chế biến món ăn, bạn chỉ cần lấy đủ số lượng viên nước dùng theo nhu cầu sử dụng, phần còn lại tiếp tục giữ đông để dùng dần.

Video đang HOT

Đang xem: Cách bảo quản nước hầm xương qua đêm

Nước dùng gà để được bao lâu

– Nước lạnh. Khi nấu nước dùng, bạn luôn đun xương gà cùng nước lạnh chứ không chờ nước sôi rồi mới thả xương gà vào. Những dưỡng chất cơ bản nhất sẽ tan vào nước lạnh và không bị biến chất.

– Chút vị chua. Mình thường hay dùng 1-2 thìa canh dấm táo cho vào nồi đun cùng nước dùng gà. Bạn có thể dùng cà chua hoặc rượu vang trắng.

Xem thêm: Chia Sẻ Đến Bạn Cách Hấp Bề Bề Không Bị Nát Thịt? 3 Cách Hấp Bề Bề Ngon, Dễ Bóc Lại Thơm Lừng Vị Sả

Axit có tác dụng giúp canxi và các chất khoáng thiết yếu được giải phóng khỏi xương gà, thấm vào nước dùng.

2. Những thứ bạn có thể thêm vào

– Nếu có rau củ cần “giải quyết” trong tủ lạnh, bạn hãy thêm chúng vào nồi nước dùng nhé! Mình thường cắt đôi một củ hành tây và thả vào nồi cùng xương gà; ngoài ra thỉnh thoảng mình cũng thêm cả cà rốt và cần tây nữa, chúng làm nước dùng ngọt và thơm hơn.

Nước dùng gà để được bao lâu

– Gia vị nêm. Muối là gia vị nêm không thể thiếu trong mọi món ăn, tuy nhiên bạn đừng nên thêm nó vào nước dùng khi đun xương gà nhé, chỉ nên thêm muối vào các món ăn khi bạn sử dụng nước dùng gà thôi.

3. Cách làm

Xem thêm: Cách Làm Vịt Hầm Đu Đủ Thơm Ngon Bổ Dưỡng, Dễ Làm Tại Nhà, Cách Làm Vịt Om Đu Đủ

– Mỗi lần đun mình thường đun nhỏ lửa như vậy khoảng 4 giờ đồng hồ là được nước dùng gà ngon nhất, tuy nhiên bạn cũng có thể gia giảm thời gian cho phù hợp với điều kiện của mình. Ngoài ra việc dùng nồi áp suất cũng là một chọn lựa nếu bạn thực sự bận rộn.

Nước dùng gà để được bao lâu

– Khi đã đủ thời gian đun, bạn chỉ việc lọc lấy nước dùng vào trong lọ / hộp, chờ nguội rồi cất trong ngăn mát tủ lạnh. Khi nước dùng đã được làm lạnh, sẽ có một lớp mỡ đông lại ở phía trên, bạn có thể dễ dàng loại bỏ lớp mỡ này. Nước dùng gà khi lạnh sẽ trở nên đặc quánh và có một độ dẻo nhất định giống như thạch vậy – đó là khi bạn biết bạn đã có thứ nước dùng gà tuyệt ngon bởi các chất dinh dưỡng từ xương gà đã tiết ra hết trong nước dùng rồi.

Nước dùng gà để được bao lâu

– Nước dùng gà có thể được trữ trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 4 ngày. Nếu làm nhiều bạn nên chia nhỏ và cất vào ngăn đá tủ lạnh để dùng trong vài tháng.

See more articles in category: Món Hầm