Nmol l là gì

ĐỊNH LƯỢNG TESTOSTERONE

NGUYÊN LÝ

Testosterone có trọng lượng phân tử khoảng 288 dalton, được tổng hợp phần lớn bởi tế bào Leydig của tinh hoàn. Nồng độ testosterone được điều chỉnh bởi hormone LH của tuyến yên và có tác dụng feedback lên tuyến yên và vùng dưới đồi. Nó có vai trò duy trì tính dục nam, duy trì chức năng tuyến tiền liệt và tinh trùng. Ở nữ, một lượng nhỏ testosterone được hình thành ở buồng trứng và không có vai trò đặc biệt. Tăng nồng độ testosterone ở nữ có thể gây ra hiện tượng nam tính. Testosteron được định lượng bằng phương pháp miễn dịch kiểu cạnh tranh sử dụng công nghệ hóa phát quang hay điện hóa phát quang. Testosterone trong mẫu thử đóng cạnh tranh với dẫn xuất testosterone trong thuốc thử đánh dấu bằng chất ruthenium. Chất đánh dấu có khả năng phát quang. Cường độ phát quang tỷ lệ nghịch với nồng độ testosterone có trong mẫu thử.

CHUẨN BỊ

Người thực hiện: bác sỹ hoặc kỹ thuật viên được đào tạo chuyên ngành Hóa sinh

Phương tiện, hóa chất

Máy móc: hệ thống máy miễn dịch E411, e170, e601, rchitect...

Thuốc thử: sẵn sàng sử dụng. Bảo quản ở 2-80C được 12 tuần sau khi mở nắp, 8 tuần khi để trên máy phân tích

Các loại dung dịch hệ thống khác

Chuẩn

Control: ba mức

Vật tư tiêu hao: ống lấy máu, kim tiêm, bông, cồn, găng tay...

Người bệnh: được giải thích trước khi thực hiện XN, tốt nhất là nhịn ăn sáng và lấy máu vào buổi sáng

Phiếu xét nghiệm: có đầy đủ thông tin về người bệnh bao gồm tên, tuổi, khoa phòng, chẩn đoán, tình trạng mẫu, tên BS chỉ định, các loại thuốc đã sử dụng (nếu có)...

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Lấy bệnh phẩm: bệnh phẩm phải được lấy đúng kỹ thuật vào ống tiêu chuẩn (3ml). Ly tâm trước khi tiến hành kỹ thuật. Có thể sử dụng huyết thanh hoặc huyết tương chống đông bằng heparin hoặc EDT. Bảo quản ở 2-80C trong vòng 7 ngày, ở - 200C được 6 tháng. Rã đông một lần. Để bệnh phẩm, chuẩn, control ở nhiệt độ phòng (20-250C) và lắc đều trước khi tiến hành xét nghiệm. Để tránh những ảnh hưởng đến kết quả, bệnh phẩm, chuẩn cũng như control phải được phân tích ngay trong vòng 2 giờ

Tiến hành kỹ thuật

Máy móc, hóa chất đã được cài đặt và chuẩn trước khi thực hiện phân tích. Control nằm trong miền cho phép tùy thuộc vào kỹ thuật, thuốc thử của từng công ty. Thông thường chạy control 3 miền: thấp, bình thường và cao. Đối chiếu với luật về nội kiểm chất lượng nếu đạt thì tiến hành phân tích mẫu.

Đưa bệnh phẩm vào phân tích theo protocol của máy. Khi có kết quả thì phân tích và đối chiếu với phiếu xét nghiệm và trả kết quả.

NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

Bình thường: Nam: 9 - 27.8 nmol/l

Nữ: 0.22 - 2.9 nmol/l - Testosteron tăng trong:

Ưu năng tinh hoàn.

Bệnh nam hóa...

Testosteron máu giảm trong:

Thiểu năng tinh hoàn.

Thiểu năng vùng dưới đồi yên.

Stress

NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

Nguyên nhân

Sai sót

Xử trí

Bệnh phẩm có nồng độ bilirubin> 513 μmol/L, huyết tán, tăng lipid máu, đang sử dụng biotin.

Kết quả có thể thay đổi tăng hoặc giảm

Điều trị tình trạng bệnh lý hoặc ngừng dùng thuốc rồi định lượng lại.

Người bệnh đang điều trị Nandrolone, người bệnh nữ suy thận giai đoạn cuối.

Sai lệch kết quả

Ngừng dùng thuốc, kết quả chỉ có ý nghĩa tham khảo.

Nồng độ > dải đo (0,047 – 470 ng/mL).

Sai lệch kết quả

Pha loãng bệnh phẩm.



- Hiểu được chỉ định các xét nghiệm hormone sinh dục, tinh dịch đổ, siêu âm, di truyền.

- Phân tích được giá trị lâm sàng của các xét nghiệm cơ bản.


Định lượng testosterone buổi sáng là một trong các xét nghiệm cơ bản của nam khoa. Testosterone là hormone giới tính chủ yếu của nam. Nó được tổng hợp từ cholesterol trong tế bào Leydig ở mô kẽ của tinh hoàn. Sự bài tiết testosterone chịu sự điều khiển của LH (luteinizing hormone). Testosterone được chuyển hóa thành hai chất chuyển hóa hoạt động chính trên mô đích:

- Dưới tác động của 5 a-reductase, testosterone chuyển hóa thành dihydrotestosterone (DHT) là androgen hoạt động chính. DHT có tác động androgen mạnh hơn rất nhiều so với testosterone.

- Dưới tác động của các aromatase, testosterone chuyển hóa thành estradiol.

Trong huyết tương, 98% testosterone gắn vói protein (bao gồm 65% gắn với sex hormone binding globulin [SHBG], 33% gắn vói albumin). Testosterone sinh khả dụng (bioavailable testosterone) bao gồm testosterone tự do và testosterone gắn kết với albumin (mối hên kết này lỏng lẻo cho phép testosterone được phóng thích dễ dàng). Chỉ có 2% testosterone tự do, không gắn kết, mới thực sự có hoạt tính sinh học. Testosterone tự do sẽ được chuyển hóa chủ yếu ở gan một cách nhanh chóng thành androsterone và dehydroepiandrosterone, thải ra ngoài bằng đường mật và nước tiểu dưới dạng các 17-ketosteroid (xem bài 13).

Chỉ định: trong các trường hợp nghi có suy tuyến sinh dục (bẩm sinh hay mắc phải), hiếm muộn, rối loạn cương, suy tuyến sinh dục khởi phát muộn và để theo dõi việc điểu trị bằng liệu pháp bổ sung testosterone.

Định lượng testosterone được thực hiện vào buổi sáng, trước 10 giờ. Nồng độ testosterone toàn phẩn trong huyết thanh nam giới trưởng thành vào buổi sáng là 300-1000 ng/dl (12 nmol/1 đến 35 nmol/1), trung bình là 525 ng/dl (18,2 nmol/1); ở trẻ nam tiền dậy thì là 100 ng/dl; ở phụ nữ trưởng thành là 30 ng/dl (1 nmol/1). Nồng độ testosterone tự do trong huyết thanh ở nam giới trưởng thành là 10-30 ng/dl, và ở phụ nữ là 0,3-2 ng/dl (1 ng/dl = 0,035 nmol/1). Nồng độ này duy trì hằng định cho đến 30 tuổi. Từ sau 30 tuổi, nồng độ testosterone bắt đầu giảm trung bình 0,8% mỗi năm. Ngoài cách định lượng trực tiếp (rất đắt tiền), nổng độ testosterone tự do còn có thể có được bằng công thức (do Khoa Nội tiết, bệnh viện-đại học Ghent, Bỉ phát triển): http://www. issam.ch/freetesto.htm. Cẩn định lượng albumin, SHBG và testosterone toàn phần trong huyết thanh, điền vào công thức có sẵn trên trang web đó, chọn đơn vị phù hợp, nhấn nút calculate sẽ có được nồng độ testosterone sinh khả dụng và testosterone tự do (bảng 7-1).

Nmol l là gì


1.2. LH và FSH (gonadotropin)


Tiền yên tiết ra hai hormone quan trọng (gonadotropin) kiểm soát chức năng tinh hoàn là luteinizing hormone (LH) và follicle-stimulating hormone (FSH). Chức năng của tuyến yên và sự phóng thích các gonadotropin phụ thuộc vào sự kích thích theo nhịp của GnRH với nhịp độ khoảng 60 phút/lẩn. GnRH {gonadotropin-releasing hormone) do hạ đổi tiết ra, chất này đi đến tiền yên thông qua hệ thống mạch máu cửa. LH và FSH là những glycoprotein với các tiểu đơn vị a và p mà chúng được nối với nhau bằng những cầu không đồng hóa trị. Các đặc tính sinh học của mỗi hormone trên được xác định bởi các tiểu đơn vị p đặc tnlng riêng của chúng. Ngược lại, các tiểu đơn vị a trong LH và FSH hoàn toàn giống nhau, tương tự như vậy vối các hormone glycoprotein khác của người.

Chỉ định: Định lượng nồng độ FSH và LH huyết thanh được chỉ định trong suy tuyến sinh dục và hiếm muộn (bảng 7-2).

1.2.1. LH

LH lưu trữ được phóng thích vào trong tuần hoàn cơ thể theo kiểu từng nhịp sau khi GnRH kết gắn với các thụ thể bề mặt tế bào. LH là chất kích thích chính trong sự sản xuất testosterone bởi tế bào Leydig; testosterone tác động phản hồi âm tính lên sự phóng thích LH tuyến yên.

Trị số bình thường của LH trong huyết thanh ở trẻ nam tiền dậy thì là 2-12 mIU/ml, ở người lớn là 1-15 mIU/ml.

1.2.2. FSH

FSH chịu trách nhiệm khởi đầu và duy trì sự sinh tinh và tác động trên tế bào Sertoli. FSH cũng gây ra sự tăng sản xuất yếu tố ức chế ống Mueller, aromatase và inhibin. Inhibin là một polypeptide do tế bào Sertoli tiết ra, có tác động ức chế âm tính trên sự phóng thích FSH tuyến yên.

Nmol l là gì



Nồng độ FSH huyết thanh bình thường từ 2-6 miu/ml. Nồng độ FSH thấp cho thấy có rối loạn vùng hạ đồi hoặc tuyến yên. Nồng độ FSH tăng cho thấy có tổn thương trong quá trình sinh tinh. Khi FSH>14 miu/ml thì khả năng sinh tinh của tinh hoàn bị tổn hại nhiều (theo Turek, 2008), khi FSH>35 miu/mlthì tinh hoàn gồm các ống sinh tinh teo đét, không sinh tinh (Nguyễn Thị Loan, Nguyễn Thành Như, 2011).

1.3. Prolactin được tiết từ tiền yên. Tăng prolactin trong máu có thể gây suy tuyến sinh dục do làm gián đoạn sự phóng thích GnRH từ hạ đồi.

Trị số bình thường của prolactin huyết thanh là 1-25 ng/ml (0,4- 10 nmol/1).

1.4. Estrogen dư thừa có thể do nội sinh hay ngoại sinh. Tăng quá mức estrogen thường gây vú to, rối loạn cương và teo tinh hoàn. Khảo sát nồng độ estradiol, có vai trò ức chế âm tính đối với nồng độ các gonadotropin, cũng có thể có ích trong hiếm muộn.

Trị số bình thường của estradiol huyết thanh nam giới là 12-34 pg/ml.

2. TINH DỊCH ĐỒ


Tinh dịch đô hiện vẫn là xét nghiệm quan trọng nhất trong các xét nghiệm chẩn đoán hiếm muộn nam. Tinh dịch đồ cẩn được thực hiện ít nhất là hai lần (cách nhau ít nhất 1-2 tháng). Tinh dịch được lấy bằng biện pháp thủ dầm, sau khi không xuất tinh tối thiểu là 2 ngày và tối đa là 7 ngày. Tinh dịch được giữ ấm 20-40°C và phải phân tích tinh dịch trong vòng 1 giờ sau khi lấy mẫu.

Nmol l là gì



Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO, World Health Organization) năm 2010, giới hạn giá trị tham khảo thấp nhất của tinh dịch ở những người nam giới có khả năng sinh sản (bạn tình có thai trong vòng 12 tháng) như sau:


• Lượng tinh dịch là 1,5 ml (1,4-1,7 ml).

• Tổng số tinh trùng mỗi lần xuất tinh là 39 triệu (33-46 triệu).

• Mật độ tinh trùng là 15 triệu/ml (12-16 triệu/ml).

• Độ di động tiến tới của tinh trùng là 32% (31-34%), độ di động của toàn bộ tinh trùng là 40% (38-42%).

• Tỷ lệ sống của tinh trùng là 58% (55-63%).

• Tinh trùng có hình dạng bình thường (theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt, loại trừ tất cả các tinh trùng có bất thường dù chỉ là bất thường nhẹ) là 4% (3-4%).


• Vô tinh dịch (aspermia): tinh dịch không có hoặc rất ít.

• Vô tinh (azoospermia): không có tinh trùng trong tinh dịch.

• Vô tinh thực tế (virtual azoospermia): chỉ có vài tinh trùng non trong tinh dịch đồ.

• Thiểu tinh (oligospermia): mật độ tinh trùng <15 triệu/ml.

• Nhược tinh (asthenospermia): các chỉ số về độ di động, tỉ lệ sống thấp hơn các trị số tham khảo.

• Quái tinh (teratospermia): hình dạng tinh trùng bình thường < 4%. Có tác giả chọn con số 3%.

Vô tinh nghĩa là không có tinh trùng trong mẫu tinh dịch sau khi quay ly tâm ở độ phóng đại 400 lẩn. Quan sát cẩn thận vài phết tinh dịch sau khi tinh dịch đã hóa lỏng là cẩn thiết. Nếu không tìm thấy tinh trùng trong tinh dịch, phẩn tinh lỏng hay toàn bộ tinh dịch cần được quay ly tâm (600 vòng/phút trong 15 phút). Cặn lắng cẩn được khảo sát vi thể tìm tinh trùng.

Theo Chan (2010), cần nhấn mạnh rằng nếu không có một bệnh sử chi tiết và khám lâm sàng kỹ lưỡng thì bản thân tinh dịch đồ, ngay cả khi các thông số đều đạt chuẩn tham khảo của WHO, không thể loại bỏ sự hiện diện của yếu tố hiếm muộn nam có thể điều trị được. Mặc dù tinh dịch đồ là xét nghiệm thường được sử dụng nhất trong khảo sát hiếm muộn nam, ngoại trừ hai thái cực (các thông số quá thấp hay quá cao), các kết quả tinh dịch đổ ít có giá trị tiên lượng về khả năng có thai một cách tự nhiên hay có thai với các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản với người bạn tình nữ.

Trong vô tinh, lượng tinh dịch dưới 1 ml, pH axít gợi ý có bế tắc ống phóng tinh hay bất sản ống dẫn tinh hai bên. Căn cứ vào thể tích và nồng độ pH của tinh dịch, có thể dự đoán được vị trí tắc ống dẫn tinh ở đoạn gần trong bìu hay đoạn xa tại ống phóng tinh. Thể tích tinh dịch <1 ml gợi ý vị trí tắc tại ống phóng tinh. Thể tích tinh dịch >1 ml và pH tinh dịch >7 gợi ý vị trí tắc ở trong bìu. Khi thể tích tinh dịch thấp, cần tìm tinh trùng trong nước tiểu sau khi xuất tinh. Sự hiện diện của tinh trùng trong nước tiểu chứng tỏ có xuất tinh ngược dòng (Nguyễn Thành Như, 2004).

Fructose do túi tinh tiết ra, nồng độ bình thường trong tinh dịch là 120-450 mg/dl. Những bệnh nhân không có túi tinh bẩm sinh (thường kết hợp với bất sản ống dẫn tinh) hay do tắc túi tinh thì không có fructose trong tinh dịch. Hiện nay, thay vì định lượng fructose trong tinh dịch, siêu âm qua ngả trực tràng được dùng để chẩn đoán bế tắc ống phóng tinh. Các thành phần khác trong tinh dịch như citrat, carnitin, a.gluconida, kẽm, ít có giá trị chẩn đoán.

Kháng thể kháng tinh trùng là nguyên nhân gây hiếm muộn ở 10% cặp vợ chồng. Do sinh tinh chỉ bắt đẩu ở giai đoạn dậy thì, khi hệ miễn dịch đã hình thành, nên tinh trùng trở thành một kháng nguyên. Hàng rào tinh hoàn-máu, gồm những tế bào Sertoli liên kết chặt chẽ nhằm ngăn hệ miễn dịch tiếp xúc với kháng nguyên bề mặt tinh trùng. Hiếm muộn do tự miễn có thể xảy ra khi có tổn thương hàng rào tinh hoàn- máu. Kháng thể kháng tinh trùng có thể làm tinh trùng kết dính hay cản trở tinh trùng thụ tinh noãn.

Có nhiều thử nghiệm để phát hiện kháng thể kháng tinh trùng. Các thử nghiệm trực tiếp phát hiện kháng thể trong tinh dịch có giá trị hơn các thử nghiệm gián tiếp phát hiện kháng thể trong huyết thanh, vì có kháng thể trong huyết thanh không bảo đảm chắc chắn có kháng thể trong tinh dịch. Thử nghiệm được dùng nhiều nhất là IBT và MAR. Với IBT, phức hợp hạt polyacrylamit gắn kháng thể người và kháng thể tinh trùng. Với MAR thì tinh trùng ngưng kết với hồng cẩu cừu trong kháng huyết thanh do có sự hiện diện của IgA và IgG. IBT cho nhiều thông tin hơn MAR nhờ khảo sát được số lượng tinh trùng gắn các hạt, loại kháng nguyên kết dính và vị trí các hạt kết dính với tinh trùng. Sự kết dính hay ngưng kết trên 50% tinh trùng di động chứng tỏ có kháng thể kháng tinh trùng có ý nghĩa lầm sàng. Nhược điểm của các thử nghiệm này là cẩn phải có tinh trùng di động tốt; mặt khác, tế bào chết và những mảnh vụn mô có thể dính vào hạt latex làm sai kết quả. Do đó, phép thử tế bào dòng chảy có lẽ có kết quả đáng tin cậy hơn hai thử nghiệm trên trong việc phát hiện kháng thể kháng tinh trùng.

Khoảng 60% nam giới có kháng thể kháng tinh trùng sau triệt sản, và 1/3 trường hợp bất sản ống dẫn tinh cũng có kháng thể kháng tinh trùng. Viêm mào tinh, tinh hoàn ẩn, chấn thương sinh dục là những nguyên nhân khác sinh kháng thể kháng tinh trùng. Theo Silverberg (2001), sự hiện diện của kháng thể kháng tinh trùng đơn thuần có lẽ không đủ ngăn chặn sự thụ thai. Có hay không có kháng thể kháng tinh trùng không phải là chống chỉ định của phẫu thuật thám sát bìu và nối đường dẫn tinh. Mặt khác, theo Lee (2009), tẩn suất có kháng thể kháng tinh trùng khác biệt không có ý nghĩa giữa hai nhóm nối ống dẫn tinh- ống dẫn tinh thành công (thông) và thất bại (không thông). Vì thế, tìm kháng thể kháng tinh trùng trước mổ trong vô tinh bế tắc mắc phải là không cẩn thiết.

Trong vô tinh bế tắc, vai trò của kháng thể kháng tinh trùng là giúp tìm hiểu nguyên nhân những trường hợp đã có tinh trùng sau mổ nối thông đường dẫn tinh, nhưng chất lượng tinh trùng kém và vợ vẫn chưa thụ thai. Tuy nhiên, hiện nay chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu vô sinh do kháng thể kháng tinh trùng. Điều trị bằng corticoid thường không hiệu quả so với các biện pháp thụ tinh nhân tạo như bơm tinh trùng đã lọc rửa vào buồng tử cung, thụ tinh trong ống nghiệm; ngoài ra, có thể gặp tác dụng phụ của corticoid. Carbone (1998) còn nghiên cứu thấy bán tắc tại chỗ nối chứ không phải kháng thể kháng tinh trùng là nguyên nhân gây thiểu tinh sau mổ nối thông.



Không cần chuẩn bị gì trước khi siêu âm. Để quan sát rõ bìu, người ta dùng đầu dò tần số cao 5-10 MHz.

Chỉ định: Siêu âm là một phương tiện đơn giản và tốt nhất để đánh giá các bộ phận bìu như tinh hoàn, mô xung quanh tinh hoàn và một vài bệnh lý ở bìu. Siêu âm có thể phát hiện các bệnh ở tinh hoàn (như xoắn, viêm, bướu), các bệnh mô bao quanh tinh hoàn (như tràn dịch tinh mạc), nhưng khó khảo sát được mào tinh (ngoại trừ nang mào tinh).

Đối với giãn tĩnh mạch tinh (với chẩn đoán hiếm muộn hoặc đau bìu), tỉ lệ phát hiện của siêu âm Doppler bìu là 65,4%. Hình ảnh điển hình là có một hay nhiều tĩnh mạch tinh có đường kính > 3mm và có hiện tượng trào ngược máu tĩnh mạch khi làm nghiệm pháp Valsalva. Đặc biệt tỉ lệ bỏ sót chẩn đoán giãn tĩnh mạch tinh ở tinh hoàn phải là 79%. Vì vậy chẩn đoán giãn tĩnh mạch tinh chủ yếu dựa trên khám lâm sàng bệnh nhân tư thế đứng và nằm vối nghiệm pháp Valsalva, siêu âm Doppler chỉ có vai trò hỗ trợ chẩn đoán và tham khảo.

Ngoài ra, siêu âm bìu còn giúp đo thể tích tinh hoàn. Công thức tính thể tích tinh hoàn là:

Thể tích (ml) = Dài (cm) X Rộng (cm) X Trước-Sau (cm) X 0,52

Siêu âm ngả trực ưàng được Watanabe mô tả lần đầu tiên vào năm 1968. Mãi tói giữa thập niên 80, siêu âm ngả trực tràng mới trở nên phổ biến nhờ sự ra đời của đầu dò tần số cao. Ở tần số 5-7 Mhz, siêu âm ngả trực tràng cho hình ảnh rõ nét của tuyến tiền liệt, túi tinh, ống phóng tinh và bóng tinh. Do đó, vào cuối thập niên 80, đầu thập niên 90, siêu âm ngả trực tràng từ chỗ chủ yếu được ứng dụng trong chẩn đoán ung thư tuyến tiền hệt, bắt đầu được ứng dụng trong chẩn đoán hiếm muộn nam (hình 7-1).

Chỉ định: siêu âm ngả trực tràng cần được thực hiện trên tất cả các bệnh nhân vô tinh nghi ngờ có tắc đường dẫn tinh. Siêu ầm ngả trực tràng giúp chẩn đoán tắc ống phóng tinh. Ống phóng tinh bình thường không thấy trên siêu âm ngả trực tràng, nhưng khi bị giãn thì có thể được nhìn thấy. Giãn túi tinh (đường kính trước-sau >15 cm) và những vùng túi tinh không phản âm, hình tròn là những bất thường hay gặp trong bế tắc ống phóng tinh, đặc biệt khi thể tích tinh dịch < 1 ml. Những bất thường hay gặp khác trong tắc ống phóng tinh có thể phát hiện được qua siêu âm ngả trực tràng là nang ống Mueller hay nang xoang niệu dục và canxi hóa ống phóng tinh. Siêu âm ngả trực tràng còn giúp phát hiện bất sản bẩm sinh túi tinh. Nhìn chung, siêu âm ngả trực

Nmol l là gì



Hình 7-1: Hình ảnh bàng quang (BQ), tuyến tiền liệt (TTL) và túi tinh (TT) trên siêu âm ngả trực tràng.

tràng có giá trị trong chẩn đoán vô tinh bế tắc do bất sản ống dẫn tinh, nhưng để xác định vị trí tắc ở ống phóng tinh, tuyến tiền liệt thì cẩn phải chụp ống dẫn tinh.

Kỹ thuật. Bệnh nhân cẩn được dùng thuốc xổ và cho đi tiểu trước khi siêu âm. Bệnh nhân có thể nằm nghiêng một bên hoặc nằm thế sản phụ khoa.

4. CÁC XÉT NGHIỆM VỂ NHIỄM TRÙNG SINH DỤC


4.1. Bạch cầu trong tinh dịch


Bạch cầu luôn có trong tinh dịch và được coi là tăng bạch cầu hay tinh dịch mủ khi có trên 1 X 106 bạch cầu/ml tinh dịch. Nguyên nhân tăng bạch cầu trong tinh dịch vẫn chưa rõ, nhưng có lẽ có liên quan đến phản ứng viêm do nhiễm trùng, phản ứng của hệ miễn dịch với kháng nguyên tinh trùng hay với những chất độc như thuốc lá, rượu. Tuy vậy, đa số bệnh nhân có tinh dịch mủ không bị nhiễm trùng đường sinh dục.

Cấy tinh dịch

Theo Sigman (2002), trừ khi có dấu hiệu nhiễm trùng hay có tinh dịch mủ, không cần thiết cấy tinh dịch trong hiếm muộn nam. Tương tự, cấy tinh dịch trong xuất tinh máu không giúp tìm được nguyên nhân.

NHỮNG ĐIỂM CẨN LƯU Ý

- Định lượng testosterone cần được thực hiện vào buổi sáng.

- Nồng độ FSH phản ánh khá chính xác tình trạng sinh tinh của tinh hoàn. Khi FSH cao chứng tỏ sinh tinh bị hư hại ở một hay cả hai tinh hoàn.

- Tinh dịch đồ theo chuẩn WHO 2010 có các giá trị tham khảo thấp hơn các chuẩn trước đây. Trong tinh dịch đổ cẩn chú ý tới lượng và pH tinh dịch vì chúng có giá trị trong chẩn đoán tốc ống phóng tinh, bất sản ống dẫn tinh hai bên.

- Siêu âm ngả trực tràng cần đươc thực hiện trên các trường hợp vô tinh nhất là khi lượng tinh dịch dưới 1 ml nhằm khảo sát khả năng tác ống phóng tinh, bất sản túi tinh, bất sản ống dẫn tinh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Carbone DJ Jr, Shah A, Thomas AJ Jr, Agarwal A. Partial obstruction, not antisperm antibodies, causing infertility after vasovasostomy. J Urol, 159 (3), 1998,827-830.

2. Chan p. In Handbook of andrology, 2nd ed., American Society of Andrology, Allen Press, 2010.

3. Comhaire F, Mahmoud A. Normal Spermatozoa and Isolated Abnormalities of Seminal Plasma. In Andrology for the clinician, Springer-Verlag, Berlin 2006,1-4.

4. Cooper TG, Noonan E, von Eckardstein s, Auger J, Baker HWG, Behre HM, Haugen TB, Kruger T, Wang c, Mbizvo MT, Vogelsong KM. World Health Organization reference values for human semen characteristics. Human Reproduction Update, 2010, Vol.16, No.3 231-245.

5. Lee R, Goldstein M, et al. Value of serum antisperm antibodies in diagnosing obstructive azoospermia. J Urol. 2009 Jan;181(l): 264-269.

6. Nguyễn Thành Như và cs. Giá trị chẩn đoán của tinh dịch đổ trong vô tinh. Y học TP. Hồ Chí Minh, tập 10, phụ bản của số 1,2006,234-237.

7. Nguyễn Thành Như, Nguyễn Thị Hạnh và cs. Ý nghĩa của thể tích và độ pH tinh dịch trong vô tinh do bế tắc. Y học TP. Hổ Chí Minh, 2004, tập 8, phụ bản của sổ 1,172-175.

8. Nguyễn Thị Loan, Nguyễn Thành Như, Nguyễn Đức Lượng. Liệu có thể sử dụng FSH để tiên đoán sự sinh tinh? Thời sự Y học 11/2011, số 66,7-9.

9. Nieschlag E„ Behre HM, Nieschlag s. Andrology, 2009, Springer, New York.

10. Sigman M, Jarow JP. Male infertility. In Walsh PC et al Eds, Campbell’s Urology, W.B Saunders, 2002,1475-1531.

11. Silverberg KM, Turner T. Evaluation of sperm. Textbook of assisted reproductive techniques, laboratory and dinicval perspectives, Martin Dunitz, London, 2001, 61-76.

12. Trẩn Vãn Sáng, Nguyễn Thành Như và cs. Vai trò của siêu âm qua trực tràng trong vô tinh do bế tắc. Y học TP. Hổ Chí Minh, 2003, tập 7, phụ bản của số 1, Chuyên để Thận Niệu, 40-43.

13. Turek P.J. Male infertility. In Smith’s General Urology, 17th ed, Lange Medical Books/McGraw-Hill, New York, 2008, 717-726.

14. Watanabe H., Kato H., et al. Diagnostic application of ultrasonotomography to the prostate. Nippon Hinyokika Gakkai Zasshi, 1968, 59 (4), 273-279.

15. Wein AJ. Campbell-Walsh Urology, 9th ed. 2007, Saunders Elsevier, Philadelphia.

16. http://www.issam.ch/freetesto.htm.





Nmol l là gì