Nhà thầu cao tốc bắc nam là ai

Nhà thầu cao tốc bắc nam là ai

Đất đắp nền đường chiếm 15 - 25% giá trị hợp đồng gói thầu nhưng không thuộc vật liệu được điều chỉnh giá nhưng giá đất tại các gói thầu đều tăng cao - Ảnh thi công nền đường cao tốc Mai Sơn - quốc lộ 45

"Bão giá" vật liệu làm tăng 20 - 30% giá trị hợp đồng

Trong kiến nghị gửi các cấp thẩm quyền ngày 14-7, Hiệp hội các nhà thầu đại diện cho 21 nhà thầu thi công dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 cho biết dịch COVID-19, khan hiếm vật liệu và "bão giá" các loại vật liệu chính khiến họ đối mặt nguy cơ phá sản, dự án có nguy cơ vỡ tiến độ.

Ngoài khó khăn do đại dịch COVID-19 cần xác định thuộc trường hợp bất khả kháng theo đúng hợp đồng, khó khăn thứ hai mà các nhà thầu gặp phải ngay sau khi khởi công dự án là khan hiếm nguồn cung đất đắp nền đường.

Khó khăn lớn nhất mà các nhà thầu gặp phải là tình trạng nhiều loại vật liệu chính như: thép, đất đắp, đá, cát, bêtông nhựa, ximăng… và xăng dầu tăng giá đột biến ngay sau khi các dự án khởi công và tiếp tục leo thang.

Đến nay đất đắp tăng khoảng 30 - 50% (có gói thầu tăng 154%), cát vàng tăng 15 - 40% (có gói thầu tăng 187%), nhựa đường tăng 35 - 50%, đá đổ bêtông nhựa tăng 20 - 55%, đá dăm loại 1 tăng 30 - 45% (có gói thầu tăng 129%), dầu diesel tăng 138 - 163%, thép tăng 40 - 50% (có thời điểm tăng 70%), ximăng tăng 20 - 35%... 

Hiện tại các đơn vị vận chuyển thông báo sẽ tăng cước khoảng 30 - 40%.

Ngoài ra, đất đắp nền đường không được điều chỉnh giá theo hợp đồng dù mỗi gói thầu cần vài triệu m3 đất đắp (chiếm giá trị từ 15 - 25% giá trị hợp đồng) càng làm tăng thua lỗ cho nhà thầu.

Thi công cầm chừng: nhà thầu phá sản nhanh, dự án vỡ tiến độ

Các biến động vật liệu trên (chưa tính biến động máy thi công, nhân công) làm tăng khoảng 20 - 30% so với giá trị hợp đồng. Việc này khiến đơn giá thanh toán cho khối lượng hoàn thành không đủ để mua vật tư, vật liệu khi bên bán vật liệu đều yêu cầu thanh toán 100% trước khi nhận hàng.

Các nguyên nhân trên khiến nhiều nhà thầu mất cân đối nghiêm trọng dòng tiền, suy kiệt về tài chính và đang trên bờ vực phá sản, tiền thanh toán từ chủ đầu tư không đủ trang trải chi phí thi công vì đã chạm ngưỡng hạn mức vay ngân hàng để bù đắp thiếu hụt dòng tiền. 

Thực tế trong 3 - 4 tuần trở lại đây, tại nhiều dự án, các nhà thầu đã không thể duy trì được tiến độ công việc cao như trước đây.

Nhà thầu cao tốc bắc nam là ai

Thi công hầm Trường Vinh tại dự án cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu

Theo các nhà thầu, ba dự án phải hoàn thành trong năm 2022 đã bước sang thi công móng, mặt đường. Các hạng mục này có yêu cầu khắt khe về kỹ thuật, giá trị lớn, đòi hỏi nguồn vốn lưu động lớn. Nếu không có giải pháp kịp thời của các cấp có thẩm quyền trong thời gian ngắn sắp tới, nguy cơ vỡ tiến độ tại các dự án là hiện hữu.

Để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho nhà thầu, giúp cải thiện dòng tiền để thúc đẩy tiến độ thi công, các nhà thầu kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Kinh tế Quốc hội, Thủ tướng, Phó thủ tướng Lê Văn Thành, các bộ: Giao thông vận tải, Xây dựng, Kế hoạch và đầu tư xem xét chấp thuận:

Đối với các gói thầu xây lắp thuộc dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 thực hiện theo hình thức đầu tư công: được áp dụng khoản 4, khoản 5, điều 27, nghị định số 10/2021/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng. 

Bộ Giao thông vận tải thuê tư vấn căn cứ thực tế biến động giá nhựa đường, sắt thép, cát, đá, ximăng trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng, xây dựng giá tại chân công trình và chỉ số giá riêng cho các gói thầu làm cơ sở tính toán điều chỉnh giá cho nhà thầu nhằm bù đắp một phần thiệt hại do biến động giá. 

Bổ sung đất đắp nền đường vào công thức điều chỉnh giá hợp đồng vì đất đắp chiếm tỉ trọng từ 15 - 25% giá trị gói thầu…

Bộ Xây dựng kiểm tra và đề nghị các địa phương khảo sát, xây dựng và công bố đơn giá nhân công sát với biến động thực tế hiện nay làm cơ sở xác định chỉ số nhân công phục vụ tính toán điều chỉnh giá theo hợp đồng;

Đối với các dự án cao tốc Bắc - Nam đang thực hiện theo phương thức đối tác công - tư (hợp đồng BOT): cho phép được điều chỉnh giá hợp đồng dự án khi chỉ số trượt giá vật liệu, nhiên liệu trong thời gian xây dựng dự án vượt quá chỉ số trượt giá đã tính toán trong tổng mức đầu tư của dự án và điều chỉnh tổng mức đầu tư trong trường hợp chi phí trượt giá làm vượt tổng mức đầu tư.

Nhà thầu cao tốc bắc nam là ai
'Bão giá' tàn phá giấc mơ người xây nhà

Tin, ảnh: TUẤN PHÙNG

Công ty cổ phần Xây dựng và Lắp máy Trung Nam mới đây đã gửi đơn tới cấp có thẩm quyền xin được chỉ định thầu các gói xây lắp dài khoảng 100 km cao tốc Bắc Nam. Dự kiến tổng giá trị các gói thầu mà đơn vị này đề nghị khoảng 20.000 tỷ đồng với 100 km cao tốc quy mô 4 làn xe.

Công ty cổ phần Tập đoàn Trường Thịnh cũng kiến nghị được tham gia thi công dự án Vạn Ninh - Cam Lộ dài 67,8 km tại hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị, cam kết hoàn thành vượt tiến độ 6 tháng.

Theo lãnh đạo Vụ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ Giao thông Vận tải), nhiều doanh nghiệp khác như Đèo Cả, Him Lam, Hòa Bình, Sơn Hải, Phương Thành, Licogi 16, Hưng Thịnh... đã xin được chỉ định thầu thông qua việc lập các liên danh nhà thầu hoặc là nhà thầu độc lập cho các dự án cao tốc Bắc Nam sắp triển khai.

Quảng cáo

Thi công cao tốc Bắc Nam đoạn Mai Sơn - Quốc lộ 45 đoạn qua Thanh Hóa. Ảnh: Lê Hoàng

Các ứng viên đều cam kết huy động tài chính, thiết bị và tổ chức thi công công trình khoa học, bảo đảm chất lượng, thậm chí cam kết rút ngắn tiến độ 3-6 tháng và tiết kiệm tối thiểu 5% giá trị dự toán gói thầu. Có liên danh còn cho biết đã làm việc với các tổ chức tín dụng để hỗ trợ, tăng tính chủ động nguồn vốn.

Hiện nay Bộ Giao thông Vận tải chưa đưa ra tiêu chí để chọn nhà thầu cho các dự án cao tốc Bắc Nam.

Quảng cáo

Giữa tháng 3, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra một số khung tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm nhà thầu. Theo đó, Bộ này đề xuất các nhà thầu phải có kinh nghiệm thi công công trình có hạng mục tương tự trước đó, phải đáp ứng nguồn lực tài chính, đặt cọc hoặc ký quỹ một khoản kinh phí nhất định, ưu tiên nhà thầu có khả năng huy động nguồn lực sẵn có về vật liệu, nhân lực, thiết bị.

Đồng thời, để tránh tình trạng chia nhỏ gói thầu hay tập trung chỉ định cho một số nhà thầu dẫn đến không đảm bảo tiến độ, chất lượng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất bổ sung một số tiêu chí như không phân chia một dự án thành quá nhiều gói thầu, quy mô gói thầu phù hợp khả năng triển khai của nhà thầu trong nước.

Một lãnh đạo doanh nghiệp xin chỉ định thầu cao tốc Bắc Nam nêu quan điểm, trước đây các gói thầu thường có giá trị 1.000-2.000 tỷ đồng, còn các gói thầu cao tốc Bắc Nam sắp tới có giá trị 5.000-7.000 tỷ đồng, nếu yêu cầu giá trị gói thầu tương đương dự án trước đây thì khó có nhà thầu nào đáp ứng. Do đó, năng lực nhà thầu tham gia chỉ nên có giá trị bằng 50-60% của dự án hiện nay. Để các gói thầu không chia nhỏ thì cần khống chế số thành viên mỗi liên danh: không quá 3-5. Liên danh sẽ chịu trách nhiệm năng lực, tài chính, tiến độ của cả dự án.

Dưới góc nhìn chuyên gia, ông Trần Chủng, Chủ tịch Hiệp hội các Nhà đầu tư công trình giao thông, cho rằng, Bộ Giao thông Vận tải cần cấp thiết đưa ra tiêu chí phân chia gói thầu cũng như đánh giá năng lực nhà thầu.

Ông Chủng cho rằng cần đánh giá nhà thầu theo các tiêu chí, thứ nhất là năng lực gồm nhân lực, thiết bị, kinh nghiệm; thứ hai là năng lực quản trị gồm tổ chức lao động khoa học và kỹ năng quản trị; thứ ba là minh bạch về năng lực tài chính.

Ông Chủng cũng đề nghị công khai các dự án và tiêu chí chọn nhà thầu, hội đồng xét tuyển, công khai kết quả chỉ định thầu và danh tính nhà thầu để người dân giám sát. Ngoài ra, nhà nước có thể áp dụng hình thức Tổng thầu EPC trọn gói thiết kế và thi công.

Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021- 2025 có tổng mức đầu tư 146.990 tỷ đồng, dài 729 km, chia thành 12 dự án thành phần trên các đoạn Bãi Vọt (Hà Tĩnh) - Cam Lộ (Quảng Trị), Quảng Ngãi - Nha Trang và Cần Thơ - Cà Mau. Dự án được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư hồi tháng 11/2021.

Để đẩy nhanh tiến độ, Chính phủ đã ban hành nghị quyết chỉ định các gói thầu thiết kế, xây lắp các dự án cao tốc này. Theo Bộ Giao thông Vận tải, việc chỉ định thầu sẽ rút ngắn thời gian triển khai được 3-4 tháng để hoàn thành dự án đúng tiến độ đến năm 2025.