Nguyễn hùng phong là ai

Điều gì khiến cao thủ trí nhớ này có thể đạt được thành tích như vậy? Ngoài lý lịch là dân công nghệ ra, hiện là giảng viên dạy kỹ năng, Nguyễn Phùng Phong được xem là một “cao thủ ẩn danh”. Anh nói:

“Tôi tham gia khóa học về trí nhớ của Bimemo (tên viết tắt của Trung tâm huấn luyện “Nâng cao năng lực não bộ và cơ thể”) từ tháng 10 năm ngoái, đến nay đã được 8 tháng. Trong quá trình đó, tôi may mắn gặp thầy Biswaroop Roy Chowdhur. Có thể nói, được nghe tiếng thầy đã lâu, nên khi trung tâm vừa mở lớp, tôi đến đăng ký đầu tiên. Lúc đầu, tôi định học để nâng khả năng nhớ của mình lên, phục vụ tốt cho công việc. Một phần vì càng lớn tuổi càng hay quên, một phần vì áp lực công việc mà dễ bị phân tán, không tập trung. Nhưng khi đi sâu vào khóa học với thầy Bi, tôi xác định cho mình mục tiêu là sẽ trở thành kỷ lục gia thế giới. Để đạt được điều đó, ngay từ bây giờ tôi đã rèn luyện hàng ngày”.

 Anh có thể chia sẻ kinh nghiệm của anh khi trở thành cao thủ về trí nhớ?

- Sau khi học về thì tôi dành khoảng 30 phút mỗi ngày để luyện kiến thức thầy dạy. Thời gian đầu cũng gặp nhiều khó khăn vì là người lớn, khả năng tưởng tượng không tốt như khi còn bé. Nhưng với quyết tâm và lòng kiên trì, dần dần tôi thấy dễ hơn và thú vị với những kết quả hiện tại. Nếu chia sẻ về bí quyết, thì theo cách thầy dạy, các con số được mã hóa bằng một hình ảnh gần gũi với mình sẽ dễ nhớ ngay. Cụ thể, mỗi con số đều gợi lên cho tôi một bức tranh, nhiều khi tôi bật cười trong quá trình tập trung, là bởi khi nhớ đến những hình ảnh hạnh phúc hoặc hình ảnh tuyệt vời nhất, như cô gái đẹp chẳng hạn. Đặc biệt, trí tưởng tượng của trẻ em rất ngộ nghĩnh, nên các hình ảnh liên tưởng cũng rất bất ngờ và chúng tiếp thu rất nhanh nếu được hướng dẫn về phương pháp.

 Cho đến nay, anh có tự tin với hiệu quả của việc rèn luyện trí nhớ khi áp dụng trong cuộc sống và công việc?

- Tôi ứng dụng các kỹ thuật ghi nhớ cho hầu hết các thông tin, kiến thức mà tôi cần nhớ. Ví dụ: Nhớ các mốc lịch sử quan trọng trong chương trình đào tạo về Dermatoglyphics (ngành khoa học dấu vân tay) của tôi. Khi học 9 động tác kích hoạt não bộ, tôi là người nhớ nhanh nhất, chính xác nhất. Động tác 1: Bước đều chân - trong bộ mã của tôi số 1 là trái tim, tôi liên tưởng trái tim đập đều. Động tác 2: Chạm chân trước - trong bộ mã của tôi số 2 là cái nón, tôi liên tưởng đi đâu phải nhớ đội nón trước kẻo công an phạt. Động tác 3: Chạm chân sau - trong bộ mã của tôi số 3 là ba của tôi, tôi liên tưởng ba tôi luôn đỡ nâng tôi từ phía sau. Động tác 4: Kéo gối chạm cùi chỏ - tôi liên tưởng 4 là cái rổ, 2 gối tôi có 2 rổ trái cây, 1 táo xanh, 1 nho đỏ và tôi liên tục kéo 2 rổ trái cây này để ăn. Động tác 5: Chéo chân - tôi liên tưởng 5 là cái lò, tưởng tượng tới 1 con gà thơm phức sau khi nướng chín, 2 chân chéo nhau… Tương tự như thế cho tới động tác 9.

Nguyễn hùng phong là ai
Phùng Phong cùng các học viên Bimemo.

Xin anh cho biết kết quả hiện tại anh đạt được?

- Tôi nhớ được 520 số ngẫu nhiên, 1.500.000 số Pi ngẫu nhiên dạng: 101001010…, nhớ được 52 quân bài trong 3 phút và nhớ được dãy màu sắc ngẫu nhiên gồm 800 màu.

Anh có thể chia sẻ về định hướng phát triển tương lai của mình trong lĩnh vực trí nhớ và công việc?

- Tôi tìm hiểu thì thấy cuộc thi Vô địch trí nhớ đã được ông Tony Buzan tổ chức từ năm 1991, nhưng tới nay vẫn chưa có kỷ lục gia người Việt. Tôi đặt mục tiêu: Nhất định, tôi sẽ là kỷ lục gia thế giới về trí nhớ.

Vậy với anh, con đường trở thành kỷ lục gia thế giới còn xa không?

- Kỷ lục gia thế giới có thể nhớ 500 số sau một lần nghe, còn tôi có thể nhớ 520 số nhưng phải nghe lại 1 lần. Hay họ nhớ bộ bài trong vòng 28,5 giây, còn tôi mới nhớ khoảng 2 phút. Họ có khả năng nhớ số nhị phân 2.085 số, còn tôi nhớ được 1.500 số. Nói chung, những gì về số thì tôi nhớ dễ dàng hơn các thứ khác. Và thời gian rèn luyện cần nhiều hơn nữa.

Ích lợi của việc đào tạo năng lực não bộ là gì, theo anh?

- Thứ nhất, nhớ những gì mà mình không thể nhớ. Thứ hai, giúp cho học sinh có thể nhớ tốt hơn, nhất là trong các môn lịch sử, địa lý, toán. Chẳng hạn, môn sử ôm cả cuốn sách dày nhiều ngày cũng khó mà nhớ hết, nhưng nhờ có phương pháp tóm gọn lại trong 10 trang, tôi có thể giúp các em nhớ gần hết các sự kiện. Tôi nghĩ, nếu nước mình biết áp dụng phương pháp trên, học sinh sẽ tiếp thu các môn học cực kỳ nhanh. Một người bình thường đều có thể học. Tôi chưa thấy bất kỳ ai không học được. Chỉ cần rèn trong 3 - 6 tháng để trở thành thói quen, thì các em sẽ rất giỏi. Lâu nay, người thầy dạy kiến thức cho học sinh nhưng không luyện thành thói quen tiếp thu kiến thức, nên dần dần các em sẽ bỏ ngang.

Riêng cá nhân tôi, ngoài những con số, tôi thấy mình dễ dàng nhớ tên người, những cái tên mà trước đây nghe qua một lần cảm thấy rất khó nhớ, và nhiều từ tiếng Anh mình cần có thể nắm rất nhanh. Những cái tên tiếng Nhật trước đây tôi không tài nào nhớ kịp, thì nay trở nên rất dễ dàng. Có người nói, hay vì tôi là dân công nghệ mà tôi nhớ nhanh, nhưng thực ra không phải. Đó cũng chỉ là một yếu tố mà thôi. Tôi nhận ra lợi ích khi dạy kỹ năng cho trẻ con, đó là giúp cho các em tập trung và nhớ rất tốt. Và khi càng đi sâu vào ngành này, nhìn vào những gì thầy Bi đã làm được, tôi thực sự bất ngờ.

Vì sao là chuyên gia công nghệ, mà anh còn mở lớp dạy kỹ năng cho thanh thiếu nhi?

- Là vì tôi thấy trẻ em ngày nay học nhiều, nhưng lại không được trang bị những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống. Trước, tôi đi dạy ở các trung tâm, rèn các kỹ năng để các em tiếp thu công nghệ hiệu quả hơn, nhưng 3 - 4 năm nay thì mở lớp dạy ở nhà. Hiện tôi vẫn dạy những kỹ thuật này cho các học trò của tôi nhưng dưới mô hình nhỏ. Nếu Bimemo có những dự án trên diện rộng thì tôi rất sẵng lòng tham gia.

Còn chuyện nghiên cứu vân tay ở đây thì sao?

- À, nghề này liên quan đến tiềm năng con người, mà lĩnh vực tôi quan tâm chính là huấn luyện và đào tạo năng lực não bộ và cơ thể, nên ngành trên cũng hỗ trợ rất nhiều cho chuyên môn của tôi. Có những nhà khoa học từng nghiên cứu ẩn số của não bộ nằm trong các đường vân trên ngón tay.

Anh có ứng dụng phương pháp của cha đẻ tư duy Tony Buzan trong lĩnh vực trí nhớ?

- Thực ra, tất cả mọi thứ liên quan đến ngành Brain Test đều bắt đầu từ thuyết toàn não. Năm 1981, giáo sư Roger W. Sperry và đồng sự đã được vinh danh giải thưởng Nobel trong ngành Y sinh học vì những nghiên cứu về chức năng của não trái và não phải cũng như lý thuyết toàn não. Từ đây, những nghiên cứu về não bộ không ngừng phát triển. Những kết quả này đã được nhiều nhà khoa học sử dụng triệt để và áp dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau, trong số đó có Tony Buzan.

Vậy nhìn xa hơn trong lĩnh vực giáo dục, ngành đào tạo trí nhớ sẽ giúp ích gì cho học sinh, theo anh?

- Tôi xin đưa ra ý kiến dưới góc nhìn riêng của mình. Chúng ta nên công nhận những phương pháp giáo dục hiện đại để giúp các em học bằng não phải, thông qua việc học bằng hình ảnh, bằng ghi nhớ. Hiện chúng tôi đưa ra những lựa chọn đào tạo theo yêu cầu.

Có thể nói gì về TS. Biswaroop?

- Đó là một người thầy đáng kính và tài năng. Ông tốt nghiệp ngành kỹ sư chế tạo tại Đại học kỹ thuật Punjab - Ấn Độ, là người nắm giữ kỷ lục thế giới về chống cơ bắp (thực hiện 198 pha chống đẩy trong vòng 1 phút) và kỷ lục thế giới về trí nhớ. Ông cũng là tác giả của 25 cuốn sách về ghi nhớ, tinh thần, cơ thể, trong đó cuốn sách bán chạy nhất là “Phương pháp ghi nhớ năng động không thể và có thể”. Hiện ông là Tổng giám đốc Tổ chức Kỷ lục Châu Á.

Xin cảm ơn anh!

Từ tháng 4.2014, VietKings phối hợp với Tổ chức Kỷ lục Châu Á, Tổ chức Kỷ lục Ấn Độ thực hiện Hành trình khai mở não bộ tại Việt Nam. Tính tới tháng 5 năm nay, Bimemo tổ chức thành công 53 buổi hội thảo chuyên đề cho hơn 20.000 người dân Việt Nam tại TPHCM và Hà Nội.


Nguyễn Hùng Phong (1927–2018) là một sĩ quan cấp cao trong Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Trung tướng, nguyên Phó Tư lệnh về Chính trị Quân khu 1.

Nguyễn hùng phong là ai
Nguyễn Hùng Phong

Chức vụ

Phó Tư lệnh về Chính trị Quân khu 1

Nhiệm kỳ1981 – 1991Tư lệnhĐàm Quang Trung
Đàm Văn NgụyTiền nhiệmHoàng PhươngKế nhiệmĐặng Ngọc Truy

Thông tin chung

Quốc tịch
Nguyễn hùng phong là ai
Việt NamSinh1927Mất30 tháng 11, 2018(2018-11-30) (90–91 tuổi)
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Binh nghiệp

Phục vụ
Nguyễn hùng phong là ai
 Quân đội nhân dân Việt NamNăm tại ngũ1942 – 1992Cấp bậc
Nguyễn hùng phong là ai
Trung tướng

Nguyễn Hùng Phong sinh năm 1927, quê quán xã Yên Mỹ, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình.[1]

Từ tháng 7 năm 1942 đến tháng 2 năm 1946: Tham gia hoạt động trong Đoàn Thanh niên cứu quốc Mặt trận Việt Minh xã Côi Trì, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình (tháng 8–1945 được bầu làm Ủy viên thư ký, Ủy ban nhân dân xã Côi Trì, được cử đi học lớp chương trình Việt Minh do Tỉnh bộ Việt Minh Ninh Bình mở).

Từ tháng 3 năm 1946 đến tháng 6 năm 1948: Học Trường Quân chính Bắc Sơn; Trung đội trưởng, Chính trị viên Trung đội thuộc Đại đội Vệ binh, Bộ Tổng Tham mưu.

Từ tháng 7 năm 1948 đến tháng 2 năm 1950: Đảng ủy viên Tiểu đoàn, Chính trị viên Đại đội 5, Đại đội 140, Đại đội 127, Trung đoàn 147 (tiền thân Đại đoàn 308).

Từ tháng 3 năm 1950 đến tháng 9 năm 1955: Bí thư Đảng ủy, Chính trị viên Tiểu đoàn 89, Trung đoàn 36; Bí thư Đảng ủy, Chính trị viên Tiểu đoàn 29, Trung đoàn 88, Đại đoàn 308; (từ tháng 1 năm 1953, học Khóa 7, Trường Chính trị/Tổng cục Chính trị); Phó chủ nhiệm Chính trị Trung đoàn 88, Đại đoàn 308; phụ trách Chính ủy Trung đoàn 77 trực thuộc Bộ Quốc phòng.

Từ tháng 10 năm 1955 đến tháng 9 năm 1960: Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Trung đoàn 242, Quân khu Đông Bắc; Phó chủ nhiệm Chính trị Quân khu Đông Bắc; Phó chủ nhiệm Chính trị Trường Sĩ quan Lục quân.

Từ tháng 10 năm 1960 đến tháng 7 năm 1961: Ủy viên Thường vụ Đảng ủy, Chủ nhiệm Chính trị Lữ đoàn 350.

Từ tháng 8 năm 1961 đến tháng 7 năm 1963: Học Trường Nguyễn Ái Quốc.

Từ tháng 8 năm 1963 đến tháng 10 năm 1973: Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Sư đoàn, Phó chủ nhiệm Chính trị, Chủ nhiệm Chính trị, Phó chính ủy Sư đoàn 308, Quân đội nhân dân Việt Nam; Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Sư đoàn 308, Quân đội nhân dân Việt Nam.

Từ tháng 11 năm 1973 đến tháng 12 năm 1976: Ủy viên Thường vụ, Phó chính ủy kiêm Chủ nhiệm Chính trị Quân đoàn 1, Quân đội nhân dân Việt Nam.

Từ tháng 1 đến tháng 11 năm 1977: Học Trường Quân sự cao cấp Vôrôsilốp/Liên Xô.

Từ tháng 12 năm 1977 đến tháng 5 năm 1979: Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Tổng cục Chính trị, Cục trưởng Cục Tổ chức, Quân đội nhân dân Việt Nam.

Từ tháng 6 năm 1979 đến tháng 1 năm 1981: Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân đoàn 2, Quân đội nhân dân Việt Nam..

Từ tháng 2 năm 1981 đến tháng 7 năm 1981: Phó bí thư Đảng ủy, Phó tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân khu 3; học viên lớp quản lý kinh tế tại Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc.

Từ tháng 8 năm 1981 đến tháng 9 năm 1987: Phó bí thư Đảng ủy, Bí thư Đảng ủy, Phó tư lệnh về Chính trị kiêm Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 1, Quân đội nhân dân Việt Nam.

Từ tháng 10 năm 1987 đến tháng 12 năm 1991: Bí thư Đảng ủy, Phó tư lệnh về Chính trị Quân khu 1, Quân đội nhân dân Việt Nam.

Tháng 1 năm 1992, ông nghỉ hưu.

Ngày 30 tháng 11 năm 2018, ông qua đời tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.[1]

Năm thụ phong 1979 1986
Quân hàm    
Cấp bậc Thiếu tướng Trung tướng

  1. ^ a b “Tin buồn: Đồng chí Trung tướng Nguyễn Hùng Phong từ trần”. Báo Công an nhân dân điện tử. 6 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2019.

  • Tin buồn – Tiểu sử Nguyễn Hùng Phong

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Nguyễn_Hùng_Phong&oldid=67163924”