Mới sinh có nên an rau muống không

Rau muống là một loại rau xanh rất tốt cho sức khỏe vì chúng làm chậm quá trình lão hóa, điều trị thiếu máu, khó tiêu, tốt cho mắt,.. Tuy nhiên phụ nữ sau khi sinh ăn rau muống sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe. Cùng SLady tìm hiểu trong bài viết sau về 3 tác hại phổ biến của loại rau này đối với các mẹ sinh thường và sinh mổ nhé!

Mới sinh có nên an rau muống không
Mẹ sau sinh ăn rau muống được không?

3 Tác hại với phụ nữ sau khi sinh ăn rau muống là gì?

Rau muống có chứa tới 90% là nước còn lại là chất xơ, protein và vitamin C, E, sắt, kẽm, magie,.. Có thể nói đây là loại rau khá tốt cho sức khỏe, đặc biệt là chị em vừa sinh đẻ xong. Tuy nhiên, một số thành phần khác của loại rau này lại có thể gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe và vẻ đẹp của phụ nữ sau sinh.

1. Sau khi sinh ăn rau muống gây sẹo lồi

Như các mẹ đã biết, đối với mọi vết thương hở thì đều nên kiêng ăn các loại thực phẩm dẫn đến mưng mủ hay gây ra sẹo lồi. Rau muống lại là một trong những nguyên nhân khiến vết thương của bạn trở nên lồi lõm, nhấp nhô. 

Rau muống có các chất làm kích thích các sợi collagen khiến vùng da bị tổn thương được làm đầy nhanh chóng. Tuy nhiên, chúng lại được sắp xếp một cách lộn xộn, chồng chéo lên nhau dẫn tới những mô cứng gọi là sẹo lồi.

Mới sinh có nên an rau muống không
Mẹ sau sinh ăn rau muống gây sẹo lồi

Chính vì thế, dù là sinh thường hay sinh mổ thì sau khi sinh ăn rau muống cũng không nên nếu như bạn không muốn để lại vết sẹo lồi xấu xí.

2. Ăn rau muống có thể làm ảnh hưởng đến nguồn sữa cho con

Rau muống có 2 loại là trắng và tía đều có thể trồng trên cạn hoặc dưới nước. Loại rau này ngoài sử dụng để ăn còn là cây thuốc trong Đông y dùng để chữa trị bệnh. 

Phụ nữ khi mới sinh xong có thể trạng yếu, hệ tiêu hóa không tốt vì thế cần kiêng các loại thực phẩm có tính hàn, mà rau muống lại nằm trong số đó. Sau khi sinh ăn rau muống có thể làm mẹ bị lạnh bụng, đi ngoài điều đó có thể ảnh hưởng đến nguồn sữa của con.  

3. Sau khi sinh ăn rau muống dễ gây ngộ độc vì nhiều thuốc

Rau muống có chứa ký sinh trùng Fasciolopsis buski, nếu như mẹ ăn rau muống chưa chín kỹ có thể gây ra các chứng khó tiêu, dị ứng, đau bụng hay tiêu chảy. Ngoài ra, đây cũng là loại rau dễ bị phun thuốc nhiều, với một hệ tiêu hóa còn non yếu nếu như không rửa rau sạch sẽ, đun sôi nấu chín thì khá là nguy hiểm. Vì thế, các mẹ sau sinh nếu ăn rau muống càng nên cẩn thận.

Mới sinh có nên an rau muống không
Rau muống phun khá nhiều thuốc nên không an toàn với hệ tiêu hóa non yếu

Khi nào mẹ sau sinh mới có thể ăn rau muống?

Tuy rau muống có những ảnh hưởng không tốt đối với các mẹ mới sinh nhưng sau khi sinh một thời gian là các mẹ đã có thể ăn chúng. Sau khi sinh ăn rau muống đúng cách vừa bổ sung các dưỡng chất có trong loại rau này cho cơ thể, vừa để thay đổi món trong bữa ăn hàng ngày. Vậy phụ nữ sau khi sinh bao lâu mới có thể ăn rau muống?

Đối với phụ nữ sinh thường và sinh mổ sẽ có thời gian kiêng cữ khác nhau. Sinh mổ thường phải kiêng lâu hơn, khả năng hồi phục vết thương cũng khá chậm. Sinh thường chỉ khâu vài mũi ở tầng sinh môn nhưng sinh mổ là cả mấy chục mũi khâu nên việc hình thành sẹo lồi xấu xí cũng dễ hơn.

  • Sau khi sinh thường, mẹ nên kiêng ăn rau muống ít nhất 3 tháng để vết thương lành lặn hẳn.
  • Sau khi sinh mổ mẹ nên kiêng ít nhất 6 – 7 tháng mới có thể ăn rau muống.
Mới sinh có nên an rau muống không
Chỉ nên ăn rau muống sau sinh thường 3 tháng và 6 – 7 tháng với sinh mổ

Sau khoảng thời gian trên mẹ có thể ăn rau muống bình thường, tuy nhiên với các mẹ đang cho con bú thì vẫn nên ăn ít một để theo dõi phản ứng của con với loại rau đó có sao không. 

Dù là sinh thường hay sinh mổ thì khi vết thương khô miệng, bạn cần bôi ngay thuốc trị sẹo để tránh gây ra sẹo dài và thâm gây mất thẩm mỹ.

Trong khoảng thời gian an toàn được ăn rau muống mẹ cũng nên tìm nơi uy tín để mua nguồn rau sạch, trước khi chế biến rửa rau sạch dưới vòi nước lạnh và ngâm với nước ozone để khử trùng cẩn thận.

Thực phẩm nào cũng có 2 mặt lợi – hại của nó nếu như bạn không biết nó sử dụng đúng cách. Mong rằng với những chia sẻ trên của chúng tôi sẽ giúp các mẹ không còn suy nghĩ về việc sau khi sinh ăn rau muống được không và khi nào ăn là tốt nhất. Chúc các mẹ và các bé luôn vui khỏe!

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Trịnh Thị Thanh Huyền - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Sau sinh mổ, cơ thể sản phụ rất yếu, cần được bồi bổ nhiều món ăn dinh dưỡng, đa dạng các loại thực phẩm để mau chóng hồi phục sức khỏe. Tuy nhiên, không phải món ăn nào sản phụ sinh mổ cũng có thể ăn được. Nhiều món ăn có thể gây kích ứng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Sau ca phẫu thuật mổ lấy thai, ruột của sản phụ bị kích ứng, khả năng tiêu hóa kém do hoạt động của ruột và dạ dày giảm. Vì thế, nếu ăn nhiều thức ăn, ăn các loại thức ăn khó tiêu sẽ khiến sản phụ bị đầy bụng, táo bón, gây khó khăn cho việc hồi phục sức khỏe.

Để quá trình phục hồi sau sinh mổ nhanh chóng, sản phụ cần hạn chế những món ăn dưới đây:

  • Các đồ ăn có tính hàn như: cua, ốc, rau đay... Cơ thể sản phụ sau sinh mổ rất dễ bị lạnh. Các loại đồ ăn có tính hàn sẽ ức chế sự ngưng tụ của máu khiến vết mổ lâu lành.
  • Các đồ ăn không tốt cho quá trình lành sẹo, làm tăng quá trình tạo mủ, gây viêm vết mổ như: gạo nếp, rau muống, lòng trắng trứng...
  • Các đồ ăn gây sắc tố đen khiến vết sẹo sâu hơn

Mới sinh có nên an rau muống không

Sản phụ sinh mổ kiêng các loại đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ

  • Thức ăn nhiều dầu mỡ: móng giò, da gà, da vịt, thịt mỡ, các loại đồ ăn chiên rán, xào nhiều dầu...
  • Các loại đồ ăn cay, nóng như: ớt, hạt tiêu, mù tạt...
  • Các loại đồ ăn, thức uống có tính kích thích như: cà phê, rượu, bia...
  • Các thực phẩm tái, sống như: gỏi, rau sống...
  • Các loại thức ăn gây dị ứng cho cơ thể
  • Một số sản phụ bị di chứng cao huyết áp cần hạn chế ăn muối

Khoảng 6 giờ đầu sau khi sinh mổ, sản phụ chỉ nên uống nước lọc. Khi sản phụ có thể xì hơi hoặc đi đại tiện được thì mới nên ăn cháo loãng và tăng dần độ đặc của cháo.

Sau khi sinh mổ khoảng 3 - 4 ngày, sản phụ có thể ăn cơm. Chú ý, không ăn quá nhiều, không ăn đồ ăn có nhiều dầu mỡ. Nên uống thật nhiều nước và ăn nhiều hoa quả để tránh bị táo bón.

Chế độ dinh dưỡng của sản phụ sau sinh nói chung và sau sinh mổ nói riêng rất quan trọng, quyết định khả năng hồi phục sức khỏe và ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho con bú. Nên cho sản phụ ăn các loại thức ăn dễ tiêu như: trứng gà, thịt lợn, canh xương hầm, canh gà... Tăng cường các loại rau xanh trong bữa ăn hàng ngày.

Mới sinh có nên an rau muống không

1 - 2 ngày sau sinh mổ, sản phụ nên ăn cháo loãng để tránh bị đầy bụng, khó tiêu

Một bữa ăn phải bao gồm đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết gồm protein, chất béo, tinh bột, đường, vitamin, chất khoáng, nước. Nên thay đổi đa dạng các món ăn hàng ngày để sản phụ không bị chán. Có thể chia nhỏ thành 5 - 6 bữa ăn/ngày.

Một số món ăn tốt cho sản phụ sau sinh mổ như:

  • Đường đỏ: đường đỏ có tính ôn, ích khí, hoạt huyết, dễ tiêu hóa, giảm đau, lợi sữa. Sản phụ có thể kết hợp đường đỏ tạo thành nhiều món ăn hấp dẫn, vừa ngon miệng, vừa bổ dưỡng, rất tốt cho việc hồi phục sức khỏe, điều trị cao huyết áp và bị lạnh sau sinh.
  • Cá chép: cá chép không những có lợi cho phụ nữ có thai mà phụ nữ sau sinh cũng nên ăn cá chép mỗi tuần. Cá chép có chứa nhiều protid giúp thúc đẩy tử cung co bóp, đẩy máu dư ra ngoài, rút ngắn thời gian ra sản dịch.
  • Trứng gà: trứng gà là loại thực phẩm phổ biến, có thể chế biến thành rất nhiều món ăn ngon. Trứng gà chứa nhiều protein cần thiết cho quá trình hồi phục sức khỏe của sản phụ. Ngoài ra, trứng gà còn chứa nhiều chất giúp vết thương mau lành, tăng tiết sữa cho sản phụ. Chú ý, không ăn quá nhiều trứng gà trong một bữa, có thể dẫn đến khó tiêu, đầy bụng.
  • Hoa quả: hoa quả chứa nhiều vitamin và khoáng chất, có khả năng ngăn ngừa táo bón, thúc đẩy quá trình tiêu hóa, bổ sung các loại vitamin thiếu hụt trong cơ thể sản phụ. Nên ăn các loại hoa quả có vị ngọt, tính mát như: chuối, quýt, bưởi ngọt, nho, táo, lê...

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt sau sinh

XEM THÊM: