Thơ có yếu tố tự sự và miêu tả là gì

Văn nghị luận là thể loại mô tả diễn biến tâm lí nhân vật chi tiết nhất và hai yếu tố tự sự và miêu tả đóng vai trò quan trọng. Vì vậy, trong bài viết này thuvienhoidap sẽ hướng dẫn các bạn cách tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận. Dưới đây sẽ làm rõ yếu tố miêu tả là gì ?

Video bài văn nghị luận cần có những yếu tố nào ?

Khái niệm các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận

Bài văn nghị luận thường phải có các yếu tố tự sự và miêu tả. Hai yếu tố này giúp cho việc trình bày các luận cứ, luận điểm, lập luận trong bài văn được rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn và do đó, có tính thuyết phục mạnh mẽ hơn.

Các yếu tố tự sự và miêu tả được dùng làm luận cứ phải phục vụ cho việc làm rõ các luận điểm được đưa ra hoặc chính minh cho các luận điểm đó và không phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn.

Yếu tố miêu tả là gì :

  •  Miêu tả là tái hiện sự vật, làm cho sự vật hiện lên sinh động với những chi tiết về hình dáng, kích thước, khối lượng, màu sắc, âm thanh… như nó vốn có trong cuộc sống để người đọc (người nghe) như được nhìn thấy, nghe thấy, ngửi thấy… đối tượng miêu tả một cách cụ thể, sinh động.
  • Trong văn tự sự, thường không chỉ có tự sự mà luôn đan xen các yếu tố miêu tả và biểu cảm. Các yếu tố này làm cho sự việc được cụ thể, tính cách nhân vật được khắc hoạ rõ nét, làm cho việc kể chuyện thêm sinh động và chủ đề được khắc sâu hơn.

Yếu tố tự sự là gì :

Mặc dù là thể văn phổ biến được sử dụng hiện nay, nhưng không nhiều người nắm được khái niệm, định nghĩa văn tự sự là gì. Văn tự sự là gì cho ví dụ? Văn tự sự (còn gọi là văn kể chuyện) là phương thức trình bày các chuỗi sự việc, hiện tượng, từ sự việc hiện tượng này dẫn đến sự vật, hiện tượng kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc thể hiện một ý nghĩa

Một bài văn nghị luận phải có yếu tố nào :

  • Luận điểm: ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định (hay phủ định)
  • Luận cứ: lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm
  • Lập luận: các nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm

Vai trò của yếu tố tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm là gì :

  • Miêu tả và tự sự trong văn miêu tả đóng vai trò làm nền cho người viết bộc lộ cảm, tình cảm của mình về đối tượng được đề cập đến.
  • Nếu không có tự sự miêu tả thì tình cảm, cảm xúc của người viết sẽ trở nên mơ hồ, thiếu cụ thể, bài viết sẽ không tạo được ấn tượng.
  • Không có tình cảm nào lại không nảy sinh từ cảnh vật, con người, câu chuyện cụ thể, vì vậy ta có thể kết luận: không thể thiếu yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm.
  • Tất cả những bài ta đã học: “Hoa hải đường”, “Về An Giang”, “Hoa học trò”, “Cây sấu Hà Nội”… đều là những ví dụ cụ thể.

Cách đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận

Các bạn cần lựa chọn các yếu tố tự sự, miêu tả và đưa các thông tin này vào đúng vị trí trong bài văn nghị luận thì hiệu quả mang lại mới tối ưu nhất.

Cách đưa các yếu tố tự sự vào đoạn văn nghị luận

Chọn lọc các mẩu chuyện như các câu chuyện dân gian, truyện lịch sử, sử dụng các đoạn trích nổi bật trong các tác phẩm văn học, mẩu truyện hạt giống tâm hồn, quà tặng cuộc sống hay thậm chí là các câu chuyện đời thường…

Nên tóm lược, trích dẫn hay thuật kể các chi tiết chính, quan trọng và liên quan nhất đến vấn đề cần nghị luận.

Cách đưa các yếu tố miêu tả vào văn nghị luận

Chọn lọc chi tiết các tả phù hợp nhất.

Sử dụng các thể loại từ láy, tính từ đặc sắc và kết hợp các biện pháp tu từ, phép liên tưởng, tưởng tượng…

Tham khảo thêm: Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận

Ví dụ cách đưa yếu tố tự sự, miêu tả vào bài văn nghị luận

Ví dụ 1 : Lựa chọn các yếu tố tự sự thích hợp trong bài văn nghị luận về lòng hiếu thảo

Sử dụng các mẩu chuyện dân gian như: Chử Đồng Tử nhường chiếc khố duy nhất cho cha lúc cha mất.

Quà tặng cuộc sống: Trong năm đứa con của má, chị nghèo nhất. Chồng chị mất sớm, con chị đang ở tuổi ăn học. Gần tới lễ mừng thọ 70 tuổi của má, cả nhà hợp bàn xem nên chọn nhà hàng nào, bao nhiêu bàn, mời bao nhiêu người. Chị lặng lẽ đến bên má: “ Má ơi, má thèm gì để con nấu má ăn?” … Chưa tan tiệc, má xin về sớm vì mệt, ai cũng chặc lưỡi:” sao má chẳng ăn gì?” Về nhà, mọi người tìm má. Dưới bếp má đang ăn cơm với tô canh chua lá me và dĩa cá bống kho tiêu chỉ mang đến.

Ví dụ 2: Cách đưa yếu tố miêu tả trong văn nghị luận

“ Bạn có bao giờ tận hưởng không khí trong lành, dịu ngọt, tinh khôi của buổi sớm mai hay say đắm trong làn hương thoang thoảng của muôn hoa cỏ? Bạn có bao giờ nghe tiếng thì thầm ca hát của gió, tiếng xào xạc trò chuyện của lá cây, tiếng hót trong veo thánh thót của loài chim? Nếu dành cho mình những giây phút ấy, bạn sẽ có cảm giác thật thư thái, sảng khoái. Bởi thiên nhiên là người bạn nuôi dưỡng cho tâm hồn mỗi chúng ta.

Trong đoạn trích trên tác giả đã đưa các yếu tố miêu tả bằng những tính từ, từ láy, biện pháp tu từ liệt kê, nhân hóa để tăng sự biểu cảm.

Xem thêm: Cách làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống

Bài tập áp dụng các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận

Đề bài tập 1 SGK trang 116 – ngữ văn 8

Hãy cho biết các yếu tố miêu tả, tự sự trong đoạn bình giảng bài thơ ngắm trăng – Hồ Chí Minh

Đáp án bài tập 1

Các yếu tố tự sự gồm:

  • Bác bị giam cầm trong tù.
  • Đêm trước rằm đầu tiên từ ngày bị giam giữ.
  • Mười mấy ngày qua, trừ cái bực mình ban đầu khi bị bắt giữ vô cớ, chỉ là một xâu nhưng sự vật linh kỉnh, lích kích đáng lạ, đáng cười, đáng ghét, của bộ mặt nhà giam…

= > Hình dung rõ hơn hoàn cảnh sáng tác bài thơ và tâm trạng của nhà thơ.

Các yếu tố miêu tả

  • Trời trong, trăng tròn và sáng, trong suốt, bao la, huyền ảo, vỗ về bên cửa sổ, lồng bóng cây.
  • Tâm trạng dạt dào nên sinh băn khoăn, bối rối, xao xuyến, ăm ắp, tình tứ, rạo rực, muốn yêu, muốn thưởng thức, muốn chan hòa, giải bày, bộc lộ…

= > Hiện lên khung cảnh đêm trăng và cảm xúc của người tù.

=>Cảm nhận rõ hơn chiều sâu tâm tư, tình cảm dạt dào của Bác trước vầng trăng.

=>Gợi sự đồng cảm, liên tưởng.

Kết luận: Đây là câu trả lời đầy đủ, chính xác nhất cho câu hỏi các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận là gì?

Từ khóa tìm kiếm : 1 bài văn nghị luận phải có yếu tố nào,thế nào là yếu tố miêu tả,những yếu tố trong văn tự sự,một bài văn nghị luận phải có yếu tố nào ?,tự sự miêu tả là gì,tác dụng của yếu tố tự sự và miêu tả,vai trò của yếu tố tự sự và miêu tả trong văn bản là gì,tự sự miêu tả,bài văn nghị luận cần có những yếu tố nào

1. Tự sự và miêu tả trong văn bản biểu cảm.

a) Hãy chỉ ra các yếu tố tự sự và miêu tả trong bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá và nhận xét về ý nghĩa của chúng đối với bài thơ.
Gợi ý:

Xem lại bài đọc hiểu văn bản để thấy được sự kết hợp giữa tự sự, miêu tả và biểu cảm trong bài thơ này. Ở mỗi phần của bài thơ, các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm được sử dụng khác nhau: hai câu đầu tự sự, ba câu tiếp miêu tả; từ câu 6 đến câu 10: tự sự kết hợp với biểu cảm (kể chuyện trẻ con cướp mái tranh, bộc lộ sự uất ức); từ câu 11 đến câu 18: tự sự + miêu tả + biểu cảm; đoạn cuối: biểu cảm.

Bằng sự kết hợp ba yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm, bài thơ đã khắc hoạ đậm nét tình cảnh khốn cùng của nhà thơ khi căn nhà bị gió thu phá nát từ đó bộc lộ khát vọng cao cả về mái nhà che chở cho mọi người.

b) Đọc đoạn văn sau và chỉ ra các yếu tố tự sự, miêu tả trong đó. Các yếu tố tự sự và miêu tả đã giúp gì cho việc bộc lộ tình cảm của tác giả?

Những ngón chân của bố khum khum, lúc nào cũng như bám vào đất để khỏi trơn ngã. Người ta nói “đấy là bàn chân vất vả”. Gan bàn chân bao giờ cũng xám xịt và lỗ rỗ, bao giờ cũng khuyết một miếng, không đầy đặn như gan bàn chân người khác. Mu bàn chân mốc trắng, bong da từng bãi, lại có nốt lấm tấm. Đêm nào bố cũng ngâm nước nóng hoà muối, gãi lấy gãi để rồi xỏ vào đôi guốc mộc. Khi ngủ bố rên, rên vì đau mình, nhưng cũng rên vì nhức chân. Rượu tê thấp không tài nào xoa bóp khỏi.

READ:  Soạn bài : Tìm hiểu chung về văn bản hành chính

Bố đi chân đất. Bố đi ngang dọc đông tây đâu đâu con không hiểu. Con chỉ thấy ngày nào bố cũng ngâm chân xuống nước, xuống bùn để câu quăng. Bố tất bật đi từ khi sương còn đẫm ngọn cây ngọn cỏ. Khi bố về cũng là lúc cây cỏ đẫm sương đêm. Cái thúng câu bao lần chà đi xát lại bằng sắn thuyền.
Cái ống câu nhẵn mòn, cái cần câu bóng dấu tay cầm… Con chỉ biết cái hòm đồ nghề cắt tóc sực mùi dầu máy tra tông-đơ, cái ghế xép bao lần thay vải, nó theo bố đi xa lắm

Bố ơi! Bố chữa làm sao được lành lặn đôi chân ấy: đôi bàn chân dầm sương dãi nắng đã thành bệnh.

(Duy Khán, Tuổi thơ im lặng)

Gợi ý:

Tác giả miêu tả bàn chân bố; kể chuyện bố ngâm chân nước muối, bố rên vì đau, bố đi sớm về hôm và bộc lộ tình thương của người con đối với bố. Việc miêu tả bàn chân bố, kể chuyện về bố làm nền tảng cho việc bộc lộ cảm xúc thương bố ở cuối bài.

c) Đoạn văn trên miêu tả, tự sự trong niềm hồi tưởng. Hãy cho biết tình cảm đã chi phối tự sự và miêu tả trong đoạn văn trên như thế nào?

Gợi ý:

Việc miêu tả, tự sự trong niềm hồi tưởng khiến cho hình ảnh bàn chân dầm sương dãi nắng, nỗi vất vả sớm hôm của người bố không còn chỉ là hình ảnh, sự việc đơn thuần mà đã hoà thấm với tình cảm thương yêu vô hạn của người con. Hồi tưởng

về người bố với tình cảm ấy, những hình ảnh và sự việc trở lên giàu sức gợi, có sức truyền cảm mạnh mẽ.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Hãy kể lại nội dung bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của Đỗ Phủ bằng một bài văn xuôi biểu cảm.
Gợi ý:

Cần tái hiện lại biến cố nhà tranh của Đỗ Phủ bị gió thu phá nát nhưng mục đích không phải là miêu tả, kể chuyện thuần tuý. Điều quan trọng là qua việc kể lại biến cố của nhà thơ Đỗ Phủ, miêu tả cảnh mái nhà bị gió thu phá nát tơi bời, chuyện trẻ con cướp tranh chạy mất, chuyện tủi cực trong đêm mưa gió trong ngôi nhà dột nát… để thể hiện sự cảm thông trước tình cảnh khốn cùng của thi sĩ, đồng thời bày tỏ lòng cảm phục, nỗi xúc động đối với ước muốn cao cả của ông. Ông ước mơ có được ngôi nhà vững chắc ngàn vạn gian để che chở cho tất cả mọi người nghèo trong thiên hạ.

READ:  Soạn bài: Sống chết mặc bay - Lớp 7

2. Trên cơ sở bài văn Kẹo mầm của Băng Sơn, hãy viết lại thành một bàI văn biểu cảm.

Gợi ý: Để chuyển văn bản này thành một bài văn biểu cảm cần chú ý thể hiện được những điểm sau đây trong bài viết của mình:

– Tự sự: Kể được chuyện mẹ và chị gỡ tóc rối giắt lên mái hiên nhà; chuyện tóc rối đổi kẹo và chuyện bà cụ đổi kẹo nhày trước; chuyện mẹ mất, chị lấy chồng xa; chuyện tưởng tượng thấy mẹ khi nghe tiếng rao đổi kẹo,…

– Miêu tả: Tả lại cảnh mẹ và chị gỡ tóc rối; hình ảnh gánh hàng của bà đổi kẹo; hình ảnh que kẹo mầm ngày trước,…

– Biểu cảm (chủ đạo): Que kẹo mầm tuổi thơ gợi ra trong lòng tác giả cảm xúc bồi hồi, sự thương nhớ mẹ vời vợi, không bao giờ nguôi trong lòng người con.