Lớp nhân Trái Đất có nhiệt độ khoảng bao nhiêu

Trái Đất được cấu tạo bởi ba lớp, từ ngoài vào trong bao gồm: vỏ Trái Đất, man-ti và nhân Trái Đất. Lõi Trái đất có nhiệt độ cao nhất là 5000°C và có trạng thái từ lỏng đến rắn với độ dày khoảng 3400 km

Trắc nghiệm: Lõi Trái Đất có nhiệt độ cao nhất là:

A. 1 000°C

B. 5 000°C

C. 7 000°C

D. 3 000°C

Trả lời: 

Đáp án đúng: B. 5 000°C

Nhiệt độ cao nhất của lòi trái đất là 5 000°C

Giải thích:

Lõi Trái Đất:

- Ngoài lỏng, nhân trong rắn chắc.

- Độ dày: trên 3000km.

- Trạng thái: Lỏng ở ngoài, rắn ở trong.

- Nhiệt độ: Cao nhất khoảng 5000°C

Kiến thức vận dụng trả lời câu hỏi

1. Cấu tạo bên trong của Trái Đất

- Trái Đất được cấu tạo bởi ba lớp, từ ngoài vào trong bao gồm: vỏ Trái Đất, man-ti và nhân Trái Đất.

- Vỏ Trái Đất có độ dày từ 5 đến 70 km, càng xuống sâu nhiệt độ càng tăng, tối đa lên đến 10000C.

- Bao man-ti với trạng thái quánh dẻo đến rắn, có độ dày 2900 km, nhiệt độ từ 1500 - 37000C.

- Lớp nhân có tạng thái từ lỏng đến rắn với độ dày khoảng 3400 km, nhiệt độ khoảng 50000C.

Lớp nhân Trái Đất có nhiệt độ khoảng bao nhiêu

>>> Xem thêm: Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm mấy lớp?

2. Cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất.

- Lớp vỏ Trái Đất chiếm 1% thể tích, 0,5% khối lượng.

- Là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên: không khí nước, sinh vật…và là nơi sinh sống của xã hội loài người.

- Vỏ Trái Đất do một số địa mảng kề nhau tạo thành, có 7 địa mảng lớn:

+ Mảng lục địa (là bộ phẩn nổi trên bề mặt nước biển.): Á – Âu, Phi, Ấn Độ, Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Nam Cực.

+ Mảng đại dương (gồm các đảo và vùng trũng bị chìm ngập dưới mực nước biển): Thái Bình Dương.

- Các địa mảng di chuyển rất chậm.

- Có thể tách xa nhau hoặc xô vào nhau.

   + Hai mảng tách xa nhau: Các mảng dần tách xa nhau về hai phía. Hình thành vực sâu, sống núi dưới đại dương. Gây động đất, núi lửa, sóng thần.

   + Hai mảng xô vào nhau: Hai mảng nén ép, xô trườn lên nhau → Hình thành : núi cao, vực sâu.

Lớp nhân Trái Đất có nhiệt độ khoảng bao nhiêu

3. Bài tập vận dụng bổ sung kiến thức về cấu tạo của Trái Đất

Câu 1: Quan sát hình 2, em hãy:

- Kể tên các địa mảng lớn của Trái Đất. Việt Nam nằm ở địa mảng nào?

- Dựa vào chú giải, tìm trên hình các địa mảng xô vào nhau và đới tiếp giáp của các địa mảng đó.

Lớp nhân Trái Đất có nhiệt độ khoảng bao nhiêu

Lời giải chi tiết

- Các địa mảng lớn của Trái Đất bao gồm:

+ Mảng Thái Bình Dương;

+ Mảng Bắc Mỹ;

+ Mảng Nam Mỹ;

+ Mảng Âu – Á;

+ Mảng Phi;

+ Mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a;

+ Mảng Nam Cực.

- Việt Nam nằm ở địa mảng Âu – Á.

- Các địa mảng xô vào nhau:

+ Mảng Phi với mảng Âu-Á;

+ Mảng Âu – Á với mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a;

+ Mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a với mảng Thái Bình Dương;

+ Mảng Bắc Mỹ với mảng Thái Bình Dương;

+ Mảng Nam Mỹ với mảng Nam Cực.

=> Đới tiếp giáp giữa các địa mảng xô vào nhau được thể hiện bằng đường màu đỏ trên bản đồ hình 2 (em tự xác định trên bản đồ).

Câu 2: Hãy trình bày đặc điểm của lớp vỏ Trái Đất và nói rõ vai trò của nó đối với đời sống và hoạt động sản xuất của con người?

Bài làm:

- Đặc điểm của lớp vỏ Trái đất:

+ Vỏ Trái đất là lớp đất đá rắn chắc, độ dày dao động từ 5km (ở đại dương) đến 70 km (ở lúc địa)

+ Lớp vỏ Trái đất chiếm 1% thể tích và 0,55 khối lượng của Trái đất.

+ Vỏ Trái đất được cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau.

- Vai trò của lớp vỏ Trái đất: Hẳn tất cả chúng ta đều biết, vỏ trái đất ngoài là nơi trú ngụ và tồn tại của con người thì nó còn là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên khác như không khí, sinh vật, nước…Có thể nói, đây chính là nơi diễn ra mọi hoạt động của con người cũng như các loài sinh vật.

Câu 3: Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm mấy lớp? Nêu đặc điểm của các lớp?

Bài làm:

- Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm ba lớp: lớp ngoài cùng là vỏ Trái Đất, ở giữa là lớp trung gian và trong cùng là lõi.

- Đặc điểm của từng lớp:

Lớp vỏ Trái Đất là lớp mỏng nhất có độ dày từ 5km đến 70km. vật chất ở dạng rắn chắc.  Lớp vỏ trái đất rất quan trọng vì nó là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên của Trái Đất như không khí, nước, sinh vật... đồng thời là nơi tồn tại của xã hội loài người. Lớp vỏ Trái Đất được cấu tạo từ một sổ địa mảng nằm kề nhau. Các địa mảng di chuyển rất chậm chạp. Hai địa mảng kề nhaụ có thể tách xa nhau hoặc xô vào nhau.

Lớp trung gian: Có độ dày gần 3000km, vật chất ở trạng thái từ quánh dẻo đến lỏng, nhiệt độ khoảng 1500 độ C đến 4700 độ C

Lõi Trái đất: Có độ dày trên 3000km, vật chất ở trạng thái lỏng ở ngoài, rắn ở trong, nhiệt độ cao nhất khoảng 5000 độ C.

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn tìm hiểu thêm kiến thức về Lõi Trái Đất có nhiệt độ cao nhất là.  Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.

Lớp nhân Trái Đất có nhiệt độ khoảng bao nhiêu

Lõi trong của trái đất là một khối cầu rắn có nhiệt độ lên tới 6.000 độ C, tương đương nhiệt độ bề mặt của mặt trời. Ảnh: National Geographic.

Các nhà khoa học của tổ chức Nghiên cứu Công nghệ quốc gia Pháp (CEA), Trung tâm Nghiên cứu Khoa học quốc gia Pháp (CNRS) và Cơ quan Ứng dụng Bức xạ Synchrotron châu Âu (ESRF) đã thực hiện một thử nghiệm để đo nhiệt độ trong lõi trái đất, tạp chí Science đưa tin.

Quảng cáo

Họ đo nhiệt độ nóng chảy của sắt với độ chính xác rất cao trong một phòng thí nghiệm, rồi dùng kết quả để tính toán nhiệt độ ở ranh giới giữa lõi ngoài và lõi trong của trái đất. Theo dữ liệu của họ, nhiệt độ ở vùng ranh giới lên tới 6.000 độ C - tương đương nhiệt độ ở bề mặt của mặt trời và cao hơn ít nhất 1.000 độ C so với mọi tính toán trước đây.

Quảng cáo

Một kỹ thuật chụp X quang mới giúp nhóm nghiên cứu đo nhiệt độ nóng chảy của kim loại nhanh hơn so với mọi thử nghiệm trong quá khứ. Trước đây những mẫu sắt được nén bởi áp suất cao trong phòng thí nghiệm thường chỉ tồn tại trong vài giây, khiến các nhà khoa học không thể xác định thời điểm chúng bắt đầu chuyển nóng chảy (chuyển từ trạng thái rắn sang trạng thái lỏng).

Lõi trong, hay nhân trong, là phần cứng nhất của trái đất. Nó là một khối cầu ở dạng rắn có bán kính khoảng 1.220 km. Giới khoa học nhận định nó được tạo nên bởi hỗn hợp sắt và niken. Lõi ngoài là lớp vật chất ở dạng lỏng, bao gồm sắt, niken và một lượng nhỏ lưu huỳnh, oxy. Nó nằm ở độ sâu khoảng 2.890 km và có độ dày khoảng 2.260 km.

Nhiệt độ ở lõi trong của trái đất là chỉ số quan trọng, bởi nó giúp giới khoa học giải thích cơ chế mà địa cầu tạo ra trường điện từ của nó. Chênh lệch nhiệt độ giữa hai lõi phải đạt mức từ 1.500 độ C trở lên để chuyển động tự xoay của trái đất tạo ra từ trường.

Hải Anh