Đăng ký căn cước công dân ở đâu

Theo Thông tư 40/2019/TT-BCA quy định về mẫu thẻ căn cước công dân gắn chip mới mang đến nhiều tiện ích cho người sử dụng. Tuy nhiên, người dân làm thẻ căn cước công dân gắn chip ở đâu? là thắc mắc của không ít người dân khi muốn đổi thẻ căn cước công dân.

Đăng ký căn cước công dân ở đâu

Địa điểm hỗ trợ công dân đổi sang thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử

1. Nơi làm Căn cước công dân theo quy định của Pháp luật

Căn cứ theo Điều 26, Luật Căn cước công dân năm 2014 quy định về nơi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân (CCCD), công dân Việt Nam có thể làm thẻ CCCD tại một trong các địa điểm sau:

  1. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an;

  2. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

  3. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương;

  4. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ CCCD tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.

Như vậy, công dân có thể lựa chọn một trong những địa điểm trên để làm thẻ căn cước công dân gắn chip. Thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an có thẩm quyền cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD cho người dân.

2. Trường hợp làm thẻ CCCD gắn chíp chưa thu thập đầy đủ thông tin về công dân

Hiện nay chúng ta đã xây dựng được hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và đi vào hoạt động tuy nhiên trên hệ thống chưa thu thập đầy đủ thông tin về công dân cả nước. 

Theo quy định tại Điều 16, Thông tư 07/2016/TT-BCA trong trường hợp cơ sở dữ liệu căn cước công dân chưa đi vào vận hành hoặc chưa thu thập đầy đủ thông tin về công dân thì nơi thực hiện cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân như sau:

  • Tại cơ quan quản lý căn cước công dân Công an cấp huyện: Thực hiện cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD cho người có hộ khẩu tại địa phương đó.

  • Tại cơ quan quản lý căn cước công dân Công an cấp tỉnh: Thực hiện cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD cho người có hộ khẩu trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đó; đổi thẻ CCCD khi hết hạn hoặc bị hỏng và cấp lại thẻ Căn cước công dân cho người có hộ khẩu tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác.

3. Mở rộng địa điểm làm thẻ căn cước công dân

Trong thời gian trọng điểm về chiến dịch đổi thẻ CCCD cho người dân trên địa bàn TP. Hà Nội, bên cạnh các địa điểm làm thẻ CCCD gắn chip cố định thì người dân còn có thể làm thẻ CCCD gắn chip tại các địa điểm lưu động. 

Đăng ký căn cước công dân ở đâu

Công dân thực hiện lấy vân tay sử dụng trên thẻ căn cước công dân gắn chip

Cụ thể, tại Công văn 5764/UBND-NC ban hành ngày 14/12/2020, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội đã ra quyết định về việc cấp CCCD lưu động trên địa bàn Thành phố. Trong đó, Công văn nêu rõ Công an thành phố chủ trì, phối hợp các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã chuẩn bị các điều kiện cần thiết và tổ chức cấp thẻ CCCD lưu động cho số công dân diện cấp nhưng chưa được cấp CCCD. 

Việc tổ chức các địa điểm cấp thẻ CCCD gắn chip lưu động góp giải quyết được vấn đề quá tải cho các địa điểm cấp CCCD cố định, đẩy nhanh việc thực hiện cấp CCCD gắn chip cho toàn người dân. Đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về dân cư, phục vụ yêu cầu nghiệp vụ của lực lượng Công an, đáp ứng yêu chính đáng của công dân; đồng thời phục vụ hoàn thiện Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Infographic >>  Thẻ CCCD có gắn chip và những lợi ích khi sử dụng

4. Thời gian trả thẻ căn cước công dân theo quy định

Căn cứ theo quy định tại Điều 25, Luật Căn cước công dân, thời hạn cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân được quy định cụ thể và thống nhất trên toàn quốc. Cụ thể:

Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định cơ quan quản lý căn cước công dân phải cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD cho công dân trong thời hạn sau đây:

  1. Tại thành phố, thị xã không quá 07 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới và đổi; không quá 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại;

  2. Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp;

  3. Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp;

  4. Theo lộ trình cải cách thủ tục hành chính, Bộ trưởng Bộ Công an quy định rút ngắn thời hạn cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.

Nếu người dân vẫn không xác định được thời gian mình được nhận được thẻ CCCD thì có thể dựa vào giấy hẹn trả thẻ căn cước của Cán bộ làm thủ tục cấp CCCD cấp cho ngay sau khi làm xong thủ tục đổi cấp thẻ CCCD gắn chip. 

Thẻ căn cước công dân gắn chip có rất nhiều lợi ích, đặc biệt là việc có thể tích hợp nhiều loại giấy tờ cá nhân khác nhau vì vậy người dân nên thực hiện nắm bắt rõ hạn làm căn cước công dân gắn chip tại khu vực sinh sống để được đổi thẻ sớm. Mọi thông tin về quy trình và thủ tục làm thẻ CCCD gắn chip bạn đọc có thể tham khảo thêm tại Quy trình và thủ tục làm thẻ căn cước công dân gắn chip.

Như vậy, trong bài viết trên đây eBH đã gửi đến bạn đọc những thông tin tổng hợp nhất về các địa điểm thực hiện việc đổi thẻ chứng minh thư/ căn cước công dân cũ sang thẻ căn cước công dân điện tử mới. Hy vọng rằng những thông tin eBH cung cấp trên đây sẽ hữu ích đối với Quý độc giả. Liên hệ với eBH để được hỗ trợ, giải đáp các thắc mắc:

Công ty Phát triển Công nghệ Thái Sơn

Trụ sở chính: Số 11, Đặng Thùy Trâm, Bắc Từ Liêm, Hà Nội (024.37545222).

Văn phòng TP.HCM: 33A Cửu Long, phường 2, Tân Bình, TP.HCM (028.35470355)

Văn phòng Bình Dương: B4-08 Cao ốc BICONSI, Bình Dương (0274.3848886)

Văn phòng Đồng Nai: 93/75 Đồng Khởi, Tân Phong, TP.Biên Hoà (0251.8871868)

Văn phòng Đà Nẵng: Tầng 4 toà EVNGENCO 2, 143 Xô Viết Nghệ Tĩnh (0236.3868363)

Website: https://ebh.vn/

Fanpage: Bảo hiểm xã hội điện tử 

Hiện nay tồn tại 04 loại giấy tờ tùy thân đều có giá trị pháp lý bao gồm chứng minh nhân dân 9 số, chứng minh nhân dân 12, căn cước công dân mã vạch và căn cước công dân gắn chip (hình thức mới nhất của chứng minh nhân dân). Hiện trạng này khiến cho người dân vô cùng lúng túng khi phải kê khai thông tin liên quan đặc biệt là cách ghi nơi cấp căn cước công dân. Trong bài viết dưới đây Luật ACC sẽ cùng bạn tìm hiểu về các quy định về Cách ghi nơi cấp căn cước công dân.

Đăng ký căn cước công dân ở đâu
cách ghi nơi cấp căn cước công dân

Từ ngày 01/01/2016, khi Luật Căn cước công dân có hiệu lực, nhiều tình thành trên cả nước bắt đầu tiến hành cấp Căn cước công dân cho người dân. Lúc này, mẫu thẻ Căn cước công dân tuân theo quy định tại Thông tư 61/2015/TT-BCA.

Theo đó quy định mặt sau thẻ Căn cước công dân gồm các thông tin sau:

“Con dấu trên thẻ Căn cước công dân dùng mực màu đỏ, là con dấu có hình Quốc huy thu nhỏ của Cục Cảnh sát đăng ký, quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư, Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an.”

Từ 10/10/2018, Thông tư 33/2018/TT-BCA có hiệu lực, sửa đổi Thông tư 61 đã thay thế cụm từ trên con dấu từ “Cục Cảnh sát đăng ký, quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư, Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an” bằng cụm từ “Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an”.

Đến ngày 23/01/2021, Bộ Công an đã ban hành Thông tư số 06/2021/TT-BCA quy định về mẫu thẻ Căn cước công dân, theo đó tại Điều 3 quy định nội dung, quy cách của thẻ căn cước công dân gắn chip như sau:

b) Mặt sau thẻ Căn cước công dân gồm các thông tin sau:

– Bên trái, từ trên xuống: Đặc điểm nhân dạng/Personal identification; Ngày, tháng, năm/Date, month, year; CỤC TRƯỞNG CỤC CẢNH SÁT QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH VỀ TRẬT TỰ XÃ HỘI/DIRECTOR GENERAL OF THE POLICE DEPARTMENT FOR ADMINISTRATIVE MANAGEMENT OF SOCIAL ORDER; chữ ký, họ và tên của người có thẩm quyền cấp thẻ; dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ Căn cước công dân; chip điện tử.

– Bên phải, từ trên xuống: Có 2 ô: Vân tay ngón trỏ trái/Left index finger và Vân tay ngón trỏ phải/Right index finger của người được cấp thẻ căn cước công dân.

– Dòng MRZ.”

Như vậy, nếu bạn làm thẻ căn cước công dân gắn chip thì nơi cấp căn cước công dân của bạn là 

“Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội”

Vì hiện nay có 04 loại giấy tờ tùy thân khác nhau nên tùy thuộc vào việc bạn đang sở hữu loại giấy tờ tùy thân nào để ghi nơi cấp căn cước công dân cho phù hợp. 

Nếu bạn đang sử dụng Chứng minh nhân dân (bao gồm cả loại 9 số và 12 số) thì  nơi cấp Chứng minh nhân dân cũng chính là Công an cấp tỉnh nơi người dân có hộ khẩu thường trú và tiến hành làm thẻ. Thông tin này được in thống nhất ở mặt sau Chứng minh nhân dân. Hãy kiểm tra mặt sau của bạn để biết nơi cấp chứng minh nhân dân của bạn. 

Cách ghi thẻ căn cước công dân trong hồ sơ như sau

  • Căn cước công dân làm từ 01/01/2016 đến trước ngày 10/10/2018 (căn cước công dân mã vạch) thì nơi cấp là Cục Cảnh sát ĐKQL cư trú và DLQG về dân cư.
  • Thẻ làm từ ngày 10/10/2018 trở đi (bao gồm cả căn cước công dân mã vạch và căn cước công dân gắn chip) thì nơi cấp Căn cước công dân chính xác là Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.

Tương tự như chứng minh nhân dân bạn cũng có thể kiểm tra nơi cấp căn cước công dân ở mặt sau của thẻ. 

Cơ quan có thẩm quyền làm căn cước công dân bao gồm:

+ Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết;

+ Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương;

+ Cơ quan quản lý căn cước công dân Công an cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; 

+ Cơ quan quản lý căn cước công dân Bộ Công an (do thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước công dân Bộ Công an quyết định).

Tiếp theo nội dung về cách ghi nơi cấp Căn cước công dân, tôi sẽ giới thiệu về những thông tin trên thẻ.

– Bên trái, từ trên xuống:

+ Hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đường kính 12 mm;

+ Ảnh của người được cấp thẻ Căn cước công dân cỡ 20 x 30 mm;

+ Có giá trị đến/Date of expiry.

– Bên phải, từ trên xuống:

+ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM; Độc lập – Tự do – Hạnh phúc; SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM; Independence – Freedom – Happiness;

+ Dòng chữ CĂN CƯỚC CÔNG DÂN/Citizen Identity Card; Biểu tượng chíp;

+ Mã QR;

+ Số/No;

+ Họ và tên/Full name;

+ Ngày sinh/Date of birth;

+ Giới tính/Sex; Quốc tịch/Nationality;

+ Quê quán/Place of origin;

+ Nơi thường trú/Place of residence.

  • Trên cùng là mã vạch hai chiều;
  • Bên trái, có 02 ô: ô trên, vân tay ngón trỏ trái; ô dưới, vân tay ngón trỏ phải của người được cấp thẻ Căn cước công dân;
  • Bên phải, từ trên xuống: đặc điểm nhân dạng của người được cấp thẻ; ngày, tháng, năm cấp thẻ Căn cước công dân; họ, chữ đệm và tên, chức danh, chữ ký của người có thẩm quyền cấp thẻ vàdấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ Căn cước công dân.
  • Đối với thẻ Căn cước công dân làm từ 01/01/2016 đến trước ngày 10/10/2018 thì nơi cấp là Cục Cảnh sát ĐKQL cư trú và DLQG về dân cư.
  • Với các thẻ làm từ ngày 10/10/2018 thì nơi cấp Căn cước công dân chính xác là Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.
  • Con dấu trên thẻ Căn cước công dân dùng mực màu đỏ, là con dấu có hình Quốc huy thu nhỏ của Cục Cảnh sát đăng ký, quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư, Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an.

Thông qua bài viết này Luật ACC hi vọng rằng bạn hiểu cách ghi nơi cấp căn cước công dân.  Chúng tôi rất sẵn lòng giải đáp thắc mắc của Quý bạn đọc về căn cước công dân hoặc bất kỳ vấn đề pháp lý nào khác. 

Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc (Xem thêm về chúng tôi tại đây) với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Tư vấn: 1900.3330

Zalo: 084.696.7979

Fanpage: ACC Group – Đồng Hành Pháp Lý Cùng Bạn

Mail:

Trân trọng!