Lỗi đi vào vạch xương cá trên đường cao tốc năm 2024

Xét về luật, nếu dừng xe trên vạch xương cá hoặc đi xe qua vạch xương cá không đúng quy định thì người điều khiển xe motor, xe gắn máy sẽ bị phạt lỗi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn biển báo hiệu, vạch kẻ đường. Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, mức phạt tiền đối với lỗi này là từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. Nếu gây tai nạn giao thông khi phạm lỗi này, thì người điều khiển phương tiện sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng.

Tuy nhiên, trường hợp như xe máy clip trên khá đặc biệt, khi vạch xương cá nối liền vào phần đường dành cho xe máy trước đó và bên trái là vạch kẻ liền. Nếu người đi xe máy tiếp tục đi thẳng thì mắc lỗi đè vạch xương cá; còn nếu đi sang làn bên trái để né vạch xương cá thì sợ mắc lỗi đè vạch kẻ liền.

Do đó, sau khi được chia sẻ trên các trang mạng xã hội, clip trên đã lập tức gây sốt, thu hút hàng ngàn lượt xem và bình luận. Hầu hết các ý kiến đều chia sẻ kinh nghiệm tương tự của bản thân và tỏ thái độ bức xúc với cách kẻ vạch xương cá như trong clip, cho rằng vạch kẻ như vậy là bất hợp lý, không khác gì đánh đố và bẫy người đi đường.

"Đi như bạn mặc áo trắng phía trước là chuẩn nhất về luật, chuyển sang làn bên cạnh từ trước sẽ không mắc cả hai lỗi đè vạch. Tuy nhiên, làn đó toàn ô tô, đi vào khá nguy hiểm", tài khoản Minh T. nhận xét.

"Đường xe tải to chạy kín đường, muốn không bị bắt lỗi đè vạch thì phải xi nhan ra làn giữa từ sớm, đồng nghĩa với việc đánh đổi tính mạng", bạn Th. Nguyễn có chung nhận định.

"Trước mỗi lần đi xe máy về Bắc Ninh là lại bối rối khi gặp những đoạn thế này. Đi đúng đường thì sợ ô tô, đè lên vạch xương cá thì xóc và có nguy cơ bị thổi phạt", tài khoản Th. Vũ có chia sẻ tương tự.

"Những chỗ như thế này đáng nhẽ phải biết để phân làn hay cắm biển lại để cho người dân biết, đi đỡ nguy hiểm", tài khoản Xuân V. bình luận.

Trong khi đó, một số cư dân mạng đã nhanh chóng liệt kê một số đoạn đường có vạch xương cá kiểu này, như đường cao tốc Hà Nội - Bắc Giang, đoạn gầm cầu giao với cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, hay đoạn từ cầu Thanh Trì về cầu Phù Đổng, điểm giao với Quốc lộ 5, đầu nhánh rẽ từ Trâu Quỳ đi về cầu Phù Đổng.

"Đoạn này giống đường cao tốc Bắc Ninh - Nội Bài, mình cũng đã được nhắc nhở phải xi nhan ra ngoài và không được đi vào vạch màu trắng đó," bạn Nguyễn H. cho biết.

Sự việc diễn ra vào ngày 6/1 ở đường Vành đai 3 trên cao hướng từ Công viên Yên Sở về Linh Đàm (Hà Nội), đoạn gần lối rẽ xuống đường cao tốc Pháp Vân.

Theo đó, chiếc xe tải có dán chữ Xe thư báo đã đè vạch kẻ liền màu trắng, chạy vào làn dừng khẩn cấp, sau đó tạt đầu xe có camera, chuyển sang làn bên trái, rồi chạy đè vạch xương cá để vượt nhiều xe khác.

Xe tải khôn lỏi chạy vào làn khẩn cấp, đè vạch xương cá để vượt (Video: OFFB).

"Kiểu đi khôn lỏi như thế này quá phổ biến trên đường Vành đai 3. Lúc muốn vượt thì chạy cả vào làn khẩn cấp, xong tới gần lối ra thì lại tạt đầu các xe khác để chuyển sang làn bên trái. Rất mong CSGT tăng cường phạt nguội để chấn chỉnh", nick Anh Quân bình luận sau khi xem video được chia sẻ trên mạng xã hội.

"Nhiều khi vạ oan với mấy ông tài xế kiểu này. Bị xe này tạt đầu mà phanh không kịp, không có camera thì không khéo lại thành lỗi không giữ khoảng cách an toàn," tài khoản Đức Hùng bình luận.

Lỗi đi vào làn dừng khẩn cấp trên đường cao tốc

Làn dừng xe khẩn cấp (hay được gọi tắt là "Làn khẩn cấp") là làn nằm ngoài cùng bên phải trên đường cao tốc, được ngăn cách bằng vạch liền màu trắng. Đúng như tên gọi, làn đường này được thiết kế để khi gặp sự cố, các xe có thể tấp vào đó và dừng lại, không gây ảnh hưởng đến giao thông.

Điểm c Khoản 1 Điều 26 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định rằng người điều khiển phương tiện không được phép chạy ở làn dừng xe khẩn cấp trên đường cao tốc.

Người lái sẽ chỉ được dừng ở làn đường này nếu gặp trường hợp khẩn cấp, bao gồm: xe bị hư hỏng, thủng lốp xe; trục trặc phần rơ-moóc của xe, hoặc tài xế gặp vấn đề về sức khỏe, không thể tiếp tục lái xe.

Ngoài ra, các phương tiện ưu tiên bao gồm xe cứu thương, xe cứu hỏa hoặc xe quân sự trong các trường hợp khẩn cấp được phép đi vào làn đường này.

Về mức phạt, theo quy định tại điểm g khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, người điều khiển ô tô chạy ở làn dừng xe khẩn cấp trên đường cao tốc, không nhường đường hoặc gây cản trở phương tiện đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ là trái với quy định pháp luật sẽ bị phạt tiền 4-6 triệu đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 1-3 tháng.

Lỗi đè "vạch xương cá" trên đường cao tốc

"Vạch xương cá" là cách gọi thường được dùng cho vạch chữ V (vạch 4.2) quy định trong Phụ lục G Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia Việt Nam QCVN 41:2019/BGTVT về Báo hiệu đường bộ.

Trong Luật giao thông đường bộ, vạch xương cá được biểu hiện là Vạch kênh hóa dòng xe, thường được sử dụng để giới hạn các phần mặt đường không sử dụng cho xe chạy, mà sử dụng để kênh hóa các dòng giao thông giao thông trên đường.

Trên đoạn đường được bố trí loại vạch 4.2 này, các phương tiện tham gia giao thông phải đi theo tuyến đường quy định, không được lấn vạch hoặc cắt qua vạch, trừ những trường hợp khẩn cấp theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ.

Nếu vi phạm, người điều khiển ô tô bị phạt tiền 300.000-400.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng (trong trường hợp gây tai nạn giao thông), theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP,

Lỗi đè vạch xương cá phạt bao nhiêu tiền?

Như vậy, hành vi điều khiển phương tiện giao thông đè lên vạch xương cá được xem là hành vi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của vạch kẻ đường. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng. Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông.

Khi nào được đè lên vạch xương cá?

Những trường hợp được đi đè lên vạch xương cá theo quy định của Bộ Giao thông vận tải Việt Nam. Trường hợp được đi đè lên vạch kênh hóa dòng xe dạng chữ V là khi có xe cẩn cấp như xe cứu thương, xe cứu hỏa, xe công an, xe quân sự hoặc xe chở người khuyết tật đi qua.

Lỗi đè vạch vàng bao nhiêu tiền?

Khoản 1, Điều 5, Chương II, Nghị định 100/2019/NĐ-CP ban hành ngày 30/12/2019 đã quy định rõ về mức xử phạt lỗi đè vạch liền đường hai chiều đối với xe máy và ô tô là 200.000 - 400.000 đồng.

Lỗi đè vạch phạt bao nhiêu tiền xe máy?

Như vậy, lỗi đè vạch kẻ đường đối với xe máy bị phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. Ngoài ra nếu hành vi đè vạch kẻ đường gây tai nạn giao thông thì bị tước Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.