Lễ hội nhảy lửa tiếng anh là gì

Hiện nay cộng đồng người Dao Đỏ ở Hà Giang sinh sống nhiều tại các huyện như Hoàng Su Phì, Bắc Mê, Vị Xuyên.... Lễ nhảy lửa là một nghi thức sinh hoạt văn hóa đặc sắc và lâu đời của người Dao Đỏ. Theo quan niệm của người Dao đỏ, lửa được coi như là một vị thần linh thiêng, lửa giúp mang lại cho đồng bào sự ấm áp. 

Nhảy lửa là một hoạt động, mang đậm bản sắc, thể hiện sức mạnh phi thường của con người muốn chinh phục thiên nhiên, làm chủ cuộc sống. Đây là nét sinh hoạt tinh thần hết sức phong phú và độc đáo của người Dao Đỏ, chứa đựng những giá trị văn hóa mang nét hoang sơ của miền sơn cước. Vì vậy mà Lễ nhảy lửa được hình thành và được người Dao Đỏ giữ gìn và phát huy. 

Buổi lễ thường được tổ chức vào buổi tối trong 15 ngày đầu tháng Giêng là dịp để người dân tạ ơn tổ tiên, cầu chúc cho mùa màng tươi tốt và cuộc sống no đủ.

Lễ nhảy lửa mang đậm nét đẹp văn hóa, có ý nghĩa tâm linh sâu sắc đối với đồng bào nhóm Dao Đỏ tại Hà Giang. Như vậy, sau Lễ nhảy lửa của người Pà Thẻn được công nhận vào năm 2012 thì đến nay, Lễ hội nhảy lửa của người dân Dao đỏ Hà Giang cũng đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia./.

Lễ hội nhảy lửa là một lễ hội gắn liền với đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của người Pà Thẻn- một dân tộc vùng Tây BắcDân tộc Pà Thẻn sống chủ yếu ở vùng Hà Giang Tuyên Quang. Ở đây vẫn còn lưu giữ nhiều lễ hội và phong tục từ xưa để lại trong đó có lễ hội nhảy lửa độc đáo mang đậm nét huyền bí hoang sơ.

Thần Bí Lễ Hội Nhảy Lửa Dân Tộc Pà Thẻn

Lễ hội nhảy lửa Pà Thẻn

Lễ hội nhảy lửa là một lễ hội gắn liền với đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của người Pà Thẻn- một dân tộc vùng Tây BắcDân tộc Pà Thẻn sống chủ yếu ở vùng Hà Giang Tuyên Quang. Ở đây vẫn còn lưu giữ nhiều lễ hội và phong tục từ xưa để lại trong đó có lễ hội nhảy lửa độc đáo mang đậm nét huyền bí hoang sơ

Lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn tổ chức khi nào?

Lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn được tổ chức hàng năm sau khi thu hoạch mùa màng. Lễ hội nhảy lửa thường diễn ra vào những lúc nông nhàn, được bắt đầu vào ngày 16/10 âm lịch năm trước đến 15/1 âm lịch năm sau. Phần lễ luôn có một thủ tục không thể thiếu đó là thầy cúng làm lễ cầu thần linh, lễ vật cúng tế phải có 1 chiếc đàn sắt, 1 con gà, 1 bát gạo, 10 chén rượu và giấy trúc (một loại giấy chuyên dùng vào việc cúng tế của người Pà Thẻn). Một đống lửa lớn khoảng 4m3 đến 5m3, củi được đốt lên và thầy cúng bắt đầu làm lễ. Thời gian làm lễ kéo dài 1-2 giờ đồng hồ trước khi lễ hội bắt đầu.

Ý nghĩa của lễ hội đối với người dân địa phương

Đối với người Pà Thẻn, vị thần tối cao nhất là thần Lửa, ngon lửa mang lại sự may mắn cho họ. Vì vậy, khi lễ hội nhảy lửa diễn ra thì tất cả mọi người trong làng đều có mặt để hò reo cổ vũ. Có khoảng 8 đến 10 người tham gia chính, là những thanh niên khỏe mạnh trong làng. Đầu tiên, thầy cúng làm lễ cúng xin thổ công, thổ địa cho được phép nhảy lửa. Bài cúng kéo dài 30 phút, sau đó là lễ cúng thần Lửa. Cùng lúc đó đống lửa to được đốt lên, khi đống lửa đã cháy thành than rực hồng cùng với sự điều khiển của thầy cúng, các thành viên lần lượt ngồi trước mặt thầy cúng nhận sức mạnh và nhảy vào ngọn lửa trong tiếng hò reo cổ vũ của mọi người mà không hề bị bỏng. Theo gia phả người Pà Thẻn, thì việc nhảy lửa là để truyền dạy lại cho con cháu đời sau các bài cúng, xua đi nỗi sợ hãi và chỉ những người mạnh mẽ mới nhảy được vào đống lửa thiêng. Cho đến giờ, đó vẫn còn là điều bí ẩn thu hút sự tìm hiểu, nghiên cứu của nhiều du khách và các nhà nghiên cứu. Nhưng câu trả lời vẫn còn là một ẩn số. Lễ hội cũng được coi là một hình thức sinh hoạt văn hóa mang tính tâm linh, minh chứng sức mạnh phi thường của con người dám đương đầu với nguy hiểm, xua đuổi tà ma, bệnh tật, mừng cho một vụ thu hoạch hoa màu vừa kết thúc và cầu thần linh phù hộ cho an khang, thịnh vượng.

Nguồn: sưu tầm

Xem thêm: https://taybacsensetravel.com/tour-du-lich-tay-bac-c.html

Lễ hội truyền thống nhảy lửa (cầu lửa) là của người Pà Thẻn thường được tổ chức hàng năm lúc giao thời năm cũ và năm mới, vào dịp thu hoạch vụ mùa khoảng tháng 10-11 âm lịch đến ngày rằm tháng giêng.

Đang xem: Thời gian tổ chức lễ hội nhảy lửa

Lễ hội nhảy lửa tiếng anh là gì

Theo tiếng Pà Thẻn, lễ truyền nghề thầy cúng được gọi là “Póc Quơ,” hội nhảy lửa được gọi là “Po dinh họn a tờ.” Ngày nay, lễ hội này được biết đến rộng rãi với tên gọi Lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn.

Lễ hội truyền thống nhảy lửa (cầu lửa) là của người Pà Thẻn tại xã Tân Bắc, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang, thường được tổ chức hàng năm lúc giao thời năm cũ và năm mới, vào dịp thu hoạch vụ mùa khoảng tháng 10, tháng 11 âm lịch đến ngày rằm tháng giêng. Đây là một lễ hội độc đáo, đậm nét Shaman giáo, sơ khai và huyền bí.

Theo số liệu thống kê, dân số của người Pà Thẻn chỉ còn khoảng 3.700 người, sinh sống tập trung ở 2 tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang. Tuy số lượng ít, lại sống ở những vùng hẻo lánh nhưng văn hóa của người Pà Thẻn vẫn được duy trì, đặc biệt là lễ hội nhảy lửa.

Lễ hội chính thức được bắt đầu, thầy cúng thắp nến và bày lễ vật lên mâm cúng, rồi thắp ba nén hương cắm vào bát hương trên bàn, rồi thắp ba nén hương khác, cắm dưới đất bên cạnh ghế nơi thầy cúng ngồi.

Sau tiếng nhạc nổi lên, cùng với lời gọi của thầy cúng trong khoảng 20 – 30 phút, cơ thể của các chàng trai bắt đầu rung lên, ánh mắt khác lạ, đầu lắc đi, lắc lại… Họ cho rằng, các thần ở trên trời đã xuống và nhập vào những người đó.

Xem thêm: Đến Thăm Làng Nghề Rượu Vang Đà Lạt Khép Mình Bên Hồ Đa Thiện Xinh Đẹp

Cứ thế, họ lao vào nhảy múa giữa đống lửa đang đỏ hồng, với bàn chân trần và dùng tay bốc than tung lên, ánh than phủ kín một màu đỏ rực xung quanh người nhảy, có người còn cho than hồng vào mồm nhai. Khi một người nhảy xong lao từ trong đống than hồng ra, thì lại có một người khác tiếp nối, cũng có khi hai, ba người cùng vào nhảy một lúc.

Họ vẫy vùng trong ánh lửa hồng rực trước sự reo hò, khích lệ của người xem như không hề cảm thấy sức nóng của than hồng. Trong lúc đó, thầy cúng vẫn không ngừng gõ đàn và đọc bài cúng như hòa vào nhịp nhẩy của các học trò, toàn thân rung lên bần bật trên ghế.

Theo quan niệm của người Pà Thẻn, nhảy lửa là một nghi lễ đón thần thánh xuống trần gian cùng vui với dân làng, có ý nghĩa tượng trưng cho việc các vị thần xuống trần gian tắm nước và phù hộ cho dân làng có thêm sức khỏe, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.

Người Pà Thẻn còn quan niệm rằng, việc tổ chức nhảy lửa là nhằm giúp cho những người trong làng đang học cúng và làm thầy cúng được thông minh hơn.

Xem thêm: Đặc Sản Tây Bắc Rượu Ngâm Quý, Đặc Sản Tây Bắc Rượu Ngâm Quý

Lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn đã có lịch sử lâu đời và được gìn giữ, duy trì qua nhiều thế hệ. Khi nhắc đến Lễ hội Nhảy lửa, người ta nghĩ ngay đến người Pà Thẻn và ngược lại.

See more articles in category: FAQ

Huyện Lâm Bình, Tuyên Quang có 12 dân tộc sinh sống, đặc biệt, dân tộc Kinh chỉ chiếm 2%, còn lại phần lớn là dân tộc Tày và Pà Thẻn. Người Pà Thẻn tại thôn Thượng Minh, xã Hồng Quang có tới 90 hộ với hơn 400 nhân khẩu.

Người Pà Thẻn có một nghi lễ đặc trưng riêng đó là lễ nhảy lửa thiêng liêng và huyền bí. Hàng năm từ ngày 16/10 âm lịch, các thầy cúng trong bản sẽ mở hội lễ nhảy lửa (cầu lửa). Dịp này, các thầy cúng chiêu mộ học trò, dạy các trò học làm thầy cúng để truyền nghề tới hết 15/1 âm lịch năm sau. Đây là thời khắc giao thời giữa năm cũ và năm mới với mục đích tạ ơn các thần sau một năm đã phù hộ cho dân bản có một năm mùa màng tốt tươi, canh tác thuận lợi, người dân trong bản khỏe mạnh không ốm đau bệnh tật.

Theo tiếng Pà Thẻn, lễ truyền nghề thầy cúng được gọi là "Póc Quơ", hội Nhảy lửa được gọi là "Po dinh họn a tờ". Ảnh: Thảo Nguyễn

Các thầy sẽ chỉ nhận học trò là nam giới người Pà Thẻn, kể cả trẻ em. Và đó phải là người được thần chọn, không phải ai đăng ký cũng được theo học. Trước đây nghi lễ còn kiêng không cho phụ nữ tới xem, nhưng theo thời gian các thầy cúng dần cho phép toàn bộ dân làng tham dự.

Nghi lễ được tổ chức ở một khoảng sân chung rộng ở bản và chia làm hai phần, cúng trước khi mặt trời lặn diễn ra khoảng 3-4 tiếng và nhảy lửa sau khi trời tối diễn ra trong khoảng 1 tiếng. Phần đầu là phần thầy cúng gọi mời thần và "âm binh" tới tham gia lễ và nhập vào các học trò.

Lễ được cúng bằng thủ lợn, nội tạng lợn và rượu từ chiều trước khi mặt trời xuống núi. Ảnh: Thảo Nguyễn

Thầy cúng sẽ ngồi trên một ghế gỗ dài, phía trước là dụng cụ cúng bằng thanh tre và sắt. Các học trò tham gia nghi lễ nhảy lửa sẽ ngồi thành hàng trên chiếu phía sau thầy cúng để cùng làm lễ.

Tối trời, lúc cơ thể của các học trò rung lên, đầu lắc liên tục là khi các vị thần đã nhập vào họ thành công. Họ sẽ có nhiều sức mạnh và chỉ trực tìm lửa để nhảy vào. Phần hai là nghi lễ nhảy lửa diễn ra từ khi mặt trời lặn, lúc này một đống lửa to đã được đốt sẵn cháy thành than đỏ rực ngay gần đó. Những người tham gia nhảy lửa sẽ thay nhau nhảy vào đống than hồng đó, dùng cả tay và chân trần để phá cho tới khi tàn lửa. Điều đặc biệt là sau khi nhảy vào lửa chân tay họ không hề bị bỏng, đau đớn hay trầy xước.

Một người tham gia lễ nhảy lửa cho hay, khi thần nhập vào người, họ có cảm giác rất lạnh và nhìn thấy lửa là rạo rực muốn lao vào. Càng nhảy vào lửa thì họ lại càng thấy sảng khoải, dễ chịu và ấm người. Khi nhảy họ nhắm mắt và được thần dẫn đi nên bản thân họ không biết là khi đó bản thân đang lao vào đống lửa.

Sau khi đống lửa tàn, thầy cúng chiêu mộ các học trò về lại hàng chiếu phía sau để kết thúc lễ. Họ cảm ơn các vị thần đã tới dự lễ chung vui cùng dân làng, cầu mong các vị thần phù hộ cho dân làng được ấm no, mạnh khỏe, hẹn lần nhảy lửa sau sẽ lại mời các thần xuống tham gia.

Kết thúc, thầy cúng sẽ giải lễ cho các học trò để họ trở về là người thường. Tương truyền, nếu thầy cúng không giải lễ mà để cho học trò ra về thì khi về tới nhà có đống lửa nào thì người đó cứ nhảy vào phá hết đống lửa đó.

Lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn có lịch sử lâu đời, được truyền lại qua nhiều thế hệ; thể hiện những yếu tố văn hóa, tín ngưỡng nguyên thủy sơ khai, niềm tin vào thế giới thần linh và những thế lực siêu nhiên. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đưa lễ hội này vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia từ năm 2012 nhằm bảo tồn và phát huy một lễ hội độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa và thu hút được đông đảo cộng đồng tham gia.

Thảo Nguyễn

Dân tộc Pà Thẻn còn có tên là Pá Hưng, Tống; sử dụng nhóm ngôn ngữ Mèo -Dao. Người Pà Thẻn tập trung ở một số xã của tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang. Họ sống chủ yếu bằng nghề làm nương rẫy, với cây lương thực chính là lúa, ngô.

Dân tộc Pà Thẻn có nhiều dòng họ. Những người cùng họ coi nhau như những người thân thích có chung một tổ tiên, không được lấy nhau. Người Pà Thẻn có tục ở rể tạm thời, nếu gia đình không có con trai mới lấy rể về ở hẳn. Người ở rể phải thờ ma họ vợ, con cái một nữa theo họ bố, một nữa theo họ mẹ.

Phụ nữ Pà Thẻn. Ảnh: Thảo Nguyễn

Trang phục của người Pà Thẻn mang sắc đỏ rất nổi bật, được người phụ nữ Pà Thẻn dệt tay rất công phu và tỉ mẩn. Một bộ trang phục truyền thống của người phụ nữ Pà Thẻn mất từ 4-5 tháng để hoàn thành và đặc biệt phức tạp và cầu kỳ với vấn tóc quấn nhiều vòng trên đầu với nhiều mảng hoa văn đặc trưng.

Họ có truyền thống ăn Tết Nguyên đán, Tết sâu bọ và Tết tháng 9 (còn gọi là Tết quá chự pa). Tết sâu bọ của đồng bào Pà Thẻn cũng giống Tết Đoan Ngọ của người Kinh, nhưng họ cúng và ăn bánh sừng trâu truyền thống làm từ gạo nếp và lá nón. Tết tháng 9 là tết giã bánh giày từ 25 - 29/9 âm lịch để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng của người dân ở đây được bội thu.