Bánh chay là gì

Bánh trôi, bánh chay là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Hàn thực, và ngày này cũng được gọi là Tết Bánh trôi bánh chay. Cách làm hai loại bánh này không quá cầu kỳ, bất cứ ai cũng có thể dễ dàng tự thực hiện.

Cách làm bánh trôi Tết Hàn thực

  • Chuẩn bị nguyên liệu: 500 gr bột gạo nếp, 50 gr bột gạo tẻ, 100 gr đường đỏ viên đã cắt sẵn, 1 bát vừng rang; ít dừa nạo, 1 thìa cà phê nước hoa bưởi.
  • Dùng phới lồng trộn đều bột nếp và bột tẻ, từ từ đổ nước vào bột, trộn đều để bột và nước hoà quyện hoàn toàn. Để hỗn hợp nghỉ trong khoảng 3 tiếng cho bột lắng, tách bột và nước thành 2 phần.
  • Đổ bớt nước và cho bột vào khăn xô, buộc túm lại và treo lên để róc hết nước. Sau khoảng 1 tiếng, bạn mở khăn kiểm tra, nếu bột mịn, không dính tay thì có thể bắt tay vào nặn bánh.
Bánh chay là gì

Cách làm bánh trôi không khó.

  • Chia bột thành những sợi dài, đường kính 1,5-2 cm, dùng dao cắt chúng theo chiều dài khoảng một đốt ngón tay. Vê tròn và ấn dẹt viên bột, rồi đặt một viên đường đỏ vào giữa. Bao bột lại sao cho bột bọc kín viên đường rồi vê tròn lại.
  • Đun sôi nước rồi vặn lửa nhỏ vừa, rồi nhẹ nhàng thả các viên bánh trôi đã nặn vào. Bánh đã chín sẽ nổi lên mặt nước. Lúc này, hãy vớt bánh ra và thả vào chậu nước đun sôi để nguội để bánh bớt dính. Sau đó, cho bánh ra đĩa và gạn bớt nước.
  • Dùng đầu ngón tay ướt chấm vào bát vừng rang và chấm lên mặt bánh để đĩa bánh trôi nước của bạn trở nên đẹp mắt hơn.

Cách làm bánh chay Tết Hàn thực

  • Chuẩn bị nguyên liệu: 200 gr bột nếp, 200 gr đậu xanh không vỏ, 100 gr bột năng hoặc bột sắn dây, 200 gr đường, ít tinh dầu hoa bưởi hoặc dầu chuối, vừng trắng rang chín.
  • Làm vỏ bánh: Cho bột nếp vào tô to, sau đó thêm từng ít nước ấm vào trộn đều. Khi thấy bột vừa đủ độ ẩm thì dừng lại, nhồi cho tới khi bột thành một khối mịn dẻo.
  • Làm nhân bánh: Đậu xanh vo sạch, ngâm nước 2 - 4 tiếng cho hạt đậu nở mềm, sau đó đổ ra rửa lại cho sạch. Cho đậu vào xửng và hấp tới khi chín mềm thì tắt bếp. Đổ đậu ra chảo và thêm đường, bật bếp xào cho nhân đậu tan đều với đường, dẻo mịn và khô ráo có thể vo viên được là tắt bếp. Cho thêm chút dầu hoa bưởi và đảo đều rồi để cho nhân đậu nguội bớt. Chia đều nhân đậu thành những viên đều nhau, sau đó vo viên lại cho tròn, bọc kín lại để nhân không bị khô.
Bánh chay là gì

Cách làm bánh chay gồm khá nhiều công đoạn.

  • Tạo hình bánh chay: Ngắt một miếng bột vừa phải rồi vo tròn. Sau đó ấn dẹt miếng bột, cho nhân vào giữa và vo lại cho kín, sau đó bạn lăn cho bánh tròn đều. Tiếp theo, bạn ấn dẹt chiếc bánh và tạo một hõm giữa sao cho giống chiếc bánh chay là được.
  • Nấu bánh: Đổ nước vào nồi đun sôi, sau đó thả bánh vào luộc. Khi thấy bánh chín nổi lên thì luộc thêm 1-2 phút nữa rồi tắt bếp, vớt bánh ra thả vào tô nước lạnh 3 phút cho nguội.
  • Nấu nước chè: Tận dụng nồi nước luộc bánh chay để nấu chè, thêm đường cho đủ ngọt, nấu cho sôi lên. Cho bột năng hoặc bột sắn dây vào bát và thêm nước khuấy đều cho tan, tiếp theo bạn chế từ từ vào nồi chè, vừa chế vừa khuấy để chè không bị vón cục. Khi thấy nồi chè có độ sánh đặc thì là tắt bếp, cho thêm chút tinh dầu hoa bưởi hoặc dầu chuối cho thơm.
  • Thành phẩm: Vớt bánh chay bày ra bát, sau đó bạn múc phần chè vừa nấu vào cùng, rắc thêm vừng trắng rang chín lên trên là hoàn thành.

Nguồn gốc Tết Hàn thực

Thời Đông Chu liệt quốc, vua nước Tấn là Tấn Văn Công khi giành được giang sơn bèn ban thưởng hậu hĩnh cho công thần phò tá mình lúc lưu vong, nhưng quên mất Giới Tử Thôi, người từng cắt thịt đùi nấu cho vua ăn khi khốn khó.

Vốn khinh bỉ những kẻ khoe công để nhận thưởng, Giới Tử Thôi chỉ vào chúc mừng một lần rồi cáo ốm về nhà, đi khâu giày thuê để nuôi mẹ già. Người láng giềng của Giới Tử Thôi là Giải Trương thấy trên cửa thành có yết một tờ chiếu nói : "Nếu người nào có công lao mà chưa được dự thưởng thì cho phép tự nói ra" bèn vội vàng báo tin, nhưng ông chỉ mỉm cười không nói gì. Bà mẹ ở dưới bếp nghe tiếng bèn bảo con ra nhận thưởng, nhưng sau khi nghe giải thích cũng đồng tình, khuyên con tìm nơi rừng núi ẩn thân. Giới Tử Thôi bèn đưa mẹ đến đất Miên Thượng núi cao hang sâu, làm nhà trong hang mà ở.

Giải Trương không cam lòng, bèn tìm cách thông báo cho Tấn Văn Công. Vua sai Giải Trương dẫn đường  vào Miên Thượng tìm Giới Tử Thôi, nhưng tìm mãi không thấy đâu. Sau mấy ngày tìm kiếm khắp núi không được, Tấn Văn Công giận bảo Giải Trương: "Sao Giới Tử Thôi giận ta đến thế? Ta nghe nói Tử Thôi là người chí hiếu, nếu ta đốt khu rừng này thì y tất phải cõng mẹ chạy ra".

Bánh chay là gì

Minh họa sự tích Tấn Văn Công đốt rừng để bức Giới Tử Thôi ra gặp mình.

Tuy nhiên, mặc cho lửa đốt trụi cả khu rừng, Giới Tử Thôi vẫn không ra, hai mẹ con ôm nhau chết dưới gốc cây liễu. Quân sĩ tìm được đống xương, Tấn Văn Công trông thấy thì ứa nước mắt, truyền cho quân sĩ đem chôn ở chân núi, lập miếu thờ, bao nhiêu ruộng xung quanh núi đều để tự điền (ruộng dùng cho việc thờ tự) cả, đổi tên núi là Giới Sơn. Hôm đốt rừng đúng vào ngày 3/3. Về sau người trong nước nhớ đến Giới Tử Thôi chết cháy nên đến hôm đó không nỡ đốt lửa, phải làm sẵn lương khô để ăn, gọi là tiết Hàn thực, nhà nhà chỉ ăn đồ nguội. Mỗi nhà cắm cành liễu ngoài cửa để chiêu hồn Giới Tử Thôi, cũng có nhà làm cỗ và đốt giấy để cúng tế.

Về sau, Tết Hàn thực phổ biến cả Trung Quốc và nhiều nước khác. Tuy nhiên, người Việt Nam ăn Tết Hàn thực theo cách riêng, với ý nghĩa riêng. Tết Hàn thực của người Việt còn gọi là Tết bánh trôi bánh chay, mang ý nghĩa hướng đến ông bà tổ tiên.

Bánh chay là gì
Bánh trôi, bánh chay là 2 loại bánh truyền thống trong ngày Tết Hàn thực

Nhiều người nhầm lẫn bánh trôi, bánh chay có lẽ cũng bởi 2 loại bánh này gần như sử dụng các nguyên liệu và có cách chế biến gần giống nhau. Có lẽ vì vậy mà 2 loại bánh này còn được mọi người gọi vui là bánh trôi khô và bánh trôi nước.

Tuy nhiên vẫn có một số điểm khác biệt giúp bạn phân biệt 2 loại bánh đặc trưng của Tết Hàn thực.

Bánh trôi và bánh chay có phần bột giống nhau

Nhân bánh là một trong những điểm đặc biệt để phân biệt bánh trôi, bánh chay

Hai loại bánh này cũng khác nhau về hình dáng

Tuy có cùng cách chế biến...Nhưng bánh trôi và bánh chay có cách trình bày, thưởng thức khác nhau

Theo tục lệ của ông cha ta, vào ngày 3/3 Âm lịch, các gia đình sẽ dậy sớm, nấu đồ ăn để nguội. Điều này khác với Tết Hàn thực ở Trung Quốc. Người Việt sẽ dùng tấm lòng thầm kín bày thức ăn lễ Phật, cúng gia tiên và ông bà. Có thể nói, ngày Tết này ở Việt Nam còn là cái cớ để các thành viên trong gia đình ở bên nhau. Mọi người trong gia đình sẽ chia việc ra, cùng nấu nồi bánh trôi, bánh chay dâng lên tổ tiên.

Bánh chay là gì
Bánh trôi, bánh chay là món ăn không thể thiếu trong Tết Hàn thực.

Bánh trôi, bánh chay là hai món ăn được người Việt Nam sáng tạo để dành cho ngày Tết 3/3 (AL). Hai món ăn này đều được làm từ bột gạo và đường phèn. Thời xa xưa, ông bà thường tự tay xay bột và trộn bột. Tuy nhiên, trong thời hiện đại, mọi người đều có xu hướng mua bột có sẵn về làm bánh. Phần nhân bánh khá đơn giản, người ta cắt nhỏ những viên đường và cho vào giữa cục bột để làm nhân. 

Hai món bánh này có ý nghĩa nhất định trong văn hóa người Việt. Tìm hiểu ý nghĩa bánh trôi, bánh chay là cách để hiểu thêm về văn hóa, tập tục nước nhà.

Khám phá ý nghĩa bánh trôi, bánh chay

1. Hướng về cội nguồn

Mặc dù có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng Tết Hàn thực lại có ý nghĩa rất riêng với người Việt và mang màu sắc văn hóa Việt rõ ràng. Theo văn hóa của người Việt Nam, ngày Tết này mang ý nghĩa hướng về cội nguồn, tổ tiên. Đây là dịp để tưởng nhớ công ơn to lớn của ông cha ta.

Ngoài ra, dịp lễ này cũng là cơ hội để dạy trẻ em những truyền thống báo hiếu tốt đẹp. Chính vì thế, 3/3 Âm lịch chính là dịp để thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta. Việc cúng bánh trôi, bánh chay trong ngày 3/3 (AL) cũng mang ý nghĩa tương tự như việc dâng bánh trôi lễ Hai Bà Trưng vào ngày mùng 6/3 (AL) ở Hà Tây, hoặc ngày giỗ tổ Hùng Vương mùng 10/3 (AL).

Bánh chay là gì
Dâng bánh trôi, bánh chay là cách để hướng về cội nguồn.

Bánh trôi, bánh chay là hai loại bánh đặc trưng trong ngày Tết Hàn thực. Hai thứ này đều được làm từ bột gạo nếp thơm ngon, tượng trưng cho ngành nông nghiệp trồng cây lúa nước của người Việt. Bánh trôi được nặn viên nhỏ, bên ngoài trắng nõn, bên trong nhân đường đỏ ngọt vừa. Còn đối với bánh chay, người ta sẽ nặn tròn dẹt, không có nhân bên trong, khi ăn sẽ rưới nước đường lên. 

Cúng và ăn bánh trôi, bánh chay trong ngày 3/3 âm lịch là cách để nhớ về cội nguồn và truyền thống dân tộc.

2. Ôn lại chuyện xưa

Vào ngày Tết Hàn thực, cùng người thân quây quần, trò chuyện và thưởng thức món bánh trôi, bánh chay sẽ đem đến không khí ấm cúng và đặc biệt. Vì thế ông bà ta cho rằng, việc ăn hai bánh này vào những dịp lễ Tết như thế này sẽ giúp tình cảm gia đình khắng khít hơn. Ngoài ra, mọi người còn có cơ hội để ôn lại những chuyện cũ, để tận hưởng không khí yêu thương và ấm áp của gia đình. 

Ăn bánh trôi bánh chay cũng là hình thức để tưởng nhớ công lao, ơn dưỡng dục của thế hệ đi. Qua hành động này, các thế hệ sau sẽ biết ơn và trân trọng những gì mà họ đang có.

Có một số điển tích kể rằng bánh trôi, bánh chay có nguồn gốc từ thời Hùng Vương. Người dân tạo ra tục lệ làm hai thứ bánh này để tưởng nhớ về “bọc trăm trứng” của Âu Cơ và Lạc Long Quân. Chính vì thế, những chiếc bánh nhỏ có hình trong và màu trắng để trong giống trăm quả trứng.

Bánh chay là gì
Ý nghĩa bánh trôi, bánh chay là ôn lại những câu chuyện xưa.

Bánh trôi tượng trưng cho 50 quả trứng đi theo Âu Cơ, sau này nở ra thành 50 người con, họ lên đất liền để sinh sống. Bánh chay thì tượng trưng cho 50 quả trứng đi theo Lạc Long Quân, nở ra thành 50 người con đi xuống biển.

Tết Hàn thực đã sống trong tâm thức người Việt như thế, đơn giản nhưng đầy ý nghĩa. Cứ đến ngày 3/3 âm lịch, những người con lại nô nức trở về nhà, quây quần và chuẩn bị làm bánh trôi, bánh chay. Mùi thơm, vị ngọt có hai loại bánh này cũng như dư vị ngọt ngào, hạnh phúc của một gia đình vậy.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu được ý nghĩa bánh trôi, bánh chay trong ngày Tết Hàn thực. Hãy thường xuyên truy cập vào website của Food Smile để đọc thêm nhiều bài viết hay nhé!

Đánh giá:   1 2 3 4 5

2.0 / 5  (2 bình chọn)