Lê đức anh năm nay bao nhiêu tuổi

Theo tin từ Ban Bảo vệ, Chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Lê Đức Anh, sinh năm 1920, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước, sau một thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao sức yếu, đồng chí đã từ trần vào hồi 20 giờ 10 phút, ngày 22-4-2019 tại nhà công vụ, số 5A, phố Hoàng Diệu, TP Hà Nội.

Lê đức anh năm nay bao nhiêu tuổi

Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh (1920-2019) - Ảnh: Thế Dũng

Lễ Viếng, Lễ Truy điệu, Lễ An táng nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh sẽ được thông báo sau.

Tóm tắt tiểu sử nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh

- Họ và tên khai sinh: LÊ ĐỨC ANH

- Họ và tên thường gọi: Lê Đức Anh

- Bí danh: Sáu Nam

- Sinh ngày: 1-2-1920

- Quê quán: Xã Lộc An, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế

- Dân tộc: Kinh

- Tôn giáo: Không

- Ngày vào Đảng Cộng sản Việt Nam: 30-5-1938, ngày chính thức: 5-10-1938

- Khen thưởng:

+ Huân chương Sao vàng

+ Huân chương Hồ Chí Minh

+ Huân chương Quân công hạng nhất

+ Huân chương Chiến công hạng nhì

+ Huân chương Chiến thắng hạng nhất

+ Và nhiều huân chương cao quý của nhà nước Liên Xô; Cuba; Campuchia; Lào

- Đại biểu Quốc hội khóa: VI, VII, VIII và IX

- Uỷ viên Trung ương Đảng khóa: IV, V, VI, VII và VIII

- Uỷ viên Bộ Chính trị khóa: V, VI, VII và VIII

TÓM TẮT QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

- Từ năm 1937 - 1944: Bắt đầu tham gia hoạt động cách mạng, trong mặt trận dân chủ huyện Phú Vang và Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên - Huế

- Năm 1944: Tổ chức và phụ trách các nghiệp đoàn cao su ở Lộc Ninh.

- Từ 8-1945 đến 10-1948: Tham gia quân đội, giữ các chức vụ từ trung đội trưởng đến chính trị viên tiểu đoàn và trung đoàn.

- Từ 10-1948 đến 1950: Tham mưu trưởng các Quân khu 7, Quân khu 8 và đặc khu Sài Gòn-Chợ Lớn.

- Từ 1951 - 1954: Tham mưu phó, quyền Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Nam Bộ.

- Từ 1955 - 1963: Cục phó Cục Tác chiến; Cục trưởng Cục Quân lực thuộc Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam.

- Từ 8-1963 đến 2-1964: Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.

- Từ 2-1964 đến 1974: Phó Tư lệnh, kiêm Tham mưu trưởng Quân Giải phóng miền Nam; Tư lệnh Quân khu 9 (năm 1969).

- Từ 1974 - 1975: Phó Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam (tháng 6-1974 được thăng quân hàm vượt cấp từ đại tá lên Trung tướng); Phó Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh, kiêm Tư lệnh cách quân hướng Tây Nam đánh vào Sài Gòn.

- Từ 1976 - 1980: Tư lệnh Quân khu 9; Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu 7, kiêm chỉ huy trưởng cơ quan tiền phương của Bộ Quốc phòng ở mặt trận Tây Nam; được thăng quân hàm Thượng tướng năm 1980.

- Từ 1981-1986: Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, kiêm Tư lệnh quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia; được Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa V bầu vào Bộ Chính trị (năm 1982); được thăng quân hàm Đại tướng năm 1984; được giao giữ chức Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam năm 1986.

- Từ 2-1987 đến 8-1991: là Ủy viên Bộ Chính trị (khóa VI nhiệm kỳ 1986-1991), Phó Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nước CHXHCN Việt Nam; là Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị (khóa VII1991-1997), Thường trực Bộ Chính trị.

Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh (1.12.1920 - 1.12.2020) với sự tham dự của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng.

Dựa vào dân mà chiến đấu

Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh (bí danh Nguyễn Phú Hòa) xuất thân trong một gia đình giàu truyền thống yêu nước ở xã Lộc An, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Khi 17 tuổi, ông Lê Đức Anh đã tham gia phong trào dân chủ ở quê hương. Tháng 5-1938, ông được kết nạp vào Đảng và tích cực tham gia hoạt động cách mạng. Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh gắn liền với công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như sự nghiệp xây dựng, đổi mới đất nước và làm nhiệm vụ quốc tế, giúp đỡ nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng.

Phát biểu tại hội thảo, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng nhấn mạnh với 99 tuổi đời, hơn 80 năm tuổi Đảng, cho đến giờ phút cuối cuộc đời, Đại tướng Lê Đức Anh luôn giữ vững phẩm chất của người cộng sản kiên trung, là tấm gương sáng về phẩm chất của người cán bộ cách mạng, nêu cao đức hy sinh, lòng dũng cảm, sống trung thực, giản dị, gần gũi với cán bộ, chiến sĩ; luôn đặt lợi ích của Đảng, của dân tộc và quân đội lên trên hết, suốt đời chiến đấu, hy sinh vì lý tưởng độc lập dân tộc và xã hội chủ nghĩa.

Lê đức anh năm nay bao nhiêu tuổi

Ông Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương - phát biểu tại hội thảo

Viết về Đại tướng, Chủ tịch nước Lê Đức Anh, Thiếu tướng - TS Nguyễn Hoàng Nhiên, Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, khẳng định: "Với gần 100 tuổi đời, trong đó có hơn 80 năm tham gia hoạt động cách mạng, phát triển từ phong trào yêu nước, từ chính trị viên chi đội trở thành nguyên thủ quốc gia. Ở cương vị nào Đại tướng Lê Đức Anh cũng luôn là con người của hành động, một chiến sĩ cộng sản kiên trung, nhà chỉ huy thao lược, vị tướng tài ba, nhà lãnh đạo xuất sắc trong những năm đầu đất nước đổi mới".

Theo đại tá Nguyễn Văn Quyền (Viện Lịch sử quân sự Việt Nam), trong những ngày đầu Nam Bộ kháng chiến, Đại tướng Lê Đức Anh là trung đội trưởng vũ trang công nhân cao su với hơn 100 người. Đội quân này, dưới sự chỉ huy của ông, đã kéo từ Lộc Ninh, Hớn Quản về tham gia chiến đấu tại mặt trận số 2, góp phần giam chân quân Pháp suốt hơn 1 tháng, làm thất bại ý đồ "đánh nhanh, thắng nhanh" của đối phương.

Cuối năm 1948, nhận ra tố chất và năng lực tham mưu quân sự của ông, Xứ ủy Nam Bộ đã điều ông về làm Tham mưu trưởng Khu Sài Gòn - Chợ Lớn, một địa bàn trọng điểm, nơi diễn ra các trận đánh quyết liệt giữa quân dân ta với thực dân Pháp. Tại đây, ông làm cán bộ quân sự, xây dựng lực lượng, tổ chức chiến dịch, xây dựng và phát triển chiến thuật cho quân chủ lực và lực lượng vũ trang địa phương. Vì vậy, lực lượng vũ trang Khu Sài Gòn - Chợ Lớn không ngừng được kiện toàn về tổ chức và đẩy mạnh hoạt động tác chiến. Nhiều trận đánh của lực lượng này có hiệu suất cao, tiêu hao, tiêu diệt một bộ phận lớn sinh lực của địch.

Trong tham luận của mình, Đại tướng Ngô Xuân Lịch - Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - nhận định Đại tướng Lê Đức Anh là người kiên quyết đề nghị chỉ xây dựng lực lượng vũ trang đến cấp tiểu đoàn tại chiến trường Nam Bộ theo phương châm "Dựa vào dân mà chiến đấu". Qua đó đã thu được nhiều thắng lợi quan trọng trong các chiến dịch, góp phần kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp. Theo Đại tướng Ngô Xuân Lịch, dấu ấn nổi bật của Đại tướng Lê Đức Anh trên cương vị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (1987-1991) là đã đề xuất kế hoạch xây dựng quân đội tinh, gọn, hiện đại, sẵn sàng chiến đấu cao và cắt giảm lực lượng vũ trang để tập trung cho phát triển đất nước; kịp thời điều chỉnh chiến lược phòng thủ đất nước trong tình hình mới, phù hợp với tình hình kinh tế đất nước mà vẫn bảo đảm sức mạnh để hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.