Làm thế nào để phát hiện bệnh gút năm 2024

Bệnh gout là bệnh viêm khớp liên quan quá trình chuyển hóa axit uric trong cơ thể. Bệnh gout đang ngày càng phổ biến và trở nên “trẻ hóa” trong thời đại hiện nay. Theo thống kê cho thấy bệnh gout gặp nhiều ở độ tuổi 40 và ở chủ yếu ở nam giới, bệnh gout đang trẻ hóa dần ở độ tuổi 30. Bài viết sau đây sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin về bệnh gout như dấu hiệu của bệnh, biến chứng của bệnh gout.

Bệnh gout là gì?

Bệnh gout là một dạng viêm khớp , là tình trạng mà khớp xương bị kích ứng gây viêm và có liên quan đến quá trình chuyển hóa axit uric có trong cơ thể. Acid uric tích tụ trong cơ thể tạo ra các tinh thể urat dư thừa, tích lại trong các khớp trong một thời gian dài, các tinh thể này có cấu trúc nhỏ, cứng và sắc nhọn, cọ sát vào màng hoạt dịch gây viêm, sưng và đau, tạo nên các đợt gout cấp tính cho người bệnh.

Làm thế nào để phát hiện bệnh gút năm 2024

Dấu hiệu bệnh gout thường là những cơn đau đột ngột và dữ dội ở các khớp như khớp ngón chân, khớp tay, và đầu gối, kèm theo đau là hiện tượng sưng đỏ, có thể không đi lại được do quá đau.

Top 5 dấu hiệu bệnh gout dễ nhận biết

Bệnh gout nếu như được phát hiện sớm sẽ giúp việc điều trị có hiệu quả hơn, giúp ngăn ngừa được các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh gout. Dưới đây là 5 dấu hiệu điển hình mà người bệnh cần lưu ý.

Xuất hiện cơn đau đột ngột, không báo trước

Thông thường những người mắc bệnh gout sẽ gặp phải những cơn đau nhức ở khớp ở ngón chân, ngón tay,.. và xuất hiện đột ngột, đau dữ dội. Cơn đau của bệnh gout có thể nghiêm trọng nhất trong vòng 4-12 giờ sau khi xuất hiện. Sau các đợt đau cấp tính, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức âm ỉ kéo dài vài ngày (thường 5-7 ngày) đến vài tuần ở các khớp ngay sau đó.

Cơn đau kèm theo nóng rát

Người bệnh gout khi xuất hiện các cơn đau sẽ kèm theo đó là hiện tượng nóng rát ở những phần khớp bị đau. Khi bị đau, các phần khớp sẽ trở nên nhạy cảm, khi cọ sát vào quần áo hay các vật thể khác thì khớp cũng sẽ sưng tấy lên, khiến người bệnh cảm thấy rất đau nhức, khó chịu.

Viêm sưng, tấy đỏ

Với bệnh gout, một trong những dấu hiệu rất dễ nhất biết đó chính là các khớp khi đau sẽ bị tấy đỏ, sưng viêm, khi ấn nhẹ vào sẽ thấy mềm và hơi nóng. Khớp bị sưng viêm gây đau cản trở quá trình vận động và sinh hoạt cho người bệnh rất nhiều.

Cứng khớp, khó vận động

Khi mắc bệnh gout, người bệnh sẽ thường cảm thấy khớp cứng, khó vận động. Người bệnh gout sẽ cảm thấy vận động không được thoải mái, linh hoạt như lúc bình thường. Một số người khớp cứng và còn cảm thấy đau nhức hơn khi di chuyển.

Làm thế nào để phát hiện bệnh gút năm 2024

Hạn chế vận động

Ở các giai đoạn tiến triển, các đợt cấp tính, tinh thể urat lắng đọng lại tại các khớp, cọ sát vào màng hoạt dịch, ổ khớp làm khớp bị viêm lên, tấy đỏ, gây đau đớn và làm vận động của người bệnh hạn chế.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh Gout

Nếu bệnh gout không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây nên những biến chứng nghiêm trọng như:

  • Gout làm phần khớp (chủ yếu các khớp ở tay, chân) bị viêm, sưng khớp lên, gây tình trạng đi lại, cử động bị khó khăn, hạn chế.
  • Nguy cơ hoại tử khớp và có thể vĩnh viễn không di chuyển được do các hạt tophi vỡ ra gây viêm loét tại ổ khớp, vi khuẩn xâm nhập vào theo vết loét làm nhiễm trùng, tình trạng viêm khớp trở nên nặng nề hơn nếu không được chữa trị.
  • Biến chứng sỏi thận: Nguyên nhân dẫn đến sỏi là do gout làm tích tụ các tinh thể urat và canxi lâu dần tạo thành sỏi. Sỏi thận làm giảm chức năng thận, giảm chức năng lọc và bài tiết, gây tắc nghẽn, ứ nước và nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Việc hình thành các cục sưng cứng, tấy đỏ không chỉ khiến người bệnh khó chịu, đau đớn mà còn góp phần làm mất tính thẩm mỹ tại vùng da đó.

4 Giai đoạn của bệnh gout

Bệnh gout tiến triển thông qua 4 giai đoạn. Tương ứng với mỗi giai đoạn mà các dấu hiệu của bệnh sẽ khác nhau.

Giai đoạn 1

Lúc này, các triệu chứng còn khá mờ nhạt và khó nhận ra. Tuy nhiên qua kết quả xét nghiệm máu có thể phát hiện lượng acid uric tăng cao trong máu, vượt ngưỡng 6.0.

https://www.high-endrolex.com/40

Giai đoạn 1 là giai đoạn nhẹ, vì thế thường thì các bác sĩ sẽ đề xuất điều chỉnh chế độ dinh dưỡng sao cho lành mạnh, tăng cường tập thể dục hợp lý, hạn chế các thực phẩm giàu chất đạm, rượu bia, thuốc lá,…. sao cho nồng độ acid uric được kiểm soát và trở về ngưỡng bình thường.

Giai đoạn 2

Đây là giai đoạn gout cấp tính, ở giai đoạn này thì các triệu chứng khá rõ ràng và có thể nhìn bằng mắt thường (cụ thể như những cơn đau nhức khớp dữ dội). Những cơn đau gout cấp tính thường kéo dài 3-10 ngày và có thể xuất hiện vài tháng hoặc vài năm một lần. Khi xuất hiện có các cơn đau khớp dữ dội, người bệnh cần đi khám và có phác đồ điều trị để tránh tình trạng bệnh nặng hơn.

Giai đoạn 3

Ở giai đoạn này thì các cơn đau khớp sẽ xảy ra thường xuyên hơn do các tinh thể urat tích tụ ngày càng nhiều trong khớp khiến phần khớp đau nhiều và viêm sưng to hơn.

Giai đoạn 4

Đây là giai đoạn mãn tính, lâu dần sẽ xuất hiện các biến chứng tại những nơi có ổ khớp (biến dạng khớp, sụn khớp và các mô xung quanh thương tổn). Giai đoạn này, một số người bệnh xuất hiện các nốt tophi (là những u sần xung quanh khớp bị gout, bản chất là chất lỏng dạng mủ, chứa tinh thể urat tích tụ quanh khớp). Các hạt tophi này phát triển quanh khớp có thể chèn ép, gây biến dạng các khớp.

Bệnh gout tuy không nguy hiểm tính mạng nhưng để lại nỗi đau dai dẳng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Do đó, mỗi người cần chủ động khám sức khỏe định kỳ ở các cơ sở uy tín để phát hiện và điều trị kịp thời, đặc biệt là các đối tượng có nguy cơ cao.

Làm sao để phát hiện bệnh gút?

Một số xét nghiệm chẩn đoán cần thiết gồm có: xét nghiệm máu, chụp X – quang, làm siêu âm, kiểm tra dịch lỏng trong khớp. Để phòng tránh bệnh Gout hiệu quả cần sự tham gia nghiêm túc của người bệnh trong việc tuân thủ và thực hiện các chỉ dẫn.

Làm xét nghiệm gì để biết bệnh gút?

Xét nghiệm acid uric là một cận lâm sàng cần thiết để chẩn đoán các bệnh lý về thận cũng như bệnh gout, giúp việc sàng lọc bệnh Gout trở nên dễ dàng hơn. Vì vậy, khi có bất cứ dấu hiệu nào nghi ngờ như đau khớp, sưng khớp...

Bệnh gút có biểu hiện gì?

Bệnh Gout là gì? Bệnh gút (còn gọi là gout hay thống phong) là một dạng viêm khớp phổ biến, người bệnh thường chịu những cơn đau đột ngột và dữ dội ở các khớp ngón chân, ngón tay, đầu gối, kèm theo cơn đau là hiện tượng sưng đỏ, thậm chí không đi lại được do đau.

Làm thế nào để chữa bệnh gút?

Hướng dẫn cách giảm axit uric không dùng thuốc.

Hạn chế thức ăn giàu purin. Purin có nhiều trong các loại thực phẩm như thịt đỏ (thịt bò, thịt dê, thịt cầy…), ... .

Kiêng đường. ... .

Uống nhiều nước. ... .

Tránh đồ uống có cồn. ... .

Uống cà phê ... .

Kiểm soát cân nặng. ... .

Kiểm tra đường huyết thường xuyên. ... .

Thêm chất xơ vào chế độ ăn..