Hướng dẫn vẽ người

Sự đa dạng trong lĩnh vực hội họa mang đến nhiều góc nhìn, màu sắc và cách thể hiện khác nhau ở mỗi người. Đối với trẻ em, vẽ người là chủ đề khá gần gũi, nhưng vẫn xuất hiện một số rào cản nhất định trong việc làm thế nào kết hợp những nét vẽ trở nên cân đối, hài hòa. Vậy, đâu là cách để dạy bé cách vẽ người đơn giản? Bài viết hôm nay sẽ bật mí cho ba mẹ giải pháp dạy bé học vẽ người vừa đúng, vừa đẹp. Cùng MindX đón xem nhé!

Hướng dẫn các bước dạy bé vẽ người đơn giản

Đối với các bước dạy bé vẽ người, ba mẹ vẫn có thể sáng tạo các cách thức mới, tuy nhiên, chỉ nên sáng tạo khi đã nắm vững được những kiến thức nền tảng. Trong trường hợp ba mẹ chưa biết gì và cũng chưa đủ kỹ năng để dạy cho bé vẽ người thì có thể thực hiện theo các bước hướng dẫn sau đây:

Bước 1: Vẽ hình dáng chung

Bước đầu tiên, ba mẹ cần giúp bé định hình được hình dáng chung của nhân vật cần vẽ bằng cách sử dụng hình khối để phân chia bố cục các bộ phận trên cơ thể như đầu người, thân người, chân người. Chi tiết hơn, ba mẹ có thể hướng dẫn bé xác định tóc, mắt, mũi, miệng của nhân vật muốn vẽ.

Ba mẹ có thể nâng cao việc dạy bé bằng cách sử dụng nét vẽ linh hoạt hơn với cách thể hiện về hình dáng của nhân vật như cao, thấp, mập, ốm,... hoặc các hành động của nhân vật như ngồi, đứng, nằm, bò. Đây còn được gọi là kỹ năng phác thảo, kỹ năng này đòi hỏi bé cần phải quan sát kỹ lưỡng, phân chia các bộ phận trên cơ thể người theo một tỉ lệ cân đối, phù hợp.

Hướng dẫn vẽ người

Bước 2: Vẽ chi tiết khuôn mặt

Đối với vẽ người, khuôn mặt là bộ phận quan trọng để thể hiện cảm xúc của nhân vật. Vì vậy, sẽ có nhiều cách vẽ khác nhau để thể hiện nhiều biểu cảm khác nhau. Để vẽ chi tiết khuôn mặt người, bé sẽ thực hiện với những bộ phận sau:

  • Vẽ phần mắt: Vẽ 2 mắt đối xứng nhau với hình bầu dục nằm ngang, cách khoảng 1 - 2 cm tùy vào tỉ lệ khuôn mặt. Sau đó vẽ hai hình tròn ở nằm bên trong hình bầu dục thể hiện cho hai đồng tử của mắt. Ngoài ra, ở phía trên đôi mắt, bé có thể vẽ thêm lông mày bằng hai đường cong nhỏ với độ dài tương đương đôi mắt.
  • Vẽ phần mũi: Mũi người sẽ vẽ đơn giản với một đường thẳng kéo từ trên xuống nằm giữa đôi mắt. Phía dưới nên vẽ một đường ngang nối liền vào đường thẳng ban đầu để tạo thành chóp mũi, giúp tổng thể khuôn mặt sẽ hài hòa hơn.
  • Vẽ phần miệng: Miệng có thể vẽ đơn giản với một đường cong hướng lên, thể hiện biểu cảm cười, hay một đường cong hướng xuống, thể hiện biểu cảm buồn.
  • Vẽ các đặc điểm trên khuôn mặt: Nếu quan sát tốt, bé có thể vẽ thêm một số đặc điểm nhận diện đặc biệt trên khuôn mặt của nhân vật, chẳng hạn như nốt ruồi, vết sẹo, râu,... Những đặc điểm này sẽ giúp hình vẽ người của bé tăng thêm tính nhận diện và trở nên thú vị hơn.

Hướng dẫn vẽ người

Bước 3: Vẽ chi tiết cơ thể

Tiếp theo, bé sẽ bắt đầu với phần cơ thể người, với phần thân người thường được vẽ tương tự nhau, nhưng ở phần tay và chân sẽ có những thay đổi, tùy vào tư thế của nhân vật. Bé có thể vẽ chi tiết cơ thể như sau:

  • Vẽ phần thân người: Bé sẽ vẽ một hình chữ nhật, thay thế các góc nhọn thành các nét cong, bo tròn để phần thân người không bị thô.
  • Vẽ phần tay: Cánh tay sẽ được vẽ bằng đường thẳng hai đường thẳng song song, nối liền với phần thân người. Sau đó, bé có thể vẽ thêm bàn tay ở cuối đường thẳng bằng một hình tròn, nếu khéo tay hơn có thể vẽ thành một bàn tay nhỏ. Vẽ tương tự với cánh tay còn lại.
  • Vẽ phần chân: Bé có thể áp dụng cách vẽ tay để vẽ cho phần chân người. Tuy nhiên, để phần chân người được hài hòa hơn, bé nên vẽ liền khối giữa hai chân với nhau.

Khi vẽ phần cơ thể người, đặc biệt là phần tay và chân người, bé có thể vẽ các đường cong khác nhau dựa trên hành động của cơ thể, chẳng hạn như động tác đưa tay lên chào, động tác đu dây hoặc người đang chạy, v.v...

Bước 4: Hoàn thiện các nét thiếu

Sau khi đã có một hình dạng tổng thể về con người, bé có thể chỉnh sửa lại các chi tiết thô bằng những nét tròn, thẳng để hình vẽ đẹp hơn. Ngoài ra, để giúp bé phát huy khả năng sáng tạo, ba mẹ có thể dạy bé vẽ kết hợp với các phụ kiện như quần áo, cà vạt, trang sức, khăn quàng,... để hình vẽ nhân vật thú vị và nổi bật hơn.

Hướng dẫn vẽ người

Bước 5: Chỉnh sửa và tô màu

Bước cuối cùng, bé sẽ xem và chỉnh sửa lại những phần chưa hợp lý, sau đó sử dụng màu tô lên nhân vật. Bé có thể sử dụng mọi loại chất liệu màu sắc theo sở thích hay trí tưởng tượng sáng tạo của mình.

Một số mẫu tranh giúp bé rèn luyện kỹ năng vẽ

Việc dạy bé cách vẽ người đơn giản cũng chỉ dừng lại ở những hình vẽ cơ bản. Để bé có thể nâng cao kỹ năng vẽ và cải thiện khiếu thẩm mỹ thì ba mẹ nên lựa chọn các mẫu tranh hướng dẫn vẽ người phù hợp với độ tuổi của bé. Dưới đây là một số mẫu tranh giúp bé rèn luyện kỹ năng vẽ được các ba mẹ tin dùng.

1. Bé tập vẽ công chúa

Hướng dẫn vẽ người

Sử dụng bút chì mềm để phác thảo hình dạng cơ bản của công chúa. Sau khi bạn hài lòng với hình dạng phác thảo, bé có thể sử dụng bút chì cứng để vẽ các chi tiết. Bé có thể sử dụng bút màu, bút chì màu hoặc bút dạ để tô màu công chúa.

2. Bé tập vẽ chú bộ đội

Hướng dẫn vẽ người

Sử dụng bút chì mềm để phác họa hình dáng của chú bộ đội trước khi tô màu. Sử dụng bút chì màu hoặc bút dạ để tô màu cho chú bộ đội. Bé có thể sử dụng bút vẽ để tạo thêm chi tiết cho chú bộ đội.

3. Bé tập vẽ nàng tiên cá

Hướng dẫn vẽ người

Sử dụng bút chì nhẹ để phác thảo nàng tiên cá của bạn trước khi tô màu. Điều này sẽ giúp bé dễ dàng điều chỉnh hình dạng của nàng tiên cá trước khi bạn tô màu. Sử dụng nhiều màu sắc khác nhau để tô màu cho nàng tiên cá của giúp bức tranh trở nên sống động và hấp dẫn.

4. Tập vẽ siêu nhân

Hướng dẫn vẽ người

Sử dụng bút chì chì để phác thảo hình dạng của Siêu nhân trước khi tô màu. Sử dụng bút màu hoặc bút chì màu để tô màu cho Siêu nhân của bé. Bé có thể thêm các chi tiết bổ sung cho Siêu nhân của mình, chẳng hạn như đôi cánh hoặc một chiếc khiên.

5. Bé tập vẽ hiệp sĩ

Sử dụng bút chì nhẹ để phác thảo hình dạng cơ bản của hiệp sĩ trước. Sau đó, bé có thể sử dụng bút chì đậm hơn để vẽ chi tiết. Đừng sợ thử nghiệm với các hình dạng và kích thước khác nhau.

Bài viết đã tổng hợp về các bước dạy bé cách vẽ người đơn giản mà ba mẹ có thể áp dụng ngay cho con. Tiếp xúc với lĩnh vực hội họa cũng giống như việc tiếp cận với thế giới thực tại theo những góc nhìn đa chiều, đa sắc màu hơn. Mọi chủ đề liên quan đến cuộc sống đều có thể được kể lại bằng những nét vẽ độc đáo trên giấy. Việc trẻ tiếp cận sớm với hội họa sẽ là tiền đề trong quá trình hình thành và phát triển về kỹ năng cứng, lẫn các kỹ năng mềm. Đừng quên chia sẻ bài viết cho mọi người cùng biết nhé!