Hướng dẫn làm phần đọc hiểu môn văn năm 2024

Thí sinh nên có 2 lần đọc. Lần 1 đọc nhanh toàn bộ văn bản và các câu hỏi. Chú ý phần ghi chú cuối văn bản, sự liên thông của các câu hỏi để hiểu nội dung, tìm ý và có thể loại suy khi trả lời.

Lần 2 đọc chậm, kỹ, nên có thao tác đánh dấu vào văn bản (hoặc ghi ra giấy nháp) các từ ngữ/câu/đoạn tương ứng với câu hỏi. Tránh vội vàng hấp tấp, kiểu đọc đến đâu trả lời đến đó.

Kỹ năng trả lời các câu hỏi

Câu 1 và 2 thường là câu hỏi dạng nhận biết (xác định thể thơ, phương thức biểu đạt, chỉ ra/xác định từ ngữ trong văn bản...). Vì vậy yêu cầu thí sinh đọc kỹ văn bản và trả lời rõ ràng, dứt khoát, không chọn theo kiểu may rủi (chẳng hạn thể thơ thì chỉ có 1 phương án trả lời); đầy đủ (ví dụ câu hỏi theo văn bản/tác giả) thì phải ghi ra hết các ngữ liệu có trong văn bản. Tránh trả lời sơ sài, qua quýt hoặc dài dòng lan man. Hầu hết đáp án chấm thi các năm đều yêu cầu thí sinh phải trả lời đúng với các câu văn của văn bản và đủ số lượng câu nhất định. Nếu thấy lưỡng lự chưa tìm ra đáp án thì nên tạm cho qua để làm sau, tránh mất thời gian.

Câu 3 phần đọc hiểu của đề thi các năm gần đây và đề thi tham khảo năm 2023 là câu hỏi về nội dung của một đoạn trong văn bản. Để trả lời câu hỏi này, thí sinh cần chú ý những điều sau: Do thang điểm của câu hỏi là 1 điểm nên phải trả lời nhiều ý, vì thiếu 1 ý có thể sẽ bị trừ 0,25 hoặc 0,5 điểm. Không nên diễn giải bằng đoạn văn dài dòng, mà trình bày bằng các ý gạch đầu dòng. Trả lời đúng vào trọng tâm ngữ liệu.

Hướng dẫn làm phần đọc hiểu môn văn năm 2024

Tuần sau, học sinh lớp 12 sẽ chính thức bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023

NHẬT THỊNH

Câu 4 là câu vận dụng, mở rộng. Chẳng hạn nhận xét về một hình ảnh dân tộc trong đề tham khảo 2023, hay rút ra bài học về lẽ sống trong đề thi năm 2021. Cách tốt nhất là nên viết thành đoạn văn, không quá dài và cũng không quá ngắn. Cần bám sát vào nội dung, chủ đề của văn bản để viết cho đúng trọng tâm. Do câu hỏi này có liên hệ đến bản thân nên thí sinh cần thể hiện sự nhận thức đúng đắn, thái độ rõ ràng và tình cảm chân thành.

Trình bày rõ ràng, sạch đẹp, khoa học

Đây là lợi thế cho những thí sinh có cách trình bày rõ ràng, sạch đẹp, khoa học. Mỗi câu được chia tách dễ thấy, mỗi ý trả lới phải có lời dẫn. Không bôi xóa, gộp ghép các ý làm cho bài làm rối rắm, khó đọc, khó có thiện cảm. Chữ viết không cần đẹp nhưng phải rõ ràng, dễ đọc. Đừng nên viết các câu văn quá dài, mà cần ngắn gọn, dứt khoát...

Đọc hiểu văn bản là câu hỏi chiếm tới 3 điểm trong đề thi THPTQG môn Ngữ văn. Hơn hết, đây là dạng bài chắc chắn xuất hiện trong đề thi. Để đạt điểm tuyệt đối 3/3 của phần đọc hiểu theo cấu trúc không hề đơn giản. Dù điều này có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao tổng số điểm của cả bài văn.Vì vậy, trong bài viết này gia sư Bảo Châu sẽ chia sẻ với các em 4 vấn đề sau:

  • Đặc điểm của kiểu bài đọc – hiểu văn bản
  • Yêu cầu đề bài của kiểu bài đọc – hiểu văn bản
  • Cách làm bài đọc hiểu môn Văn đạt điểm cao
  • Những kiến thức cần nắm vững về cách làm bài đọc hiểu môn Văn

1. Đặc điểm của kiểu bài đọc – hiểu văn bản

Phần đọc hiểu Ngữ văn 12, cũng giống như phần đọc hiểu của những lớp 10, 11 mà các em đã học trước đó.Bài tập phần đọc hiểu Ngữ văn có chung những đặc điểm như sau:– Kiểu bài đọc hiểu nằm ở Phần I (3 điểm) trong đề thi THPTQG Ngữ văn. Ngữ liệu đọc hiểu thường là một đoạn văn bản có thể thuộc bất cứ loại văn bản nào. Từ văn bản khoa học, báo chí, công vụ đến văn bản nghệ thuật. Miễn là văn bản ấy được viết bằng ngôn từ. Nhưng chủ yếu là văn bản nghị luận.

Hướng dẫn làm phần đọc hiểu môn văn năm 2024

2. Yêu cầu đề bài của kiểu bài đọc – hiểu văn bản

Thông thường đề bài sẽ yêu cầu các em đọc hiểu và trả lời 4 câu hỏi nhỏ. Các em sẽ hiểu rõ hơn khi tham khảo các cách làm bài đọc hiểu ngữ văn dưới đây. Các câu hỏi phần đọc hiểu sẽ tập trung vào 1 số khía cạnh như:– Nội dung chính của văn bản hoặc ý nghĩa của văn bản.– Các thông tin quan trọng của văn bản: nhan đề, phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt.– Những hiểu biết về từ ngữ, cú pháp, chấm câu, cấu trúc, thể loại vă

3. Cách làm bài đọc hiểu văn bản để đạt điểm cao

Sau khi đã nắm được được đặc điểm của kiểu bài đọc – hiểu văn bản. Những yêu cầu ra đề của dạng bài này. CCBook sẽ hướng dẫn các em cách làm bài đọc hiểu văn bản để “ăn chắc” 3 điểm trong đề thi.

Cách làm bài đọc hiểu môn văn tốt nhất là các em cần:

– Nắm được phương pháp đọc – hiểu một văn bản. Các yêu cầu và hình thức kiểm tra cụ thể về đọc hiểu.

– Với dạng bài này, các em nên viết trong khoảng 30 phút.

– Nên viết khoảng 1 mặt giấy thi.

– Trả lời trực tiếp vào câu hỏi, theo kiểu “hỏi gì đáp nấy”. Câu trả lời nên chính xác, đầy đủ, ngắn gọn.

– Không cần mở bài và kết bài, không nên gạch đầu dòng mà nên viết mỗi ý trong câu hỏi thành đoạn văn nhỏ, hoàn chỉnh.

– Khi xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. Thao tác lập luận hoặc phương thức biểu đạt trong văn bản. Các em nên giải thích ngắn gọn.

4. Những kiến thức cần nắm vững về cách làm bài đọc hiểu văn bản

Để làm tốt phần đọc hiểu Ngữ văn 12, các cần phải nắm vững những phần kiến thức sau:

a. Các phong cách ngôn ngữ chức năng.

Cách làm bài đọc hiểu môn văn khi hỏi về phong cách ngôn ngữ chức năng. Các em cần phải lưu ý. Trong đề thi thường có câu hỏi: Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? Các em chú ý đọc kĩ văn bản, tìm hiểu đặc điểm của phong cách ngôn ngữ của văn bản rồi hãy trả lời.

Các phong cách ngôn ngữ bao gồm:

  • Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
  • Phong cách ngôn ngữ khoa học
  • Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
  • Phong cách ngôn ngữ chính luận
  • Phong cách ngôn ngữ hành chính
  • Phong cách ngôn ngữ báo chí

b. Các phương thức biểu đạt

Cách làm bài đọc hiểu văn bản khi hỏi về các phương thức biểu đạt cần có những lưu ý:

– Một văn bản có khi kết hợp nhiều phương thức biểu đạt khác nhau. Nhưng bao giờ cũng có một phương thức biểu đạt chính.

– Câu hỏi trong đề chỉ yêu cầu các em xác định phương thức biểu đạt chính. Các em nên chú ý đọc kĩ câu hỏi rồi hãy trả lời một cách chính xác.

– Có 4 phương thức thường xuất hiện trong các đề thi: biểu cảm, tự sự, miêu tả, nghị luận.

c. Các thao tác lập luận

Các thao tác lập luận sẽ bao gồm: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh, bác bỏ.

d. Các biện pháp tu từ

Các biện pháp tu từ thường gặp khi các em làm bài tập phần đọc hiểu Ngữ văn 12. Các biện pháp tu từ bao gồm: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, vật hóa, hoán dụ, điệp ngữ. Khoa trương, nói giảm, liệt kê, tương phản, đối lập. Câu hỏi tư từ, chêm xem, im lặng.

  1. Đặc trưng của các thể thơ

Đặc trưng của các thể thơ: thơ lục bát, thơ song thất lục bát. Các thể ngũ ngôn Đường luật. Các thể thất ngôn Đường luật. Các thể thơ hiện đại.

f. Các hình thức lập luận của đoạn văn

Các hình thức lập luận của đoạn văn bao gồm: diễn dịch, quy nạp, song hành, đoạn tổng – phân – hợp, đoạn móc xích.

g. Một số phương tiện và phép liên kết

Phương tiện liên kết là yếu tố ngôn ngữ được sử dụng nhằm làm bộ lộ mối dây liên lạc giữa các bộ phận có liên kết với nhau. Các phép liên kết chính sau đây: phép lặp, phép thế, phép liên tưởng, phép nghịch đối, phép nối.

h. Các phương thức trần thuật

Các phương thức trần thuật thường xuất hiện trong các văn bản truyện kể: truyện, tiểu thuyết.

Hướng dẫn làm phần đọc hiểu môn văn năm 2024

Trên đây, gia sư Bảo Châu đã tổng hợp những phần kiến thức quan trọng các em cần nắm vững để làm tốt phần đọc hiểu văn bản. Để nắm chắc cách làm bài đọc hiểu văn bản hơn nữa, các em có thể gọi đến hotline của cô Bảo Châu theo số điện thoại 0966042043 hoặc 0966713716 nhờ giúp đỡ, hoặc nhờ cô Bảo Châu tìm cho mình một gia sư giỏi để giúp các em học tốt hơn nữa môn Ngữ văn.