Hướng dẫn hành trang đi tù năm 2024

Theo quy định về chế độ gặp, nhận quà của phạm nhân tại Điều 52 Luật Thi hành án hình sự 2019, phạm nhân được nhận những đồ sau đây:

- Thư

- Tiền

- Đồ vật, trừ đồ vật thuộc danh mục cấm theo Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BCA.

Cụ thể, các đồ vật cấm theo quy định tại Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BCA gồm:

- Vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự; vật liệu nổ.

- Công cụ hỗ trợ: Các loại súng dùng để bắn đạn nhựa, đạn cao su, hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, laze, pháo hiệu và các loại đạn sử dụng cho các loại súng này; các loại phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa; các loại lựu đạn khói, lựu đạn cay, quả nổ; dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại, bàn chông, dây đinh gai, áo giáp, găng tay điện, găng tay bắt dao, mũ chống đạn và các loại công cụ hỗ trợ khác.

- Chất gây mê, chất độc, chất cháy, chất gây cháy, chất phóng xạ, hóa chất, độc dược.

- Các chất ma túy, tiền chất ma túy, thuốc gây nghiện và thuốc hướng thần.

- Các loại thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thực phẩm chức năng chưa được sự đồng ý của thủ trưởng cơ sở giam giữ; rượu, bia và các chất kích thích khác.

- Các đồ vật bằng kim loại, đồ làm bằng sành sứ, đá, thủy tinh, phích nước và các đồ vật có thể dùng làm hung khí.

- Tiền Việt Nam, các loại thẻ thanh toán bằng hình thức điện tử, ngoại tệ, giấy tờ có giá, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý.

- Các loại giấy tờ khác như: Chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu, hộ khẩu, giấy chứng nhận nghề, bằng cấp, chứng chỉ và các giấy tờ chứng nhận khác.

- Các loại thiết bị thông tin liên lạc cá nhân, phương tiện ghi âm, ghi hình.

- Các loại sách, báo, ấn phẩm bằng tiếng nước ngoài, tôn giáo, tín ngưỡng chưa qua kiểm duyệt; tranh, ảnh, phim, băng đĩa có nội dung mê tín dị đoan, phản động, đồi trụy; các loại bài lá, sách, báo, ấn phẩm, tài liệu (in, viết) gây ảnh hưởng xấu đến công tác quản lý, giáo dục phạm nhân.

- Các đồ vật khác có thể gây mất an ninh, an toàn cơ sở giam giữ, gây nguy hại cho bản thân phạm nhân và người khác, ảnh hưởng xấu đến vệ sinh môi trường hoặc để sử dụng vào mục đích đánh bạc.

Như vậy, phạm nhân được nhận quà từ người thân gồm: tiền, thư, các đồ vật khác không thuộc danh mục cấm đưa vào cơ sở giam giữ phạm nhân.

Theo khoản 3 Điều 52 Luật Thi hành án hình sự 2019, tiền gửi cho phạm nhân phải gửi trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện quản lý.

Việc nhận quà, quản lý, sử dụng đồ vật, tiền của phạm nhân do trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện thực hiện theo quy định tại Điều 18 Luật Thi hành án hình sự 2019.

2. Chế độ gặp của phạm nhân

Theo Điều 52 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định:

- Phạm nhân được gặp thân nhân 01 lần/tháng, không quá 01 giờ/lần.

- Phạm nhân được xem xét kéo dài thời gian gặp nhân thân căn cứ theo kết quả xếp loại chấp hành án, yêu cầu giáo dục cải tạo,... nhưng không quá 03 giờ/lần hoặc được gặp vợ/chồng ở phòng riêng không quá 24 giờ/lần.

- Phạm nhân vi phạm nội quy cơ sở giam giữ thì được gặp thân nhân 02 tháng/lần, không quá 01 giờ/lần.

- Trường hợp đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác có đề nghị được gặp phạm nhân thì Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện xem xét, quyết định.

3. Chế độ nhận quà của phạm nhân

Phạm nhân được nhận tiền, đồ vật không quá 02 lần/tháng qua đường bưu chính hoặc do người thân đưa đến, không quá 03/kg/lần, nếu gửi một lần thì không quá 06 kg.

4. Chế độ nhận, gửi thư và liên lạc của phạm nhân

Theo Điều 42 Luật Thi hành án hình sự 2019:

- Phạm nhân được gửi 02 lá thư/tháng.

Thư của phạm nhân phải được Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải kiểm tra, kiểm duyệt thư.

- Phạm nhân được liên lạc điện thoại trong nước với thân nhân 01 lần/tháng, không quá 10 phút/lần, trừ trường hợp cấp bách.

Việc liên lạc của phạm nhân do Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện xem xét, quyết định và kiểm soát.

\>>> Xem thêm: Phạm nhân được gặp người thân bao nhiêu lần trong tháng? Phạm nhân có được gọi điện về cho người nhà không?

Nhật Anh

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, Bộ luật hình sự quy định có 345 loại tội phạm khác nhau, vì vậy không phải ai trong chúng ta cũng đều biết được là hành vi nào sẽ được coi là tội phạm và tội nào sẽ bị áp dụng hình phạt tù. Trong bài viết ngày hôm nay, Luật Ánh Ngọc sẽ cùng tìm hiểu xem những tội nào sẽ bị áp dụng hình phạt tù và có cách nào để những người khi phạm tội có thể không phải chấp hành hình phạt tù không?

1. Các quy định chung về tội phạm và hình phạt tù

Hướng dẫn hành trang đi tù năm 2024
Các quy định chung về tội phạm và hình phạt tù

1.1. Tội phạm là gì?

Tội phạm không phải là một khái niệm xa lạ đối với chúng ta, nó xuất hiện khá sớm kể từ khi xã hội loài người có sự phân hóa giai cấp, giàu nghèo, chế độ nhà nước. Thông thường mọi người hiểu tội phạm là những người đã thực hiện những hành vi trái với pháp luật và bị tòa án phạt đi tù. Tuy nhiên, khái niệm này chưa hoàn toàn đúng, bởi vì không phải tội phạm nào cũng bị phạt tù, và không phải tội phạm nào cũng là cá nhân.

Theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 cũng là khái niệm chính xác nhất về tội phạm như sau: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật hình sự là phải bị xử lý hình sự.

Có thể thấy, khác với cách hiểu của mọi người, tội phạm không chỉ có người mà còn có cả pháp nhân thương mại, và nó phải được Bộ luật hình sự quy định là tội phạm, nếu một người thực hiện hành vi trái pháp luật nhưng luật hình sự không quy định đó là tội phạm thì không phải tội phạm. Ví dụ, theo Luật giao thông đường bộ, khi đèn tín hiệu giao thông màu đỏ, các phương tiện phải dừng lại nhưng A đã cố ý vượt đèn đỏ và bị Cảnh sát giao thông xử phạt. Bộ luật hình sự không quy định hành vi vượt đèn đỏ giao thông là tội phạm, nên mặc dù hành vi náy là trái pháp luật nhưng chỉ bị xử phạt hành chính mà cũng không bị coi là tội phạm.

1.2. Khi nào sẽ bị áp dụng hình phạt tù

Hình phạt trong luật hình sự là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật hình sự do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại phạm tội đó.

Hình phạt tù là hình phạt nhằm tước đi quyền tự do và một số quyền khác của người phạm tội, để cách ly người phạm tội ra khỏi môi trường sinh sống, sinh hoạt bình thường của họ, bao gồm có tù có thời hạn và tù chung thân.

Tù có thời hạn

Tù có thời hạn buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại cơ sở giam giữ trong một thời hạn nhất định.

Tù có thời hạn chỉ được áp dụng với các tội mà trong Điều luật đó có quy định hình phạt tù có thời hạn. Hầu như các tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự năm 2015 đều quy định có hình phạt tù có thời hạn, tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nhân thân người phạm tội mà mức hình phạt sẽ khác nhau.

Tù chung thân

Tù chung thân là hình phạt tù không thời hạn, được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng nhưng chưa đến mức bị xử tử hình. Đây là hình phạt đặc biệt, có tính chất nghiêm khắc cao thể hiện ở chỗ hình phạt này tước đi quyền tự do của người bị kết án không thời hạn, cách ly vĩnh viễn họ ra khỏi môi trường sống xã hội bình thường để cải tạo trong cơ sở giam giữ.

2. Phạm tội nào sẽ bị đi tù?

Hướng dẫn hành trang đi tù năm 2024
Phạm tội nào sẽ bị đi tù?

2.1. Những tội phạm có hình phạt tù

Tù có thời hạn chỉ được áp dụng với các tội mà trong Điều luật đó có quy định hình phạt tù có thời hạn. Hầu như các tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự năm 2015 đều quy định có hình phạt tù có thời hạn, tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nhân thân người phạm tội mà mức hình phạt sẽ khác nhau.

Chỉ những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội nhưng chưa đến mức xử phạt tử hình để tước đi quyền sống của họ mà hình phạt tù có thời hạn thì vẫn chưa đủ tính nghiêm khắc, chưa thể răn đe người phạm tội.

Trong Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định có 56 tội có hình phạt chung thân, cụ thể:

Hướng dẫn hành trang đi tù năm 2024
Những tội phạm có hình phạt tù chung thân (1)
Hướng dẫn hành trang đi tù năm 2024
Những tội phạm có hình phạt tù chung thân (2)
Hướng dẫn hành trang đi tù năm 2024
Những tội phạm có hình phạt tù chung thân (3)

2.2. Các trường hợp có thể không phải bị áp dụng hình phạt tù

Mặc dù trong các điều luật có quy định về hình phạt tù, tuy nhiên không phải cứ điều luật quy định là Tòa án phải áp dụng và người phạm tội phải bị phạt hình phạt tù đã quy định, mà có các trường hợp sau đây có thể không bị phạt tù:

Trường hợp thứ nhất, áp dụng theo quy định tại Điều 54 Bộ luật hình sự năm 2015:

Theo đó căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề hoặc không bắt buộc trong khung liền kề nhẹ hơn mà điều luật đó chỉ có một khung hình phạt hoặc đó là khung nhẹ nhất thì Tòa án có thể chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn.

Nếu có căn cứ áp dụng quy định này thì các hình phạt thuộc loại nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn là cải tạo không giam giữ, phạt tiền hoặc cảnh cáo.

Ví dụ: A phạm tội vứt bỏ con mới đẻ quy định tại khoản 1 Điều 124 Bộ luật hình sự và bị Tòa án xử phạt 07 tháng tù. Tuy nhiên xét thấy nhân thân của A tốt, A đã ăn năn hối cải và xin được nhận con về để chăm sóc và nuôi dưỡng, đồng thời A cũng có nơi cư trú rõ ràng nên Tòa án đã quyết định cho A phải chịu hình phạt là cải tạo không giam giữ, thời gian thử thách là 14 tháng.

Trường hợp thứ hai, chấp hành án treo:

Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự xét thấy không cần thiết bắt họ phải chấp hành hình phạt tù. Quy định này nhằm thể hiện sự linh hoạt trong việc áp dụng hình phạt của pháp luật cũng là thể hiện tính nhân đạo của pháp luật nước ta.

Xem thêm tại >>: Án treo? Người bị xử án treo có được đi khỏi nơi cư trú không?

Trường hợp thứ ba, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù:

Tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù là tạm ngừng việc đang chấp hành hình phạt tù trong khoảng thời gian nhất định. Khi thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Phạm nhân bị bệnh nặng đến mức không thể tiếp tục chấp hành án phạt tù, và nếu phải chấp hành án phạt tù sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của họ. Bệnh nặng kể đến như ung thư giai đoạn cuối, bại liệt, lao nặng kháng thuốc, xơ gan cổ chướng, suy tim độ 3 trở lên, suy thận độ 4 trở lên, nhiệm HIV giai đoạn AIDS đang có nhiễm trùng cơ hội, không có khả năng tự phục vụ bản than và có tiên lượng xấu, nguy cơ tử vong cao hoặc mắc các bệnh khác được Hội đồng giám định y khoa, bệnh viện cấp tỉnh hoắc cấp quân khủ trở lên kết luận bằng văn bản trở lên là bện hiểm nghèo, nguy hiểm đến tính mạng
  • Phạm nhân là nữ có thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi trong trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án dân sự công an cấp huyện, nếu bị xử phạt tù lần đầu cà có nơi cư trú rõ ràng
  • Phạm nhân là người lao đông có thu nhập duy nhất trong gia đinh, việc họ tiếp tục thi hành án phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt (trừ trường hợp bị kết án về các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng).
  • Phạm nhân bị kết án phạt tù về tội ít nghiêm trọng và do nhu cầu công vụ, cần thiết sự có mặt của họ để thực hiẹn công vụ nhất định.

Trường hợp thứ tư, miễn chấp hành hình phạt tù:

Miễn chấp hành hình phạt tù là hủy bỏ và không buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt toàn bộ hoặc phần còn lại của hình phạt tù đã tuyên trong bản án có hiệu lực pháp luật khi có những căn cứ và điều kiện do luật định. Các căn cứ và điều kiện như sau:

Miễn toàn bộ:

  • Miễn khi được đặc xá hoặc đại xá:
  • Người bị kết án phạt tù có thời hạn đến 03 năm chưa chấp hành và có sự đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nếu sau khi kết án đã lập công lớn (có hành động giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện, truy bắt, điều tra tội phạm, cứu được người khác trong tình thế hiểm nghèo hoặc cứu được tài sản của nhà nước có giá trị trên 30 triệu,…); hoặc mắc bệnh hiểm nghèo hoặc chấp hành tốt pháp luật, có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và xét thấy người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.
  • Người bị kết án phạt tù có thời hạn trên 03 năm, chưa chấp hành hình phạt đã lập công lớn hoặc mắc bệnh của hiểm nghèo và không còn nguy hiểm cho xã hội – có sự đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát.

Miễn hình phạt còn lại:

  • Người bị kết án phạt tù đến 03 năm, đã được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt, trong thời gian được thạm đỉ chỉ đã lập công hoặc chấp hành tốt pháp luật, hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và xét thấy người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa và có đề nghị của Viện Kiểm sát thì có thể được miễn chấp hành hình phạt tù còn lại.

Xem thêm>>: Phụ nữ có thai có được hoãn chấp hành án phạt tù hay không?

3. Cần làm gì để tránh bị phạt tù

Hướng dẫn hành trang đi tù năm 2024
Cần làm gì để tránh bị phạt tù

Để tránh không bị phạt tù thì cách tốt nhất là không thực hiện những hành vi phạm tội mà Bộ luật hình sự đã quy định. Trường hợp đã có hành vi phạm tội thì phải khẩn trương, thành khẩn khắc phục hậu quả để có thể có thêm nhiều tình tiết giảm nhẹ thì mới có thể không bị áp dụng hình phạt tù.

Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, những trường hợp mà điều luật quy định phải áp dụng hình phạt tù có thời hạn hoặc tù chung thân thì Tòa án sẽ căn cứ vào đó để quyết định hình phạt, ngoài ra còn căn cứ vào các yếu tố khác như nhân thân người phạm tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội để quyết định có hay không áp dụng hình phạt tù đối với người phạm tội, trường hợp phải áp dụng hình phạt tù thì người phạm tội buộc phải chấp hành án. Tức là Tòa án ra đã ra quyết định và bị cáo phải chấp hành án, tuy nhiên, sẽ có một vài trường hợp người phạm tội không phải chấp hành án phạt tù hoặc tạm thời không phải chấp hành án phạt tù.

Trường hợp đã thực hiện hành vi phạm tội, tòa án xử phạt tù có thời hạn, nếu thuộc các trường hợp có thể được miễn chấp hành hình phạt tù thì cần phải làm như sau:

Theo khoản 1 Điều 39 Luật Thi hành án hình sự 2019 thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu nơi người chấp hành án phạt tù đang cư trú hoặc làm việc sẽ lập hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu xét miễn chấp hành án phạt tù.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đề nghị miễn chấp hành án phạt tù bao gồm:

- Bản sao bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;

- Văn bản đề nghị miễn chấp hành án phạt tù của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp tỉnh;

- Đơn xin miễn chấp hành án phạt tù của người bị kết án;

- Đối với người bị kết án đã lập công hoặc lập công lớn thì phải có bản tường trình có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền;

- Đối với người bị kết án bị bệnh hiểm nghèo thì phải có kết luận của bệnh viện, hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh, cấp quân khu trở lên;

- Đối với người bị kết án chấp hành tốt pháp luật, có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn thì phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người đó cư trú.

Bước 02: Gửi hồ sơ đề nghị miễn chấp hành án phạt tù.

Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu nơi người chấp hành án phạt tù đang cư trú hoặc làm việc sẽ lập hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu xét miễn chấp hành án phạt tù.

Sau khi Viện kiểm sát gửi đi, thì Tòa án sẽ xem xét và ra quyết định.

Ngay sau khi nhận được quyết định miễn chấp hành án phạt tù, trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải làm thủ tục trả tự do cho người được miễn chấp hành án và báo cáo kết quả cho cơ quan quản lý thi hành án hình sự hoặc cơ quan thi hành án hình sự cấp trên.

Trên đây là tư vấn của Luật Ánh Ngọc về các tội có hình phạt tù và tìm hiểu các trường hợp có thể không bị phạt tù. Nếu bạn còn những thắc mắc liên quan đến những vấn đề về tội phạm hoặc trong các lĩnh vực pháp luật khác cần được tư vấn, vui lòng liên hệ đến Luật Ánh Ngọc, Luật Ánh Ngọc với đội ngũ Luật sư nhiều năm kinh nghiệm trên các lĩnh vực pháp luật khác nhau sẽ hỗ trợ bạn.