Học ba điện tử Học viện Âm nhạc

Học Viện Âm Nhạc Quốc Gia Việt Nam là một trong những trung tâm âm nhạc lớn, có uy tín của Việt Nam và khu vực tuyển sinh năm 2022 về lĩnh vực âm nhạc với các mã ngành như sau, thí sinh xem bài viết dưới đây để biết thông tin chi tiết!

  • Cao Đẳng Nấu Ăn Hà Nội Xét Học Bạ 2022

Học Viện Âm Nhạc Quốc Gia Việt Nam thông báo tuyển sinh hệ đại học chính quy với các khối ngành và chỉ tiêu cụ thể từng ngành như sau:

Âm nhạc học

Mã ngành: 7210201

Chỉ tiêu: 10

Môn  xét tuyển: Ngữ văn

Môn thi: 1. Môn cơ sở: Chuyên ngành (viết tiểu luận).
               2. Môn cơ bản: Kiến thức âm nhạc tổng hợp (Hòa thanh, phân

                  tích âm nhạc và Ghi âm).          
               + Piano cơ bản.

Sáng tác âm nhạc

Mã ngành: 7210203

Chỉ tiêu: 6

Môn  xét tuyển: Ngữ văn

Môn thi: 1. Môn cơ sở: Viết sáng tác.
               2. Môn cơ bản: Kiến thức âm nhạc tổng hợp (Hòa thanh, phân

                 tích âm nhạc và Ghi âm).          
               + Piano cơ bản.

Chỉ huy (02 Chuyên ngành)

Mã ngành: 7210204

Chỉ tiêu: 6

Môn  xét tuyển: Ngữ văn

Môn thi: 1. Môn cơ sở: Chỉ huy
               2. Môn cơ bản: Kiến thức âm nhạc tổng hợp (Hòa thanh, phân

                 tích âm nhạc và Ghi âm).          

                + Piano cơ bản.

Thanh nhạc

Mã ngành: 7210205

Chỉ tiêu: 40

Môn  xét tuyển: Ngữ văn

Môn thi: 1. Môn cơ sở: Biểu diễn thanh nhạc

                 2. Môn cơ bản: Kiến thức âm nhạc tổng hợp (Hòa thanh, phân

                 tích âm nhạc và Ghi âm).          

                + Piano cơ bản.

Piano

Mã ngành: 7210207

Chỉ tiêu: 37

Môn  xét tuyển: Ngữ văn

Môn thi: 1. Môn cơ sở: Biểu diễn Piano

                2. Môn cơ bản: Kiến thức âm nhạc tổng hợp (Hòa thanh, phân

                 tích âm nhạc).          

                + Piano cơ bản.

Biểu diễn nhạc cụ phương Tây (16 Chuyên ngành)

Mã ngành: 7210208

Chỉ tiêu: 20

Môn  xét tuyển: Ngữ văn

Môn thi: 1. Môn cơ sở: Biểu diễn nhạc cụ

               2. Môn cơ bản: Kiến thức âm nhạc tổng hợp (Hòa thanh, phân

                 tích âm nhạc và Ghi âm).          

Nhạc Jazz (05 Chuyên ngành)

Mã ngành: 7210209

Chỉ tiêu: 16

Môn  xét tuyển: Ngữ văn

Môn thi: 1. Môn cơ sở: Biểu diễn nhạc cụ

               2. Môn cơ bản: Kiến thức âm nhạc tổng hợp (Hòa thanh, phân

                 tích âm nhạc và Ghi âm).          

Biểu diễn nhạc cụ truyền thống (07 Chuyên ngành)

Mã ngành: 7210210

Chỉ tiêu: 15

Môn  xét tuyển: Ngữ văn

Môn thi: 1. Môn cơ sở: Biểu diễn nhạc cụ

               2. Môn cơ bản: Kiến thức âm nhạc tổng hợp (Hòa thanh, phân

                 tích âm nhạc và Ghi âm).          

Học Viện Âm Nhạc Quốc Gia Việt Nam Ở Đâu?

  • Tên trường tiếng Việt: Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
  • Tên trường tiếng Anh: Viet Nam National Academy of Music (VNAM)
  • Địa chỉ: 77 Hào Nam, Đống Đa, Hà Nội
  • Điện thoại: +844 3851 4969 / 3856 1842
  • Email: 
  • Web: http://www.vnam.edu.vn/

Lời kết: Trên đây là thông tin tuyển sinh Học viện Âm nhạc Quốc Gia Việt Nam mới nhất do kênh tuyển sinh 24h.vn cập nhật liên tục.

Nội Dung Liên Quan:

Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam (trước đây gọi là Nhạc viện Hà Nội) được thành lập từ năm 1956, với ba chức năng chính là Đào tạo, Nghiên cứu khoa học và Biểu diễn âm nhạc. Học viện là một trong những trung tâm âm nhạc lớn, có uy tín của Việt Nam và khu vực.

Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
Học ba điện tử Học viện Âm nhạc
Địa chỉ

77 phố Hào Nam, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa

,

Hà Nội

,

Việt Nam

Thông tin
LoạiĐại học Nghệ thuật
Thành lập1956
Giám đốcPGS.TS. Lê Anh Tuấn
Websitewww.vnam.edu.vn

Mục lục

  • 1 Sứ mệnh
  • 2 Tầm nhìn
  • 3 Cơ cấu bộ máy
    • 3.1 Các đơn vị trực thuộc
    • 3.2 Các Khoa
    • 3.3 Các Phòng/Ban
  • 4 Xem thêm
  • 5 Tham khảo
  • 6 Liên kết ngoài

Sứ mệnhSửa đổi

Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam là cơ sở đào tạo, nghiên cứu và biểu diễn âm nhạc chuyên nghiệp hàng đầu của cả nước; tham gia vào việc định hướng, giáo dục nhằm nâng cao đời sống âm nhạc cho toàn xã hội; góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Tầm nhìnSửa đổi

Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam trở thành trung tâm đào tạo âm nhạc có uy tín trong khu vực, đủ năng lực để hội nhập quốc tế.

Học viện đào tạo các cấp học từ trung cấp đếm hệ nghiên cứu sinh (Tiến sĩ) với tổng số gần 1.500 sinh viên trong gần 40 chuyên ngành âm nhạc. Đội ngũ giảng dạy với hơn 200 giảng viên, trong đó có 19 Giáo sư, Phó giáo sư, 14 tiến sĩ, 3 nhà giáo nhân dân, 26 nhà giáo ưu tú, 8 nghệ sĩ nhân dân, 28 nghệ sĩ ưu tú là những người đầu ngành về âm nhạc, có uy tín và kinh nghiệm nhất trong các cơ sở đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp ở Việt Nam.[1]

Nhiều học sinh ngoại quốc như: Lào ,Hàn Quốc, Nhật đang theo học tại Học viện theo các khoá học khác nhau. Học viện đã được phép đào tạo liên kết sau đại học với Úc và là cơ sở âm nhạc duy nhất trong cả nước đào tạo tiến sĩ âm nhạc. Trong hơn 50 năm qua, Học viện đào tạo hầu hết các nghệ sĩ biểu diễn, các giảng viên âm nhạc, các nhà phê bình, sáng tác, chỉ huy, lý luận âm nhạc của Việt Nam, trong số đó có nhiều người đã giành giải cao tại các cuộc thi âm nhạc trong và ngoài nước. Học viện thường xuyên cử các Giáo sư, giảng viên đến công tác giảng dạy tại các Nhạc viện khác trong nước và quốc tế.

Học viện thường xuyên có quan hệ cộng tác với hơn 60 các tổ chức âm nhạc và Nhạc viện có tên tuổi trên thế giới tại châu Âu, châu Á, châu Mỹ... Đặc biệt là Nhạc viện Quốc gia Moskva mang tên Tchaikovsky, Nhạc viện Quốc gia Paris (Pháp), Nhạc viện Trung Quốc (Bắc Kinh), Nhạc viện Thượng Hải, khoa âm nhạc thuộc Trường Đại học Tổng hợp Queensland (Úc), Viện Nghệ thuật biểu diễn Hông Kông (APA), Dàn nhạc trẻ châu Á (AYO), Dàn nhạc trẻ Đông Nam Á, Dàn nhạc Nagoya, các tổ chức âm nhạc quốc tế như CIM, CIMF, FIJM, JOC, ICTM… Học viện là thành viên của Hiệp hội các trường Đại học châu Âu và Đông Nam Á.

Hàng năm, nhiều giáo sư, nghệ sĩ, dàn nhạc thính phòng và giao hưởng nổi tiếng của Hoa Kỳ, Úc, Pháp, Đức, Nga, Nhật… đã sang giảng dạy và biểu diễn tại Học viện. Nhiều nghệ sĩ, giảng viên, sinh viên của Học viện đã được mời đi biểu diễn ở các nước như Liên Xô và Đông Âu cũ, Pháp, Anh, Bỉ, Hà Lan, Đức, Italia, Thuỵ Điển, Na Uy, Phần Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Thái Lan, Malaysia, Singapore… Thông qua các cuộc thi tuyển, Học viện thường xuyên cử học sinh, sinh viên tham gia biểu diễn cùng với các Dàn nhạc giao hưởng nước ngoài: Dàn nhạc giao hưởng châu Á, Dàn nhạc trẻ châu Á, Liên hoan Âm nhạc châu Á – Thái Bình Dương (Nhật Bản), Dàn nhạc trẻ Đông Nam Á (Thái Lan), Dàn nhạc Thế kỷ XXI (Nhật Bản) v.v

Học viện với đội ngũ giáo sư, giảng viên, nghệ sĩ đầu ngành và các sinh viên xuất sắc đã đóng vai trò là nghệ sĩ độc tấu chủ chốt trong các chương trình biểu diễn âm nhạc quan trọng của cả nước. Hàng năm, Dàn nhạc giao hưởng Hà Nội, Dàn nhạc thính phòng, dàn Hợp xướng, Dàn nhạc Dân tộc Việt Nam với hàng trăm buổi biểu diễn thuộc nhiều thể loại âm nhạc khác nhau, đã phục vụ tốt các dịp lễ lớn của Việt Nam, phục vụ xã hội, tuyên truyền nền âm nhạc dân tộc Việt Nam đối với thế giới cũng như đóng góp tích cực vào việc nâng cao dân trí và đời sống nghệ thuật của Việt Nam.

Cơ cấu bộ máySửa đổi

Các đơn vị trực thuộcSửa đổi

  • Viện Âm nhạc[2]
  • Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng âm nhạc[2]
  • Trung tâm Tổ chức biểu diễn[2]
  • Trung tâm Thông tin - Thư viện[2]
  • Dàn nhạc Giao hưởng Hà Nội[2]
  • Dàn nhạc Dân tộc Việt Nam[2]

Các KhoaSửa đổi

  • Khoa Âm nhạc truyền thống[3]
  • Khoa Piano[3]
  • Khoa Jazz[3]
  • Khoa Dây[3]
  • Khoa Kèn - Gõ[3]
  • Khoa Accordion - Guitar - Keybroad[3]
  • Khoa Thanh nhạc[3]
  • Khoa Lý luận - Sáng tác - Chỉ huy[3]
  • Khoa Kiến thức âm nhạc[3]
  • Khoa Kiến thức đại cương[3]
  • Khoa Văn hoá (Trường cấp II và cấp III)[3]

Các Phòng/BanSửa đổi

  • Phòng Tổ chức - Cán bộ[4]
  • Phòng Hành chính - Đối ngoại[4]
  • Phòng Tài vụ[4]
  • Phòng Đào tạo[4]
  • Phòng Quản lý Sau đại học và Nghiên cứu khoa học[4]
  • Phòng Quản trị - Y tế[4]
  • Phòng Chính trị và quản lý Học sinh sinh viên[4]
  • Ban Quản lý Ký túc xá[4]

Xem thêmSửa đổi

  • Danh sách trường đại học và cao đẳng tại Hà Nội

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ “Giới thiệu về quá trình phát triển”. Trang thông tin điện tử Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2018.
  2. ^ a b c d e f “Cơ cấu bộ máy tổ chức”. Trang thông tin điện tử Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2018.
  3. ^ a b c d e f g h i j k “Các Khoa chuyên ngành”. Trang thông tin điện tử Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2018.
  4. ^ a b c d e f g h “Các phòng ban chức năng”. Trang thông tin điện tử Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2018.

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • Trang chủ Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam