Giấy nghỉ khám thai hưởng bhxh bao nhiêu phần trăm năm 2024

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Phạm Thị Yến - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Trong suốt thời gian mang thai, lao động nữ được phép nghỉ khám thai và có quyền nghỉ dưỡng nếu có chỉ định của bác sĩ. Vậy trong các đợt khám thai định kỳ, lao động nữ có được hưởng Bảo hiểm?

Căn cứ theo Luật BHXH 58/2014; Quyết định 636/QĐ, Trong thời gian mang thai, nữ giới sẽ được đi khám thai 5 lần, mỗi lần 1 ngày, trong trường hợp cơ sở y tế ở xa hoặc thai nhi có biểu hiện bệnh lý hoặc có những dấu hiệu không bình thường thì được phép nghỉ 2 ngày/1 lần khám thai. Thời gian nghỉ tính theo ngày làm việc.

Mức tiền được hưởng:

- Mức hưởng = (Mbq6t / 24 ngày) x 100% x Số ngày nghỉ

Trong đó: Mbq6t : Mức bình quân tiền lương đóng BHXH 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc

Trường hợp chưa đủ 6 tháng đóng BHXH thì Mức tiền lương bình quân được tính trên số tháng đã đóng BHXH.

Tùy thuộc vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế mà mức hưởng sẽ tuân theo quy định tại Điều 22 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014:

  1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
  1. 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 của Luật này được chi trả từ nguồn kinh phí bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chữa bệnh của nhóm đối tượng này; trường hợp nguồn kinh phí này không đủ thì do ngân sách nhà nước bảo đảm;

3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:

  1. Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
  1. Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;
  1. Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.

Ngoài ra, theo Khoản 4 Điều 23 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014:

“Điều 23. Các trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế

4. Xét nghiệm, chẩn đoán thai không nhằm mục đích điều trị”.

Trường hợp đi khám thai không nhằm mục đích điều trị sẽ không được quỹ bảo hiểm y tế chi trả viện phí.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội sẽ được hưởng chế độ thai sản theo quy định và khám thai là một giai đoạn quan trọng trong quá trình mang thai của phụ nữ. Vậy trường hợp lao động nữ xin nghỉ làm để đi khám thai có bị tính trừ vào ngày nghỉ phép năm hay không?

Giấy nghỉ khám thai hưởng bhxh bao nhiêu phần trăm năm 2024

Xin nghỉ đi khám thai có bị trừ ngày nghỉ phép năm không?

1. Xin nghỉ đi khám thai có bị trừ ngày nghỉ phép năm không?

Theo các quy định hiện nay, lao động nữ xin nghỉ làm việc để đi khám thai sẽ không bị trừ vào số ngày nghỉ phép năm của lao động đó. Bởi đó là quyền lợi chính đáng của lao động nữ mang thai được quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

Lao động nữ sẽ được cơ quan BHXH thanh toán tiền từ chế độ khám thai theo mức hưởng quy định.

Tuy nhiên, người lao động cần có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng chế độ BHXH do cơ sở y tế cấp có ghi rõ lý do đi khám thai để làm căn cứ hưởng chế độ, sau đó nộp lại cho công ty. Nếu lao động không có hoặc không cung cấp được giấy chứng nhận này, công ty hoàn toàn có thể trừ thời gian nghỉ của lao động đi khám thai vào phép năm hoặc tính vào số ngày nghỉ không lương.

1.1 Mức hưởng chế độ nghỉ khám thai sản

Căn cứ tại Điều 39, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Theo đó mức hưởng một ngày nghỉ đi khám thai của lao động nữ được xác định như sau:

Mức hưởng = Số ngày nghỉ x (100% mức bình quân tiền lương tháng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản/24 ngày)

Lưu ý: Nếu lao động nữ đóng BHXH chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng BHXH.

1.2 Trường hợp không được hưởng chế độ nghỉ khám thai

Đối với chế độ thai sản nghỉ đi khám thai người lao động phải có Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng chế bảo hiểm xã hội do cơ sở y tế (có thẩm quyền) cấp thì mới được hưởng chế độ thai sản này.

Trường hợp người lao động không có Giấy chứng nhận hưởng chế bảo hiểm xã hội và không làm thủ tục hưởng thì người sử dụng lao động có thể quy việc nghỉ khám thai thành 2 trường hợp sau:

Trường hợp 1: Xin nghỉ việc riêng, người lao động không hưởng lương.

Trường hợp 2: Nghỉ phép năm người lao động được hưởng lương theo quy định.

Giấy nghỉ khám thai hưởng bhxh bao nhiêu phần trăm năm 2024

Quy định về số ngày nghỉ phép đối với lao động nữ đi khám thai

2. Lao động nữ được nghỉ khám thai sản bao lâu?

Chế độ thai sản bao gồm cả thời gian hưởng chế độ khi khám thai. Cụ thể theo Điều 32, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:

“Điều 32. Thời gian hưởng chế độ khi khám thai

1. Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.

2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.”

Theo đó, người lao động sẽ được hưởng thời gian đi khám thai cụ thể như sau:

- Được nghỉ 5 lần đi khám thai mỗi lần 01 ngày làm việc

- Trường hợp ở xa cơ sở khám, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý, thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày làm việc cho mỗi lần khám thai.

Như vậy, lao động nữ được nghỉ làm việc khi đi khám thai sản trong quá trình mang thai và được cơ quan BHXH thanh toán chi phí khám. Tuy nhiên lao động cần xin một số giấy tờ khám bệnh liên quan để nộp về công ty làm căn cứ hưởng theo quy định. Bảo hiểm xã hội điện tử eBH mong rằng những chia sẻ trên đây có thể mang lại cho bạn những thông tin hữu ích.

Nghỉ khám thai được hưởng báo nhiêu phần trăm lương?

1.1 Mức hưởng chế độ nghỉ khám thai sản Căn cứ tại Điều 39, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Nghỉ thai sản ai trả lương?

Trong thời gian bạn nghỉ thai sản, cơ sở làm việc của bạn không có trách nhiệm trả lương hay trợ cấp, phụ cấp gì cho bạn cả, mà chế độ thai sản bạn được hưởng sẽ do cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả cho bạn.

Có thể xin nghỉ thai sản trước báo lâu?

Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng. Như vậy, pháp luật hiện hành không quy định việc người lao động phải báo trước bao nhiêu ngày mới được nghỉ thai sản, đồng nghĩa với việc không bắt buộc người lao động phải báo trước khi nghỉ thai sản.

Đi khám thai cần những giấy tờ gì?

Các giấy tờ cần mang theo:.

Sổ khám bệnh và giấy xuất viện (nếu có).

Chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc thẻ hình có dấu giáp lai, ghi nhận họ tên, năm sinh của người bệnh..

Thẻ bảo hiểm y tế.

Giấy chuyển tuyến từ bệnh viện tuyến dưới đối với người bệnh có Bảo hiểm y tế.

Giấy hẹn tái khám theo hẹn của bác sĩ.