Giáo an Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. Giáo án Ngữ văn 11 LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN A. Mục đích yêu cầu. - Nắm vững hơn cách tóm tắt văn bản nghị luận. - Vận dụng kỹ năng đã học vào việc tóm tắt các văn bản nghị luận trong chương trình THPT. - Biết cách tóm tắt một văn bản nghị luận có độ dài 1000 chữ. B. Phương tiện thực hiện - SGK, SGV Ngữ văn 11 - Thiết kế bài học - Máy chiếu C. Cách thức tiến hành - GV hướng dẫn HS ôn tập qua hệ thống câu hỏi SGK - Phương pháp đọc hiểu, kết hợp phân tích, trao đổi. - Tích hợp phân môn Tiếng Việt, Đọc văn, Làm văn. D. Tiến trình giờ học 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Bài mới. Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN Page 1
  2. Giáo án Ngữ văn 11 *Hoạt động 1. Bài tập 1. HS đọc yêu cầu mục 1 và trả lời câu hỏi. - Bổ sung 2 ý : GV nhận xét, bổ sung. + Nhược điểm của thơ mới là không nói đến đấu tranh cách mạng. + Thơ mới đã đổi mới sự biểu hiện của cảm xúc, góp phần vào sự phát triển của tiếng Việt. Bài tập 2. * Hoạt động 2. - Vấn đề nghị luận: Tinh thần thơ mới. HS tìm hiểu câu 2 và làm đáp án. GV - Mục đích nghị luận: Giúp người đọc chuẩn xác kiến thức. nhận thức đúng về cuộc cách mạng của thơ mới với hai thành tựu nổi bật là công bố cái tôi – cá nhân, và đưa tiếng Thân bài gồm các ý sau: Việt lên một tầm cao mới. * Cái khó trong việc tìm ra tinh thần thơ - Bốcục đoạn trích: mới và xác định cách tiếp cận đúng đắn + Phần mở đầu: câu đầu * Những biểu hiện của cái tôi - cá nhân + Thân bài (ba ý). trong thơ mới + Phần kết : Nhấn mạnh tính thần thơ * Tình yêu, sự tôn vinh tiếng Việt. mới LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN Page 2
  3. Giáo án Ngữ văn 11 4. Hướng dẫn về nhà. - Nắm nội dung ôn luyện. Tập tóm tắt một văn bản nghị luận khoảng 1000 chữ. - Soạn bài theo phân phối chương trình. LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN Page 3


Page 2

YOMEDIA

Giáo an Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận

Mời các em học sinh tham khảo thêm:

Số phận người phụ nữ ( Lớp 9)

BT1:(trang 122-123):

-Những ND mà bạn hs dự định tóm tắt VB cần sửa chữa như sau:

+L/Đ 1: “TM là p/tr VH phong phú , một p/tr sáng tạo dồi dào , có nhiều yếu tố tích cực”

+L/Đ 2:P/trào TM có nhiều  đóng góp về NT thơ; đã  góp phần trau dồi T.V.

+LĐ 3: TM xứng đáng mệnh danh là “một thời đại trong thi ca”

BT2:

-Chủ đề NL: Tinh thần Thơ Mới.

-Mục đích NL: khắc họa tinh thần thơ Mới là sự cách tân về thơ, từ “cái ta “chuyển sang “cái tôi” đầy màu sắc cá nhân,là tình yêu tha thiết T.V

-Bố cục VB:

+Phần mở  bài :Nêu v/đ NL.

+Phần thân bài: gồm các ý :

*Cái khó trong việc tìm ra tinh thần thơ Mới và xác định  cách tiếp cận đúng đắn cần phải có.

*Những biểu hiện của “cái Tôi” cá nhân trong thơ Mới, “cái tôi” buồn, bế tắc nhưng khao khát vối c/s , với đất nước, con người.

*Tình yêu, lòng say mê, nâng niu đối với TV.

+Phần Kết bài : Nhấn mạnh t/th Thơ Mới.

-KẾT LUẬN:

+Khi tóm tắt VBNL cần nắm vững những yêu cầu của việc tóm tắt VBNL.

+Lưu ý : tránh  sa vào phân tích dài dòng, lan man, xa nội dung của VB gốc.

GIÁO ÁN NGỮ VĂN LỚP 11

Giáo án bài Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận giúp các em học sinh hiểu được nội dung về cách tóm tắt văn bản nghị luận, vận dụng kỹ năng đã học vào việc tóm tắt các văn bản nghị luận trong chương trình THPT và biết cách tóm tắt một văn bản nghị luận có độ dài 1000 chữ.

Giáo án bài Một số thể loại văn học kịch - nghị luận

Giáo án bài Tóm tắt văn bản nghị luận

LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Hiểu được mục đích, yêu cầu của việc tóm tắt văn bản nghị luận.

2. Kĩ năng

Biết cách tóm tắt văn bản nghị luận.

3. Thái độ

Có ý thức thực hành tóm tắt văn bản nghị luận.

B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC

1. Giáo viên

  • Phương pháp: tích hợp, diễn giảng, thảo luận, đọc sáng tạo, đặt câu hỏi...
  • Phương tiện: SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, giáo án, bảng phụ...

2. Học sinh

Học bài cũ, SGK, SBT...

C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định lớp

Kiểm tra sĩ số, tác phong HS

2. Kiểm tra bài cũ

Kiểm tra phần chuẩn bị bài của học sinh.

3. Bài mới

* Dẫn nhập

"Học phải đi đôi với hành", lời người xưa nói quả không sai. Tiết trước ta đã được học những kĩ năng tóm tắt văn bản nghị luận. Để khắc sâu hơn những kiến thức đã học ta sẽ đi vào tiết học: "Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận"

Hoạt động của Gv và HsNội dung cần đạt

- Hs đọc văn bản: "Mấy nét về thơ mới trong cách nhìn lại hôm nay".

- Hs chú ý Sgk phần tóm tắt của một bạn.

- Nhận xét dự định tóm tắt của bạn học sinh nọ như trình tự Sgk dẫn? Nên bỏ ý nào và bổ sung ý nào?

- Hs làm việc theo nhóm.

- Đại diện nhóm trình bày.

- Gv nhận xét.

- Hs tự viết đáp án vào vở bài tập.

* Bài tập 1

Nhận xét dự định tóm tắt: Những nội dung dự định tóm tắt nêu lên là đúng nhưng còn thiếu và chưa chính xác ở một số điểm sau đây:

- Thiếu:

Thơ mới không nói đến đấu tranh cách mạng, đó là nhược điểm lớn, nhược điểm của thơ mới là thiếu khí phách cách mạng.

- Chưa chính xác:

Nội dung câu văn của dự định tóm tắt: "cái buồn của thơ mới không ủy mị mà chứa yếu tố tích cực". Không đúng với tinh thần của bản gốc: "Nhưng cái buồn của thơ mới đâu có phải đều là ủy mị", "đâu có phải đều là ủy mị" có nghĩa là: Không phải tất cả cái buồn trong thơ mới đều là ủy mị như vậy là vẫn có cái buồn ủy mị. Văn bản gốc chỉ đưa ra hai trường hợp cái buồn ủy mị (Con hổ nhớ rừng và Tràng giang) cũng không nên khái quát thành "Chứa nhiều yếu tố tích cực".

Tuần 34: Tiết 119  – Làm văn

                             LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

Ngày soạn:

Ngày dạy:

  1. Mức độ cần đạt
  2. Kiến thức :

a/ Nhận biết: Mục đích, yêu cầu của việc tóm tắt văn bản nghị luận;

b/ Thông hiểu: Cách tóm tắt văn bản nghị luận dựa theo nhân vật chính.

c/Vận dụng thấp: Tóm tắt được tất cả văn bản nghị luận trong và ngoài chương trình

d/Vận dụng cao: Sử dụng văn bản tóm tắt để làm bài văn nghị luận văn học.

a/ Biết làm: bài tóm tắt văn bản nghị luận;

b/ Thông thạo: sử dụng tiếng Việt khi trình bày văn bản tóm tắt

3.Thái độ :

a/ Hình thành thói quen: tóm tắt văn bản nghị luận dùng trong các yêu cầu khác nhau;

b/ Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiến thức về văn bản tóm tắt;

c/Hình thành nhân cách: có ý thức vận dụng văn bản tóm tắt trong giao tiếp ngôn ngữ.

1.Kiến thức

           - Hiểu được mục đích, yêu cầu của việc tóm tắt văn bản nghị luận

           - Tóm tắt được các văn bản nghị luận xã hội hoặc văn bản nghị luận văn học 

Rèn kỹ năng tóm tắt văn bản nghị luận.

Có ý thức tự giác, chủ động, độc lập trong làm văn.

  1. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến các bước tóm tắt văn bản nghị luận;

- Năng lực đọc – hiểu  và tóm tắt văn bản nghị luận;

           - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản nghị luận;

           - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về những kiến thức đã tóm tắt được từ văn bản nghị luận

           - Năng lực tạo lập văn bản tóm tắt.

III. Chuẩn bị

1/Thầy

-Giáo án

-Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

         -Ngữ liệu nghị luận xã hội và nghị luận văn học để tóm tắt;

-Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp

-Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà

2/Trò

-Đọc trước ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài

-Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước)

-Đồ dùng học tập

  1. Tổ chức dạy và học.
  2. Ổn định tổ chức lớp:

- Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp

  1. Kiểm tra bài cũ: Tóm tắt là gì ? Thế nào là tóm tắt văn bản nghị luận ? Nêu mục đích, yêu cầu của tóm tắt văn bản nghị luận ?(5 phút)
  2. Tổ chức dạy và học bài mới:

& 1. KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)

Hoạt động của Thầy và trò

- GV giao nhiệm vụ: Tóm tắt văn bản nghị luận sau:

Tinh thần thời đại trong bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh thể hiện ở sự vận động của cảm hứng thơ: Hai câu thơ đầu mang đến cho người đọc cảm giác u buồn, cô đơn khi cảm nhận cảnh chiều đồng thời có cảm giác rằng nỗi buồn, nỗi cô đơn sẽ càng trĩu nặng khi màn đêm buông xuống mà người tù thì vẫn mỏi mệt trên bước đường gian lao. Nhưng thật bất ngờ khi ở hai câu cuối, người tù lại hướng tâm tư, cảm xúc của mình đến ánh lửa hồng và gương mặt của người thiếu nữ sơn cước đang xay ngô bên bếp lửa. Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh lò than rực hồng - điểm sáng nổi bật giữa màn đêm, điểm sáng ấm áp của sự sống, cũng là nguồn sáng của tình đời, tình người và vẻ đẹp khoẻ khoắn của người lao động,...

 Tinh thần thời đại còn thể hiện ở sự vận động của tâm hồn thi sĩ - chiến sĩ: Bài thơ mở ra với những hình ảnh và cảm hứng mang đậm chất cổ điển về một bức tranh chiều tĩnh lặng và u buồn, nhưng mạch thơ lại có sự chuyển đổi thật khoẻ khoắn, hướng về sự sống, ánh sáng, niềm vui. Đó chính là sự thể hiện tinh thần lạc quan và tấm lòng nhân ái của người tù - chiến sĩ - thi sĩ Hồ Chí Minh.( Theo Đỗ Ngọc Thống)

-   HS thực hiện nhiệm vụ:

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: Tinh thần thời đại trong bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh thể hiện ở sự vận động của cảm hứng thơ:từ cô đơn, u buồn ( 2 câu đầu) đến ấm áp sự sống ( 2 câu sau),ở sự vận động của tâm hồn thi sĩ-chiến sĩ…

Từ đó, giáo viên giới thiệu Vào bài:Ở tiết học trước, chúng ta đã tìm hiểu các bước tóm tắt văn bản nghị luận. Ở tiết học hôm nay, chúng ta tiếp tục bài học với phần thực hành nhằm củng cố kiến thức đã học.

 & 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC( 30 phút)

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

* Thao tác 1 :

GV yêu cầu HS tìm hiểu và thực hiên yêu cầu ở mục 1.

HS  có thể bổ sung 2 ý:

- Nhược điểm của thơ mới là không nói đến đấu tranh cách mạng.

- Thơ mới đã đổi mới sự biểu hiên của cảm xúc, góp phần vào sự phát triển của tiếng Việt.

GV yêu cầu HS tìm hiểu và thực hiện yêu cầu ở mục 2.

HS tìm hiểu và thực hiện yêu cầu ở mục 2.

-Vấn đề nghi luận: Tinh thần thơ mới.

-Mục đích nghi luận: Giúp người đọc nhận thức đúng về cuộc "cách mạng" của thơ mới với hai thành tựu nổi bật là công bố "cái "tôi" - cá nhân, cá thể" và đưa tiếng Viêt lên một tầm cao mới.

-Bố cục của văn bản trích

          + Phần mở bài: câu đầu

          + Thân bài gồm các ý chính sau:

             ++ Cái khó trong việc tìm ra tinh thần thơ mới và xác định cách tiếp cận đúng đắn cần phải có.

              ++ Những biểu hiện của "cái "tôi" - cá nhân, cá thể" trong thơ mới, "cái "tôi"" buồn nhưng đầy khát vọng.

               ++ Tình yêu, sự tôn vinh đối với tiếng Việt.

              +Phần kết bài: nhấn mạnh tinh thần thơ  mới.

BT1:(trang 122-123):

-Những nội dung mà bạn HS dự định tóm tắt văn bản cần sửa chữa như sau:

+L/Đ 1: “Thơ mới là phong trào văn học phong phú, một phong trào sáng tạo dồi dào , có nhiều yếu tố tích cực”

+L/Đ 2: Phong trào Thơ mới có nhiều  đóng góp về nghệ thuật thơ; đã  góp phần trau dồi tiếng Việt.  

+LĐ 3: Thơ mới xứng đáng mệnh danh là “một thời đại trong thi ca”

BT2:

-Chủ đề NL: Tinh thần Thơ Mới.

-Mục đích NL: khắc họa tinh thần thơ Mới là sự cách tân về thơ, từ “cái ta “chuyển sang “cái tôi” đầy màu sắc cá nhân,là tình yêu tha thiết T.V

-Bố cục VB:

+Phần mở  bài :Nêu v/đ NL.

+Phần thân bài: gồm các ý :

    *Cái khó trong việc tìm ra tinh thần thơ Mới và xác định  cách tiếp cận đúng đắn cần phải có.

    *Những biểu hiện của “cái Tôi” cá nhân trong thơ Mới, “cái tôi” buồn, bế tắc nhưng khao khát vối c/s , với đất nước, con người.

    *Tình yêu, lòng say mê, nâng niu đối với TV.

+Phần Kết bài : Nhấn mạnh tinh thần Thơ Mới.

Hướng dẫn HS rút ra kết luận về phương pháp tóm tắt bản nghị luận

HS trả lời

II/KẾT LUẬN:

1/Khi tóm tắt văn bản nghị luận  cần nắm vững những yêu cầu của việc tóm tắt văn bản nghị luận  .

2/Lưu ý : tránh  sa vào phân tích dài dòng, lan man, xa nội dung của văn gốc .

& 3.LUYỆN TẬP ( 5 phút)

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

GV giao nhiệm vụ:

-   HS thực hiện nhiệm vụ:

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

Tóm tắt văn bản sau:

XIN-GA- PO - "NGÔI TRƯỜNG TOÀN CẦU"

Thời điểm này, khi kết quả tuyển sinh ĐH, CĐ đã được công bố cũng là lúc nhiều người tìm đến con đường du học để chuẩn bị cho tương lai. Xin-ga-po là một sự lựa chọn của nhiều học sinh, sinh viên và cha mẹ các em bởi đảo quốc này thực sự là một ngôi trường toàn cầu, nơi mỗi người học có cơ hội hoà nhâp vào một nền giáo dục luôn hướng đến sự hoàn thiện và được trở thành một thành viên của cộng đồng dân cư tiến bộ.

Ngay từ khi quốc gia này trở thành một nước cộng hoà độc lâp, Chính phủ Xin-ga-po đã coi sự nghiệp giáo dục là yếu tố then chốt cho sự tăng trưởng và phát triển của đất nước. Trải qua bao năm, thừa hưởng và phát triển từ hệ thống giáo dục lâu đời của Anh, trong đó nền giáo dục được thiết lập nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi cá nhân và tìm kiếm tài năng, đồng thời với sự đầu tư của Chính phủ, giáo dục Xin-ga-po đã xây dựng hệ thống trường công lập danh tiếng về chất lượng với những cái tên như ĐH Quốc gia Singapore (NUS), ĐH Công nghệ Nanyang (NUT), ĐH Quản trị Singapore (SMU). Dù đã được xếp hạng trong số các trường đứng đầu thế giới (NUS xếp thứ 18 trong số 200 trường ĐH tốt nhất, NUT nằm trong số 100 trường đào tạo thạc sĩ quản trị hàng đầu thế giới, xếp thứ 5 và thứ 9 ở khu vực châu Á), nhưng để sinh viên của mình có thể lựa chọn chương trình học phù hợp và có được những tấm bằng có giá tri quốc tế, các trường này còn liên kết với các trường đại học tên tuổi. Họ đặt mục tiêu trong một hai năm tới sẽ có 50% sinh viên của mình có cơ hội được tham gia vào các chương trình trao đổi với nước ngoài. Đây là một con đường để giáo dục Xin-ga-po thực hiện mục tiêu đưa đảo quốc này trở thành "Ngôi trường toàn cầu".

           Cũng vì mục tiêu trên, Xin-ga-po đã có những chính sách nhằm thu hút các trường đại học có uy tín trên thế giới đặt phân hiệu ở đây như ĐH New South Wales (Ôt-xtrây-li-a), Trường nghệ thuật Tisch (Mĩ), ĐH Las Vegas (Nevada), ESSEC (trường hàng đầu về thương mại của Pháp), Top European MBA Scholl  INSEAD, SP Jain Centre of Management (Ân Độ)... Xin-ga-po còn thu hút sự chú ý của 10 trường ĐH hàng đầu thế giới có mối liên kết chặt chẽ với các ngành công nghiệp đến thành lập các trung tâm giáo dục và nghiên cứu như INSEAD của Pháp, Massachussetts, ĐH Chicago (Mĩ). Với sự góp mặt của các trường đại học quốc tế nổi tiếng và một hệ thống giáo dục đào tạo chất lượng cao, nghiêm túc của một quốc gia luôn chú trọng đầu tư vào giáo dục, sinh viên đến Xin-ga-po sẽ được hưởng một chương trình giáo dục hoàn hảo và phong phú.

Những năm vừa qua, quản trị kinh doanh, ma-két-tinh, truyền thông, công nghệ thông tin là những ngành được nhiều người học lựa chọn. Tuy nhiên, dự báo trong những năm tới, những ngành học được ưa chuộng và nghề nghiệp triển vọng nhất sẽ là quản trị du lịch, khách sạn, nhà hàng, nghệ thuật, thiết kế và truyền thông mới. Nắm bắt được xu hướng này, các cơ sở đào tạo của Xin-ga-po đã chuẩn bị những khoá học toàn diện và cơ hội thực tập tốt cho sinh viên. Không chỉ có các trường giúp sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc bằng các khoá học gắn liền với thực tiễn, quốc gia này còn đặt ra mục tiêu thu hút 17 triệu lượt khách du lịch vào năm 2015, tăng 6 triệu so với hiện nay, nên sẽ có 100.000 cơ hội việc làm trong 10 năm tới cho sinh viên tốt nghiệp các ngành này. Ngoài ra, CĐ nghệ thuật LASSLLE, Học viện nghệ thuật Nanyang, Học viện thiết kế Raffles... hay những trường đại học có chi nhánh tại Xin-ga-po như ĐH nghệ thuật Tisch với những chương trình giảng dạy phong phú và có chất lượng về thiết kế, nghệ thuật truyền thông mới có thể đáp ứng nhu cầu nhân lực rất lớn, song hiện số người được đào tạo bài bản không nhiều, trong những ngành này.

Ngoài chương trình đào tạo, đến với các cơ sở giáo dục của Xin-ga-po, người học còn được học tập trong một môi trường tự nhiên và xã hội trong sạch. Đất nước này có nền kinh tế, chính trị ổn đinh nên tuy rất nhỏ bé như đã trở thành trung tâm tài chính, thương mại nổi tiếng và quan trọng, có hải cảng sầm uất, là nước đứng thứ 3 trong số 45 nước trên thế giới có môi trường kinh doanh thuận lợi theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới và có tiêu chuẩn sống cao cấp, ổn định về ăn ở, đi lại, chăm sóc y tế, ô nhiễm môi trường. Trong các trường công, khu kí túc xá hiện đại dành cho sinh viên luôn được mở rộng với đầy đủ tiện nghi, ngoài ra còn có rất nhiều kí túc xá tư cho sinh viên lựa chọn. Với những ưu việt ấy nên Xin-ga-po là điểm đến của nhiều du học sinh từ các nước. Chỉ tính riêng trong năm 2006, đảo quốc này đã thu hút hơn 80.000 học sinh của 120 nước, tăng 46% so với năm 2003. Con số này sẽ lên 150.000 vào năm 2015. Để đạt mục tiêu ấy, Chính phủ Xin-ga-po sẽ tiếp tục đầu tư cho giáo dục để quốc gia này trở thành "Ngôi trường toàn cầu". Và vì thế, du học Xin-ga-po được coi là một lựa chọn đúng đắn.

(Vân Vũ, báo Hà Nội mới số 13832 ngày 21 - 8 - 2007)

Trả lời:

-Sự lựa chọn Xin-ga-po làm điểm đến du học của học sinh, sinh viên Việt Nam nói riêng, sinh viên các nước khác nói chung.

-Cách thức xây dựng và quảng bá "thương hiệu" ở các trường đại học thuộc đảo quốc Xin-ga-po.

-Mục tiêu phấn đấu của nền đại học Xin-ga-po.

 & 4.VẬN DỤNG ( 5 phút)

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

Năng lực cần hình thành

GV giao nhiệm vụ:

-   HS thực hiện nhiệm vụ:

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

Năng lực giải quyết vấn đề:

Tóm tắt văn bản nghị luận sau:

“Con gái là con người ta”; “Đàn bà xây tổ ấm” ;” Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”– đó là những câu đúc kết xưa và đến nay vẫn còn nguyên giá trị với không ít gia đình Việt Nam. Hay nói cách khác, rất nhiều gia đình Việt xem đó nhưng là chuẩn mực văn hóa, chuẩn mực xã hội để điều chỉnh gia đình mình. Và cũng từ đây, không ít những câu chuyện đau lòng đã xảy ra. 

Từ chối tiền mừng vì “con gái là con người ta” - đó là phong tục tại nhiều xóm chài ở Nghệ An. Theo thông tin từ báo chí, xóm Kim Liên, xã Diễn Kim, Nghệ An có gần 100% hộ gia đình duy trì phong tục này vì nhiều người cho rằng trước cha ông từng dạy, vì con gái khi đi lấy chồng là mất con, mất họ nên nhà gái không lấy quà mừng. Trong khi đó, con trai lấy vợ là được thêm người, thêm của nên nhà trai được phép lấy tiền mừng của mọi người.

Luật tục này tồn tại từ nhiều đời nay đã vô tình làm nhiều gia đình có con gái rơi vào tình trạng khó khăn hơn về kinh tế, cũng như khoét sâu thêm sự bất bình đẳng nam nữ tại các vùng quê. Ở một câu chuyện khác, một cô gái đi lấy chồng cô luôn bị chồng bạo hành, đánh đập, nhưng mẹ cô không cho phép trở về quê hương vì “con gái là con người ta”, dù cô đã nhiều lần cầu xin do không chịu nổi sự ngược đãi. Bản thân người mẹ của cô gái, lúc còn trẻ chồng mất sớm vì bệnh tật, cũng đã cầu xin cha mẹ mình cho về quê ngoại để kiếm sống nuôi con, nhưng tất cả những gì nhận được là cái lắc đầu bởi “con gái là con người ta, con gái gả đi lấy chồng là đi hẳn, quay về xóm làng dị nghị”. ( Theo Hồng Minh-http://baophapluat.vn/rubic-cuoc-song/chuan-muc-van-hoa-lac-hau-tiep-tay-cho-bao-luc-gia-dinh-310516.html)

 5. TÌM TÒI, MỞ RỘNG.( 5 phút)

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

GV giao nhiệm vụ:

+ Tóm tắt những văn bản nghị luận đã học trong chương trình Ngữ văn 11

-HS thực hiện nhiệm vụ:

-  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

+ Hệ thống lại các bài nghị luận. Vận dụng kiến thức đã học để tóm tắt thành những đoạn văn ngắn.

4. Hướng dẫn về nhà  (1 phút)

a/Củng cố:

 - Qua bài học chúng ta cần nắm được mục đích, yêu cầu và phương pháp tóm tắt văn bản nghị luận. Qua đó biết cách tóm tắt những văn bản nghị luận đã được học.

b/Hướng dẫn học bài:

- Yêu cầu HS về nhà học bài cũ, làm bài tập ứng dụng

- GV hướng dẫn HS về chuẩn bị bài  ÔN TẬP LÀM VĂN