Giải thích vì sao càng đi về phía đông của châu Âu khí hậu càng mang tính chất lục địa sâu sắc

Ôn đới là một khu vực khí hậu nằm tại các vĩ độ từ cận kề cận nhiệt đới tới các vòng cực của Trái Đất, nằm giữa đới nóng và đới lạnh, khoảng cách từ chí tuyến đến vòng cực ở cả hai bán cầu. Phần lớn diện tích đất nổi của đới nằm ở bán cầu Bắc, chỉ có phần nhỏ ở bán cầu Nam. Miền ôn đới thể hiện các mùa một cách rõ rệt và tồn tại ở cả Bắc bán cầu lẫn Nam bán cầu. Khí hậu trong miền này biến đổi từ khí hậu hải dương với sự biến thiên nhiệt độ tương đối nhỏ và lượng giáng thủy lớn cho tới khí hậu lục địa với sự thay đổi về nhiệt độ lớn hơn và tương đối khô hơn. Về mặt khí tượng học thì phần lớn miền nhiệt đới có gió thịnh hành là hướng tây-đông.

Giải thích vì sao càng đi về phía đông của châu Âu khí hậu càng mang tính chất lục địa sâu sắc

Phân chia các khu vực khí hậu thế giới khi xét theo đường đẳng nhiệt

 

Ôn đới định nghĩa theo vĩ độ

Khí hậu ôn đới mang tính chất trung gian giữa khí hậu đới nóng & khí hậu đới lạnh.

Đới Địa điểm Nhiệt độ trung bình năm Lượng mưa trung bình năm
Hàn đới Arkhangelsk (65°B) -1 °C 539mm
Ôn đới London (51°B) 11 °C 601mm
Nhiệt đới TP.Hồ Chí Minh (10°47'B) 27 °C 1931mm

Do vị trí trung gian nên thời tiết ôn đới thay đổi thất thường. Các đợt khí nóng ở chí tuyến và các đợt khí lạnh ở vùng cực có thể tràn tới bất thường gây ra những đợt nóng hay lạnh, có tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp & sinh hoạt của con người, đặc biệt là những vùng sâu ở trong nội địa. Ở phía đông của Hoa Kỳ, mỗi khi có đợt khí nóng hay đợt khí lạnh tràn đến, nhiệt độ có thể tăng hay giảm 10 °C - 15 °C trong vài giờ. Gió Tây ôn đới và các khối khí từ đại dương mang theo không khí ẩm & ấm vào đất liền cũng làm cho thời tiết ôn đới luôn biến động, rất khó dự báo trước.

 

Phân chia của ôn đới, phần màu xanh lục là ôn đới ấm, phần hồng tím là ôn đới lạnh

Thiên nhiên ôn đới thay đổi theo bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Môi trường ôn đới cũng thay đổi từ vùng này sang vùng khác tùy thuộc vào vĩ độ, vào ảnh hưởng của dòng biển và gió Tây ôn đới.

Bờ Tây lục địa chịu ảnh hưởng của dòng biển nóng & gió Tây ôn đới nên có môi trường ôn đới hải dương: ẩm ướt quanh năm, mùa hạ mát mẻ, mùa đông không lạnh lắm. Càng vào sâu trong đất liền, tính chất lục địa càng rõ nét: lượng mưa giảm dần, mùa đông lạnh & tuyết rơi nhiều, mùa hạ nóng. Thảm thực vật thay đổi dần từ tây sang đông:rừng lá rộng chuyển sang rừng hỗn giao và cuối cùng là rừng lá kim.

Ở vĩ độ cao, mùa đông rất lạnh và kéo dài, mùa hạ ngắn, mưa nhiều. Gần chí tuyến có môi trường địa trung hải: mùa hạ nóng & khô, mùa đông ấm áp, mưa nhiều vào mùa thu - đông. Thảm thực vật cũng thay đổi từ bắc xuống nam: rừng lá kim chuyển sang rừng hỗn giao rồi tới thảo nguyên và rừng cây bụi gai.

  • Khí hậu ôn đới lạnh
  • Khí hậu hải dương
  • Khí hậu lục địa
  • Hàn đới
  • Nhiệt đới
  • Cận nhiệt đới
  • Các đới khí hậu

  • SGK Địa lý 7 (tái bản lần 17), Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Ôn_đới&oldid=66466182”

Châu Âu có các kiểu khí hậu sau: Hàn đới, Ôn đới hải dương, Ôn đới lục địa, Địa Trung Hải.

Giải thích nguyên nhân:

Do càng đi về phía Đông càng xa biển, càng gần Châu Á, ảnh hưởng của dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương và của gió Tây ôn đới càng giảm, lượng mưa càng giảm đi nên tính chất lục địa càng tăng lên.

cho mình ctlhn nhé

Giải thích vì sao càng đi về phía đông của châu Âu khí hậu càng mang tính chất lục địa sâu sắc
Nhiệt độ trung bình năm ở đới nóng là bao nhiêu? (Địa lý - Lớp 7)

Giải thích vì sao càng đi về phía đông của châu Âu khí hậu càng mang tính chất lục địa sâu sắc

3 trả lời

Cho bảng số liệu sau và trả lời câu hỏi (Địa lý - Lớp 12)

1 trả lời

Chọn đáp án đúng (Địa lý - Lớp 12)

1 trả lời

Lost your password? Please enter your email address. You will receive a link and will create a new password via email.

You must login to add post .

Ở phía Tây Châu Âu có mưa nhiều hơn và có khí hậu ấm áp hơn phía Đông Châu Âu là do phía Tây Châu Âu chịu ảnh hưởng bởi dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương và gió Tây Ôn Đới

Câu hỏi: Giải thích vì sao càng đi về phía tây khí hậu Châu Âu càng ấm áp mưa nhiều và ôn hòa hơn phía đông?

Trả lời:

Ở phía Tây Châu Âu có mưa nhiều hơn và có khí hậu ấm áp hơn phía Đông Châu Âu là do:

- Phía Tây Châu Âu:

+ Chịu ảnh hưởng bởi dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương và gió Tây Ôn Đới

=> Ở phía Tây Châu Âu sẽ phát triển môi trường khí hậu ôn đới hải dương (mùa đông không lạnh lắm mùa hè ấm áp) nên mưa nhiều và ấm áp hơn

- Phía đông Châu Âu:

+ Do nằm sâu trong lục địa nên ảnh hưởng của biển không đáng kể và phía đông còn chịu ảnh hưởng của khối khí lục địa từ châu á tràn sang, phía đông bắc do nằm gần vòng cực bắc nên ở đây lạnh quanh năm

=> Ở phía đông sẽ phát triển môi trường khí hậu ôn đới lục địa và xuất hiện những môi trường hoang mạc bán hoang mạc

Kiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi

1. Vị trí địa lý Châu Âu

Châu Âulà một lục địa giáp vớiĐại Tây Dươngở phía Tây,châu Phiở phía Nam, phía đông làchâu Ávà phía bắc làBắc Cực.

Châu Âu về mặt địa chất và địa lý là một bán đảo hay tiểu lục địa, hình thành nên phần cực tây của đại lục Á-Âu, hay thậm chí Âu Phi Á, tùy cách nhìn. Theo quy ước, nó được coi là một lục địa, trong trường hợp này chỉ là một sự phân biệt thuần về văn hóa hơn là địa lý. phía bắc giáp Bắc Băng Dương, phía tây giáp Đại Tây Dương, phía nam giáp Địa Trung Hải và biển Đen, tuy nhiên về phía đông thì hiện không rõ ràng. Tuy nhiên có thể coi dãy núi Ural được coi là vùng đất với địa lý và kiến tạo rõ rệt đánh dấu ranh giới giữa châu Á và châu Âu (xem chi tiết trong bài Địa lý châu Âu). Khi được coi là một lục địa thì châu Âu thuộc loại nhỏ thứ hai trên thế giới về diện tích, vào khoảng 10.600.000km², và chỉ lớn hơn Úc. Xét về dân số thì nó là lục địa xếp thứ tư sau châu Á, Châu Mỹ và châu Phi. Dân số của châu Âu vào năm 2003 ước tính vào khoảng 799.466.000: chiếm vào khoảng một phần tám dân số thế giới.

>>> Xem thêm: Đặc điểm địa hình Châu Âu

2. Khí hậu Châu Âu

- Châu Âu là một châu lục duy nhất trên thế giới nằm gần hoàn toàn trong miền ôn đới ( từ 36° đến 71° vĩ tuyến Bắc). Do đó, hầu hết các vùng của châu Âu có khí hậu ôn đới hoặc cận nhiệt ; chỉ có miền bờ biển và các đảo phía cực Bắc có khí hậu lạnh giá, đó là vùng khí hậu hàn đới ( chiếm khoảng 6% diện tích toàn châu ).

- Trên bản đồ ta thấy ba mặt của châu Âu đều có biển và đại dương bao bọc. Bờ biển phía tây mở rộng ra Đại Tây Dương do đó ảnh hưởng của đại dương qua tác động của gió Tây ôn đới càng thêm sâu sắc : gió từ đại dương có thể ảnh hưởng thường xuyên tới trung tâm châu Âu và nhiều khi có thể lan tới miền đông của châu lục.

- Do vị trí, hình dạng địa hình giữa Đông Âu và Tây Âu có nhiều nét khác biệt nên mức độ ảnh hưởng của Đại Tây Dương cũng khác nhau. Bờ biển Tây Âu bị cắt xẻ mạnh, có nhiều biển phụ ăn sâu vào nội địa ; nơi xa biển nhất chỉ có 700 km.

- Miền ven biển phía tây bắc châu Âu lại có dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương chảy qua nên khí hậu miền này thêm ấm áp, lượng mưa phong phú. Miền núi Tây Âu lại chạy theo hướng vĩ tuyến, do đó ảnh hưởng hải dương có thể lan tràn khắp miền nội địa.

- Ngược lại Đông Âu nằm sâu trong nội địa, bờ biển lại ít bị chia cắt ; nơi xa bờ biển nhất tới 1.600km, gấp hơn hai lần Tây Âu. Phía đông và nam giáp châu Á nên thường chịu ảnh hưởng của khối khí lục địa từ châu lục này lan tới. Địa hình Đông Âu lại thấp, tương đối bằng phẳng, xen kẽ là những miền đất cao chạy theo hướng bắc – nam ; do đó đã tạo điều kiện cho các khối khí lạnh phương bắc tràn xuống một cách dễ dàng, đôi khi xuống tận Nam Âu làm cho thời tiết trở nên rất lạnh.

- Nam Âu có khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải, các tháng mùa hè thường nóng và khô, có mưa vào mùa đông. Do vào giữa mùa đông áp cao Siberia thu hẹp thành một dải chạy dọc theo vĩ tuyến 50oB nối liền với áp cao Acoras ở phía tây. Dải áp cao này phân cách với áp cao Bắc Phi bởi khu áp thấp tương đối trên Địa Trung Hải. Nhờ có áp thấp này cùng với frôn ôn đới chạy qua trên biển nên khu vực Địa Trung Hải về mùa đông có gió tây và khí xoáy hoạt động, thời tiết thay đổi và có mưa nhiều. Về mùa hạ, vùng Địa Trung Hải do nằm dưới vùng áp cao cận nhiệt, không khí thường xuyên đi xuống nên thời tiết rất ổn định, khô nóng và hầu như không mưa.

- Do khí hậu châu Âu chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió tây từ Đại Tây Dương thổi vào nên lượng mưa ở châu Âu phong phú. Phần lớn châu Âu có lượng mưa từ 500 – 1500mm/năm. Trong đó quá nửa diện tích có lượng mưa trên dưới 1000mm/ năm. Tuy nhiên, lượng mưa cũng giảm dần từ tây sang đông tùy thuộc vào sự biến tính của gió Tây ôn đới.

3. Các miền khí hậu Châu Âu

Châu Âu có thể chia làm 3 miền khí hậu :

- Miền khí hậu cực và cận cực : Miền bờ biển Bắc Băng Dương và các đảo phía bắc có khí hậu cực và cận cực. Mùa đông ở đây lạnh lẽo, kéo dài từ tháng 7 đến tháng 10. Mùa hạ ngắn và mát, trời luôn có mây và mưa nhỏ. Nhiệt độ quanh năm rất thấp, nước bốc hơi chậm nên phần lớn đất đai trở nên ẩm thấp nhiều nơi biến thành đầm lầy.

- Miền khí hậu ôn đới gồm:

+ Miền khí hậu ôn đới hải dương : Các nước vùng ven biển Tây Âu có khí hậu ôn đới hải dương. Song tùy theo vị trí từng miền so với đại dương, tính chất khí hậu có khác nhau. Mùa đông ấm, mùa hạ mát mẻ. . Mưa nhiều và mưa quanh năm, lượng mưa trên 2000mm/năm, tập trung nhiều vào mùa thu và đông. Còn vào sâu trong nội địa như miền Đông Pháp, Đức, Ao, Czech, Slovakia, Ba Lan v.v… và một phần phía nam Thụy Điển, khí hậu ôn đới hải dương giảm dần và tính chất khí hậu ôn đới lục địa bắt đầu tăng lên. Đó là miền khí hậu trung gian, mùa đông không lạnh lắm nhưng cũng không ôn hoà mát mẻ như bờ biển Tây Âu.

+ Miền khí hậu ôn đới lục địa : Phần lớn khu vực Đông Âu có khí hậu ôn đới lục địa với đặc điểm là mùa đông lạnh, mùa hạ nóng. Càng sang phía đông tính chất khắc nghiệt của khí hậu lục địa càng biểu hiện rõ rệt. Mùa đông lạnh và kéo dài. Thỉnh thoảng có những đợt khí lạnh từ phương bắc tràn xuống, đôi khi xuống tận miền nam, thời tiết lạnh dữ dội. Ban đêm nhiệt độ xuống -20, -30oC, có khi còn thấp hơn nữa. Mùa hạ nóng và khô, nhất là miền Đông Nam đồng bằng Nga nên có ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp.

- Miền khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải : Nam Âu nằm ven bờ Địa Trung Hải có khí hậu cận nhiệt đới khô với đặc điểm là mùa hạ nóng gay gắt, khô khan, mùa đông mát dịu và mưa nhiều. Trong mùa đông, các khối khí lạnh từ phương bắc tràn xuống bị hệ thống núi Alps và Carpathians ngăn lại nên trong thời gian này Nam Âu không lạnh bằng các miền khác ở châu Âu. Đôi khi gió lạnh cũng có thể tràn xuống làm cho nhiệt độ giảm nhanh. Ngược lại mùa hạ có các đợt gió nóng từ phương nam tràn lên, khí hậu rất khô bầu trời luôn trong xanh. Nhiệt độ trung bình tháng bảy khoảng 25oC.