Giai đoạn nào trong mang thai là quan trọng nhất năm 2024

Trong bài viết này, mẹ bầu hãy cùng Phương Châu tìm hiểu tại sao khám thai 3 tháng đầu lại quan trọng và những xét nghiệm mẹ bầu cần thực hiện để đánh giá chính xác sự phát triển của thai nhi nhé!

1. Vì sao mẹ bầu cần khám thai trong 3 tháng đầu thai kì?

Khám thai trong 3 tháng đầu thai kì gồm 2 mốc quan trọng:

+ Khám thai giai đoạn 7 – 10 tuần

+ Khám thai giai đoạn 11 - 13 tuần 6 ngày

Trong hai giai đoạn này, mẹ bầu sẽ được kiểm tra chuyên sâu những bệnh lí nền của mẹ như tiểu đường, cao huyết áp, bệnh lí tuyến giáp… Đồng thời, mẹ bầu sẽ được tư vấn và điều trị giúp đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi. Không những vậy, mẹ bầu sẽ được xét nghiệm tầm soát dị tật thai, đánh giá sự phát triển của thai, tư vấn chế độ dinh dưỡng và tập luyện phù hợp. Từ đó, giúp mẹ bầu mong ngóng con yêu mỗi ngày trong sự an tâm và hạnh phúc.

2. Tầm quan trọng của việc khám thai giai đoạn 7 - 10 tuần

Giai đoạn tuần thứ 7 đến tuần thứ 10 là thời điểm khám thai vô cùng quan trọng mà mẹ bầu không nên bỏ qua. Trong giai đoạn này mẹ bầu sẽ được tư vấn thực hiện các nội dung như sau:

  • Xác định vị trí của thai nhi

Trong giai đoạn khám thai 3 tháng đầu, đặc biệt 7 - 10 tuần, việc xác định vị trí làm tổ của thai trong tử cung cũng rất quan trọng. Siêu âm thai giúp xác định vị trí phôi thai cũng như tim thai, phát hiện và can thiệp sớm các tình huống mang thai ngoài tử cung để ngăn biến chứng nguy hiểm. Tính tuổi thai và ngày dự sinh dựa trên kết quả siêu âm hoặc ngày đầu tiên của kỳ kinh gần nhất tuỳ theo từng trường hợp cụ thể.

  • Phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn

Giai đoạn này cũng là thời điểm quan trọng để phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn của thai nhi để đưa ra các hướng điều trị thích hợp thông qua việc thực hiện các xét nghiệm như:

* Tầm soát những virus có thể nhiễm trùng ảnh hưởng lên thai: nhóm các nhiễm trùng TORCH gồm Toxoplasma, Rubella,Cytomegalovirus, HBV và HCV; giang mai; HIV.

* Tầm soát những bệnh lý ở mẹ: tuyến giáp, tim mạch, cao huyết áp,...

* Xác định nhóm máu của mẹ và tầm soát thiếu máu.

  • Đánh giá tình trạng sức khỏe của mẹ

Khám thai trong giai đoạn này cũng góp phần giúp bác sĩ đánh giá tổng quát tình trạng sức khỏe của mẹ: xác định mẹ có các bệnh lý nội khoa, ngoại khoa kèm theo (nếu có). Điều này giúp xác định liệu mẹ có các vấn đề sức khỏe đặc biệt cần được quan tâm hay không, và đề xuất các biện pháp phòng ngừa hoặc điều trị phù hợp nhất.

  • Xây dựng kế hoạch chăm sóc trong giai đoạn tiếp theo

Việc thực hiện khám thai trong giai đoạn 7 - 10 tuần đầu giúp bác sĩ xây dựng kế hoạch chăm sóc tiếp theo cho thai kỳ. Điều này bao gồm việc lên lịch khám định kỳ, kiểm soát dinh dưỡng, tạo lịch uống vitamin và thuốc, và thậm chí hướng dẫn về thay đổi lối sống để bảo vệ sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Giai đoạn này cũng là lúc nên bắt đầu xây dựng kế hoạch chăm sóc dinh dưỡng cho thai kỳ. Bác sĩ có thể đề xuất các thay đổi về thức ăn, vitamin và khoáng chất cần thiết để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi.

  • Tạo được sự an tâm cho bố mẹ

Việc thực hiện khám thai trong giai đoạn này cũng tạo được sự an tâm cho bố mẹ. Sự hiểu biết về tình trạng thai kỳ và sức khỏe của mẹ và thai nhi sẽ giúp bố mẹ tự tin hơn và chuẩn bị tinh thần tốt hơn cho hành trình làm cha mẹ.

Giai đoạn nào trong mang thai là quan trọng nhất năm 2024
Tầm quan trọng của việc khám thai giai đoạn 7 - 10 tuần

3. Tầm quan trọng của việc khám thai giai đoạn 11 - 13 tuần 6 ngày

Giai đoạn 11 - 13 tuần 6 ngày không chỉ đánh dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của thai nhi, mà còn là thời điểm để thực hiện một loạt các xét nghiệm quan trọng. Trong giai đoạn này, bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ hơn về các dấu hiệu và triệu chứng có thể xuất hiện. Điều này giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi.

Siêu âm cung cấp các thông tin quan trọng cho tầm soát lệch bội. Siêu âm 3 tháng đầu được thực hiện khi tuổi thai từ 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày nhằm các mục đích sau đây:

+ Siêu âm đo độ mờ da gáy hay còn gọi là siêu âm NT đóng vai trò quan trọng trong tầm soát dị tật thai.

+ Đánh giá số đo sinh học và kết luận về tuổi thai.

+ Khảo sát chi tiết lần đầu hình thái học thai nhi.

+ Tầm soát lệch bội và bất thường ống thần kinh thông qua các dấu chỉ điểm siêu âm (soft-markers).

+ Tầm soát các bệnh lý thai phụ có thể xuất hiện trong thai kỳ (tiền sản giật).

+ Xét nghiệm sàng lọc dị tật thai: NIPT hoặc Double test, cho biết nguy cơ mắc các bất thường nhiễm sắc thể như hội chứng Patau (Trisomy 13), Edwards (Trisomy 18), hội chứng Down (Trisomy 21). Trong đó, xét nghiệm NIPT có độ chính xác cao hơn (khoảng 99%) so với xét nghiệm Double test (85% – 90%). Các xét nghiệm thai kỳ chỉ có kết quả chính xác trong một khoảng thời gian này, vì thế mẹ cần khám thai sản đều đặn để được thực hiện đầy đủ các xét nghiệm tầm soát cần thiết.

* Sàng lọc nguy cơ tiền sản giật trong thai kì.

* Kiểm tra đường huyết để tầm soát dấu hiệu của đái tháo đường thai kì.

* Kiểm tra phụ khoa nhằm xác định tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu - sinh dục ở mẹ và điều trị kịp thời để tránh nguy cơ sanh non, viêm màng ối, ối vỡ non.

Việc thực hiện khám thai 3 tháng đầu không chỉ là về việc kiểm tra y tế, mà còn là việc giúp người mẹ cảm thấy an tâm và giảm lo lắng, suy nghĩ nhiều trong thai kì. Để đảm bảo một thai kì an lành và phát triển suôn sẻ, hãy luôn thảo luận và tuân thủ lịch khám thai theo hướng dẫn của bác sĩ ba mẹ nhé.

Với mong muốn mang đến những trải nghiệm khám thai tốt nhất trong cuộc hành trình mang thai của các mẹ. Gói Khám Thai Phương Châu ra đời đáp ứng đầy đủ các bước tầm soát quan trọng được đảm bảo trong một gói dịch vụ duy nhất. Giúp mẹ bầu không lo bỏ lỡ bất kỳ mốc khám thai quan trọng và an tâm tận hưởng trọn vẹn hành trình mang thai tại Phương Châu.

Giai đoạn nào trong mang thai là quan trọng nhất năm 2024
Tầm quan trọng của việc khám thai giai đoạn 11 - 13 tuần 6 ngày

4. Những lưu ý quan trọng khi khám thai định kì

Khi đi khám thai định kỳ, có một số lưu ý quan trọng mà mẹ bầu nên tuân thủ để đảm bảo sức khỏe của mẹ và thai nhi được đảm bảo. Dưới đây là một số điểm quan trọng cần lưu ý:

Thời gian khám thai định kỳ: Tuân thủ lịch hẹn khám thai định kỳ do bác sĩ đã chỉ định.

Chuẩn bị trước khi khám: Mang theo tất cả các kết quả xét nghiệm, siêu âm và thông tin sức khỏe trước đó để bác sĩ có thể đánh giá tình trạng hiện tại của mẹ bầu và thai nhi một cách chính xác.

Thực hiện các xét nghiệm: Bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện các xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm và các kiểm tra khác để đảm bảo thai kỳ diễn ra suôn sẻ và không có vấn đề gì.

Dinh dưỡng và cân nặng: Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh và cân nhắc việc tăng cân theo hướng dẫn của bác sĩ. Việc tăng cân đều đặn và trong mức độ cho phép sẽ giúp thai nhi phát triển tốt hơn.

Cảnh báo dấu hiệu bất thường: Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng bất thường nào như đau bụng, chảy máu, chảy nước ối, triệu chứng của bệnh nội tiết, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.

Tiêm phòng và thuốc: Tuân thủ lịch tiêm phòng và theo chỉ định dùng thuốc của bác sĩ. Hãy thông báo cho bác sĩ về bất kỳ loại thuốc, thảo dược hay thực phẩm bổ sung nào bạn đang dùng.

Hỏi và thảo luận: Đừng ngần ngại hỏi bác sĩ về bất kỳ điều gì mẹ bầu không hiểu hoặc lo ngại. Thảo luận với bác sĩ về kế hoạch sanh, các biểu hiện bình thường và các vấn đề khác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Protocols for high risk pregnancies: An evidence – based approach 6th edition. John T. Queenan 2015. Protocol 26: Cytomegalovirus, genital herpes, rubella, syphilis, and toxoplamosis. Brenna L. Hughes. 213- 221

2. Stanley A. Plotkin. Chapter 28: Rubella. 861-898. Infectious diseases of the fetus and newborn infant 7th edition. 2011.