Giá cá basa filet agifish bao nhiêu 1 lốc năm 2024

  • 1. gian bốn năm học tại trường đại học, với sự tận tình chỉ dạy của thầy cô đã giúp tác giả tiếp thu thêm nhiều kiến thức về chuyên ngành kinh doanh cũng như những kiến thức thực tế từ cuộc sống. Đó sẽ là hành trang để tác giả bước tiếp con đuờng phía trước. Để đạt được thành quả như ngày hôm nay, lời đầu tiên tác giả xin bày tỏ lòng thành kính đến cha mẹ, người đã sinh thành và nuôi dưỡng tác giả nên người. Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và quý thầy cô cùng toàn thể các cô chú, anh chị trong công ty cổ phần thủy sản NTSF đã tạo điều kiện và tận tình truyền đạt kiến thức cho tác giả trong suốt thời gian học tại trường và quá trình thực tập tại công ty. Đặc biệt, tác giả xin tỏ lòng biết ơn đến thầy Nguyễn Thanh Lâm, người đã tận tình hướng dẫn tác giả trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè, người thân đã luôn bên cạnh động viên và giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian qua. Kính chúc trường đại học Lạc Hồng cũng như công ty cổ phần thủy sản NTSF ngày càng phát triển. Kính chúc quý thầy cô sức khoẻ và thành công. Sinh viên thực hiện NGUYỄN THỊ THÙY TRANG (B)
  • 2. ĐẦU CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ............................ Trang 1 1.1 Giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu ............................................................1 1.2. Tổng quan lịch sử nghiên cứu ...............................................................................2 1.2.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài..................................................................2 1.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước .....................................................................2 1.3. Quan điểm chọn đề tài ..........................................................................................3 1.4. Những tư liệu được sử dụng .................................................................................3 1.5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................4 1.6. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................................4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM 2.1. Cơ sở lý luận về vấn đề cạnh tranh.......................................................................5 2.1.1. Khái niệm cạnh tranh...................................................................................... 5 2.1.2. Tính tất yếu của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường................................ 5 2.1.3. Vai trò và tầm quan trọng của cạnh tranh........................................................6 2.1.3.1 Đối với nền kinh tế- xã hội.......................................................................6 2.1.3.2 Đối với ngành...........................................................................................6 2.1.3.3 Đối với doanh nghiệp...............................................................................7 2.1.3.4 Đối với người tiêu dùng ...........................................................................7 2.1.3.5 Đối với sản phẩm......................................................................................7 2.1.4 Các hình thức cạnh tranh ..................................................................................8 2.1.4.1 Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường ...................................................8 2.1.4.2 Xét theo tính chất và mức độ....................................................................8 2.1.4.3 Căn cứ vào phạm vi cạnh tranh................................................................9 2.1.4.4 Căn cứ vào công cụ sử dụng trong cạnh tranh .......................................10 2.2 Khả năng cạnh tranh của sản phẩm....................................................................10 2.2.1 Tìm hiểu chung về sản phẩm ..........................................................................10 2.2.1.1 Khái niệm ...............................................................................................10
  • 3. của sản phẩm............................................................................10 2.2.1.3 Phân loại.................................................................................................10 2.2.2 Khả năng cạnh tranh của sản phẩm.................................................................10 2.2.2.1 Khái niệm ...............................................................................................10 2.2.2.2 Sự cần thiết phải nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm .............11 2.2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm..............11 2.2.2.3.1 Nhân tố về nguồn lực sản xuất.......................................................11 2.2.2.3.2 Nhân tố về thị trường và kênh tiêu thụ ..........................................12 2.2.2.3.3 Nhân tố thuộc về vĩ mô..................................................................13 2.2.2.3.4 Đối thủ cạnh tranh..........................................................................14 2.2.2.4 Các chỉ tiêu phản ánh sức cạnh tranh của sản phẩm ..............................14 2.2.2.5 Các công cụ nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm.....................15 2.2.2.5.1 Cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm...........................................16 2.2.2.5.2 Cạnh tranh bằng chính sách định giá.............................................17 2.2.2.5.3 Cạnh tranh bằng nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm..............................19 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH SẢN PHẨM CÁ TRA XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN NTSF....................21 3.1 Phân tích thực trạng xuất khẩu và năng lực cạnh tranh sản phẩm cá tra, basa xuất khẩu của Việt Nam..............................................................................................21 3.1.1 Tình hình chung về xuất khẩu các mặt hàng thủy sản của Việt Nam năm 2009..................................................................................21 3.1.2 Sơ lược về tình hình hoạt động chế biến, xuất khẩu và năng lực cạnh tranh sản phẩm cá tra, basa của Việt Nam ........................................................................24 3.1.2.1 Tình hình sản xuất chế biến cá tra, basa xuất khẩu trong thời gian qua 24 3.1.2.2 Những thành tựu và những tồn tại xoay quanh ngành chế biến cá tra xuất khẩu trong thời gian qua.............................................................................26 3.1.2.3 Tình hình xuất khẩu cá tra, basa từ năm 2005- 2009 .............................27 3.1.2.4 Năng lực cạnh tranh của sản phẩm cá tra Việt Nam trên thị trường thế giới......................................................................................................................29 3.1.2.5 Dự báo ....................................................................................................31 3.2 Tình hình sản xuất kinh doanh và thực trạng khả năng cạnh tranh sản phẩm cá tra xuất khẩu của công ty cổ phần thủy sản NTSF .............................................33
  • 4. về hoạt động sản xuất kinh doanh ..................................................33 3.2.1.1 Đặc điểm về lĩnh vực kinh doanh...........................................................33 3.2.1.2 Đặc điểm về sản phẩm xuất khẩu...........................................................33 3.2.1.3 Đặc điểm về thị trường xuất khẩu..........................................................35 3.2.1.4 Về thị phần xuất khẩu.............................................................................36 3.2.1.5 Quản lý chất lượng .................................................................................36 3.2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua..................37 3.2.3 Thực trạng khả năng cạnh tranh sản phẩm cá tra xuất khẩu của công ty cổ phần thủy sản NTSF.................................................................................................38 3.2.3.1 Phân tích sức cạnh tranh sản phẩm thông qua các công cụ....................38 3.2.3.1.1 Sản phẩm của công ty....................................................................38 3.2.3.1.2 Giá cả .............................................................................................40 3.2.3.1.3 Công tác marketing của sản phẩm.................................................42 3.2.3.1.4 Vị thế và danh tiếng trên thị trường...............................................43 3.2.3.2 Phân tích sức cạnh tranh sản phẩm qua các chỉ tiêu ..............................44 3.2.3.2.1 Tỷ trọng xuất khẩu.........................................................................44 3.2.3.2.2 Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận.......................................................45 3.2.3.3 Định hướng phát triển của công ty tới năm 2015...................................48 3.2.3.4 Xây dựng ma trận SWOT.......................................................................50 CHƯƠNG 4 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH SẢN PHẨM CÁ TRA XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN NTSF ĐẾN NĂM 2015 4.1 Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm cá tra xuất khẩu của công ty cổ phần thủy sản NTSF.................................................................56 4.1.1 Nhóm giải pháp cần tiến hành ngay................................................................56 4.1.1.1 Củng cố và mở rộng thị trường ..............................................................56 4.1.1.2 Giải pháp về nguồn nguyên liệu.............................................................60 4.1.1.3 Nâng cao chất lượng sản phẩm ..............................................................63 4.1.2 Nhóm giải pháp cần nghiên cứu ứng dụng .....................................................64 4.1.2.1 Đa dạng hóa sản phẩm............................................................................64 4.1.2.2 Phát triển sản phẩm mới.........................................................................65 4.1.2.3 Giải pháp cho giá cả ...............................................................................66
  • 5. về thương hiệu .......................................................................67 4.1.2.5 Mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh....................................................68 4.1.2.6 Thành lập bộ phận marketing.................................................................69 4.1.2.7 Giải pháp thu hút, đào tạo và sử dụng hợp lý nguồn nhân lực...............70 4.2 Kiến nghị ................................................................................................................72 4.2.1 Kiến nghị đối với công ty cổ phần thủy sản NTSF...................................72 4.2.2 Kiến nghị đối với Nhà nước......................................................................73 KẾT LUẬN ..................................................................................................................75 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 6. BẢNG Bảng Tựa Trang 3.1 Bảng thống kê tình hình xuất khẩu thủy sản sang các thị trường năm 2009 22 3.2 Bảng thống kê cơ cấu sản phẩm thuỷ sản năm 2009 23 3.3 Bảng thống kê 20 DN đứng đầu về xuất khẩu cá tra, basa từ 1/1- 15/12/2009 25 3.4 Bảng số liệu thống kê tình hình xuất khẩu cá tra, basa sang các thị trường thế giới năm 2009 28 3.5 Bảng cơ cấu sản phẩm cá tra fillet xuất khẩu của công ty NTSF 34 3.6 Bảng thống kê giá trị xuất khẩu của công ty NTSF sang các thị trường năm 2008, 2009 35 3.7 Thị phần xuất khẩu cá tra của NTSF tại EU so với một doanh nghiệp năm 2009 36 3.8 Tình hình xuất khẩu cá tra,basa của một số doanh nghiệp đứng đầu qua 2 năm 2008, 2009 37 3.9 Bảng thống kê các chỉ tiêu về doanh thu và lợi nhuận của công ty NTSF 38 3.10 Bảng cơ cấu sản phẩm cá tra fillet của công ty năm 2009 38 3.11 Bảng thống kê giá trung bình xuất khẩu của công ty so với một số doanh nghiệp năm 2009 40 3.12 Bảng thống kê tình hình xuất khẩu của công ty NTSF so với một số doanh nghiêp 44 3.13 Tỷ trọng về giá trị xuất khẩu của công ty NTSF và một số doanh nghiệp năm 2009 44 3.14 Tình hình lợi nhuận của công ty NTSF năm 2009 so với các doanh nghiệp khác 46 3.15 Bảng thống kê giá trung bình xuất khẩu tại một số thị trường của công ty NTSF năm 2009 46 3.16 Bảng so sánh giá cả của công ty NTSF so với một số doanh nghiệp cạnh tranh năm 2009 46 3.17 Bảng thống kê tình hình quản lý chi phí của công ty NTSF qua 2 năm 47
  • 7. BIỂU ĐỒ Bảng Tựa Trang 3.1 Biểu đồ thể hiện cơ cấu sản phẩm năm 2009 24 3.2 Biểu đồ thể hiện KL, GT xuất khẩu cá tra từ năm 2005-2009 27 3.3 Biểu đồ thể hiện cơ cấu thị trường xuất khẩu cá tra năm 2009 29 3.4 Biểu đồ thể hiện giá trị xuất khẩu cá tra sang các thị trường qua 2 năm 2008, 2009 35
  • 8. CHỮ VIẾT TẮT ACC : Hội đồng chứng nhận nuôi trồng thủy sản BRC :Tiêu chuẩn an toàn thực phẩm toàn cầu do tổ chức BRC (British Retail Consortium) xây dựng và phát triển CBCNV : Cán bộ công nhân viên ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long GTNK : Giá trị nhập khẩu HACCP : Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn (Hazard Analysis Crtical Control Points) Halal : Tiêu chuẩn thức ăn dành cho người Hồi Giáo IFS : International food standard ISO : International Standard Organization ISO 9000, 9001 : Hệ thống quản lý chất lượng ISO 22000 : Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 14000 : Tiêu chuẩn chứng nhận về hệ thống quản lý môi trường QC : Quality control- bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm VJEPA : Hiệp định đối tác kinh tế giữa Việt Nam và Nhật TĐTT : Tốc độ tăng trưởng VSATTP : Vệ sinh an toàn thực phẩm VASEP : Hiệp hội chế biến thủy sản
  • 9. Lý do và bối cảnh đề tài Trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản, cá tra được xem là sản phẩm truyền thống có lợi thế phát triển tại ĐBSCL. Không những thế, đây còn là sản phẩm đem lại giá trị xuất khẩu cao trong những năm qua. Tuy nhiên, trong quá trình đi lên, phát triển và trở thành nhóm sản phẩm tiềm năng trong xuất khẩu thủy sản của nước ta, sản phẩm cá tra vẫn chưa xây dựng được thương hiệu vững mạnh trên các thị trường thế giới. Nhất là sau các sự kiện về chống bán phá giá, sự “bôi nhọ” sản phẩm này tại một số thị trường đã báo động vấn đề chất lượng cũng như sự phát triển thiếu bền vững của loại sản phẩm tiềm năng này trong thời gian qua. Trước tình hình đó, việc nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm cá tra xuất khẩu đang là vấn đề nóng bỏng được các Nhà nước, ngành thủy sản nói chung và các doanh nghiệp nói riêng đặc biệt quan tâm. Với tính cấp thiết của đề tài kết hợp với những kiến thức tiếp thu thực tế qua quá trình thực tập, dưới sự cho phép của ban lãnh đạo công ty cổ phần thủy sản NTSF, tác giả quyết định chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm cá tra xuất khẩu của công ty cổ phần thủy sản NTSF đến năm 2015” làm chuyên đề nghiên cứu. 2. Ý nghĩa thực tiễn và lý luận Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là xu thế tất yếu mà mỗi doanh nghiệp phải đối đầu khi bước vào môi trường kinh doanh. Để có thể vững bước đi lên trong môi trường cạnh tranh ngày càng khắt nghiệt đó, không ít các chiến lược kinh doanh đã được đề ra từ mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, dù bất kì kế sách nào được đưa ra trong chiến lược cạnh tranh thì việc nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm trong mỗi doanh nghiệp là vấn đề cần thiết để doanh nghiệp có thể phát triển một cách bền vững. Do đó việc nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm tại mỗi doanh nghiệp là việc có ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn trong giai đoạn hiện nay. Với đề tài viết về vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm cá tra xuất khẩu tại công ty cổ phần thủy sản NTSF hy vọng sẽ góp phần trong định hướng chiến lược phát triển của công ty sau này cũng như giúp người đọc hiểu hơn về nguồn sản phẩm thủy sản lợi thế này của nước ta.
  • 10. đạt được và những vấn đề còn tồn tại Với phương châm “Giá trị của chúng tôi- danh tiếng của chúng tôi”, công ty đã không ngừng nâng cao năng lực chế biến thông qua việc nâng công suất máy móc, mở rộng nhà xưởng, đầu tư thiết bị công nghệ và phát triển nuôi cá tra nguyên liệu nhằm cung cấp nguồn nguyên liệu ổn định, chất lượng cho sản xuất chế biến. Với thành công trong sản xuất sản phẩm cá tra fillet thịt trắng công ty đã thành công khi chiếm tỷ trọng khá cao tại thị trường EU, xuất khẩu thành công hai lô hàng sang Mỹ và không bị áp thuế chống bán phá giá. Bên cạnh đó, kết quả của sự nổ lực phấn đấu trên đã đưa vị thế công ty lên tầm cao mới với vị thứ xếp hạng 13 trên tổng số 20 doanh nghiệp đứng đầu về xuất khẩu cá tra, basa năm 2009. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì hiện tại thực trạng khả năng cạnh tranh của công ty vẫn còn một số tồn tại như: công suất máy móc, nhà xưởng còn dư, thị phần và thị trường xuất khẩu chưa được mở rộng, công tác marketing chưa hiệu quả,…Với một số giải pháp mà tác giả đề xuất trong bài nghiên cứu này hy vọng sẽ góp phần nhỏ trong chiến lược nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm cá tra xuất khẩu cũng như định hướng phát triển bền vững của công ty cổ phần thủy sản NTSF sau này. 4. Dự kiến nghiên cứu tiếp tục Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng thì vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm không chỉ dừng lại ở những sản phẩm cá tra fillet đơn thuần mà hướng tới những sản phẩm được chế biến sẵn đem lại những hương vị hấp dẫn đa dạng từ loài cá này cũng như sự tiện dụng trong bữa ăn. Trong khi đó, hiện tại những loại sản phẩm này vẫn chưa được phổ biến trong sản xuất cũng như xuất khẩu. Trước tình hình đó, dự kiến trong tương lai tác giả sẽ tiếp tục đi vào nghiên cứu tình hình sản xuất, tiêu thụ những loại sản phẩm giá trị gia tăng này và đề ra các giải pháp để xây dựng hình ảnh sản phẩm từ con cá tra đến thị trường trong nước và thế giới không chỉ ở những sản phẩm fillet đơn thuần mà là ở những sản phẩm giá trị gia tăng có giá trị cao từ loài cá này.
  • 11. QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Trải qua một chặng đường dài phát triển, ngành thủy sản nước ta đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn quan trọng đem lại nguồn ngoại tệ cho đất nước, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Ngoài những sản phẩm thủy hải sản như cá ngừ, tôm, ghẹ, mực, bạch tuộc,…thì cá tra, basa là nhóm hàng thủy sản phát triển mạnh tại ĐBSCL trong những năm gần đây, với giá trị xuất khẩu chiếm 31,6% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước trong năm 2009. Sự phát triển của ngành thủy sản nói chung và nghề nuôi, chế biến cá tra, basa nói riêng đã góp phần khai thác lợi thế về tài nguyên, giải quyết công ăn việc làm cho nguồn lao động dồi dào đang thiếu việc ở nước ta và nâng cao kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong những năm qua. Tuy nhiên, sự xuống dốc của kim ngạch xuất khẩu cá tra năm 2009 đã phản ánh rõ nét sự phát triển kém bền vững của nguồn sản phẩm lợi thế này trước những yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường về vấn đề VSATTP, các rào cản thương mại khi xuất sang các thị trường trên thế giới. Đứng trước tình hình đó, vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm cá tra là vấn đề đang được các doanh nghiệp trong ngành, Đảng và Nhà nước quan tâm và chú trọng. Với tính cấp thiết của đề tài kết hợp với những kiến thức thực tế thu thập được tại công ty cổ phần thủy sản NTSF, tác giả quyết định chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm cá tra xuất khẩu của công ty cổ phần thủy sản NTSF đến năm 2015” nhằm tìm hiểu về thực trạng khả năng cạnh tranh sản phẩm cá tra xuất khẩu tại công ty NTSF cũng như giúp cho người đọc thấy rõ sự phát triển mạnh mẽ nhưng thiếu bền vững của nguồn sản phẩm lợi thế này trong thời gian qua tại ĐBSCL. Nội dung nghiên cứu gồm 74 trang, chưa kể lời mở đầu, tài liệu tham khảo và phần phụ lục. Kết cấu đề tài gồm có các chương sau Chương 1: Tổng quan Chương 2: Cơ sở lý luận về cạnh tranh và khả năng cạnh tranh của sản phẩm Chương 3: Thực trạng khả năng cạnh tranh sản phẩm cá tra xuất khẩu của công ty cổ phần thủy sản NTSF
  • 12. Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm cá tra xuất khẩu của công ty cổ phần thủy sản NTSF đến năm 2015 1.2 TỔNG QUAN LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU 1.2.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Cạnh tranh không chỉ là vấn đề của một doanh nghiệp, một quốc gia mà là vấn đề chung của tất cả những người quan tâm đến nó nhất là những ai đã và đang bước vào chiến trường thương mại. Để tồn tại và đứng vững trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, đã không ít các nhà quản trị của các doanh nghiệp, các tập đoàn lớn phải đau đầu trước những bài toán nan giải về các giải pháp làm sao để nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp của mình. Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều chuyên gia, nhà kinh tế, nhà quản trị nghiên cứu vấn đề này như một số kinh nghiệm cạnh tranh của công ty, tập đoàn lớn được nêu ra ở sách “cuộc cách mạng Nokia- Dan Stenbock”, “Chiến lược thương hiệu Châu Á- Martin Roll”, “Làm thế nào để loại bỏ được đối thủ cạnh tranh”. Tuy nhiên nhắc đến cha đẻ của chiến lược cạnh tranh người ta nghĩ ngay đến Michael E.Porter, ông là nhà tư tưởng chiến lược bậc thầy của thời đại và đồng thời là một trong những “bộ óc” quản trị có ảnh hưởng nhất thế giới với 3 tác phẩm kinh điển là: chiến lược cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh quốc gia. 1.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước Hiện nay, trong nước có rất nhiều sách cũng như đề tài nghiên cứu về các vấn đề cạnh tranh của doanh nghiêp, của sản phẩm như: “5 bí quyết để đứng vững và chiếm ưu thế trong cạnh tranh hiện đại”, “Quản trị chiến lược và sức cạnh tranh chiến lược- Nguyễn Hữu Lam”, “Giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên trường quốc tế”, “Một số biện pháp nhằm hoàn thiện chiến lược cạnh tranh của Honda Việt Nam”. Tuy nhiên trong lĩnh vực xuất khẩu cá tra, basa thì chưa có đề tài nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của mặt hàng cá tra, basa. Chỉ có một số đề tài viết về ngành này như: - Một số giải pháp tìm kiếm thị trường đầu ra cho cá tra, basa của Việt Nam- Triệu Thị Mỹ Châu- A9 K38. - Những bài học kinh nghiệm rút ra từ vụ kiện bán phá giá cá tra và cá basa vào thị trường Mỹ- Nguyễn Trung Trí.
  • 13. tài nghiên cứu về lĩnh vực cá tra, basa xuất khẩu ở trên chỉ dừng lại ở tầm vĩ mô và đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục những nhược điểm tồn tại, phát huy những ưu thế hiện có của toàn ngành để đưa ra các chiến lược nhằm xâm nhập và khẳng định vị thế của sản phẩm cá tra, basa trên các thị trường thế giới, chưa có sự chuyên sâu vào phân tích khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Với đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm cá tra xuất khẩu của công ty cổ phần thủy sản NTSF đến năm 2015” ngoài khái quát được thực trạng chung về chế biến, xuất khẩu cá tra, basa của cả nước còn đi sâu vào phân tích thực trạng khả năng cạnh tranh của sản phẩm này tại doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu. 1.3 QUAN ĐIỂM CHỌN ĐỀ TÀI Với xu hướng hội nhập quốc tế như hiện nay, cạnh tranh là một xu thế tất yếu trong nền kinh tế thị trường. Nó là điều kiện để nuôi dưỡng sự phát triển của nền kinh tế và phát huy hết năng lực phát triển của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối đầu với các vấn đề trên là bài toán nan giải của rất nhiều doanh nghiệp khi mà môi trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt, các tiêu chuẩn rào cản kĩ thuật của các nước phát triển ngày càng tinh vi đã gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu nhất là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thủy sản mà điển hình là nghề nuôi trồng, chế biến sản phẩm cá tra, basa xuất khẩu tại khu vực ĐBSCL trong những năm qua. Đứng trước tình hình đó, việc nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng thủy sản nói chung cũng như mặt hàng cá tra, basa nói riêng là cần thiết và vô cùng quan trọng. Nó sẽ là vũ khí quyết định khả năng tồn tại, đứng vững của các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu các mặt hàng này. Với tính cấp thiết của đề tài kết hợp với những kiến thức thực tế thu thập được trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần thủy sản NTSF, tác giả quyết định chọn đề tài liên quan đến vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm cá tra làm chuyên đề nghiên cứu. 1.4 NHỮNG TƯ LIỆU ĐƯỢC SỬ DỤNG Số liệu phân tích chung của ngành được tham khảo tại các website: http://tintuc.xalo.vn http://vasep.com.vn http://vietbao.vn http://vietchinabusiness.vn
  • 14. phân tích khả năng cạnh tranh sản phẩm của công ty được tham khảo từ bảng báo cáo tài chính, bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty cổ phần thủy sản NTSF và các doanh nghiệp trong ngành. 1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp thống kê - Phương pháp phân tích - Phương pháp so sánh - Phương pháp suy luận 1.6 PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Tinh hình chung về xuất khẩu cá tra của cả nước. - Sản phẩm cá tra và thực trạng khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần thủy sản NTSF.
  • 15. SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ CẠNH TRANH 2.1.1 Khái niệm cạnh tranh Bất kì một doanh nghiệp nào tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh một loại hàng hoá nào đó trên thị trường đều phải chấp nhận cạnh tranh. Đây là một điều tất yếu và là đặc trưng cơ bản nhất của cơ chế thị trường. Cạnh tranh phát triển cùng với sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa. Khái niệm cạnh tranh được nhiều tác giả trình bày dưới nhiều góc độ khác nhau trong các giai đoạn phát triển khác nhau của nền kinh tế xã hội. Theo C.Mác “cạnh tranh là sự ganh đua gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ để đạt được những lợi nhuận siêu ngạch”. Theo cuốn từ điển kinh doanh (xuất bản 1992 ở Anh), cạnh tranh trong cơ chế thị trường được định nghĩa là “sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh nhằm tranh giành tài nguyên sản xuất cùng một loại về phía mình”. Theo kinh tế học: “cạnh tranh là sự thôn tính lẫn nhau giữa các đối thủ nhằm giành giật thị trường khách hàng cho doanh nghiệp mình” [3-tr.5] . Để hiểu nhất quán ta có khái niệm cạnh tranh như sau: Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh được hiểu là sự ganh đua của các doanh nghiệp trên thị trường nhằm giành giật được ưu thế hơn về cùng một loại sản phẩm hàng hoá dịch vụ, về cùng một loại khách hàng so với đối thủ cạnh tranh. 2.1.2 Tính tất yếu của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường [6- tr.8] Trong nền kinh tế thị trường luôn diễn ra những cơ hội kinh doanh nhưng đồng thời phải đương đầu với các thách thức cạnh tranh. Trong môi trường đó không chỉ có riêng mình doanh nghiệp kinh doanh mà còn rất nhiều các đối thủ và các thế lực khác cũng đang tìm mọi cách để kịp thời khai thác cơ hội, giành giật lấy những điều kiện sản xuất, kinh doanh thuận lợi về phía mình khi cơ hội đó đến. Điều này luôn xảy ra và cộng với áp lực phải đạt được những mục tiêu đề ra đã làm cho doanh nghiệp tự dấn thân mình vào cạnh tranh. Từ đó doanh nghiệp mới có sức mạnh để tăng cường vị thế,
  • 16. khả năng cạnh tranh, làm chủ được thị trường để khẳng định mình trong cơn lốc của sự cạnh tranh, sự loại bỏ lẫn nhau giữa các doanh nghiệp. Cho nên cạnh tranh là một quy luật tất yếu trong 3 quy luật (quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh) chi phối, điều tiết nền kinh tế thị trường. Vì thế, các doanh nghiệp, các quốc gia muốn tồn tại và phát triển ở hiện tại cũng như tương lai thì phải tiến hành cạnh tranh, cạnh tranh đã trở thành xu thế, nếu đi ngược lại xu thế đó doanh nghiệp sẽ mất lợi thế trong hoạt động kinh doanh của mình, dễ đưa đến hậu quả của cuộc thua lỗ, kể cả sự bỏ mất các thị trường chiến lược đưa đến nguy cơ phá sản. Như vậy, cạnh tranh được hiểu và được khái quát một cách chung nhất đó là cuộc ganh đua gay gắt giữa các chủ thể đang hoạt động trên thị trường với nhau, kinh doanh cùng một loại sản phẩm hoặc những sản phẩm tương tự thay thế lẫn nhau nhằm chiếm lĩnh thị phần, tăng doanh số và lợi nhuận. 2.1.3 Vai trò và tầm quan trọng của cạnh tranh 2.1.3.1 Đối với nền kinh tế- xã hội Đối với toàn bộ nền kinh tế xã hội cạnh tranh có vai trò rất lớn. + Cạnh tranh là động lực phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng dịch vụ xã hội. + Cạnh tranh tạo ra sự đổi mới, mang lại sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn, giúp xoá bỏ các độc quyền bất hợp lý, bất bình đẳng trong kinh doanh. + Cạnh tranh giúp tăng tính năng chủ động sáng tạo của các doanh nghiệp, tạo ra được các doanh nghiệp mạnh hơn, một đội ngũ những người làm kinh doanh giỏi, chân chính. + Cạnh tranh còn là động lực phát triển cơ bản nhằm kết hợp một cách hợp lý giữa các lợi ích của các doanh nghiệp, người tiêu dùng và xã hội. Tuy nhiên cạnh tranh không chỉ toàn là những ưu điểm, mà nó còn có cả những yếu điểm mang đặc trưng của nền kinh tế thị trường. Cơ chế thị trường bắt buộc các doanh nghiệp phải thực sự tham gia vào cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Chính điều này đòi hỏi cần phải có sự quản lý của nhà nước, đảm bảo cho các doanh nghiệp có thể tự do cạnh tranh một cách lành mạnh và hiệu quả. 2.1.3.2 Đối với ngành Hiện nay, đối với nền kinh tế nói chung và đối với ngành thủy sản nói riêng, cạnh tranh đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển nâng cao chất lượng sản phẩm. Cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh sẽ tạo bước đi vững chắc cho
  • 17. nghề phát triển. Nhất là đối với ngành thuỷ sản- là một ngành chủ lực hiện nay. Cạnh tranh sẽ tạo bước đà và động lực cho ngành phát triển trên cơ sở khai thác lợi thế và điểm mạnh của ngành đó là thu hút được nguồn lao động dồi dào và có thể khai thác tối đa nguồn lực đó. 2.1.3.3 Đối với doanh nghiệp Bất kì một doanh nghiệp nào cũng vậy, khi tham gia vào các hoạt động kinh doanh trên thị trường thì đều muốn doanh nghiệp mình tồn tại và đứng vững. Để tồn tại và đứng vững các doanh nghiệp phải có những chiến lược cạnh tranh cụ thể và lâu dài mang tính chiến lược ở cả tầm vi mô và vĩ mô. Họ cạnh tranh để giành những lợi thế về phía mình, cạnh tranh để giành giật khách hàng, làm cho khách hàng tự tin rằng sản phẩm của doanh nghiệp mình là tốt nhất, phù hợp với thị hiếu, nhu cầu người tiêu dùng nhất. Doanh nghiệp nào đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng kịp thời, nhanh chóng và đầy đủ các sản phẩm cũng như dịch vụ đi kèm với mức giá phù hợp thì doanh nghiệp đó mới có khả năng tồn tại và phát triển. Do vậy cạnh tranh là rất quan trọng và cần thiết. 2.1.3.4 Đối với người tiêu dùng Nhờ có cạnh tranh, người tiêu dùng được nhận các dịch vụ ngày càng đa dạng, phong phú hơn. Chất lượng của dịch vụ được nâng cao trong khi đó chi phí bỏ ra ngày càng thấp hơn. Cạnh tranh cũng làm quyền lợi của người tiêu dùng được tôn trọng và quan tâm tới nhiều hơn. 2.1.3.5 Đối với sản phẩm Nhờ có cạnh tranh mà sản phẩm sản xuất ra ngày càng được nâng cao về chất lượng, phong phú về chủng loại, mẫu mã và kích cỡ. Giúp cho lợi ích của người tiêu dùng và của doanh nghiệp thu được ngày càng nhiều hơn. Ngày nay, các sản phẩm được sản xuất ra không chỉ để đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn cung cấp và xuất khẩu ra nước ngoài. Như vậy cạnh tranh không thể thiếu sót ở bất kì một lĩnh vực nào của kinh tế. Cạnh tranh lành mạnh sẽ tạo ra những doanh nghiệp lớn và đồng thời là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển đảm bảo công bằng xã hội. Vì vậy cạnh tranh là một yếu tố rất cần có sự hổ trợ và quản lý của nhà nước để phát huy những mặt tích cực và hạn chế như cạnh tranh không lành mạnh dẫn tới độc quyền gây lũng đoạn thị trường.
  • 18. hình thức cạnh tranh Cạnh tranh được phân theo các hình thức sau 2.1.4.1 Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường [4-tr9] : chia làm 3 loại - Cạnh tranh giữa người bán và người bán - Cạnh tranh giữa người bán và người mua - Cạnh tranh giữa người mua và người mua Trong đó: Cạnh tranh giữa người bán và người bán là sự cạnh tranh quyết liệt và phổ biến nhất trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Các doanh nghiệp phải luôn ganh đua, loại trừ lẫn nhau để giành cho mình những ưu thế về thị trường và khách hàng nhằm mục tiêu tồn tại và phát triển. Cuộc cạnh tranh này diễn ra ở các góc độ: - Gía cả - Chất lượng - Hình thức, nghệ thuật tổ chức bán hàng - … Cạnh tranh giữa người bán và người mua là cuộc cạnh tranh diễn ra theo quy luật mua rẻ bán đắt, cả hai bên đều muốn giành phần lợi nhuận lớn nhất về phía mình. Người bán muốn bán với giá cao nhất có thể còn người mua muốn mua với giá thấp nhất có thể nhưng chất lượng vẫn không thay đổi. Tuy nhiên, mức giá đưa ra cuối cùng vẫn là sự thoả thuận mang lại lợi ích cho cả hai bên. Cạnh tranh giữa người mua và người mua là sự cạnh tranh xảy ra khi mà trên thị trường mức cung nhỏ hơn cầu của một loại hàng hoá hoặc dịch vụ. Lúc này hàng hoá trên thị trường khan hiếm, người mua sẵn sàng mua hàng với một mức giá cao. Mức độ cạnh tranh giữa những người mua trở nên gay gắt hơn. 2.1.4.2 Xét theo tính chất và mức độ [2- tr.21] : cạnh tranh chia làm 4 loại - Cạnh tranh hoàn hảo - Cạnh tranh độc quyền - Độc quyền cạnh tranh - Độc quyền hoàn toàn Trong đó:
  • 19. hoàn hảo Thị trường bao gồm nhiều người mua và nhiều người bán trao đổi nhau một thứ hàng hoá thuần nhất như gạo, bánh mì…Trên thị trường này người bán và người mua phải chấp nhận giá chứ không phải là người ấn định giá. Người bán không thể bán giá cao hơn hoặc không cần bán giá thấp hơn giá hiện hành. Cạnh tranh độc quyền Thị trường bao gồm nhiều người mua và người bán giao dịch với nhau trong một khoảng giá rộng chứ không phải là một giá thị trường thống nhất. Lý do khiến có cả một khoảng giá rộng như vậy là vì người bán có thể đa dạng hoá những cống hiến của họ như sự khác nhau về chất lượng, đặc điểm, mẫu mã hay các dịch vụ đi kèm. Do có nhiều đối thủ cạnh tranh, cho nên chiến lược marketing của họ ít ảnh hưởng hơn đến từng công ty so với thị trường độc quyền cạnh tranh. Ví dụ: Internet Services Độc quyền cạnh tranh Thị trường bao gồm một số ít người bán, rất nhạy cảm với những chiến lược marketing của nhau. Mỗi người bán đều cảnh giác trước những chiến lược và thay đổi của đối thủ cạnh tranh cũng như thái độ của khách hàng. Độc quyền hoàn toàn Thị trường chỉ có một người bán. Một độc quyền nhà nước có thể theo đuổi nhiều loại mục tiêu định giá. Gía có thể thấp hơn phí tổn (trợ cấp xe buýt), đủ trang trải hoặc có thể rất cao để hạn chế tiêu thụ (thuế xuất rượu, thuốc lá 100%, xe nhập 100%). Một độc quyền tư nhân có điều tiết của nhà nước thì nhà nước thường cho phép công ty định giá tạo nên một mức lời công bằng. Mức lời đó cho phép công ty duy trì cũng như mở rộng được quy mô khi cần. 2.1.4.3 Căn cứ vào phạm vi cạnh tranh Cạnh tranh nội bộ ngành: là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành, sản xuất và tiêu thụ cùng một loại sản phẩm. Trong cuộc cạnh tranh này có sự thôn tính lẫn nhau, các doanh nghiệp phải áp dụng mọi biện pháp để thu được lợi nhuận như cải tiến kĩ thuật, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí cá biệt của hàng hoá nhằm thu lợi nhuận.
  • 20. giữa các ngành: là cạnh tranh giữa các ngành kinh tế khác nhau nhằm tạo ra lợi nhuận cao nhất, là ngành cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hay đồng minh các doanh nghiệp cùng một ngành với ngành khác. 2.1.4.4 Căn cứ vào công cụ sử dụng trong cạnh tranh (Được trình bày cụ thể ở mục 2.2.2.5). Ta có: - Cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm - Cạnh tranh bằng giá cả - Cạnh tranh bằng nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm 2.2 KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM 2.2.1 Tìm hiểu chung về sản phẩm 2.2.1.1 Khái niệm [3- tr.9] Theo quan điểm marketing sản phẩm là bất cứ thứ gì có thể đưa vào thị trường để đạt được sự chú ý, mua bán, sử dụng hoặc tiêu thụ, có khả năng thỏa mãn được một ước muốn hay một nhu cầu. Một sản phẩm có thể là vật phẩm, dịch vụ, ý tưởng hay địa điểm. 2.2.1.2 Đặc tính của sản phẩm [3- tr10] - Đặc tính kĩ thuật, lý hoá: gồm công thức, thành phần vật liệu, kiểu dáng, màu sắc, kích cỡ,… - Đặc tính sử dụng: gồm thời gian sử dụng, tính đặc thù, độ bền, an toàn, hiệu năng,… - Đặc tính tâm lý: gồm vẻ đẹp, vẻ trẻ trung, sự thoải mái, sự vững chắc. - Đặc tính kết hợp: gồm giá cả, nhãn hiệu, sự đóng gói, tên gọi, các dịch vụ,… 2.2.1.3 Phân loại [2- tr10] - Tùy theo mục đích sử dụng: hàng tiêu dùng và hàng tư liệu sản xuất. - Tùy theo thời gian sử dụng: hàng bền và hàng mau hỏng - Tùy theo đặc điểm cấu tạo: sản phẩm hữu hình và sản phẩm dịch vụ - Tùy theo hành vi người tiêu dùng của các loại hàng: Hàng thuận tiện (thiết yếu , ngẫu hứng, cấp thiết), hàng shopping (mua có suy nghĩ), hàng đặc biệt (độc đáo) 2.2.2 Khả năng cạnh tranh của sản phẩm 2.2.2.1 Khái niệm [6- tr.6] Sức cạnh tranh là tổng hòa các đặc tính về tiêu dùng và giá trị vượt trội của sản phẩm trên thị trường, có nghĩa là sự vượt trội của sản phẩm so với các sản phẩm cạnh tranh cùng loại trong điều kiện cung vượt cầu.
  • 21. chuyên gia kinh tế cho rằng, sức cạnh tranh của sản phẩm là sự vượt trội của nó so với các sản phẩm cùng loại do các đối thủ khác cung cấp trên cùng một thị trường. Lại có quan điểm cho rằng sức cạnh tranh của sản phẩm chính là năng lực nắm giữ và nâng cao thị phần của loại sản phẩm do chủ thể sản xuất và cung ứng nào đó đem ra để tiêu thụ so với sản phẩm cùng loại do chủ thể sản xuất và cung ứng khác đem đến tiêu thụ ở cùng một khu vực thị trường vào thời gian nhất định. Tuy nhiên, tất cả các định nghĩa trên đều thiếu một yếu tố cơ bản mà người tiêu dùng quan tâm nhất đó là sự tương quan giữa chất lượng và giá cả. Như vậy tóm lại sức cạnh tranh sản phẩm có thể hiểu là sự vượt trội so với các sản phẩm cùng loại về chất lượng và giá cả với điều kiện các sản phẩm tham gia cạnh tranh đều đáp ứng các nhu cầu của người tiêu dùng. Có nghĩa là, những sản phẩm mang lại giá trị sử dụng cao nhất trên 1 đơn vị giá cả là những sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao hơn. 2.2.2.2 Sự cần thiết phải nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm Khi nền kinh tế bước vào giai đoạn toàn cầu hoá, cạnh tranh không chỉ là vấn đề của một quốc gia mà là vấn đề chung của toàn thế giới. Tình hình cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt, các doanh nghiệp trong nước cũng như trên thế giới thi nhau đưa ra những chiến lược chính sách mới về sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm của mình trên thị trường với nhiều chiêu thức như: nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm, các chính sách giá cả, dịch vụ,… nhằm thu hút khách hàng về phía doanh nghiệp cũng như sự đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong một nền kinh tế phát triển. Chính vì vậy, để doanh nghiệp có thể duy trì và phát triển trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như vậy thì việc nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm là điều tất yếu. 2.2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm * Yếu tố bên trong doanh nghiệp 2.2.2.3.1 Nhân tố về nguồn lực sản xuất - Nguồn lực tài chính Đây là yếu tố quan trọng quyết định khả năng kinh doanh của doanh nghiệp vì bất cứ một hoạt động đầu tư, mua sắm thiết bị hay hoạt động quảng cáo, phân phối sản phẩm, dịch vụ,… của doanh nghiệp đều phải dựa trên nguồn tài chính của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có tiềm lực tài chính sẽ có khả năng đầu tư, trang bị tốt các
  • 22. đảm bảo chất lượng, hạ giá thành, giá bán sản phẩm. Bên cạnh đó việc đầu tư các dịch vụ hoàn hảo, tổ chức các hoạt động quảng cáo khuyến mại mạnh mẽ sẽ nâng cao sức cạnh tranh. - Cơ sở vật chất kĩ thuật của doanh nghiệp Cơ sở vật chất của doanh nghiệp tốt và quy mô không những tạo nên thế mạnh của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh mà còn tạo nên uy thế của doanh nghiệp trong mắt khách hàng. Với một cơ sở vật chất tốt và đội ngũ nhân viên kinh nghiệm thì sản phẩm sẽ được sản xuất trên dây chuyền hiện đại nên chất lượng sản phẩm, dịch vụ sẽ tốt hơn, chi phí giảm tạo nên khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là rất lớn. Ngược lại sẽ không có doanh nghiệp nào có khả năng cạnh tranh cao khi mà cơ sở vật chất kĩ thuật kém, thiếu sự đầu tư vào dây chuyền sản xuất cũng như dịch vụ. - Khả năng tổ chức quản lý Nếu một doanh nghiệp có cơ sở quy mô, đầy đủ các thiết bị hiện đại những khả năng quản lý, tác phong làm việc của các thành viên, mối quan hệ của các bộ phận với nhau không tốt thì chắc chắn sẽ không góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Để có được sự tổ chức quản lý tốt doanh nghiệp cần phải tạo ra được quy chế làm việc, các quy định về quyền lợi và trách nhiệm cho các cá nhân, tạo mối quan hệ giữa các bộ phận trong doanh nghiệp một cách rõ ràng và được sự nhất trí của các thành viên trong doanh nghiệp. 2.2.2.3.2 Nhân tố về thị trường và kênh tiêu thụ Sức cạnh tranh của sản phẩm sẽ được nâng cao khi mà sản phẩm sản xuất ra luôn đến và thông tin nhanh chóng tới thị trường tiêu thụ hơn các đối thủ cạnh tranh. Việc nghiên cứu về thị trường và quyết định đưa ra các chiến lược phân phối hợp lý đối với từng thị trường sẽ đảm bảo sản phẩm của doanh nghiệp tiếp cận với các thị trường một cách hợp lý. Mọi thông tin về sản phẩm sẽ được cung cấp cho khách hàng, từ đó khách hàng sẽ nhanh chóng đưa ra quyết định mua sản phẩm của doanh nghiệp. * Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp Đây là các nhân tố tác động mạnh mẽ tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp chỉ có thể chấp nhận chứ không thể tác động trở lại.
  • 23. tố thuộc về vĩ mô - Môi trường kinh tế: Đây là nhân tố quan trọng nhất của môi trường hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khi nền kinh tế phát triển với tốc độ cao thì thu nhập của người tiêu dùng tăng lên nên nhu cầu tiêu thụ sản phẩm cũng tăng theo. Mặt khác khi nền kinh tế phát triển thì tốc độ đầu tư vào phát triển sản xuất kinh doanh sẽ tăng lên. Đây sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp phát triển. Doanh nghiệp nào có khả năng nắm bắt được những cơ hội này thì chắc chắn sẽ thành công và khả năng cạnh tranh cũng tăng lên. - Môi trường tự nhiên và công nghệ Điều kiện tự nhiên sẽ ảnh hưỏng đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ trong ngành. Nếu doanh nghiệp có vị trí sản xuất kinh doanh thuận lợi như ở gần khu vực trung tâm mua bán, gần vùng nguyên liệu, nơi có nguồn nhân lực dồi dào thì hiển nhiên sẽ có lợi thế lớn so với các đối thủ cùng ngành không có điều kiện như trên. Chính vì vậy điều kiện tự nhiên của từng vùng sẽ tạo điều kiện thuân lợi hoặc khó khăn cho sản phẩm của doanh nghiệp trong việc cạnh tranh. Còn khoa học công nghệ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm cũng như khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Vì bất kì một sản phẩm nào được sản xuất cũng gắn liền với công nghệ, công nghệ tốt, hiện đại sẽ tạo ra sản phẩm chất lượng tốt hơn, bên cạnh đó khả năng giảm chi phí sản xuất của công nghệ sẽ tạo nên giá thành sản phẩm cạnh tranh. - Môi trường chính trị pháp luật Chính trị và pháp luật là nền tảng cho phát triển cũng như là cơ sở pháp lý để các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường. Luật pháp ổn định, chính trị ổn định là môi trường thuận lợi đảm bảo cho sự bình đẳng cho các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh và cạnh tranh có hiệu quả. Mặt khác chúng có thể đem lại những trở ngại, khó khăn thậm chí là rủi ro cho các doanh nghiệp như chính sách về xuất nhập khẩu, quảng cáo, chính sách thuế, các khoản nộp ngân sách,…là những yếu tố tạo điều kiện cho doanh nghiệp xuất khẩu hoặc tác động kìm hãm đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Môi trường văn hoá xã hội Môi trường văn hoá xã hội bao gồm phong tục tập quán, lối sống, thái độ tiêu dùng,…những yếu tố này sẽ quyết định đến thị hiếu, nhu cầu, hành vi tiêu dùng của
  • 24. dùng đối với sản phẩm. Chính vì vậy doanh nghiệp cần phải nghiên cứu yếu tố này trước khi xâm nhập vào một thị trường. 2.2.2.3.4 Đối thủ cạnh tranh Một trong các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là các đối thủ cạnh tranh. M.Porter cho rằng “cuộc cạnh tranh giữa các đối thủ nói chung cũng có hình thức như một cuộc đua ngựa để giật giải, sử dụng các chiến thuật như cạnh tranh về giá, các cuộc chiến về quảng cáo, giới thiệu sản phẩm và tăng cường phục vụ khách hàng…”. Vì vậy khi xem xét nghiên cứu thị trường doanh nghiệp phải phân tích, đánh giá cẩn thận từng đối thủ của mình như quy mô tài chính, trình độ công nghệ, đặc điểm sản phẩm,…nhằm xác định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ để có những chiến lược kinh doanh kịp thời, hiệu quả. 2.2.2.4 Các chỉ tiêu phản ánh sức cạnh tranh của sản phẩm Chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm Các sản phẩm giống nhau về mức giá nhưng chưa chắc đã có sức cạnh tranh giống nhau. Một sản phẩm có sức cạnh tranh khi mà nó vừa đảm bảo mức giá chấp nhận và tương xứng với chất lượng. Vì thế đối với doanh nghiệp thì giá cả và chất lượng được coi là vấn đề sống còn. Do đó, các doanh nghiệp luôn tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm của mình nhằm đưa ra các sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường. Chỉ tiêu về giá cả Người tiêu dùng luôn có sự so sánh trước khi quyết định lựa chọn sản phẩm tiêu dùng và điều quan trọng để đưa ra quyết định mua hàng là giá cả. Vì vậy, một sản phẩm không chỉ thể hiện khả năng cạnh tranh thông qua chất lượng mà còn ở giá cả của nó. Với những sản phẩm cùng loại hoặc những sản phẩm thay thế mà chất lượng giống nhau thì sản phẩm nào có giá thấp hơn thì sẽ thu hút người tiêu dùng nhiều hơn. Chỉ tiêu về chi phí [ 7-tr.15] HQF = M/ F Trong đó: M: Doanh thu thuần đạt được F: Chi phí bỏ ra HQ: Hiệu quả sử dụng chi phí
  • 25. này phản ánh mức doanh thu đạt được trên một đồng chi phí. Đây là một chỉ tiêu lợi nhuận, nghĩa là HQF cao thì hiệu quả sử dụng chi phí càng cao. Chỉ tiêu về doanh thu Doanh thu là số tiền mà doanh nghiệp thu được từ bán hàng hoá và dịch vụ. Doanh thu có thể được coi là một chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh sản phẩm vì suy cho cùng thì sức cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp là khả năng duy trì và phát triển thêm lợi nhuận mà doanh thu là điều kiện cần để có lợi nhuận. Muốn đánh giá khả năng cạnh tranh doanh nghiệp cần xem xét các chỉ số sau: Tỷ lệ doanh thu của doanh nghiệp/ doanh thu của đối thủ cạnh tranh. Tỷ lệ doanh thu của năm sau/ năm trước. Thông qua các tỷ lệ này thì doanh nghiệp có thể đánh giá được sức cạnh tranh sản phẩm của mình hay không? Sử dụng chỉ tiêu này có ưu điểm là đơn giản dễ tính nhưng cũng khó khăn trong công việc chọn chính xác đối thủ cạnh tranh. Chỉ tiêu thị phần Đó là phần thị trường mà doanh nghiệp chiếm giữ trong tổng dung lượng thị trường. Thị phần đã trở thành một tiêu thức đánh giá sức cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp. Bởi thực chất khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và phát triển thị phần. Khi đó cần chú ý tới các chỉ tiêu sau: Thị phần tuyệt đối: là tỷ lệ thị phần của doanh nghiệp so với toàn bộ dung lượng thị trường = Thị phần của doanh nghiệp (%) Doanh số của doanh nghiệp ----- * 100 Doanh số của thị trường Thị phần tương đối: là tỷ lệ thị phần của công ty so với từng đối thủ cạnh tranh. Thị phần của doanh nghiệp (%) = Doanh số của doanh nghiệp ---- * 100 Doanh số của đối thủ
  • 26. lợi nhuận Là phần dôi ra của doanh nghiệp sau khi trừ đi chi phí. Lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp, nó không chỉ phản ánh sức cạnh tranh của sản phẩm mà còn là sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Khi xem xét chỉ tiêu này ta chú ý tới tỷ suất lợi nhuận HQF = (LN/ M)*100 Trong đó: LN: Tổng lợi nhuận đạt được (Lợi nhuận trước thuế). M: Doanh thu thuần. Chỉ tiêu này phản ánh trong một thời kì nhất định, doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trên một đồng doanh thu bán hàng. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp càng cao. 2.2.2.5 Các công cụ nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm 2.2.2.5.1 Cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm [6-tr.20] Theo M.E.Porre (Mỹ) thì khả năng cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp được thể hiện thông qua hai chiến lược cơ bản là phân biệt hoá sản phẩm (chất lượng sản phẩm) và chi phí thấp. Chất lượng sản phẩm trở thành một trong những chiến lược quan trọng nhất làm tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Sản phẩm, dịch vụ muốn có tính cạnh tranh cao thì chúng phải đạt được những mục tiêu thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, của xã hội về mọi mặt một cách kinh tế nhất (sản phẩm có chất lượng cao, giá rẻ). Với chính sách mở cửa, tự do thương mại, các nhà sản xuất kinh doanh muốn tồn tại thì sản phẩm, dịch vụ của họ phải mang tính cạnh tranh cao, nghĩa là doanh nghiệp phải có khả năng cạnh tranh về nhiều mặt. Vì vậy quan tâm đến chất lượng, quản lý chất lượng chính là một trong những phương thức tiếp cận và tìm cách đạt được những thắng lợi trong sự cạnh tranh gay gắt trên thương trường nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Chất lượng sản phẩm làm tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp vì: Tạo ra sức hấp dẫn thu hút người mua: Mỗi sản phẩm có rất nhiều thuộc tính chất lượng khác nhau. Các thuộc tính này được coi là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên lợi thế cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp. Khách hàng quyết định lựa chọn mua hàng vào những sản phẩm có thuộc tính phù hợp với sở thích, nhu cầu và khả năng, điều kiện sử dụng của mình. Họ so sánh các sản phẩm cùng loại và lựa chọn hàng nào có những thuộc tính kinh tế- kĩ thuật thỏa mãn mong đợi của họ ở mức cao hơn. Bởi
  • 27. phẩm có các thuộc tính chất lượng cao là một trong những căn cứ quan trọng cho quyết định mua hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Nâng cao vị thế, sự phát triển lâu dài cho doanh nghiệp trên thị trường: Khi sản phẩm chất lượng cao, ổn định đáp ứng được nhu cầu của khách hàng sẽ tạo ra một biểu tượng tốt, tạo niềm tin cho khách hàng vào nhãn mác của sản phẩm. Nhờ đó uy tín và danh tiếng của doanh nghiệp được nâng cao, có tác động to lớn đến quyết định lựa chọn mua hàng của khách hàng. 2.2.2.5.2 Cạnh tranh bằng giá cả Cạnh tranh bằng chính sách định giá [2- tr.30-33] Khi quyết định lựa chọn một phương pháp hình thành giá bất kì nào đó, doanh nghiệp phải chú ý một số yếu tố sau: - Gía thấp dễ thu hút khách hàng nhưng không đạt về chỉ tiêu lợi nhuận. - Gía cao thì có lợi nhưng có thể không có khách hàng. - Tổng các chi phí. - Gía cả của các đối thủ cạnh tranh. - Chất lượng và kiểu dáng của sản phẩm. - Khách hàng và sự cảm nhận của khách hàng Định giá dựa vào chi phí Phương pháp định giá này hướng vào mục tiêu chi phí và lợi nhuận của công ty. G = Z + m Trong đó: G: giá Z: phí tổn một đơn vị sản phẩm. m: mức lời dự kiến. Phương pháp này tuy đơn giản nhất so với các phương pháp định giá khác nhưng không hợp lý vì nó bỏ qua yếu tố cầu và cạnh tranh trên thị trường. Để kiểm soát tốt các chi phí nhằm hạ giá thành sản phẩm doanh nghiệp cần: Giảm chi phí về nguyên vật liệu Trong các yếu tố cấu thành nên sản phẩm, chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng rất lớn trên 50% tổng giá thành sản xuất ra sản phẩm, việc tiết kiệm tỷ lệ nhỏ chi phí nguyên vật liệu có ý nghĩa rất lớn đến kế hoạch giá thành. Chính vì vậy đối với các
  • 28. sản xuất chế biến, giảm chi phí nguyên vật liệu là điều cần thiết để giảm chi phí cấu thành nên sản phẩm. Giảm chi phí về nhân công Chi phí về nhân công trong giá thành sản phẩm chiếm tỷ lệ khá cao. Thông thường để thực hiện giảm chi phí này doanh nghiệp có thể đầu tư vào các loại máy móc hiện đại ít có sự tham gia của quy trình sản xuất thủ công hoặc bằng cách nâng cao năng suất lao động của nguồn nhân công thông qua việc nâng cao tay nghề hoặc bố trí nguồn nhân công trong sản xuất một cách hợp lý. Giảm chi phí cố định Chi phí cố định bao gồm các chi phí về khấu hao, lãi vay, chi phí quản lý. Để thực hiện tốt việc giảm chi phí này doanh nghiệp cần tận dụng tối đa công suất, thời gian hoạt động của máy móc thiết bị sản xuất. Bên cạnh đó doanh nghiệp nên áp dụng phương pháp khấu hao nhanh để giảm bớt hao mòn vô hình, tổ chức hợp lý lực lượng cán bộ quản trị để giảm bớt chi phí quản lý. Giảm chi phí bán hàng Chi phí bán hàng gồm toàn bộ các chi phí liên quan đến hoạt động bán hàng như chi phí quảng cáo, tiếp thị, chi phí lưu thông. Đây là loại chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm nên nếu giảm triệt để thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả bán hàng, do đó doanh nghiệp chỉ có thể giảm đến một mức tối ưu đảm bảo cho hoạt động bán hàng vẫn duy trì hiệu quả. Định giá theo người mua Công ty định giá dựa trên giá trị được cảm nhận của người mua về sản phẩm chứ không phải chi phí của người bán. Công ty sử dụng lối định giá này phải thiết lập được giá trị nơi ý nghĩ của người mua trong sự tương quan với những cống hiến cạnh tranh khác. Định giá dựa vào cạnh tranh Định giá theo mức cạnh tranh hiện hành không để ý đến chi phí và cầu trên thị trường. Định giá thầu kín. Ví dụ: công trình xây dựng, công trình điện lực.
  • 29. tranh bằng nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm Lựa chọn kênh phân phối hiệu quả [5- tr.12] Để tiêu thụ sản phẩm một cách hiệu quả, doanh nghiệp phải tiến hành nghiên cứu, lựa chọn thị trường và sử dụng kênh phân phối sao cho nhanh chóng, hợp lý, hiệu quả nhất. Thông thường có 8 kênh phân phối. Chẳng hạn như: - Kiểu 1: Người sản xuất Người tiêu dùng. - Kiểu 2: Người sản xuất Người bán lẻ Người tiêu dùng. - Kiểu 3: Người sản xuất Người bán buôn Người bán lẻ Người tiêu dùng. - Kiểu 4: Người sản xuất Người bán buôn Người đầu cơ môi giới Người bán lẻ Người tiêu dùng. Việc lựa chọn kênh phân phối phải dựa trên đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của sản phẩm cần tiêu thụ, đồng thời cũng phải dựa trên đặc điểm của thị trường cần tiêu thụ, đặc điểm về khoảng cách giữa doanh nghiệp đến thị trường. Từ những đặc điểm trên, doanh nghiệp sẽ lựa chọn cho mình một hệ thống phân phối phù hợp và hiệu quả. Một số biện pháp hỗ trợ bán hàng Chính sách quảng cáo Chính sách quảng cáo tốt sẽ thu hút người tiêu dùng đến với sản phẩm của doanh nghiệp. Tuy nhiên để thực hiện tốt việc quảng cáo sản phẩm thì : - Phải nêu lên đặc tính nổi bật của sản phẩm. - Quảng cáo phải mang tính trung thực cao. - Chiêu thức quảng cáo phải hấp dẫn. - Quảng cáo phải mang tính hiệu quả. Để quảng cáo cho một loại sản phẩm hay dịch vụ nào đó của doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều loại phương tiện khác nhau. Vì mỗi phương tiện quảng cáo khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến người nhận thông tin quảng cáo nên doanh nghiệp phải lựa chọn và kết hợp có lợi nhất các phương tiện quảng cáo phù hợp cho doanh nghiệp của mình. Chính sách thanh toán Chính sách thanh toán là một công cụ nhằm hấp dẫn khách hàng về phía doanh nghiệp. Trong trường hợp hai doanh nghiệp cùng bán một loại sản phẩm theo cùng một giá, một chất lượng nhưng điều kiện thanh toán của doanh nghiệp nào tốt hơn
  • 30. hàng sẽ quyết định lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp đó. Một số chính sách thanh toán thường được sử dụng như chính sách trả chậm, trả góp, chính sách trả ngay có chiết khấu,… Chính sách phục vụ Trong điều kiện kinh tế phát triển, nhu cầu của người về sản phẩm không chỉ dừng lại ở chất lượng, giá cả mà yếu tố dịch vụ đi kèm với sản phẩm cũng đóng phần quan trọng. Chính sách dịch vụ có thể được chia làm hai giai đoạn chính là chính sách phục vụ trước và sau khi bán hàng. Chính sự phục vụ tận tình của người bán sẽ làm cho người mua cảm thấy được quan tâm và tạo sự an tâm tin tưởng cho người mua về sản phẩm của công ty. Không những thế, với môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì chính sách này ngày càng được nhiều doanh nghiệp quan tâm phát triển. Ngoài một số biện pháp trên doanh nghiệp còn sử dụng một số biện pháp hổ trợ nhằm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến bán hàng như tham gia hội chợ thủy sản, hội chợ thương mại, tổ chức các chuyến đi tiếp xúc với các thị trường tiêu thụ sản phẩm và những thị trường tiềm năng mới. TÓM TẮT CHƯƠNG 2 Cạnh tranh là một điều tất yếu trong nền kinh tế thị trường. Nó đóng một vai trò rất quan trọng, không những quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp mà còn đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế xã hội, với ngành, với người tiêu dùng và cả với những sản phẩm được sản xuất. Có rất nhiều khía cạnh nói về cạnh tranh, tuy nhiên xét đến cùng thì khả năng cạnh tranh về sản phẩm là yếu tố mà mỗi doanh nghiệp cần quan tâm. Vì nó không chỉ giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh của mình mà còn giúp sản phẩm được cải thiện tốt hơn để đáp ứng ngày càng cao những nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng trong xã hội.
  • 31. TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH SẢN PHẨM CÁ TRA XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN NTSF 3.1 Phân tích thực trạng xuất khẩu và năng lực cạnh tranh sản phẩm cá tra, basa của Việt Nam 3.1.1 Tình hình chung về xuất khẩu các mặt hàng thủy sản của Việt Nam năm 2009 Việt Nam là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng thủy sản nhanh nhất trong các nước xuất khẩu thủy sản trên thế giới, với tốc độ tăng trưởng trung bình trong giai đoạn 1998-2008 đạt 18%/năm [1-tr.1] . Là một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành nông nghiệp tuy nhiên hiện nay thủy sản đang đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức với những rào cản kỹ thuật từ phía nhà nhập khẩu. Về kim ngạch xuất khẩu Theo thống kê của Hải quan, năm 2009 xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt 1,22 triệu tấn, trị giá 4,25 tỷ USD, giảm 1,6% về lượng và 5,7% [10-tr.21] về giá trị so với năm 2008, đây là lần đầu tiên xuất khẩu thủy sản của Việt Nam giảm sau 13 năm. Tuy nhiên, đây vẫn được coi là kết quả khả quan đối với các doanh nghiệp xuất khẩu trước những khó khăn đã nêu trên. Trong năm này, Việt Nam đã xuất khẩu 85 loại sản phẩm thủy sản sang 163 [10-tr.21] thị trường. Số lượng sản phẩm và thị trường của các doanh nghiệp xuất khẩu đều tăng so với năm 2008, nhờ sự linh hoạt trong việc đa dạng hóa sản phẩm và mở rộng thị trường của các doanh nghiệp xuất khẩu. Trong đó, tôm đông lạnh, cá tra, basa vẫn là 2 sản phẩm chủ lực của thủy sản Việt Nam với giá trị tương ứng: tôm (39,4%), cá tra 31,6%, mực, bạch tuộc 6,45%, cá ngừ 4,26%, hàng khô 3,77%, cá biển và các loại hải sản khác chiếm 14,5%.
  • 32. cấu thị trường và các nhóm hàng xuất khẩu chính năm 2009 Về cơ cấu thị trường Bảng 3.1: Bảng thống kê tình hình xuất khẩu thủy sản sang các thị trường năm 2009 Năm 2009 So với cùng kì năm 2008(%) Thị trường KL (Tấn) GT (Triệu USD) ↑↓KL ↑↓GT EU 352.530 1.096,317 +0,8 -4,2 Nhật Bản 114.234 757,915 -15,3 -8,5 Mỹ 123.850 713,363 +14,6 -4,2 Hàn Quốc 100.907 307,800 +10,0 +2,3 ASEAN 99.381 205,841 +32,0 +6,9 Trung Quốc 56.938 201,723 +23,7 +28,4 Ôxtrâylia 26.531 131,738 +1,5 -2,8 Canada 21.050 109,768 +18,2 +3,8 Nga 47.511 84,577 -62,1 -61,2 Mêhicô 31.390 73,455 +26,3 +7,5 Các nước khác 241.809 568,817 +2,2 -7,4 Tổng cộng 1.216.112 4.251,313 -1,6 -5,7 Nguồn [11] Năm 2009, Việt Nam đã xuất khẩu thủy sản sang 163 thị trường trên thế giới, đạt giá trị 4,25 tỷ USD. Nằm trong tốp 5 thị trường lớn nhất gồm có: Nhật Bản với 757,9 triệu USD chiếm 17,80%; Mỹ 713,4 triệu USD chiếm 16,80%; Hàn Quốc 307,8 triệu USD (7,20%); Đức 211,3 triệu USD (4,97%) và Tây Ban Nha 153 triệu USD (3,6%). Trong năm này, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam bị mất 18[17] thị trường so với năm 2008, trong đó một số thị trường có kim ngạch lớn như Newzealand trong năm 2008 đạt 7,5 triệu USD, Cộng hòa Sip 5,1 triệu USD, Litva hơn 2 triệu USD, Nam Phi 1,8 triệu USD, Phần Lan 1,5 triệu USD, NaUy 1,3 triệu USD. Mặt khác qua bảng 3.1 ta thấy, khối lượng xuất qua một số thị trường tăng nhưng giá trị xuất khẩu lại giảm, cụ thể tại thị trường Eu, khối lượng xuất khẩu tăng 0,8% nhưng giá trị lại giảm 4,2%, tiếp đến là thị trường Mỹ tăng 14,6% về khối lượng và giảm 4,2% về giá trị, điều này chứng tỏ giá xuất khẩu qua các thị trường năm 2009 giảm so với năm 2008. Một trong những nguyên nhân của vấn đề này là do sự cạnh tranh thiếu lành mạnh của một số doanh nghiệp đã đẩy giá xuống thấp, theo đó chất lượng không đảm bảo đã làm ảnh hưởng đến uy tín của sản phẩm cá tra tại các thị trường này.
  • 33. nổi bật của thị trường năm 2009 Những mảng tối Trong năm 2009, EU là thị trường nhập khẩu lớn nhất thủy sản của Việt Nam có sự sụt giảm đáng kể. Một trong những nguyên nhân của sự sụt giảm này là sự ảnh hưởng của những thông tin xấu về việc cá tra bị “bôi bẩn” tại một số nước như Tây Ban Nha, Ý, Ai Cập. Đây cũng là vấn đề cảnh báo về chất lượng cá tra Việt Nam và sự cạnh tranh không lành mạnh về giá xuất khẩu của mặt hàng này trong thời gian qua. Sự vắng mặt của thị trường Nga 4 tháng đầu năm do lệnh cấm nhập khẩu thủy sản của Việt Nam từ cuối năm 2008 cũng là một nguyên nhân khiến xuất khẩu thủy sản giảm vì Nga vốn là thị trường đơn lẻ tiêu thụ nhiều nhất cá tra của Việt Nam trong năm 2008. Từ tháng 5 đến hết tháng 12/2009, Nga nhập khẩu 47,5 nghìn tấn thủy sản Việt Nam, trị giá 84,6% triệu USD giảm lần lượt là 62,1% và 61,2% so với cùng kì. [24] Tiếp đến là thị trường Nhật Bản vẫn giữ nguyên vị trí thứ 2 trong tốp các thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam nhưng giảm 8,5% và Mỹ cũng giảm 4,2% với giá trị đạt được lần lượt là 758 triệu USD và 713,3 triệu USD. [19] Những mảng sáng Tuy đứng thứ 4, 5 và 6 trong tốp các thị trường chính của thủy sản Việt Nam, nhưng ASEAN, Hàn Quốc và Trung Quốc là những thị trường ổn định nhất đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong năm qua với mức tăng trưởng lần lượt là 2,3%, 6,9% và 28,4% [17] . Đối với nước ta đây là những thị trường thuận lợi về vị trí địa lý, yêu cầu kĩ thuật không khắt khe như những thị trường lớn khác. Cơ cấu các nhóm hàng xuất khẩu chính năm 2009 Bảng 3.2: Bảng thống kê cơ cấu sản phẩm thủy sản năm 2009 Năm 2009 So với 2008 (%) Sản phẩm KL (Tấn) GT (Triệu USD) KL (Tấn) GT (Triệu USD) Tôm đông lạnh 209.567 1.675,142 +9,4 +3,0 Cá tra, basa 607.665 1.342,917 -5,2 -7,6 Cá ngừ 55.814 180,906 +5,7 -4,1 Cá khác 132.758 347,524 +0,8 -16,1 Mực và bạch tuộc đông lạnh 77.308 274,368 -10,8 -13,8 Hàng khô 42.855 160,261 +31,2 +9,9 Hải sản khác 90.144 270,195 -10,0 -25,7 Tổng cộng 1. 216.112 4.251,313 -1,6 -5,7 Nguồn [11]
  • 34. 3.1: Biểu đồ thể hiện cơ cấu sản phẩm năm 2009 Sản phẩm chính năm 2009 (GT) Cá khác 8,2% Mực và bạch tuộc đông lạnh 6,5% Hàng khô 3,8% Hải sản khác 6,4% Cá ngừ 4,3% Cá tra, basa 31,6% Tôm đông lạnh 39,4% Nguồn [11] Trong tất cả các mặt hàng thủy sản xuất khẩu từ trước đến nay, tôm đông lạnh luôn chiếm tỷ trọng cao. Trước những năm 1990 [22] kim ngạch xuất khẩu tôm chiếm tới 70% giá trị xuất khẩu ngành thủy sản. Từ năm 2000 [27] tôm chỉ chiếm tỷ lệ tương đối trên 50% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Đến nay, mặc dù tôm vẫn là sản phẩm đứng đầu trong xuất khẩu thủy sản nhưng tỷ trọng giảm so với nhiều năm trước đó, thay vào đó là mặt hàng cá tra lại tăng lên. Cụ thể năm 2009, tôm chiếm 39,4% và cá tra là 31,6%. [27] 3.1.2 Sơ lược về tình hình hoạt động chế biến, xuất khẩu và năng lực cạnh tranh sản phẩm cá tra, basa của Việt Nam 3.1.2.1 Tình hình sản xuất chế biến cá tra, basa xuất khẩu trong thời gian qua Theo thống kê hiện nay có tới 281 doanh nghiệp [25] tham gia xuất khẩu cá tra nhưng chỉ một nửa trong số này là thuộc hội viên của VASEP, có nhà máy chế biến, có vùng nguyên liệu và có thị trường. Một số doanh nghiệp quy mô nhỏ và không hề có nhà máy và vùng nguyên liệu riêng, nguyên liệu được xử lý ở các cơ sở sơ chế, không đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Riêng tại thành phố Cần Thơ có 30 nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu trong đó 22 nhà máy trực tiếp chế biến cá tra xuất khẩu, công suất khoảng 300.000 tấn nguyên liệu/ năm. Năm 2009 sản lượng xuất khẩu thủy sản của thành phố đạt 161.500 tấn (đạt 97,3% kế hoạch năm) và tăng hơn 7,6% [29] so với cùng kì.
  • 35. lực chế biến Các doanh nghiệp luôn nổ lực trong việc nâng cao năng lực chế biến, phát huy hết công suất các phân xưởng nhà máy, đổi mới máy móc thiết bị,… Về sản phẩm Hiện tại nhu cầu tiêu thụ cá tra ở các thị trường trên thế giới chủ yếu là sản phẩm cá tra ở dạng fillet cấp đông nên hầu hết các công ty đều có xu hướng đẩy mạnh chế biến loại sản phẩm này. Tuy cá basa có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn và do đó mà sản phẩm này có mức giá cao hơn gần gấp đôi cá tra nhưng về sản lượng lẫn doanh số thì cá tra lại vượt trội hơn rất nhiều. Về doanh thu Bảng 3.3: Bảng thống kê 20 DN đứng đầu về xuất khẩu cá tra, basa từ 1/1- 15/12/2009 STT Doanh nghiệp GT (Tr usd) Tỷ lệ % GT STT Doanh nghiệp GT (Tr usd) Tỷ lệ % GT 1 Hùng Vương 116,64 9,12 11 QVD Food Co,ltd 30,35 2,37 2 Vĩnh Hoàn Corp 106,05 8,29 12 I. D. I. Corp 29,42 2,30 3 Navico 82,46 6,45 13 Cty CP TS NTSF 26,26 2,05 4 Anvifish Co 54,94 4,30 14 South Vina 25,39 1,99 5 Agifish 52,07 4,07 15 MekongFish Co 23,39 1,83 6 Bianfish Co 50,71 3,96 16 Docifish 22,08 1,73 7 Thimaco 41,76 3,26 17 Faquimex 21,53 1,68 8 CL- Fish Corp 36,69 2,87 18 Cty TNHH Thuận Hưng 21,15 1,65 9 HT Food 32,46 2,54 19 HungCa Co, ltd 20,89 1,63 10 Caseamex 31,99 2,50 20 Cty TNHH XNK TS Kim Ngư 17,56 1,37 Nguồn [10] Doanh thu xuất khẩu cá tra, basa chủ yếu tập trung ở 20 doanh nghiệp đứng đầu. Trong đó Hùng Vương, Vĩnh Hoàn Corp, Navico, Anvifish Co,…là những doanh nghiệp dẫn đầu trong tốp 10 doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu cá tra lớn nhất trong những năm qua. Còn lại là một số doanh nghiệp khác trong đó có Công ty NTSF xếp ở vị thứ 13 với giá trị xuất khẩu đến 15/12/2009 đạt 26,26 triệu USD chiếm 2,05% tổng giá trị xuất khẩu cá tra, basa của cả nước.
  • 36. thành tựu và những tồn tại xoay quanh ngành chế biến cá tra xuất khẩu trong thời gian qua Những thành tựu Đa số các doanh nghiệp chế biến tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn vệ sinh do Bộ thủy sản đề ra trong quy trình tiếp nhận và chế biến, bảo quản cá. Để xuất khẩu sang các thị trường EU, Nhật, HồngKông, Mỹ, sản phẩm cá tra xuất khẩu phải đạt được những tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm của các nước này. Vì vậy mà hầu hết các công ty đều áp dụng các quy trình quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm nghiêm ngặt của châu Âu và Mỹ như ISO 9001, ISO 22000, ISO 14000, HACCP, BRC, IFS, ACC,… Nguyên liệu được lấy từ những vùng nuôi đạt tiêu chuẩn chất lượng, 100% nguyên liệu được kiểm tra dư lượng kháng sinh trước khi đưa vào chế biến bằng thiết bị kiểm tra nhanh với độ chính xác cao và cho kết quả trong 6 giờ. Nhờ vậy mà các công ty này chủ động được nguồn nguyên liệu sạch, tránh rủi ro tối đa liên quan đến dư lượng kháng sinh khi xuất hàng sang EU, Mỹ. Đồng thời hướng dẫn cho các hộ nuôi trồng xử lý để loại bỏ chất kháng sinh kịp thời. Những mặt tồn tại Bên cạnh những thành tựu đạt được thì tình hình sản xuất và tiêu thụ cá tra trong mấy năm qua đang thể hiện sự thiếu bền vững. Có rất nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau đang được Chính phủ, Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ ngành, các địa phương, các tổ chức hiệp hội nuôi cá và chế biến xuất khẩu đang chung tay triển khai các giải pháp đồng bộ để khắc phục một cách hiệu quả. Trong đó, về khâu nuôi cá nguyên liệu, vấn đề giảm giá thành và nâng cao chất lượng thịt cá rất được quan tâm. Vấn đề này có thể giải quyết được thông qua các yếu tố đầu vào mà một phần là từ chất lượng con giống. Ngoài khó khăn do không dự báo được tình hình thị trường khiến hiện tượng ùn tắc nguyên liệu xảy ra trong những tháng gần đây, hoạt động sản xuất và tiêu thụ cá tra, basa vẫn còn những vấn đề cần sớm được giải quyết như: tỷ lệ sản phẩm có giá trị gia tăng còn thấp, chủ yếu chỉ mới sản xuất ở dạng fillet cấp đông đơn thuần nên giá xuất khẩu không cao (bình quân 3USD/ kg), thiếu kho chứa hàng, thiếu các chợ đầu mối thủy sản tập trung để làm cầu nối ổn định giá cho cả người sản xuất và các nhà máy chế biến, hệ thống xử lý nước thải, và các công trình bảo vệ môi trường đã được đầu tư
  • 37. thường xuyên được nâng cấp nên vẫn còn tình trạng nước thải từ nhà máy đổ trực tiếp ra sông mà chưa xử lý, chưa phổ biến rộng các quy trình sản xuất sạch theo tiêu chuẩn HACCP, vẫn còn việc mua bán và sử dụng hóa chất, kháng sinh,… 3.1.2.3 Tình hình xuất khẩu cá tra, basa từ năm 2005-2009 Biểu đồ 3.2: Biểu đồ thể hiện KL, GT xuất khẩu cá tra từ năm 2005-2009 328 700 974 1450 1342 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 2005 2006 2007 2008 2009 Năm 2005- 2009 GT(TriệuUSD) GT (Triệu USD) Nguồn [23] Qua biểu đồ ta thấy giá trị xuất khẩu cá tra của nước ta tăng nhanh liên tục từ năm 2005- 2008 và chỉ bắt đầu giảm ở năm 2009. Trong đó: Năm 2005, xuất khẩu 141.000 tấn cá tra và basa, đạt kim ngạch 328 triệu USD. Năm 2006, tổng giá trị xuất khẩu cá tra, basa của cả nước đạt 700 triệu USD. Trong năm này việc nuôi và xuất khẩu cá tra, basa của nước ta thắng lớn. Người nuôi thu hồi lời nhiều nhờ giá cao, thị trường xuất khẩu mở rộng, trong đó thị trường Châu Âu có triển vọng tốt. Về thị trường xuất khẩu thì EU vượt lên đứng đầu, chiếm thị phần lớn nhất với 46% tăng 136% về lượng và 158% về giá trị so với năm 2005 [25] . Nga chiếm 11,2%, đây là thị trường bùng nổ nhất trong năm khi tăng 15 lần về lượng và 16 lần về giá trị. [25] Trước vụ kiện cá tra, basa Việt Nam, Mỹ là thị trường lớn nhất của nước ta nay chỉ còn 9,8% nhưng cũng tăng 57,6% về lượng và gần 100% về giá trị. [19] Tiếp đến là ASEAN với 8,7% tăng 30,7% về lượng và 54% về giá trị. [19] Năm 2007 tổng sản lượng cá tra, basa xuất khẩu đạt 383,2 nghìn tấn, kim ngạch đạt 974,12 triệu tấn tăng 31% về lượng và 26,07% so với năm 2006, thấp hơn 26 triệu USD so với dự báo 1 tỷ USD [28] . Nguyên nhân là do: - Thị trường Nga đã siết chặt rào cản về chất lượng (VSATTP) đã làm ảnh hưởng đến tốc độ xuất khẩu mặt hàng này tới Nga năm 2007.
  • 38. nghiệp xuất khẩu mặt hàng này chưa đáp ứng được đồng bộ chất lượng cho các thị trường lớn. Năm 2008, sản phẩm cá tra và basa của Việt Nam được đánh giá là nhóm sản phẩm thủy sản có tốc độ tăng nhanh nhất trên thế giới, đạt giá trị hơn 1,45 tỷ USD, tăng khoảng 45% so với năm 2007, góp phần đưa toàn ngành lần đầu tiên vượt qua ngưỡng 4 tỷ USD. Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu cá tra có sự sụt giảm đáng kể so với năm 2008 với giá trị đạt được 607.665 tấn trị giá 1,34 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 31,6 % trong tổng giá trị xuất khẩu thủy sản (giảm 7,6% so với năm 2008). Sự suy giảm đó bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân: Do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, thị trường xuất khẩu bị thu hẹp mạnh và giá trị các thị trường chủ lực đều giảm. Sự bất ổn tại một số thị trường nhập khẩu như Nga và những thông tin không trung thực nhằm hạ uy tín con cá tra Việt Nam của báo chí một số nước như Italia, Tây Ban Nha, Nauy, khu vực Trung Đông và Newzealand. Nguồn nguyên liệu không ổn định, xuất hiện không ít các “cảnh báo” đối với các vấn đề chất lượng cá tra Việt Nam. Sự cạnh tranh thiếu lành mạnh trong cộng đồng các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra khiến giá xuất khẩu liên tục giảm. Tình hình xuất khẩu cá tra sang các thị trường năm 2009 Bảng 3.4: Bảng số liệu thống kê tình hình xuất khẩu cá tra, basa sang các thị trường thế giới năm 2009 So với cùng kì năm 2008 (%)Thị trường SL (tấn) GT (triệu usd) ↑↓KL ↑↓GT 224.073 538,798 -0,1 -7,3 50.382 121,122 +9,0 -0,6 42.028 108,945 +0,2 -1,7 25.537 67,831 -23,3 -26,3 EU Trong đó: Tây Ban Nha Đức Hà Lan BaLan 25.655 48,927 -30,8 -39,6 Mỹ 41.609 134,007 +72,1 +70,6 ASEAN 43.450 88,847 +28,0 +17,3 Mêhicô 31.117 72,047 +34,4 +20,7 Nga 39.476 64,389 -66,6 -65,8 Ucraina 37.710 62,124 -49,3 -54,7 Ai Cập 26.240 43,957 -1,5 -20,0 TQ 19.365 35,126 +4,6 -2,4 Các nước khác 144.624 303,623 +48,2 +26,0 Tổng cộng 607.665 1.342,917 -5,2 -7,6 Nguồn [11]
  • 39. 3.3: Biểu đồ thể hiện cơ cấu thị trường xuất khẩu cá tra năm 2009 XK cá tra, basa năm 2009 (GT) Mêhicô 5,4% Nga 4,8% Ucraina 4,6% Mỹ 10% ASEAN 6,6% Các nước khác 28,5% EU 40,1% Nguồn [11] Năm 2009 xuất khẩu cá tra, basa sang 133 thị trường [10- tr.17] . Trong đó một số thị trường có giá trị nhập khẩu lớn như: EU, ASEAN, Mỹ, Ucraina, Mêhicô, Nga,…tuy nhiên qua bảng thống kê trên ta thấy tổng lượng tăng giảm của một số thị trường đứng đầu về kim ngạch nhập khẩu cá tra của Việt Nam so với năm 2008 giảm 5,2% về lượng và 7,6% về giá trị mặc dù một số thị trường trong năm 2009 có giá trị xuất khẩu tăng như Mỹ, ASEAN, Mêhicô,…Nhưng lượng tăng trưởng của các thị trường này vẫn không bù lại được sự giảm mạnh về khối lượng lẫn giá trị tại một số thị trường khác như Nga (-65,8%), Eu (-7,3%), Ucraina (-54,7%),… Như vậy, nếu như đầu năm 2009 nhiều chuyên gia và doanh nghiệp đã dự đoán khá lạc quan về xuất khẩu cá tra, basa của Việt Nam, thì kết quả kết thúc năm 2009 xuất khẩu của mặt hàng này lại có sự sụt giảm. 3.1.2.4 Năng lực cạnh tranh sản phẩm cá tra Việt Nam trên thị trường thế giới Theo đánh giá của VASEP, cá tra Việt Nam là sản phẩm thủy sản duy nhất có tốc độ phát triển nhanh và được nhiều thị trường ưa chuộng trong thời gian ngắn. Trong khoảng 10 năm gần đây, sản lượng cá tra của Việt Nam đã tăng khoảng 65 lần và hiện chiếm thị phần tương đối cao ở các thị trường tiêu thụ trên thế giới [20] . Với tiềm năng kinh tế lớn, cá tra hiện là một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, có lợi thế đặc biệt và có khả năng cạnh tranh cao.
  • 40. sản phẩm cá tra của Việt Nam đang có lợi thế mạnh được thể hiện cụ thể như sau: So với các loài cá thịt trắng khác có lượng xuất khẩu lớn trên thế giới như cá tuyết thì sản phẩm cá tra của vừa ngon, rẻ, cung cấp kịp thời và với số lượng lớn. Điều kiện về thời tiết, khí hậu, sông ngòi của khu vực ĐBSCL rất thuận lợi cho việc phát triển loài cá này. Về kĩ thuật nuôi và công nghệ chế biến sản phẩm cá tra có thể đáp ứng yêu cầu về chất lượng sản phẩm của thế giới. Trong khi đó Trung Quốc là một trong những đối thủ mạnh thì ở nước này lại không nuôi được cá tra như nước ta. Mặc khác ở châu Á, Malaixia hiện cũng đang đầu tư nuôi cá tra nhưng theo phản ánh của một số doanh nghiệp đi thực tế tại thị trường này cho thấy cá tra nuôi ở thị trường này thua xa cá tra nuôi ở Việt Nam về chất lượng, bên cạnh đó các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà máy chế biến cá tại nước này cũng rất kém và không đảm bảo vệ sinh. Trong khi đó hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá basa hàng đầu ở Việt Nam đều có những nhà máy chế biến hiện đại, được quan tâm đầu tư và nâng cấp nhằm tạo ra các sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế như ISO, HACCP, code EU, Halal,. . đáp ứng nhu cầu ngày càng cao từ phía đối tác. Mặt hàng xuất khẩu cá tra, basa của Việt Nam trong các năm qua đã tạo lập một vị trí vững chắc trên thị trường các nước. Với lợi thế cạnh tranh thuận lợi, sản lượng cá tra, basa Việt Nam xuất khẩu ngày càng tăng, đáp ứng nhu cầu ngày càng khắc khe của thị trường các nước phát triển như EU, Mỹ. Tuy nhiên tình hình xuất khẩu cá tra trong những năm gần đây con nhiều vấn đề phải quan tâm như: Sự thiếu ổn định của nguồn cung ứng nguyên vật liệu, thiếu sự liên kết chặt chẽ từ khâu nguyên liệu đến khâu sản xuất. Sự cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các doanh nghiệp đẩy giá cá tra xuất khẩu xuống thấp, kèm theo là những sản phẩm kém chất lượng, ảnh hưởng đến uy tín của sản phẩm nói chung và các doanh nghiệp chế biến nói riêng. Những yêu cầu ngày càng khắt khe về các tiêu chuẩn sản phẩm, các rào cản kĩ thuật của các nước nhập khẩu nhằm bảo hộ sản xuất trong nước và một vấn đề nổi cộm trong thời gian qua là sự “bôi nhọ” sản phẩm cá tra ở một số thị trường. Như vậy hiện nay sản phẩm cá tra của Việt Nam đang chiếm lợi thế rất lớn trên thế giới nhưng trước những bất ổn về sản phẩm cá tra xuất khẩu, những yếu kém từ
  • 41. đến tiêu thụ nếu không sớm được khắc phục thì lợi thế độc quyền của con cá tra Việt Nam sẽ không còn và sẽ bị thu hẹp thị phần. Trong khi đó theo tiến sĩ Nguyễn Văn Sánh nhận định Thái Lan và Trung Quốc là hai nước đầu tư cho cá tra mạnh nhất (Thái Lan đã đầu tư 20 triệu USD nghiên cứu nuôi cá tra ao, hầm) sẽ là đối thủ cạnh tranh với sản phẩm cá tra của nước ta trong tương lai [21] . 3.1.2.5 Dự báo Tháng 12/2009, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án phát triển và tiêu thụ cá tra vùng ĐBSCL với mục tiêu trong năm 2010 này sẽ đạt tổng sản lượng cá tra nguyên liệu là 1,5 triệu tấn, xuất khẩu 600.000 tấn, đạt kim ngạch 1,5 tỷ USD. Năm 2015 đạt tổng sản lượng cá nguyên liệu 1,8 triệu tấn, xuất khẩu 750.000 tấn, kim ngạch 2,2 tỷ USD. Và đến năm 2020, đạt 2 triệu tấn cá nguyên liệu, xuất khẩu 900.000 tấn, trị giá 3 tỷ USD. Theo thông tin từ hiệp hội chế biến - xuất khẩu thủy sản Việt Nam VASEP, thị trường xuất khẩu đang vượt qua cơn khủng hoảng, bắt đầu hồi phục dần trong năm nay. Nhu cầu nhập khẩu cá tra ở thị trường Châu Âu bắt đầu tăng. Nga cũng nối lại thị trường với dự báo tổng kim ngạch nhập khẩu cá tra trong năm sẽ đạt khoảng 100 triệu USD. Những dự báo khả quan này sẽ đặt thêm niềm hy vọng cho người nuôi cá và những doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu sản phẩm này nhất là các doanh nghiệp chiếm tỷ trọng cao ở thị trường Nga [18] . Kinh tế thế giới, nhất là các nước: Mỹ, EU, Nhật Bản, đang trên đà hồi phục là cơ hội tốt mở ra cho kết quả xuất khẩu thủy sản khả quan hơn nhiều so với năm 2009. Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) đã chính thức có hiệu lực, theo đó, từ 1/10/2009 trên 86% hàng nông sản, thủy sản của Việt Nam được ưu đãi lớn về thuế cụ thể các mặt hàng tôm đã được giảm thuế suất nhập khẩu xuống 1- 2%. Xuất khẩu thủy sản vào Mỹ sẽ tăng mạnh nếu các doanh nghiệp chú ý đầu tư xây dựng hệ thống kho bãi hiện đại, xây dựng thương hiệu, đẩy mạnh tiếp thị, tập trung sản xuất những mặt hàng có chất lượng cao. Một thuận lợi nữa là thủy sản Việt Nam vừa qua được một số nước công nhận, đánh giá cao về chất lượng. Tuy nhiên bên cạnh đó:
  • 42. bảo hộ thương mại, các hàng rào kỹ thuật, kiểm dịch chặt chẽ và các tiêu chuẩn mới khắt khe về dư lượng kháng sinh và an toàn vệ sinh thực phẩm tại các thị trường sẽ tiếp tục là những trở ngại cho các doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn khi đầu vào sản xuất nguyên liệu như vốn, thức ăn thủy sản, chi phí xăng dầu đang còn khó khăn, trong khi thuế nhập khẩu nguyên liệu của một số mặt hàng vẫn chưa về mức 0%. Năm 2009 mặt dù là năm khó khăn với sản phẩm cá tra xuất khẩu tuy nhiên cá tra vẫn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Với ưu thế cạnh tranh về chất lượng và giá cả so với các loại cá thịt trắng khác, phù hợp với tình hình hiện nay là người tiêu dùng cân nhắc trong việc chọn lựa các sản phẩm có chất lượng giá cả phù hợp với thu nhập của mình, sản phẩm cá tra chắc sẽ là lực chọn tốt nhất. Giá cả hợp lý và chất lượng tốt chính là sự lựa chọn của người tiêu dùng cho nên việc giảm giá thành mà vẫn đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm cần được coi là giải pháp cơ bản để tăng năng lực cạnh tranh trong tình hình hiện nay.

100g cá basa phí lệ bao nhiêu calo?

Như đã nói ở trên, trong 100g cá basa chỉ chứa khoảng 123 calo. Trong khi mỗi bữa ăn bạn cần khoảng 667 calo (tương đương hơn 500g cá basa).

Cá basa tuổi giá bao nhiêu?

Thông tin sản phẩm cá basa tại BH Food:.

Cá ba sa thích ăn gì nhất?

IV. Cá basa rất háu ăn nhưng ít tranh mồi hơn cá tra. Chúng có thể thích ứng với các loại thức ăn như cá con, giun ốc, côn trùng, rau, bèo cám, thức ăn viên công nghiệp, thức ăn tự chế biến và cả phụ phẩm công nghiệp.

Cá ba sa ở đâu?

Cá ba sa phân bố rộng ở Myanma, Java, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam. Cá sống chủ yếu ở những sông rộng nước chảy mạnh (Mai Đình Yên và ctv, 1992). Đây là đối tượng nuôi nước ngọt có sản lượng xuất khẩu lớn nhất hiện nay.