Film producer là gì

Cơ cấu nhân sự của một đoàn làm phim chuyên nghiệp (Phần 1)

Đã bao giờ các bạn quan tâm đến cơ cấu nhân sự của một đoàn làm phim chuyên nghiệp bao gồm những chức danh nào chưa?

Trên thực tế, sau mỗi thước phim mịn như cát, nuột như ngọc Trinh là cả một ekip khá hùng hậu. Vì sự hùng hậu này nên ad sẽ chia nhỏ bài viết để các bạn tiện theo dõi nha.Hôm nay chúng ta sẽ đến cơ cấu nhân sự của TỔ SẢN XUẤT, nhân sự cốt lõi của đoàn phim.

TỔ SẢN XUẤT (Phần 1)

Một trong những vấn đề nghiêm trọng trong khâu đào tạo điện ảnh ở Việt Nam là nhiều kiến thức căn bản không được truyền dạy đúng đắn, trong đó có việc vô cùng căn bản là ai làm gì trong một đoàn phim. Bài viết sau đây giúp cho các bạn hiểu rõ hơn về chức danh và nhiệm vụ của từng thành viên trong một đoàn làm phim theo chuẩn Mỹ và của thế giới nói chung.

Executive Producer

Thường là người bỏ tiền ra đầu tư cho bộ phim. Cái chức danh này là chức danh mua bán, có tiền là có chức danh này!

Producer

Người producer là người tạo điều kiện để bộ phim được thực hiện. Producer đảm nhận trách nhiệm khởi xướng, phối hợp, giám sát và điều khiển các vấn đề như kiếm tiền làm phim, thuê những người quan trọng trong đoàn phim, tổ chức phát hành phim. Producer làm việc trực tiếp xuyên suốt quá trình làm phim, từ khâu phát triển ý tưởng đến khâu hoàn thiện và phát hành phim.

Line Producer

Là người chịu trách nhiệm toàn bộ vấn đề đối nội trong đoàn làm phim, là người giám sát các vấn đề sản xuất thực tế, không phải khía cạnh sáng tạo, bao gồm việc tổ chức nhân sự, thiết bị quay, kỹ thuật, kinh phí, lịch quay

Production Manager (PM)

Production Manager hỗ trợ cho line producer các vấn đề sản xuất thực tế, không phải khía cạnh sáng tạo, bao gồm việc tổ chức nhân sự, thiết bị quay, kỹ thuật, kinh phí, lịch quay, chịu trách nhiệm cho việc đoàn phim phải quay đúng lịch và trong giới hạn kinh phí đã lên. PM cũng quản lý kinh phí từng ngày như quản lý chi tiêu, tiền lương, chi phí sản xuất, chi phí thuê thiết bị từng ngày, lên Call Sheet v.v.. PM làm việc dưới sự giám sát của một Line Producer và trực tiếp giám sát các Production Coordinator.

Production Coordinator

Là người đảm nhận việc tổ chức hậu cần từ chuyện thuê đoàn phim, thuê thiết bị, thuê diễn viênỞ các đoàn làm phim nhỏ, Producer sẽ kiêm luôn công việc của Production Manager và Production Coordinator.

Production Assistant (Trợ lý sản xuất PA)

Trợ lý sản xuất phụ giúp cho 1st AD trong việc điều hành trường quay chẳng hạn đi gọi diễn viên quay trở lại trường quay, thông báo đến từng thành viên trong đoàn phim công việc họ phải làm, hô to cho mọi người biết các hiệu lệnh (chẳng hạn như hô quay, cắt sau khi đạo diễn đã hô để cho bà con xa gần ai cũng biết), kiểm tra hiện trường đảm bảo không có gì cản trở giữa chừng mỗi cảnh quay, đưa giấy tờ đến cho từng người trong đoàn phim PA là những người đến hiện trường đầu tiên và rời hiện trường cuối cùng.

PA cũng đảm nhận luôn công việc văn phòng với các công việc giấy tờ chung chung, gọi điện thoại đi các nơi, photo kịch bản, đi lấy đồ ăn trưa, trợ giúp cho Production Coordinator và Production Manager. PA thường không đòi hỏi người có chuyên ngành điện ảnh hay học trường điện ảnh ra, nhưng đồng thời nhiều người trở thành đạo diễn bắt đầu từ vị trí PA, đặc biệt là PA cho phim truyền hình.

Thư ký trường quay (Script Supervisor)

Thư ký trường quay theo dõi xem phần nào của kịch bản đã được quay và ghi chú các khác biệt giữa những gì đã được quay so với kịch bản đã được viết ra. Người này cũng phải viết các ghi chú cho từng cảnh quay và theo dõi đường dây di chuyển của các diễn viên, đạo cụ và tất cả các chi tiết khác để đảm bảo việc liên tục từ shot này sang shot khác, từ scene này sang scene khác. Thư ký trường quay làm việc chặt chẽ với đạo diễn. Thư ký trường quay nắm giữ vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt đối với người dựng phim, bởi đây là người ghi chép lại các thông số kỹ thuật, từ ghi chú về slate, đến thông số ống kính, tiêu cự, độ dài của mỗi shot, âm thanh có hay không, take nào là take mà đạo diễn chọn (good take).

Tóm lại, các ghi chú của người thư ký trường quay để đảm bảo các cảnh quay khi về dựng có thể dựng được với nhau.

Theo dõi để biết các chức danh khác trong Tổ sản xuất như: đạo diễn, trợ lý đạo diễn 1, trợ lý đạo diễn 2 nhé!