Em hiểu như thế nào về từ thua và nhường trong câu Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da

Câu 5 (trang 83 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

Người ta thường nói: sắc đẹp của Thúy Vân "mây thua nước tóc tuyết nhường màu da", còn sắc đẹp của Thúy Kiều "hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh" là dự báo số phận hai người. Theo em có đúng không? Vì sao?

Lời giải 1

- Với ngôn từ miêu tả Thúy Vân cho thấy vẻ đẹp hiền lành, phúc hậu nàng sẽ có cuộc đời bình yên, suôn sẻ. Khi tả nàng Nguyễn Du rất tinh tế khi dùng chữ "nhường" "thua" trước vẻ đẹp của làn da, mái tóc.

- Còn với Thúy Kiều, ngôn ngữ ông miêu tả "sắc sảo mặn mà", với sắc đẹp đó hoa phải "ghen", liễu phải "hờn", vẻ đẹp của nàng còn hơn cả thiên nhiên tạo vật. Bởi vậy dự báo cuộc sống đầy trắc trở, số phận éo le, bất hạnh

Lời giải 2

Qua việc miêu tả sắc đẹp của hai người tác giả ngầm dự báo số phận của hai chị em. Thúy Vân được tạo hóa ưu ái hơn, với vẻ đẹp phúc hậu cô sống cuộc sống trong êm đềm. Còn Thúy Kiều, không chỉ con người mà đến tạo hóa cũng phải đố kị. Do đó, dẫn đến cuộc đời dâu bể sau này.

Trong hai câu thơ “Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da” và “Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”câu thơ nào tả vẻ đẹp của Thuý Vân ,vẻ đẹp của Thuý Kiều?Hai cách miêu tả có gì giống và khác nhau?Sự khác nhau ấy có liên quan gì tới tính cách và cuộc đời của nhân vật

Câu 5 (Trang 83 SGK) Người ta thường nói: sắc đẹp của Thuý Vân “Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”, còn sắc đẹp của Thuý Kiều “Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” là sự dự báo số phận của hai người. Theo em có đúng không? Tại sao lại như vậy


  • Khi miêu tả Thuý Kiều và Thuý Vân, Nguyễn Du đã dự báo số phận của hai người. Điều đó là đúng, vẻ đẹp của Thuý Vân là một vẻ đẹp “mây thua, tuyết nhường", một vẻ đẹp có chút gì đó hiền hoà, chưa có sự đố kị với thiên nhiên, điều đó có thể dự báo được cuộc thời Thuý Vân bình lặng, suôn sẻ, không sóng gió.
  • Trái lại, vẻ đẹp của Thuý Kiều là vẻ đẹp sắc sảo, làm cho “nghiêng nước, nghiêng thành”, đẹp đến hoa phải “ghen”, liễu phải “hờn”. Tài của Kiều đạt tới mức lí tưởng theo quan niệm thậm mỹ phong kiến gồm đủ cả cầm, kì, thi, họa. Đặc biệt tài đàn của nàng đã là sở trường, năng khiếu đặt biệt, vượt lên trên mọi người.. Một vẻ đẹp vượt trội, ngạo nghễ, thách thức với tự nhiên. Sự đối kị ấy khiến ta nghĩ đến tai hoạ sẽ đến với nàng. Điều này dự báo về cuộc sống đầy sóng gió, biến cố trong tương lai.
  • Nguyễn Du cho rằng: “hồng nhan bạc mệnh”, “chữ tài liền với chữ tai một vần” - Thuý Kiều không chỉ đẹp mà còn có tài. Vì vậy, cuộc đời Thuý Kiều sẽ khó bề yên ổn, bình lặng. Nàng luôn gặp nhừng bất hạnh, khổ đau. Thực tế sau đó đã chứng minh cuộc đời Thuý Vân êm đềm, suôn sẻ. Còn cuộc đời Thuý Kiều thì đầy nỗi tủi nhục.


Trắc nghiệm ngữ văn 9: bài Chị em Thúy Kiều

Từ khóa tìm kiếm Google: hướng dẫn soạn văn câu 5 Chị em Thúy Kiều văn 9, soạn bài câu 5 Chị em Thúy Kiều, câu 5 Chị em Thúy Kiều, trả lời câu 5 Chị em Thúy Kiều

Những câu hỏi liên quan

Người ta thường nói: Sắc đẹp của Thúy Vân “Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”, còn sắc đẹp của Thúy Kiều “Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” là dự báo số phận của hai người. Theo em có đúng không? Tại sao lại như vậy?
(Để trả lời câu hỏi này, cần lưu ý sắc thái biểu cảm khác nhau của các từ thua, nhường khi nói về Thúy Vân với các từ ghen, hờn khi nói về Thúy Kiều.)

Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du có viết:

“Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da” “Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”

( Trích Truyện Kiều- Nguyễn Du)

Câu 1: Câu thơ trên được trích từ đoạn trích nào của Truyện kiều, nêu vị trí của đoạn trích đó ?

Câu 2: Hai câu thơ trên, mỗi câu nói về nhân vật nào?

Câu 3: Hai cách miêu tả sắc đẹp của hai nhân vật ấy có gì giống và khác nhau? Sự khác nhau ấy có liên quan gì đến tính cách và số phận của mỗi nhân vật?

Câu 4: Từ câu chủ đề sau: “Khác với Thúy Vân, Thuý Kiều có vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà cả tài lẫn sắc”. Hãy viết tiếp khoảng 10 câu văn để hoàn thành một đoạn văn theo cách Tổng hợp – Phân tích - Tổng hợp

Các câu hỏi tương tự

Trong một đoạn trích sách Ngữ Văn 9 (Tập 1) có viết:

    “ Làn thu thủy nét xuân sơn

    Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh ”

Viết một đoạn văn khoảng 12-15 câu theo cách tổng phân hợp để làm nổi bật vẻ đẹp sắc sảo mặn mà của nhân vật trong đoạn thơ trên (trong đó có dùng một câu ghép, phép thế và gạch chân).

Người ta thường nói: Sắc đẹp của Thúy Vân “Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”, còn sắc đẹp của Thúy Kiều “Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” là dự báo số phận của hai người. Theo em có đúng không? Tại sao lại như vậy?
(Để trả lời câu hỏi này, cần lưu ý sắc thái biểu cảm khác nhau của các từ thua, nhường khi nói về Thúy Vân với các từ ghen, hờn khi nói về Thúy Kiều.)

Cho câu thơ:

"Vân xem trang trọng khác vời"

a, Hãy chép tiếp 3 câu thơ tiếp theo.

b, Phân tích biện pháp nghệ thuật sử dụng trong câu thơ: "Hoa cười ngọc thốt đoan trang".

c, Viết đoạn văn theo phương thức quy nạp (10 câu) nêu cảm nhận về vẻ đẹp của Thúy Vân trong đoạn trích vừa chép thơ. Trong bài viết có sử dụng lời dẫn trực tiếp và phép nối.

Cho đoạn thơ sau:

Kiều càng sắc sảo mặn mà

So bề tài sắc lại là phần hơn

Làn thu thủy nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh

Một hai nghiêng nước nghiêng thành

Sắc đành đòi một tài đành họa hai

Thông minh vốn sẵn tính trời

Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm

Cung thương lầu bậc ngũ âm

Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương

Khúc nhà tay lựa nên chương

Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân

Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du có viết:

“Mai cốt cách tuyết tinh thầnMỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”

a. Câu thơ trên được trích từ đoạn trích nào của Truyện kiều, nêu vị trí của đoạn trích đó?

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 5 trang 83 SGK Ngữ văn 9 tập một phần trả lời câu hỏi đọc – hiểu, soạn bài Chị em Thúy Kiều chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài

Người ta thường nói: sắc đẹp của Thúy Vân “mây thua nước tóc tuyết nhường màu da“, còn sắc đẹp của Thúy Kiều “hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” là dự báo số phận hai người. Theo em có đúng không? Vì sao?

Bạn đang xem: Bài 5 trang 83 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Trả lời bài 5 trang 83 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Tham khảo một số cách trình bày dưới đây

Cách trình bày 1

Người ta thường nói: sắc đẹp của Thúy Vân “mây thua nước tóc tuyết nhường màu da“, còn sắc đẹp của Thúy Kiều “hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” là dự báo số phận hai người. Chỉ với hai câu thơ đã đủ để thấy được số phận của hai người đã được định sẵn:

Cũng như khi miêu tả Thuý Vân, những nét riêng về tài và sắc của Thuý Kiều còn gợi ra những dự cảm về số phận, chỉ khác là những nét riêng về tài sắc của Kiều lại gợi ra cái nghiệt ngã, éo le của số phận (theo quan niệm “tài mệnh tương đố” của tư tưởng trung đại). Cho nên, nói: Sắc đẹp của Thuý Vân “Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”,

Cách trình bày 2

Khi miêu tả, Nguyễn Du đã dự báo số phận của hai người. Điều đó là đúng. Vẻ đẹp của Thúy Vân là một vẻ đẹp hiền lành. Chính vì vậy mà mây thua,, tuyết nhường. Mà khi đối tượng đã nhường, đã thua thì không có gì căng thẳng, mâu thuẫn. Mọi việc sẽ suôn sẻ, hanh thông. Trái lại, vẻ đẹp của Thúy Kiều làm cho nghiêng nước, nghiêng thành. Như thế là đã gây tai hoạ cho người ta. Không những thế, vẻ đẹp đó lại còn làm cho hoa ghen, liễu hờn. Khi hoa, liễu, những cỏ cây vô tri, vô giác còn hờn, còn ghen thì con người sẽ gây khó dễ cho nàng là lẽ tất nhiên. Đời nàng sẽ khó bề yên ổn, bình lặng.

Thực tế sau đó đã chứng minh cuộc đời Thúy Vân êm đềm, suôn sẻ. Còn Thúy Kiều thì thanh lâu hai lượt thanh y hai lần. Nàng không những phải bán mình, phải vào lầu xanh, phải làm đầy tớ, rồi lại bị hầu rượu Hồ Tôn Hiến, bị ép gả cho thổ quan. Đến mức nàng phải tự tử ở sông Tiền Đường, về sau, tuy được sum họp với Kim Trọng, nhưng tình vợ chồng cũng chỉ là tình bạn bầy mà thôi.

Cách trình bày 3

Qua hai câu thơ miêu tả sắc đẹp của hai chị em đã đủ để nhận thấy số phận của hai người đã được định sẵn:

– Với ngôn từ miêu tả Thúy Vân cho thấy vẻ đẹp hiền lành, phúc hậu nàng sẽ có cuộc đời bình yên, suôn sẻ. Khi tả nàng Nguyễn Du rất tinh tế khi dùng chữ “nhường” “thua” trước vẻ đẹp của làn da, mái tóc.

– Còn với Thúy Kiều, ngôn ngữ ông miêu tả “sắc sảo mặn mà”, với sắc đẹp đó hoa phải “ghen”, liễu phải “hờn”, vẻ đẹp của nàng còn hơn cả thiên nhiên tạo vật. Bởi vậy dự báo cuộc sống đầy trắc trở, số phận éo le, bất hạnh.

Ghi nhớ

Đoạn thơ chị em Thúy Kiều sử dụng bút pháp nghệ thuật ước lệ, lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để gợi tả vẻ đẹp của con người, khắc họa rõ nét chân dung chị em Thúy Kiều. Ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh là biểu hiện của cảm hứng nhân văn ở Nguyễn Du.

—————

Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 5 trang 83 SGK Ngữ văn 9 tập 1 do THPT Sóc Trăng tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Chị em Thúy Kiều trong chương trình soạn văn 9 được tốt hơn trước khi đến lớp.

Trả lời câu hỏi bài 5 trang 83 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Chị em Thúy Kiều

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo dục