Dựa vào nội dung phần đầu tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương hãy đóng vai Trương Sinh ngắn

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Dựa vào phần đầu nội dung tác phẩm, "Chuyện Người Con Gái Nam Xương"(Từ đầu bài....nhưng việc trót đã qua) hãy đóng vai Trương Sinh để kể lại câu chuyện và bày tỏ niềm ân hận.

Các câu hỏi tương tự

Đề 1:Nhân một chuyến đi thăm nghĩa trang liệt sĩ,tôi gặp người sĩ quan đang đứng thắp hương cho người đồng đội đã mất.Tôi và người sĩ quan đó trò chuyện rất vui vẻ và thật tình cờ tôi biết được người sĩ quan này chính là anh lính lái xe trong "Bài Thơ Về Tiểu Ðội Xe Không Kính" của Phạm Tiến Duật năm xưa.Người sĩ quan kể với tôi rằng cuộc kháng chiến của dân tộc ta vô cùng ác liệt,những con đường huyết mạch nối giữa miền Nam và miền Bắc lại là nơi ác liệt nhất.Bom đạn của giặc Mỹ ngày đêm dội xuống những con đường này nhằm cắt đứt sự tiếp viện của miền Bắc cho miền Nam.Trong những ngày tháng đó anh chính là người lính lái xe làm nhiệm vụ vận chuyển lương thực,vũ khí,đạn dược...trên con đường TS này.Bom đạn của giặc Mỹ đã biến cho những chiếc xe của các anh không còn kính nữa.Nghe anh kể,tôi mới hiểu rõ hơn về sự gian khổ ác liệt mà những người lính lái xe phải chịu đựng ngày đêm.Nhưng không phải vì thế mà họ lùi bước,họ vẫn ung dung lái những chiếc xe không kính đó băng băng đi tới trên những chặn đường.Họ nhìn thấy đất,nhìn thấy trời,thấy cả ánh sao đêm,cả nhưng cánh chim sa,họ nhìn thẳng về phía trước,phía ấy là tương lai của đất nước được giải phóng,của nhân dân được hạnh phúc,tự do.Người sĩ quancòn kể với tôi rằng không có kính cũng thật bất tiện nhưng họ vẫn lái những chiếc xe đó,bụi ùa vào làm những mái tóc đen xanh trở nên trắng xóa như người già,bọn họ cũng chưa cần rửa rồi nhìn nhau cất tiếng cười ha ha.Ôi! tiếng cười của họ sao thật nhẹ nhõm.Gian khổ ác liệt,bom đạn của kẻ thù đâu có làm họ nãn chí,sờn lòng.Những chiếc xe không kính lại tiếp tục băng băng trên những tuyến đường ra trận,gặp mưa thì phải ướt áo thôi.Mưa cứ tuôn cứ xối nhưng họ vẫn chưa cần thay áo và cứ ráng lái thêm vài trăm cây số nữa,vượt qua những chặng đường ác liệt,đảm bảo an toàn cho những chuyến hàng rồi họ nghĩ mưa sẽ ngừng,gió sẽ lùa vào rối áo sẽ khô mau thôi.Khi được học "Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính" tôi cứ luôn suy nghĩ rằng những khó khăn gian khổ ác liệt đó chỉ có nhân vật trong bài thơ mới vượt qua được nhưng đó là những suy nghĩ sai lầm của tôi bởi được gặp,được trò chuyện với người chiến sĩ lái xe năm xưa,tôi mới hiếu rõ hơn về họ.Họ vẫn vui tươi,tinh nghịch.Bom đạn của giặc Mỹ ngày đêm nổ sát bên tai phá hủy con đường,cái chết luôn rình rập bên họ nhưng họ vẫn là những con người lạc quan,yêu đời.Anh sĩ quan lại kể cho tôi nghe trên những cung đường vận chuyển đó anh luôn được gặp những người bạn,những người đồng đội của anh.Có những người còn,có những người đã hy sinh...Trong những giây phút gặp gỡ hiểm hoi đó,cái vắt tay qua ô cửa kính vỡ đã làm cho tình đồng đội của họ thấm thiết hơn rồi những bữa cơm bên bếp Hoàng Cầm với những cái bát,đôi đũa dùng chung,quây quần bên nhau như một đại gia đình của những người lính lái xe TS.Rồi những giây phút nghỉ ngơi trên chiếc võng đu đưa,kể cho nhau nghe sự ác liệt của những cung đường đã đi qua.Sự dũng cảm của các cô gái thanh niên xung phong luôn đảm bảo cho những chuyến xe thông suốt.Đúng là con đường của họ đang đi,nhiệm vụ của họ đang làm vô vùng nguy hiểm.Bom đạn Mỹ hạ xuống bất cứ lúc nào,cả ngày lẫn đêm.Anh sĩ quan còn nói cho tôi biết những chiếc xe ấy không chỉ mất kính mà còn mất cả đèn,rồi không có mui xe,thùng xe rách xước,những thiếu thốn này không ngăn cản được những chiếc xe vẫn chạy băng băng về phía trước,phía trước ấy là miền Nam ruột thịt.Nghĩ đến hình ảnh những chiếc xe băng băng về phía trước tôi lại nghĩ đến những người lính lái xe.Họ thật dũng cảm,hiên ngang,đầy lạc quan,có chút ngang tàng nhưng họ sống và chiến đấu vì Tổ Quốc,vì nhân dân.Những chuyến hàng của họ đã góp phần tạo nên chiến thắng của dân tộc ta:chiến thắng mùa xuân năm 1975,giải phóng miền Nam,thống nhất đất nước.Tôi và anh sĩ quan chia tay nhau sau cuộc gặp gỡ và nói chuyện rất vui.Tôi khâm phục những người lính lái xe bởi tình yêu nước,ý chí kiên cường của họ và tôi hiểu rằng thế hệ chúng tôi luôn phải ghi nhớ công ơn của họ,cần phải phấn đấu trở thành công dân gương mẫu,nắm vững khoa học,kĩ thuật để xây dựng một đất nước văn minh,hiện đại

​Đề 2:

Đã bao năm trôi qua, nhưng tôi vẫn không thể nào quên được những việc làm mà mình gây ra khiến vợ tôi – Vũ Nương chọn con đường bức tử. Một nỗi ân hận ghê gớm vò xé nỗi lòng. Tôi sẽ kể cho các bạn cùng nghe câu chuyện ấy.

Tôi sinh ra trong một gia đình khá giả ở Nam Xương, thuộc tỉnh Hà Nam. Lúc bấy giờ, trong cùng làng có một người con gái đẹp người đẹp nét, con nhà nghèo khó, tên là Vũ Thị Thiết, mọi người xung quanh thường gọi là Vũ Nương. Mến vì dung hạnh đoan trang, nên tôi đã xin mẹ trăm lạng vàng cưới nàng về làm vợ. Chúng tôi sống với nhau hòa thuận, hạnh phúc và cùng háo hức chờ đợi đứa con đầu lòng sắp ra đời. Bất ngờ, chiến tranh bùng nổ, loạn lạc xảy ra khắp chốn. Tuy là con nhà giàu nhưng lại kém học học hành nên tôi phải đi lính ở danh sách đầu tiên.Không còn cách nào khác, tôi đành phải chia tay mẹ già, vợ trẻ để lên đường ra trận.

Vào ngày tòng quân, mẹ già nắm chặt tay tôi, ngậm ngùi khuyên:
-Nay con phải tạm ra tòng quân, xa lìa dưới gối. Tuy là hội công danh từ xưa ít gặp, nhưng trong chỗ binh cách, phải lấy việc giữ mình làm trọng, biết gặp nạn thì lui, lượng sức mà đánh, đừng nên tham miếng mồi thơm, để lỡ mắc vào lưới cá. Quan cao tước lớn nhường để người ta. Có như thế thì mẹ ở nhà mới đỡ lo lắng vì con được.

Tôi quỳ xuống vâng lời mẹ dạy. Vợ tôi rót chén rượu đầy nâng bằng hai tay đưa cho tôi và nói rằng:
- Lang quân đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong được đeo ấn hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường, rợ man chạy tội, vương sư uổng công; lời tâu công lớn phá giặc đã chầy, kỳ hẹn thay quân hóa muộn, khiến thiếp ôm nỗi quan hoài, mẹ già triền miên lo lắng. Trông mảnh trăng Trường An , nhanh tay đập áo rét, ngắm liễu tàn rủ bóng động nỗi niềm biên ải xa xôi. Giả sử có muôn hàng thư tín, chỉ e không một tin về.

Nàng nói đến đấy, mọi người đều ứa hai hàng lệ. Rồi tiệc tiễn vừa tàn, tôi dứt áo lên đường. Mọi vật xung quanh vẫn như cũ, nhưng lòng tôi đã bùi ngùi bởi cảnh sinh li và mối tình ngàn dặm quan san cách trở.

Khi tôi đang ở nơi khói lửa chiến trường thì Vũ Nương đến kì đã sinh được một bé trai. Cháu được đặt tên là Đản. Nhưng mẹ tôi, vì quá nhớ thương tôi mà ốm đau mòn mỏi. Vũ Nương đã thay tôi hết lòng thuốc thang, động viên nhưng vì bệnh tình trầm trọng, cụ đã qua đời. Hàng xóm kể lại, Vũ Nương rất mực thương xót, lo ma chay chu tất như cha mẹ đẻ. Nàng là một người trọn tình, vẹn nghĩa, trọn đạo hiếu khiến tôi càng yêu thương, nể phục.

Cuối cùng, tôi cũng được bình an trở về sau bao nhiêu gian khổ hiểm nguy. Mấy năm xa cách nhớ thương, nay đoàn tụ, vợ chồng mừng mừng, tủi tủi. Hay tin mẹ qua đời, lòng tôi buồn khổ quá. Tôi hỏi thăm mộ mẹ rồi bế con đi viếng. Dọc đường, bé Đản khóc, tôi dỗ : "Nín đi con, bà mất, lòng cha buồn khổ lắm rồi". Bé Đản liền nói tôi không phải là cha nó, cha nó là người trước đây đêm nào cũng đến bên mẹ. Tôi choáng váng. Đất dưới chân tôi như sụp xuống. Tôi cứ nghĩ Vũ Nương là một người vợ ngoan hiền, đức hạnh, ngờ đâu nàng trở nên hư hỏng như vậy sao? Tôi bỗng thấy căm giận Vũ Nương. Mối nghi ngờ trong tôi mỗi lúc càng được thổi bùng lên, không có cách gì dập tắt được. Về đến nhà, tôi la mắng om sòm cho hả giận. Vũ Nương bàng hoàng sửng sốt. Nàng vừa khóc vừa thanh minh : "Thiếp vốn con nhà nghèo khó, được nương tựa nhà giàu, vẫn lấy sự nết na thuỳ mị, công dung ngôn hạnh làm đầu. Vợ chồng sum họp chưa được bao lâu, chia xa chỉ vì lửa binh chứ không vì lí do gì khác. Trong ba năm cách biệt, thiếp một mực giữ gìn tiết hạnh, không tô son điểm phấn, không bén gót chốn chơi bời hoa liễu, một mực nhớ thương và chung thuỷ với chàng. Xin chàng hãy tin thiếp, đừng nghi oan cho thiếp mà tội nghiệp...".

Nhưng bao nhiêu lời nói chân thật cũng không làm dịu được mối nghi ngờ trong tôi. Hàng xóm thương Vũ Nương cũng ra sức bênh vực và biện bạch cho nàng, nhưng tôi không nghe ai hết. Ngọn lửa hờn ghen đang đốt cháy mọi cảm xúc, ý nghĩ của tôi. Tôi mắng nhiếc không tiếc lời rồi đánh đuổi nàng đi. Cảm thấy không thể thuyết phục được tôi, Vũ Nương bất đắc dĩ nói trong đau đớn, xót xa, cay đắng rằng :
- Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng, vì có cái thú vui nghi gia nghi thất, có sự yên ổn được tựa bóng cây cao. Đâu ngờ ân tình tựa lá, gièm báng nên non. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa gãy cuống, kêu xuân cái én lìa màn, nước thẳm buồm xa, đâu còn thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa.

Rồi nàng tắm gội sạch sẽ, ra bến Hoàng Giang than khóc, thề nguyền và gieo mình xuống sông tự vẫn.

Về phần tôi, mối nghi ngờ không chỉ làm hại Vũ Nương mà còn làm khổ tôi, dằn vặt tôi không phút nào yên. Tuy giận Vũ Nương thất tiết nhưng khi nàng tự vẫn, tôi cảm thấy lòng đau nhói. Tôi cố vớt thây nàng để chôn nhưng tìm mãi không được. Một đêm, tôi ngồi buồn bã trước ngọn đèn khuya. Chợt đứa con trại bật thốt: “Cha Đản lại đến kia kìa!”, rồi chỉ tay vào bóng tôi in trên vách: “Đây này!”. Tôi ngỡ ngàng và hiểu ra tất cả. Thì ra, ngày thường lúc tôi vắng nhà, Vũ Nương hay trỏ bóng mình trên tường đùa con và báo đó là cha Đản. Tôi thấu hiểu nỗi oan động trời của vợ và trách mình sao quá nhẫn tâm, nhưng mọi chuyện trót đã qua rồi, không làm sao thay đổi được nữa…

Câu chuyện của tôi, những sai lầm của tôi là có thật. Tôi đã đánh mất hạnh phúc của mình. Kể ra câu chuyện đau lòng này, tôi chỉ muốn mọi người đừng xử sự nông nổi, cả giận mất khôn như tôi. Hãy tin yêu con người, thực lòng yêu thương người thân để gia đình không rơi vào những bi kịch đau đớn.