Đối tượng sưu tra là gì năm 2024

Nhằm quản lý và làm tốt công tác đấu tranh, phòng ngừa tội phạm tại địa phương, công an các đơn vị, địa phương thời gian qua chú trọng tổng rà soát, lập danh sách tất cả các loại đối tượng hiện có trên địa bàn để quản lý; thường xuyên thu thập, bổ sung thông tin, biến động về đối tượng để phục vụ công tác quản lý, giáo dục đối tượng ở địa bàn cơ sở.

Theo đó, tính đến cuối năm 2022, lực lượng công an cơ sở đang quản lý 6.186 đối tượng, trong đó, đối tượng quản lý theo pháp luật 1.428 đối tượng, trong đó, chấp hành án treo 739; cải tạo không giam giữ 95; cấm cư trú 28; giáo dục tại xã, phường, thị trấn 242; tha tù trước thời hạn có điều kiện 25, cấm đi khỏi nơi cư trú 196... Đối tượng quản lý theo yêu cầu nghiệp vụ là 4.758 đối tượng bao gồm: Có tiền án, tiền sự về chính trị 1.242; chấp hành xong án phạt tù 1.307; sưu tra 1.169; tệ nạn xã hội 867...

Học viện CSND thông báo những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận trong luận án của NCS Nguyễn Ngọc Thành

Tên đề tài luận án: Công tác sưu tra của lực lượng Cảnh sát hình sự

Chuyên ngành: Tội phạm học và Phòng ngừa tội phạm Mã số: 62.38.01.05

Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Ngọc Thành - Nghiên cứu sinh Khóa 17; Hệ không tập trung.

Tập thể người hướng dẫn khoa học:

Hướng dẫn 1: PGS.TS Dương Văn Minh;

Hướng dẫn 2: GS.TS Đường Minh Giới.

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Cảnh sát nhân dân.

Những đóng góp mới của luận án:

  1. Trong những năm qua, với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Bộ Công an, lực lượng Cảnh sát hình sự đã có nhiều cố gắng trong công tác sưu tra và đã thu được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, quá trình thực hiện công tác sưu tra của lực lượng Cảnh sát hình sự vẫn còn những tồn tại, hạn chế, làm ảnh hưởng đến hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng tội phạm hình sự ở Việt Nam trong thời gian qua còn có nhiều diễn biến phức tạp.
  1. Luận án là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống và chuyên sâu về lý luận công tác sưu tra của lực lượng Cảnh sát hình sự, trong đó tập trung làm rõ được nội hàm khái niệm, danh mục, hệ loại đối tượng sưu tra hình sự; khái niệm, vị trí, vai trò tác dụng, đặc điểm, cơ sở pháp lý, nội dung, quy trình và phương pháp công tác sưu tra của lực lượng Cảnh sát hình sự; chủ thể tham gia, phân công, phân cấp và mối quan hệ phối hợp của lực lượng Cảnh sát hình sự với các lực lượng trong công tác sưu tra.
  1. Trên cơ sở những nghiên cứu hệ thống lý luận về công tác sưu tra của lực lượng Cảnh sát hình sự ở Chương 1, luận án đã tập trung khảo sát, đánh giá tình hình có liên quan đến công tác sưu tra của lực lượng Cảnh sát hình sự ở Việt Nam; Đi sâu nghiên cứu điển hình, từ đó phân tích, tổng hợp và đánh giá tình hình của đối tượng sưu tra hình sự, làm rõ cơ cấu theo danh mục, hệ, loại, đồng thời nghiên cứu một số đặc điểm nổi bật của đối tượng sưu tra hình sự, làm cơ sở cho việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác sưu tra của lực lượng Cảnh sát hình sự. Luận án tập trung khảo sát, đánh giá thực trạng công tác sưu tra của lực lượng Cảnh sát hình sự từ năm 2005 đến 2017 tại một số địa bàn trọng điểm về ANTT. Từ kết quả nghiên cứu thực trạng công tác sưu tra của lực lượng Cảnh sát hình sự, luận án đã đưa ra nhận xét, đánh giá về những ưu điểm, hạn chế, thiếu sót và nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót. Từ đó, luận án đã đi sâu phân tích, tìm hiểu các nguyên nhân của tình trạng trên.
  1. Trên cơ sở dự báo những yếu tố tác động đến công tác sưu tra của lực lượng Cảnh sát hình sự trong thời gian tới, luận án đưa ra 7 nhóm giải pháp cụ thể, có tính khả thi về mặt lý luận và thực tiễn nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác sưu tra của lực lượng Cảnh sát hình sự đáp ứng yêu cầu đặt ra đối với công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm hình sự trong tình hình mới. Phường 11, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh có diện tích gần 6ha với dân số khoảng 28.000 người. Đa phần dân ở đây quê gốc ở tỉnh Quảng Nam đến sinh sống từ khoảng thập niên 60 thế kỷ trước, có nghề truyền thống dệt vải với địa danh “Bảy Hiền” nổi tiếng một thời. Tuy nhiên, do không thể cạnh tranh với vải nhập lậu từ nước ngoài nên làng nghề truyền thống này bị mai một dần và đến nay thì chỉ còn trong ký ức.

Cũng giống như nhiều phường khác thuộc khu vực nội thành, phường 11 cũng là điểm đến của các đối tượng hình sự hoạt động trộm cắp, cướp giật, ma túy… dọc theo các tuyến đường chính như Lạc Long Quân, Trường Chinh, Lý Thường Kiệt…

Tuy nhiên, trong những năm qua, nhờ sự nỗ lực của Đảng ủy, UBND và lực lượng Công an nên toàn bộ 9 khu phố của phường đều đạt khu phố văn hóa và phường được công nhận đạt chuẩn “Phường văn minh đô thị”. Để có được như vậy, vai trò của người CSKV là hết sức quan trọng nếu không muốn nói là quyết định sự thành công hay thất bại.

Trung tá Lê Minh Toàn, CSKV khu phố 5, Công an phường 11 là người nắm địa bàn trong lòng bàn tay. Tuy quản lý đến 738 hộ dân (gần 5.000 nhân khẩu) nhưng nhắc tới bất kỳ hộ dân nào thì anh đều kể vanh vách tên họ của các thành viên trong hộ dân này, ai làm nghề gì, học hành ra sao, gia đình có hạnh phúc hay không…

Bởi theo anh, nắm hộ, nắm người là cốt tử trong công tác giữ gìn an ninh trật tự. Vì trong đó, có những cá nhân tích cực với công tác xã hội, nhiệt tình với phong trào toàn dân bảo vệ Tổ quốc; có cá nhân lại sống một cách bàng quang và cũng có cá nhân có biểu hiện tiêu cực. Nếu hiểu được họ, biết phát huy cái hay cái tốt của họ và biết tuyên truyền, động viên, uốn nắn được họ thì người CSKV mới đạt đến mục đích cuối cùng là tập trung được lực lượng đông đảo quần chúng tham gia xây dựng phong trào vững mạnh, đẩy lùi tội phạm, tệ nạn và những tiêu cực trong xã hội.

Để làm được như vậy, Trung tá Toàn rất chú trọng đến việc xây dựng và phát huy hiệu quả nhiều mô hình phong trào quần chúng tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc. Cụ thể như “Câu lạc bộ nữ chủ nhà trọ” với sự tham gia của 32 nữ chủ nhà trọ. Các chị ký kết giao ước thi đua giữ gìn an ninh trật tự; thông báo lưu tạm trú, giữ gìn vệ sinh môi trường, không tăng giá nhà, điện, nước mà đặc biệt nhất là luôn quan tâm, hỗ trợ người thuê phòng gặp khó khăn, hoạn nạn.

Điển hình như hộ bà Hà Thị Hương (ở số 183 Phạm Phú Thứ) có 18 phòng cho thuê. Khi người đến thuê nhà có hoàn cảnh khó khăn, bà hỗ trợ gạo ăn 1 tháng đầu; liên hệ xin giùm việc làm, xin cho con cái người thuê đi học. Trong 4 năm qua, bà Hương chưa bao giờ tăng giá nhà, điện, nước dù vật giá leo thang.

Hay như hộ bà Hoàng Thị Kim Xuân (244, Bàu Cát) có người ở thuê bị bệnh qua đời, bà đã bỏ tiền và đứng ra vận động các chị trong câu lạc bộ hỗ trợ chi phí đưa người này về quê an táng…

Bên cạnh câu lạc bộ này Trung tá Toàn còn là người quan tâm đặc biệt đến những người có quá khứ lầm lỡ. Đồng chí luôn biết cách động viên để họ xóa đi mặc cảm, làm lại cuộc đời. Và để họ làm ăn lương thiện, đồng chí Toàn đã đề xuất UBND phường cho vay vốn làm ăn và tạo điều kiện tối đa để họ sống lương thiện bằng chính sức lao động của mình. Để rồi từ đó, chị Nguyễn Thị Hằng (46 tuổi, 1 tiền án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản), sau khi ra tù được vay vốn 5 triệu đồng để làm nghề bán cháo. Nay chị đã buôn bán ổn định, đủ tiền nuôi con cái đi học và đã trả lại vốn cho Nhà nước.

Anh Nguyễn Triệu Minh (39 tuổi), bị kết án bốn năm tù về tội mua bán ma túy, giờ cũng đã có cuộc sống ổn định khi được vay vốn làm ăn. Anh Trần Minh Tú (41 tuổi) thì khá giả hẳn lên sau khi được vay 10 triệu đồng để làm nghề kinh doanh vải vụn…

Đối tượng sưu tra là gì năm 2024

Trung tá Lê Minh Toàn giải quyết công việc hành chính cho dân.

Bên cạnh công tác chăm lo cho người dân, Trung tá Toàn còn là điểm sáng trong công tác phòng chống tội phạm, tệ nạn. Đồng chí đã xây dựng nhóm xe ôm tự quản với 9 người tập trung tại ngã tư Phan Sào Nam - Phạm Phú Thứ và ngã ba Phan Sào Nam - Đồng Đen được huấn luyện và trang bị kiến thức về phòng chống tội phạm, trang bị mũ bảo hiểm, gậy… Đồng thời xây dựng cơ sở quần chúng tốt tại các nhà đầu hẻm, quán ăn, cà phê. Qua đó đã cung cấp thông tin giúp đồng chí Toàn khám phá 8 vụ trộm cắp, 5 vụ đánh bạc, 6 vụ ghi đề, xử lý 17 đối tượng ma túy…

Đặc biệt, trong thời gian làm CSKV khu phố 5, đồng chí Toàn đã trực tiếp tham gia bắt quả tang 14 vụ cướp giật trên đường phố với 27 đối tượng.

Theo dõi chặt đối tượng nghi vấn sẽ đầy lùi tội phạm

Nếu như CSKV Lê Minh Toàn nắm chắc nhân, hộ khẩu trong địa bàn thì Thượng sĩ Đặng Hữu Bảo, CSKV khu phố 5, phường 10, quận 5, lại quản lý rất chặt chẽ các đối tượng nằm trong diện sưu tra; đối tượng có tiền án, tiền sự, đối tượng quản lý theo pháp luật và đối tượng theo yêu cầu nghiệp vụ.

Sau khi phân loại đối tượng, lập hồ sơ theo quy định của lực lượng Công an, anh cùng với cán bộ phòng chống tội phạm phụ trách khu vực gọi hỏi, răn đe, giáo dục đối tượng cư trú tại địa bàn với mục đích phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh.

Song song đó, bất cứ động tĩnh nào mang tính chất khả nghi từ đối tượng, Thượng sĩ Bảo đều kịp thời xác minh để báo cáo cấp trên có hướng xử lý phù hợp. Mặt khác, Thượng sĩ Bảo luôn nghiên cứu sâu sắc về hoàn cảnh, điều kiện sống, các mối quan hệ xã hội và tâm lý của đối tượng. Để từ đó vận động gia đình phối hợp cùng Công an phường trong việc quản lý đối tượng. Nếu thấy có dấu hiệu, biểu hiện nghi vấn thì lập tức báo ngay cho Công an phường để có biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật có thể xảy ra.

Đặc biệt, Thượng sĩ Bảo còn tham mưu cho UBND phường, cấp ủy chi bộ khu phố có biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ đối tượng từng bước hoàn lương, tái hòa nhập cộng đồng. Chính vì nắm rõ di biến động của đối tượng mà Thượng sĩ Bảo là người đã góp công lớn trong việc chuyển hóa khu vực phức tạp về tình trạng ma túy dọc bờ sông đường Võ Văn Việt vốn tồn tại từ nhiều năm qua.

Cũng có cách quản lý đối tượng tương tự như Thượng sĩ Bảo là Trung úy Lê Bá Trình, CSKV, Công an xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi. Được giao quản lý một trong 4 ấp có tốc độ đô thị hóa nhanh của xã Tân Thông Hội với hàng chục đối tượng hình sự, ma túy, tệ nạn xã hội; 17 người thường xuyên sang Campuchia đánh bài… nên Trung úy Trình xác định công tác quản lý đối tượng nghi vấn phải đặt lên hàng đầu. Vì nếu buông lỏng các đối tượng này để chúng lôi kéo thêm những người khác thì tình hình an ninh trật tự chắc chắn sẽ bị xáo trộn.

Mặt khác, đối với những đối tượng khó cảm hóa, giáo dục thì càng phải theo dõi sát sao hơn để kịp thời ngăn chặn, truy bắt khi chúng phạm tội. Chính vì vậy mà trong thời gian qua Trung úy Trình đã cùng đồng đội bắt quả tang 11 cờ bạc, ghi số đề; 24 vụ mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy; 8 đối tượng truy nã…

Đúc kết lại công tác này, Trung úy Trình cho rằng quá trình giáo dục, cảm hóa đối tượng phải phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng gia đình, đặc điểm tâm lý của từng đối tượng. Phải chú ý kết hợp giáo dục rộng rãi với giáo dục cá biệt và phải gắn chặt đồng bộ giữa ba môi trường gia đình - trường học và xã hội.