Doanh nghiệp được sử dụng hóa đơn điện tử năm 2024

Thông tin nêu trên được Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ông Đặng Ngọc Minh chia sẻ tại hội nghị góp ý dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ (Bộ Tài chính soạn thảo) đưa ra lấy ý kiến các bộ, ngành, cộng đồng doanh nghiệp, do VCCI tổ chức, sáng ngày 5/10/2023.

Doanh nghiệp được sử dụng hóa đơn điện tử năm 2024
Đến tháng 10/2023: 100% doanh nghiệp, tổ chức; hộ, cá nhân kinh doanh thực hiện hóa đơn điện tử. Ảnh: minh họa

Cụ thể, tính từ tháng 11/2021 (thời điểm Bộ Tài chính công bố triển khai hệ thống hóa đơn điện tử (HĐĐT), theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP) đến nay, cả nước đã có 100% doanh nghiệp, tổ chức (851.372) và 100% hộ, cá nhân kinh doanh (65.576) theo phương pháp kê khai tại 63 tỉnh, thành phố đã chuyển đổi sang sử dụng HĐĐT, theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.

Bộ Tài chính đã chỉ đạo Tổng cục Thuế xây dựng hệ thống HĐĐT thống nhất tập trung và có khả năng: đáp ứng yêu cầu tiếp nhận, xử lý số lượng hóa đơn lớn (trung bình 6,4 tỷ hóa đơn/năm); có các phần mềm quản trị hệ thống tự động theo dõi, báo cáo và cảnh báo sự cố liên quan đến hoạt động của các hệ thống máy chủ, ứng dụng dịch vụ (micro service); phần mềm theo dõi trực tuyến (online) về sức khỏe của hệ thống (đường truyền, cơ sở dữ liệu...); đảm bảo hoạt động ổn định 24/7 để đáp ứng yêu cầu tiếp nhận và xử lý cấp mã hóa đơn để không làm ảnh hường đến hoạt động sản xuất - kinh doanh của người nộp thuế.

Lũy kế đến 24h ngày 30/9/2023, trên cả nước đã có tổng số khoảng trên 5 tỷ HĐĐT được tiếp nhận và xử lý.

Đồng thời, đến nay tổng số cơ sở kinh doanh (CSKD) đã đăng ký thành công áp dụng HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền là 33.470 CSKD, số lượng đơn sử dụng khoảng trên 33 triệu hóa đơn.

Doanh nghiệp được sử dụng hóa đơn điện tử năm 2024
Hội thảo góp ý dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 123/2020/NĐ-CP thu hút được sự quan tâm của đông đảo đại diện cộng đồng doanh nghiệp. Ảnh: Hải Anh

Theo cơ quan thuế, việc sử dụng HĐĐT trên cả nước đã góp phần hỗ trợ cơ quan thuế trong việc quản lý rủi ro, quản lý thuế, hỗ trợ cơ quan thuế thực hiện kết nối, chia sẻ và cung cấp dữ liệu HĐĐT cho các cơ quan khác của nhà nước. Dữ liệu về HĐĐT là nền tảng quan trọng để quản lý thuế hiệu quả; là động lực cho công cuộc chuyển đổi số của ngành thuế nói riêng và góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp và của toàn xã hội nói chung.

Với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, việc áp dụng HĐĐT góp phần làm giảm chi phí quản lý, sử dụng hóa đơn, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động cùa doanh nghiệp, giảm thiểu nhiều rủi ro so với sử dụng hóa đơn giấy.

Hiện tại, Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ và lấy ý kiến của các đối tượng chịu tác động nhằm khắc phục những vướng mắc trong quản lý và thực thi của doanh nghiệp.

Dự thảo sửa đổi, bổ sung các quy định về: hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu với cơ quan thuế; chương trình “Hóa đơn may mắn”; chứng từ ghi nhận giao dịch trong hoạt động kinh doanh casino, trò chơi điện tử có thưởng, giải trí có đặt cược; hóa đơn (trường hợp áp dụng, thời điểm lập, nội dung, tra cứu thông tin); biên lai, chứng từ, phòng ngừa gian lận và trách nhiệm của các bên liên quan…

https://binhphuoc.gov.vn/vi/doanhnghiep/hoat-dong-trong-tinh/ngay-01-7-2022-tat-ca-cac-doanh-nghiep-deu-phai-su-dung-hoa-don-dien-tu-1253.html https://https://i0.wp.com/binhphuoc.gov.vn/uploads/binhphuoc/doanhnghiep/2021_12/hoa-don-dien-tu.png

Bình Phước : Cổng thông tin điện tử https://binhphuoc.gov.vn/uploads/binhphuoc/quochuy_1.png

(CTTĐTBP) - Theo Cục Thuế Bình Phước, việc sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng điện tử cho hoạt động xuất khẩu là bắt buộc đối với các đơn vị sử dụng hóa đơn điện tử. Đến ngày 01/7/2022, tất cả các doanh nghiệp đều phải sử dụng hóa đơn điện tử (có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế).

Doanh nghiệp được sử dụng hóa đơn điện tử năm 2024

Ảnh minh họa

Để đảm bảo sự tuân thủ khi thực hiện hóa đơn điện tử trong giao dịch, đặc biệt là trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa; tránh thiệt hại cho doanh nghiệp (do bị xử lý vi phạm hành chính), Cục thuế Bình Phước thông báo và yêu cầu các doanh nghiệp khi thực hiện hoạt động kinh doanh: Nếu có xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ (kể cả cơ sở gia công hàng hóa xuất khẩu) thì phải sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng điện tử khi xuất khẩu theo quy định.

Cũng theo Cục Thuế Bình Phước, thời gian qua, trong quá trình hoạt động, một số doanh nghiệp đã được Cục thuế Bình Phước chấp thuận sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP ngày 12/9/2018, Thông tư 32/2011/TT-BTC ngày 14/3/2011 và Thông tư 68/2019/TT-BTC ngày 30/9/2019. Tuy nhiên, qua công tác thanh tra, kiểm tra, công tác quản lý thuế, đã có một số đơn vị được Cục Thuế chấp thuận sử dụng hóa đơn điện tử, nhưng khi thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng hóa thì không sử dụng hóa đơn điện tử để xuất khẩu, mà sử dụng hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) là chưa đúng quy định tại điểm c, khoản 5, Điều 6 Thông tư 68/2019/TT-BTC ngày 30/9/2019 của Bộ Tài chính.

Tại điểm d, Khoản 4, Điều 24, Nghị định 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn đã nêu rõ: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: "Lập sai loại hóa đơn theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và đã giao cho người mua hoặc đã kê khai thuế, trừ trường hợp phạt cảnh cáo theo điểm c khoản 1 Điều này”.

Cục Thuế Bình Phước cho biết thêm: Ngày 19/10/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2022). Tại điểm c, Khoản 3, Điều 13 của Nghị định này đã quy định: Cơ sở kinh doanh kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (kể cả cơ sở gia công hàng hóa xuất khẩu), khi xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng điện tử./.