Điểm mạnh điểm yếu của Học viện Tài chính

“Trường học viện tài chính có tốt không?” , “Môi trường học tập ở AOF như thế nào?” Sắp đến mùa tuyển sinh và có rất nhiều bạn có những câu hỏi như thế này. Là một trong những trường top đầu về khối kinh tế, tại sao Học viện tài chính lại được các bạn học sinh và các bậc phụ huynh quan tâm đến vậy. Hãy cùng Vũ trụ sách xem những đánh giá về ngôi trường này qua bài viết dưới đây nhé.

Học viện Tài chính còn được biết với cái tên AOF là chữ viết tắt của Academy of Finance. Trường trực thuộc Bộ Tài chính và chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo, là một trong những trường đại học công lập top đầu thuộc khối kinh tế tại Việt Nam. Được thành lập và phát triển từ năm 1963 đến nay.

  • Ngày 31 tháng 07 năm 1963, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định 117/CP thành lập Trường cán bộ Tài chính – Kế toán Ngân hàng Trung ương. 
  • Ngày 27 tháng 10 năm 1976 Hội đồng Chính phủ đã ra Quyết định 226/CP đổi tên thành trường Đại học Tài chính- Kế toán trực thuộc Bộ Tài chính.
  • Đến năm 2001, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 120/2001/QĐ-TTg về việc thành lập Học viện Tài chính

Trang web chính thức:  https://hvtc.edu.vn

Địa chỉ: Số 58 Lê Văn Hiến, Phường Đức Thắng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Điểm mạnh điểm yếu của Học viện Tài chính
Trường học viện Tài Chính bạn chọn có tốt hay không?

Trường chuyên về kinh tế – tài chính nên đào tạo gồm 6 mảng chính, chia thành 20 ngành chính dưới đây:

  • Ngành Tài chính – Ngân hàng:

+ Quản lý tài chính công 

+ Thuế 

+ Tài chính quốc tế 

+ Tài chính doanh nghiệp                                 

+ Tài chính Bảo hiểm

+ Hải quan và Nghiệp vụ ngoại thương 

+ Ngân hàng                                                         

+ Định giá tài sản 

+ Phân tích chính sách tài chính

+ Đầu tư tài chính 

+ Kế toán doanh nghiệp 

+ Kiểm toán 

+ Kế toán công 

  • Ngành Quản trị Kinh doanh:

+ Quản trị doanh nghiệp 

+ Marketing

  • Ngành Hệ thống Thông tin quản lý:

+ Tin học Tài chính kế toán 

+ Tiếng Anh Tài chính – Kế toán 

+ Kinh tế nguồn lực tài chính 

+ Kinh tế đầu tư tài chính 

+ Kinh tế – Luật 

Điểm mạnh điểm yếu của Học viện Tài chính
Tham khảo điểm chuẩn năm 2019 của học viện Tài Chính

Học viện tài chính có thực sự là nơi để bạn yên tâm gửi gắm 4 năm thanh xuân của mình? Hãy cùng xem những đánh giá về Học viện Tài chính dưới đây:

AOF là trường công lập thuộc top đầu về đào tạo Tài chính – kế toán có uy tín trong khu vực miền Bắc và quốc tế. Học viện Tài chính không chỉ có hệ thống chương trình đào tạo hiện đại, linh hoạt mà còn có đội ngũ giảng viên chất lượng cao.

Đội ngũ giảng viên của trường có chuyên môn cao, luôn theo sát và sẵn sàng trợ giúp sinh viên. Các giảng viên đều được công nhận là những nhà lãnh đạo trong chuyên môn, luôn mang đến những bài học và những trải nghiệm thực tế, bổ ích cho sinh viên. Các thầy cô luôn sẵn sàng giúp đỡ sinh viên cả trong học tập và cuộc sống hàng ngày.

>> Top sách ôn thi – luyện đề THPT Quốc Gia chuẩn theo bộ GD 2020

Môi trường học tập ở một trường học quyết định trực tiếp đến thành tích học tập của sinh viên. Có nên học Học viện tài chính không?

Như chúng ta đã biết Học viện Tài chính là môi trường top đầu về đào tạo kinh tế, nên chắc chắn rằng sinh viên ở đây đều là những người tài. Phần lớn sinh viên Tài chính đều có năng lực, đạt điểm cao trong kỳ thi tuyển chọn đại học, họ đã vượt qua rất nhiều các ứng cử viên để có tấm vé trở thành một AOFer. Vào trường bạn có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh những cô cậu sinh viên học bài, thảo luận nhóm ở giảng đường tự học hay tại thư viện, nhất là mùa thi cử. Học tập ở một môi trường như vậy, tất nhiên bạn cũng sẽ có động lực để học tập, tích lũy cho mình nhiều hơn.

Ngoài việc tập trung vào chất lượng đào tạo thì nhà trường cũng rất quan tâm đến các phong trào thể dục thể thao cho sinh viên. Nhà trường luôn muốn mỗi sinh viên đều được phát triển cả về tri thức và thể chất. Nếu bạn là người yêu thể thao thì đây là môi trường rất thích hợp với bạn. Các hoạt động thể dục thể thao rất đa dạng, từ chạy bộ, đá bóng, cầu lông, bóng rổ, bóng chuyền.

Sinh viên của Học viện Tài chính phần lớn ra trường có việc làm sau 6 tháng. Có nhiều bạn sinh viên chưa ra trường nhưng cũng đã được các doanh nghiệp chào đón. Là một trong những trường đào tạo hàng đầu về kế toán, ngân hàng, tài chính, sinh viên tốt nghiệp AOF luôn được các nhà tuyển dụng đánh giá cao hơn khi tuyển dụng.

Vậy theo các bạn trường Học viện tài chính có tốt không? Không chỉ có cơ hội học tập rộng mở với chương trình đào tạo chất lượng và đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm chuyên môn, môi trường học tập và phát triển ở Học viện Tài chính cũng giúp các bạn sinh viên có thể trau dồi, học tập tốt nhất tại ngôi trường này.

Điểm mạnh điểm yếu của Học viện Tài chính

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nêu nhiều ý kiến về phát triển Học viện Tài chính trong thời gian tới.

Học viện Tài chính cần đổi mới để bảo đảm chất lượng đào tạo thực chất, đáp ứng nhu cầu xã hội

Đó là ý kiến chỉ đạo của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tại buổi tọa đàm chiều 11/11 do Học viện Tài chính tổ chức với cựu sinh viên về định hướng phát triển Học viện nhân kỷ niệm 55 năm thành lập (1963-2018).

Khai giảng năm học 2018-2019 chương trình liên kết đào tạo mỗi bên cấp một Bằng Cử nhân DDP

Vẫn còn cơ hội trở thành sinh viên Học viện Tài chính

Học viện Tài chính bổ sung chỉ tiêu trúng tuyển Hệ chính quy mỗi bên cấp một bằng đại học

Một số giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ công chức Bộ Tài chính

Tham dự buổi tọa đàm còn có Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển; Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng; Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính và Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải cùng lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương (đều là cựu sinh viên Học viện).

Tại buổi tọa đàm, Lãnh đạo Chính phủ và Quốc hội cho rằng bên cạnh việc đào tạo các ngành học căn bản đã trở thành thương hiệu, Học viện Tài chính cần tập trung đào tạo cho được các thế hệ sinh viên có năng lực hội nhập và đổi mới, sáng tạo.

Nhà giáo Ưu tú, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Trọng Cơ, Giám đốc Học viện cho biết trải qua 55 năm xây dựng và phát triển, với những tên gọi khác nhau, Học viện Tài chính đã có những bước phát triển vượt bậc, góp phần đào tạo nguồn nhân lực tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán của đất nước.

Với việc thường xuyên đổi mới nội dung chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy, cách thức tổ chức quản lý nên mặc dù quy mô đào tạo được nâng lên, song chất lượng đào tạo luôn được bảo đảm và ngày một hoàn thiện, nhờ đó, Học viện đã trở thành địa chỉ tin cậy, được nhiều thanh niên ưu tú chọn làm nơi tu nghiệp. Số sinh viên, học viên của Học viện tốt nghiệp ra trường luôn được nhà tuyển dụng đón nhận và đánh giá cao.

Theo khảo sát năm 2017, tỉ lệ học viên có việc làm sau tốt nghiệp một năm là 97,72% (đứng đầu trong tốp 5 trường hàng đầu ở Việt Nam), với mức thu nhập từ 9-12 triệu đồng/tháng. Rất nhiều người trong số đó đã trưởng thành, hiện giữ những cương vị và trọng trách quan trọng của Đảng, Nhà nước.

Là cựu sinh viên, nguyên giảng viên và lãnh đạo Học viện Tài chính, có tới 27 năm gắn bó với nhà trường, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã đóng góp nhiều ý kiến để tiếp tục nâng tầm vị thế của Học viện Tài chính trong thời gian tới.

Phó Thủ tướng cho rằng Học viện cần xác định được sứ mệnh, tầm nhìn, vị trí của mình trong hệ thống giáo dục đại học cũng như trong ngành tài chính, kế toán; định vị được vị trí để xây dựng chiến lược phát triển phù hợp.

Chỉ ra điểm mạnh là sinh viên ra trường sẵn sàng đương đầu, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, thích ứng nhanh với mọi hoàn cảnh, Phó Thủ tướng cũng ghi nhận việc đào tạo nền tảng căn bản của Học viện rất tốt, nhất là một số ngành như tài chính công, kế toán, thuế. Từ đó, đa số sinh viên ra trường làm việc chắc chắn, có tư duy chặt chẽ, hoạt động ở mọi ngành, mọi lĩnh vực, mọi địa bàn,

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng chỉ ra một số điểm yếu trong công tác đào tạo của Học viện, nhất là còn quá chú trọng đào tạo căn bản dẫn đến hạn chế sự sáng tạo.

Phó Thủ tướng nêu 5 giải pháp, trong đó lưu ý Học viện cần đổi mới để bảo đảm chất lượng đào tạo thực chất, đáp ứng nhu cầu xã hội, yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế. Triển khai mạnh mẽ các giải pháp xây dựng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý có tâm, có tầm, thu hút được nguồn cán bộ trẻ có năng lực, chủ động thu hút giảng viên, báo cáo viên xuất sắc.

Phó Thủ tướng cho rằng, muốn đẩy mạnh việc đổi mới sáng tạo, nghiên cứu, Học viện cần có mạng lưới sáng kiến, cần hình thành một nhóm chủ chốt để làm công tác nghiên cứu. Từ đó, hằng tháng, hằng năm, hằng kỳ xuất bản tài liệu nghiên cứu về kinh tế vĩ mô, cập nhật thường xuyên, qua đó thu hút đội ngũ cộng tác viên cả trong nước và thế giới, những người đương chức cũng như nghỉ hưu thành một nhóm nghiên cứu đặt ở một khoa.

“Đề nghị Học viện có mạng lưới cựu giáo chức và có một đồng chí làm Chủ tịch mạng lưới này, đồng thời phát triển hơn nữa mạng lưới cựu sinh viên nhằm kéo thực tiễn vào đời sống và nghiên cứu khoa học” – Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh.

Tại tọa đàm, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cũng nhấn mạnh Học viện Tài chính có “2 thương hiệu” không trường nào sánh được là ngành tài chính và kế toán, tạo dựng cho sinh viên nền tảng rất vững chắc. Trong lĩnh vực tài chính, Học viện đã đi sâu vào lĩnh vực thuế, tài chính công, tài chính doanh nghiệp, thị trường tài chính gồm ngân hàng, bảo hiểm, kế toán.

Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị bên cạnh đào tạo chuyên ngành, Học viện cần đào tạo chuyên sâu ở các lĩnh vực khác như kế toán công nghiệp, nông nghiệp, đồng thời chú trọng đào tạo ngoại ngữ chuyên ngành cho sinh viên.

“Đã là cử nhân tài chính, cần chú trọng đến ngoại ngữ. Khi sinh viên ra trường muốn được cấp bằng phải đi kèm với trình độ tiếng Anh và tin học, bảo đảm cho việc cập nhật kịp thời các kiến thức khoa học của quốc tế, góp phần đẩy nhanh tiến độ hội nhập, cập nhật các tiêu chuẩn tài chính, kế toán của thế giới” - ông Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh.

In bài viết

Học viện Tài chính tọa đàm hội nhập phát triển tài chính kế toán

THÔNG TIN CẦN QUAN TÂM

  • Điểm mạnh điểm yếu của Học viện Tài chính

    Cục Thuế TP. Hà Nội với "Tháng đồng hành cùng người nộp thuế"

  • Điểm mạnh điểm yếu của Học viện Tài chính

    Hải quan Quảng Ninh thành lập Tổ quản lý và tăng thu ngân sách nhà nước

  • Điểm mạnh điểm yếu của Học viện Tài chính

    Siết chặt công tác phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép pháo

Tin nổi bật

Điểm mạnh điểm yếu của Học viện Tài chính

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc chúc mừng Tạp chí Tài chính nhân Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Điểm mạnh điểm yếu của Học viện Tài chính

Bộ Tài chính thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập dự án Luật giá (sửa đổi)

Điểm mạnh điểm yếu của Học viện Tài chính

Những điểm mới trong chính sách bảo hiểm từ ngày 1/7/2022

Điểm mạnh điểm yếu của Học viện Tài chính

Đơn giản hóa thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giai đoạn 2022-2025

Điểm mạnh điểm yếu của Học viện Tài chính

Đề xuất mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt mới giữa Việt Nam - EAEU