Điểm chuẩn đại học kiểm sát hà nội năm 2022

Điểm chuẩn đại học kiểm sát hà nội năm 2022

Học viện Tòa án thông báo mức điểm sàn theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2022 là 19 điểm cho tất cả các khối thi - Ảnh minh họa

Theo đó, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển) đại học chính quy ngành luật năm 2022 của Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội có tổng điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2022 của tổ hợp đăng ký xét tuyển đạt từ 17 điểm trở lên (chưa bao gồm điểm ưu tiên).

Thí sinh phải đủ điều kiện được xét, công nhận tốt nghiệp THPT hoặc đã tốt nghiệp THPT.

Năm 2022, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội dự kiến tuyển 410 chỉ tiêu hệ chính quy đại học, trong đó 350 chỉ tiêu dành cho ngành luật - chuyên ngành kiểm sát, còn lại dành cho chuyên ngành luật thương mại. Đây cũng là ngành mới mở của năm nay.

Điểm chuẩn năm 2021 của Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội được chia theo khu vực, tổ hợp và nhóm thí sinh. Thí sinh nữ tại miền Bắc, thi tổ hợp C00 phải đạt 29,25 điểm mới trúng tuyển. Trong khi đó, điểm chuẩn với thí sinh nam miền Nam, thi tổ hợp A01 (Toán, Lý, Tiếng Anh) thấp nhất là 20,1.

Hội đồng tuyển sinh Học viện Tòa án cũng đã thông báo mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển đại học (điểm sàn) theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2022 là 19 điểm cho tất cả các khối thi.

Bên cạnh đó, Học viện Tòa án chỉ nhận xét tuyển những thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển 1 hoặc/và 2 vào học viện. Do vậy, thí sinh nào không đăng ký đúng, hoặc đăng ký nhiều hơn 2 nguyện vọng, hoặc có 1 nguyện vọng đăng ký không thuộc nguyện vọng 1 hoặc 2... thì phải điều chỉnh lại nguyện vọng cho đúng. Nếu không điều chỉnh được coi là hồ sơ không hợp lệ và không được xét tuyển.

Thí sinh không tham gia sơ tuyển, hoặc đã tham gia sơ tuyển nhưng không đạt sơ tuyển vào Học viện Tòa án thì không đủ điều kiện xét tuyển.

Năm 2021, điểm chuẩn của Học viện Tòa án dao động từ 23,2 đến 28,25 điểm tùy từng tổ hợp, đối tượng và khu vực xét tuyển.

Phương Liên


Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội chính thức công bố phương án tuyển sinh ngành luật hệ đại học chính quy vào trường và thông tin tuyển sinh đại học chính quy năm 2022.

Thông tin được đề cập chi tiết trong bài viết sau.

GIỚI THIỆU CHUNG

  • Tên trường: Đại học Kiểm Sát Hà Nội
  • Tên tiếng Anh: Hanoi Procuratorate University (HPU)
  • Mã trường: DKS
  • Trực thuộc: Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao
  • Loại trường: Công lập
  • Loại hình đào tạo: Đại học – Sau đại học
  • Lĩnh vực đào tạo: Luật
  • Địa chỉ: Phường Dương Nội – Quận Hà Đông – TP.Hà Nội
  • Điện thoại: 024 3358 1280 – 024 3387 8340
  • Email:
  • Website: https://hpu.vn/
  • Fanpage: https://www.facebook.com/daihockiemsathanoi

THÔNG TIN SƠ TUYỂN NĂM 2022

Các thí sinh có nguyện vọng xét tuyển trình độ đại học ngành Luật (Chuyên ngành Kiểm sát) theo phương thức 1, 2, 3 vào trường Đại học Kiểm sát Hà Nội bắt buộc phải đăng ký và nộp hồ sơ sơ tuyển theo quy định của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

1. Đối tượng sơ tuyển

Thí sinh đáp ứng các điều kiện chung theo quy định chung của Bộ GD&ĐT về điều kiện tham gia tuyển sinh đại học quy định tại Điều 6 Văn bản hợp nhất số 04/VBHN-BGDĐT ngày 7/5/2019 Thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính; tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy.

2. Điều kiện đăng ký xét tuyển

a) Điều kiện về hạnh kiểm

*Các thí sinh đăng ký xét tuyển theo phương thức 1, 2, 3: Học lực loại Giỏi trở lên (lớp 11 và HK1 lớp 12) và có hạnh kiểm loại khá trở lên (năm lớp 10, lớp 11 và HK1 lớp 12)

*Thí sinh đăng ký xét tuyên rtheo phương thức 4:

  • Thí sinh đã tốt nghiệp THPT: Có kết quả học tập và hạnh kiểm lớp 10, 11, 12 loại khá trở lên.
  • Thí sinh đang là học sinh lớp 12 năm 2021 – 2022: Có kết quả học tập, hạnh kiểm đạt loại khá trở lên các năm lớp 10, lớp 11 và HK1 lớp 12.

b) Điều kiện về độ tuổi

Thí sinh đăng ký xét tuyển không quá 25 tuổi (tính đến năm dự thi).

c) Điều kiện về chính trị

  • Thí sinh là công dân Việt Nam, là Đảng viên hoặc Đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh
  • Có lịch sử chính trị rõ ràng, tuyệt đối trung thành và chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước
  • Có cha, mẹ, anh chị em ruột hoặc vợ/chồng chưa từng vi phạm pháp luật hình sự đến mức bị kết án, trừ các vi phạm pháp luật hình sự về giao thông.

d) Tiêu chuẩn về sức khỏe

  • Thí sinh phải có đủ sức khỏe để học tập, công tác
  • Nam: Cao từ 1m60 trở lên, nặng 50kg trở lên
  • Nữ: Cao 1m55, nặng 45kg trở lên.
  • Không bị dị hình, dị dạng, khuyết tật, không nói ngọng, nói lắp, không mắc bệnh kinh niên, mãn tính.

Đáp ứng các yêu cầu chung theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có học lực và xếp loại hạnh kiểm từ loại Khá trở lên năm lớp 10, 11 và học kỳ I của lớp 12.

3. Hồ sơ đăng ký sơ tuyển

Thí sinh nếu đáp ứng đủ các yêu cầu trên có thể chuẩn bị bộ hồ sơ đăng ký dự sơ tuyển vào trường, hồ sơ dự sơ tuyển vào gồm:

  • Đơn xin dự tuyển hoặc xét tuyển theo mẫu (tải xuống)
  • Lý lịch tự khai theo mẫu (tải xuống) có xác nhận của UBND phường, xã, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, đóng dấu giáp lai ảnh và giữa các trang lý lịch (được khai trong năm 2022)
  • Bản sao công chứng CMND hoặc CCCD và bản sao công chứng sổ hộ khẩu
  • Bản trích sao kết quả học tập theo mẫu (với thí sinh đang học lớp 12 hoặc bổ túc THPT)
  • Bản sao học bạ và bằng tốt nghiệp THPT hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời có công chứng (nếu thí sinh đã tốt nghiệp THPT từ năm 2021 về trước)
  • Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp có thời hạn 6 tháng tính tới thời điểm nộp hồ sơ dự tuyển (bản gốc)
  • 04 ảnh chân dung cỡ 4×6
  • Phong bì dán tem ghi họ tên, địa chỉ và số điện thoại người nhận thư (để VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc TW gửi thông báo về thời gian, địa điểm sơ tuyển)

4. Thời gian, địa điểm nộp hồ sơ dự sơ tuyển

  • Thời gian nộp hồ sơ dự sơ tuyển: Từ ngày 25/4/2022 – hết ngày 25/5/2022.
  • Địa điểm nộp hồ sơ sơ tuyển: Viện Kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi tắt là VKSND cấp huyện) nơi thí sinh đăng ký hộ khẩu thường trú.

5. Thời gian, địa điểm sơ tuyển

Thời gian sơ tuyển:

VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc TW tổ chức sơ tuyển từ ngày 1/6/2022 – hết ngày 20/6/2022.

  • Các thí sinh đạt yêu cầu sơ tuyển sẽ được VKSND cấp tỉnh cấp phiếu chứng nhận đạt sơ tuyển.
  • Các thí sinh không đủ điều kiện sơ tuyển (cụ thể dưới 05cm về chiều cao hoặc thiếu dưới 05kg về cân nặng) nhưng đạt giải nhất, nhì các kì thi HSG quốc gia hoặc giải nhất, nhì trong cuộc thi KHKT cấp quốc gia, quốc tế về lĩnh vực KHXH và hành vi thì Viện trưởng VKSND cấp tỉnh có văn bản báo cáo Lãnh đạo VKSND tối cao (qua Vụ Tổ chức cán bộ) để xem xét và quyết định.

6. Nội dung sơ tuyển

Các nội dung sơ tuyển của trường Đại học Kiểm sát Hà Nội năm 2022 như sau:

  • Kiểm tra hồ sơ dự tuyển và con người cụ thể để đánh giá về người dự sơ tuyển theo Thông báo sơ tuyển của trường và của văn bản này và ghi vào Phiếu sơ tuyển theo mẫu.
  • Phiếu đạt sơ tuyển được lập thành 3 bản gồm: 01 bản cấp cho thí sinh để nộp cùng hồ sơ xác nhận nhập học vào trường, 01 bản gửi về trường Đại học Kiểm sát Hà Nội và 01 bản lưu tại VKSND cấp tỉnh.
  • Viện trưởng VKSND cấp tỉnh ký duyệt, đóng dấu VKSND cấp tỉnh vào Phiếu sơ tuyển với thí sinh đã tham gia vòng sơ tuyển (kể cả các thí sinh không đạt yêu cầu sơ tuyển) và hướng dẫn thí sinh đưa vào hồ sơ xác nhận nhập học khi có thông báo trúng tuyển.

Lệ phí: 50.000 đồng/ thí sinh

Ngay sau khi kết thúc sơ tuyển, VKSND cấp tỉnh gửi danh sách thí sinh đạt yêu cầu sơ tuyển kèm hồ sơ dự sơ tuyển về trường Đại học Kiểm sát Hà Nội theo địa chỉ email đồng thời gửi danh sách thí sinh đạt yêu cầu về sơ tuyển (bản cứng) kèm hồ sơ dự sơ tuyển về trường trước ngày 7/7/2022.

THÔNG TIN TUYỂN SINH NĂM 2022

1. Các ngành tuyển sinh

Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội tuyển sinh ngành học, mã số ngành xét tuyển năm 2022 như sau:

  • Ngành Luật học (Chuyên ngành Kiểm sát)
  • Mã ngành: 7380101
  • Chỉ tiêu: 300
  • Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, C00, D01
  • Ngành Luật (Chuyên ngành Luật thương mại)
  • Mã ngành: 7380101
  • Chỉ tiêu: 60
  • Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, C00, D01

2. Tổ hợp môn xét tuyển

Đại học Kiểm sát Hà Nội xét tuyển năm 2021 ngành Luật dựa theo 4 tổ hợp môn xét tuyển sau:

  • Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)
  • Khối A01 (Toán, Lý, Anh)
  • Khối C00 (Văn, Sử, Địa)
  • Khối D01 (Văn, Toán, Anh)

3. Phương thức xét tuyển

Trường Đại học Kiểm Sát tuyển sinh đại học chính quy năm 2022 theo các phương thức sau:

    Phương thức 1: Xét tuyển kết hợp sơ tuyển và học bạ THPT của thí sinh học tại một số trường THPT chuyên hoặc có hệ thống lớp Chuyên trực thuộc đại học, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Áp dụng với ngành Luật (chuyên ngành Kiểm sát)

Chỉ tiêu tuyển sinh: 55

Đối tượng đăng ký xét tuyển:

  • Đạt sơ tuyển
  • Học lực Giỏi trở lên năm lớp 11 và HK1 lớp 12
  • Hạnh kiểm khá trở lên năm lớp 10, lớp 11 và HK1 lớp 12
  • Đáp ứng điều kiện về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định của Đề án.

Thí sinh đăng ký tổ hợp môn xét tuyển tương ứng với số tổ hợp môn thi, bài thi trong kỳ thi THPT để lấy kết quả xét tuyển đại học theo điểm thi THPT.

Cách tính điểm xét tuyển: ĐXT = Điểm TB Môn 1 + Điểm TB Môn 2 + Điểm TB Môn 3 + Điểm ưu tiên (nếu có)

Trong đó:

  • Điểm TB Môn 1 = (Điểm TB cả năm lớp 11 Môn 1 + Điểm TB HK1 năm lớp 12 Môn 1)/2
  • Điểm TB Môn 2 = (Điểm TB cả năm lớp 11 Môn 2 + Điểm TB HK1 năm lớp 12 Môn 2)/2
  • Điểm TB Môn 3 = (Điểm TB cả năm lớp 11 Môn 3 + Điểm TB HK1 năm lớp 12 Môn 3)/2

    Phương thức 2: Xét tuyển kết hợp sơ tuyển và học bạ THPT các thí sinh học trường THPT không thuộc danh mục quy định theo phương thức 1

Áp dụng với ngành Luật (chuyên ngành Kiểm sát)

Đối tượng đăng ký xét tuyển:

  • Đạt sơ tuyển
  • Học lực Giỏi trở lên năm lớp 11 và HK1 lớp 12
  • Hạnh kiểm khá trở lên năm lớp 10, lớp 11 và HK1 lớp 12
  • Đáp ứng điều kiện về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định của Đề án.

Thí sinh đăng ký tổ hợp môn xét tuyển tương ứng với số tổ hợp môn thi, bài thi trong kỳ thi THPT để lấy kết quả xét tuyển đại học theo điểm thi THPT.

Cách tính điểm xét tuyển: ĐXT = Điểm TB Môn 1 + Điểm TB Môn 2 + Điểm TB Môn 3 + Điểm ưu tiên (nếu có)

Trong đó:

  • Điểm TB Môn 1 = (Điểm TB cả năm lớp 11 Môn 1 + Điểm TB HK1 năm lớp 12 Môn 1)/2
  • Điểm TB Môn 2 = (Điểm TB cả năm lớp 11 Môn 2 + Điểm TB HK1 năm lớp 12 Môn 2)/2
  • Điểm TB Môn 3 = (Điểm TB cả năm lớp 11 Môn 3 + Điểm TB HK1 năm lớp 12 Môn 3)/2

    Phương thức 3: Xét tuyển kết hợp sơ tuyển, học bạ THPT và điểm chứng chỉ tiếng Anh IELTS học thuật Academic >= 7.0

Áp dụng với ngành Luật (chuyên ngành Kiểm sát)

Chứng chỉ tiếng Anh còn giá trị đến hết ngày 1/10/2022.

Đối tượng đăng ký xét tuyển:

  • Đạt sơ tuyển
  • Học lực giỏi năm lớp 11 và HK1 lớp 12
  • Hạnh kiểm khá năm lớp 10, lớp 11 và HK1 lớp 12
  • Có chứng chỉ tiếng Anh IELTS học thuật Academic >= 7.0 (còn giá trị đến ngày 1/10/2022)
  • Đáp ứng điều kiện về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định của Đề án.

Cách tính điểm xét tuyển: ĐXT = Điểm TB chung lớp 11 + Điểm TB chung HK1 lớp 12 + Điểm IELTS học thuật (Academic) + Điểm ưu tiên (nếu có)

    Phương thức 4: Xét tuyển kết hợp sơ tuyển và kết quả thi tốt nghiệp THPT

Áp dụng với ngành Luật (chuyên ngành Kiểm sát)

Chỉ tiêu tuyển sinh: Tối thiểu 200 (bao gồm cả chỉ tiêu còn dư do thí sinh trúng tuyển các phương thức 1, 2, 3, tuyển thẳng, xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển nhưng không nhập học) nhưng tổng chỉ tiêu của năm không vượt quá 350.

Đối tượng đăng ký xét tuyển:

  • Đạt sơ tuyển năm 2022
  • Đạt điều kiện về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định

Nguyên tắc xét tuyển:

  • Thí sinh phải đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào trường Đại học Kiểm sát Hà Nội theo quy định của Bộ GD&ĐT.
  • Thí sinh là học sinh lớp 12 phải đăng ký dự thi THPT các bài thi, môn thi tương ứng với các tổ hợp môn, phân môn theo xét tuyển của nhà trường (A00, A01, C00, D01)

    Phương thức 5: Xét học bạ THPT

Áp dụng với ngành Luật (chuyên ngành Luật thương mại)

Hình thức xét tuyển: Xét kết quả học tập và hạnh kiểm năm lớp 10, lớp 11 và 12.

Chỉ tiêu tuyển sinh: 60

Đối tượng đăng ký xét tuyển: Thí sinh có học lực và xếp loại hạnh kiểm loại khá trở lên năm lớp 10, lớp 11 và lớp 12.

Cách tính điểm xét tuyển: ĐXT = Điểm TB Môn 1 + Điểm TB Môn 2 + Điểm TB Môn 3 + Điểm ưu tiên (nếu có)

Trong đó:

  • ĐTB môn 1 = (Điểm TB cả năm lớp 11 môn 1 + Điểm TB HK1 năm lớp 12 môn 1)/2
  • ĐTB môn 2 = (Điểm TB cả năm lớp 11 môn 2 + Điểm TB HK1 năm lớp 12 môn 2)/2
  • ĐTB môn 3 = (Điểm TB cả năm lớp 11 môn 3 + Điểm TB HK1 năm lớp 12 môn 3)/2

4. Chính sách ưu tiên

Đối tượng xét tuyển thẳng và ưu tiên của trường các bạn tham khảo trong mục 1.8 Đề án tuyển sinh Đại học Kiểm sát Hà Nội năm 2021 (xem tại đây)

ĐIỂM CHUẨN/ĐIỂM TRÚNG TUYỂN 2021

Xem chi tiết điểm sàn, điểm chuẩn xét học bạ tại: Điểm chuẩn trường Đại học Kiểm sát Hà Nội

Tên ngành/Đối tượng XT Khối XT Điểm chuẩn
2019 2020 2021
Luật học – Mã ngành: 7380101
Thí sinh phía Bắc (Từ Quảng Bình ra)
Luật – Thí sinh Nam A00 21.75 25.2 23.2
A01 20.3 21.2 24.6
C00 26.25 27.5 27.5
D01 20.85 23.45 24.75
Luật – Thí sinh Nữ A00 22.5 25.7 25.7
A01 22.1 22.85 22.85
C00 28 29.67 29.67
D01 23.65 25.95 25.95
Thí sinh phía Nam (Từ Quảng Trị vào)
Luật – Thí sinh Nam A00 20.2 21.4 21.4
A01 16.75 17.7 17.7
C00 24 25.75 25.75
D01 15.6 16.2 16.2
Luật – Thí sinh Nữ A00 21.25 24.95 24.95
A01 20.25 21.6 21.6
C00 25.25 27.75 27.75
D01 21.2 24.3 24.3