Dịch vụ vat tu cố định băng rộng là gì

Điều luật mới nhất nào quy định về dịch vụ viễn thông công ích truy nhập Internet băng rộng cố định mặt đất trả sau. Mong nhận được sự phản hồi của chuyên viên về vấn đề trên. Xin cảm ơn.

Theo quy định tại Điều 13 Thông tư 02/2020/TT-BTTTT thì dịch vụ viễn thông công ích truy nhập Internet băng rộng cố định mặt đất trả sau được quy định như sau:

1. Đối tượng được hưởng giá cước dịch vụ viễn thông công ích truy nhập Internet băng rộng cố định mặt đất trả sau là thuê bao sử dụng dịch vụ viễn thông công ích truy nhập Internet băng rộng cố định mặt đất trả sau và thuộc các tổ chức sau:

  1. Trường mầm non theo quyết định thành lập của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh;
  1. Trường tiểu học;
  1. Trường trung học, bao gồm trường có một cấp học và trường có nhiều cấp học;
  1. Trường trung cấp;

đ) Trường cao đẳng;

  1. Trường đại học;
  1. Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên;
  1. Bệnh viện chuyên khoa, bệnh viện đa khoa của Nhà nước cấp huyện, cấp tỉnh và cấp trung ương; bệnh viện chuyên khoa, bệnh viện đa khoa tư nhân; bệnh viện chuyên khoa, bệnh viện đa khoa có vốn đầu tư nước ngoài;
  1. Ủy ban nhân dân cấp xã.

2. Mỗi tổ chức tại Khoản 1 Điều này chỉ được hưởng hỗ trợ sử dụng một gói dịch vụ viễn thông công ích truy nhập Internet băng rộng cố định mặt đất trả sau của chỉ một doanh nghiệp viễn thông.

3. Đối tượng được hưởng mức hỗ trợ cung cấp dịch vụ viễn thông công ích truy nhập Internet băng rộng cố định mặt đất trả sau là các doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ cho các đối tượng tại Khoản 1 Điều này.

4. Giá cước công ích tối đa dịch vụ viễn thông công ích truy nhập Internet băng rộng cố định mặt đất trả sau áp dụng cho các đối tượng tại Khoản 1 Điều này được quy định như sau:

  1. 75.000 đồng/tháng/tổ chức (bảy mươi lăm nghìn đồng một tháng một tổ chức) khi sử dụng gói dịch vụ truy nhập Internet băng rộng cố định mặt đất trả sau có tốc độ tải thông tin xuống tối đa từ 4 Mbps đến dưới 12 Mbps;
  1. 100.000 đồng/tháng/tổ chức (một trăm nghìn đồng một tháng một tổ chức) khi sử dụng gói dịch vụ truy nhập Internet băng rộng cố định mặt đất trả sau có tốc độ tải thông tin xuống tối đa từ 12 Mbps đến dưới 32 Mbps;
  1. 250.000 đồng/tháng/tổ chức (hai trăm năm mươi nghìn đồng một tháng một tổ chức) khi sử dụng gói dịch vụ truy nhập Internet băng rộng cố định mặt đất trả sau có tốc độ tải thông tin xuống tối đa từ 32 Mbps đến dưới 45 Mbps;
  1. 450.000 đồng/tháng/tổ chức (bốn trăm năm mươi nghìn đồng một tháng một tổ chức) khi sử dụng gói dịch vụ truy nhập Internet băng rộng cố định mặt đất trả sau có tốc độ tải thông tin xuống tối đa từ 45 Mbps trở lên.

5. Mức hỗ trợ cho doanh nghiệp viễn thông tại Khoản 2 Điều này để cung cấp dịch vụ viễn thông công ích truy nhập Internet băng rộng cố định mặt đất trả sau cho các đối tượng tại Khoản 1 Điều này được quy định như sau:

  1. 50.000 đồng/tháng/tổ chức (năm mươi nghìn đồng một tháng một tổ chức) khi doanh nghiệp cung cấp gói dịch vụ truy nhập Internet băng rộng cố định mặt đất trả sau có tốc độ tải thông tin xuống tối đa từ 4 Mbps đến dưới 12 Mbps;
  1. 100.000 đồng/tháng/tổ chức (một trăm nghìn đồng một tháng một tổ chức) khi doanh nghiệp cung cấp gói dịch vụ truy nhập Internet băng rộng cố định mặt đất trả sau có tốc độ tải thông tin xuống tối đa từ 12 Mbps đến dưới 32 Mbps;
  1. 150.000 đồng/tháng/tổ chức (một trăm năm mươi nghìn đồng một tháng một tổ chức) khi doanh nghiệp cung cấp gói dịch vụ truy nhập Internet băng rộng cố định mặt đất trả sau có tốc độ tải thông tin xuống tối đa từ 32 Mbps đến dưới 45 Mbps;
  1. 250.000 đồng/tháng/tổ chức (hai trăm năm mươi nghìn đồng một tháng một tổ chức) khi doanh nghiệp cung cấp gói dịch vụ truy nhập Internet băng rộng cố định mặt đất trả sau có tốc độ tải thông tin xuống tối đa từ 45 Mbps trở lên.

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề dịch vụ viễn thông công ích truy nhập Internet băng rộng cố định mặt đất trả. Để biết thêm thông tin về vấn đề trên bạn có thể tham khảo tại Thông tư 02/2020/TT-BTTTT.

Trong quy định về chất lượng kỹ thuật của dịch vụ truy nhập internet băng rộng cố định mặt đất thì tốc độ tải dữ liệu trung bình được quy định như thế nào?

Căn cứ tại tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 34:2022/BTTTT quy định về chất lượng kỹ thuật đối với tốc độ tải dữ liệu trung bình như sau:

Định nghĩa

Tốc độ tải dữ liệu trung bình gồm: tốc độ tải xuống trung bình (Pd) và tốc độ tải lên trung bình (Pu):

- Tốc độ tải xuống trung bình (Pd) là tỷ số giữa tổng tốc độ tải xuống trên tổng mẫu đo tải xuống.

- Tốc độ tải lên trung bình (Pu) là tỷ số giữa tổng tốc độ tải lên trên tổng mẫu đo tải lên. Trong đó:

- Tốc độ tải xuống của từng mẫu đo là tỷ số giữa tổng dung lượng tệp dữ liệu tải xuống trên tổng thời gian tải xuống của mẫu đó.

- Tốc độ tải lên của từng mẫu đo là tỷ số giữa tổng dung lượng tệp dữ liệu tải lên trên tổng thời gian tải lên của mẫu đó.

Chỉ tiêu

- Pd ≥ 0,8 Vd.

- Pu ≥ 0,8 Vu.

Phương pháp xác định

Phương pháp mô phỏng, số lượng mẫu đo tối thiểu là 1000 mẫu đo tải tệp (file) dữ liệu vào các giờ khác nhau trong ngày với mỗi loại tải lên, tải xuống máy chủ phục vụ công tác đo kiểm. Dung lượng của tệp dữ liệu (MB) dùng để thực hiện mẫu đo tối thiểu bằng hai lần giá trị tốc độ tải tối đa (Mbit/s) của gói dịch vụ được đo kiểm. Khoảng cách giữa hai mẫu đo liên tiếp xuất phát từ một đầu cuối tối thiểu là 30 s. Phương pháp xác định này áp dụng cho từng gói dịch vụ của DNCCDV. Yêu cầu chung về đo kiểm được quy định tại phụ lục A của quy chuẩn này.

Dịch vụ vat tu cố định băng rộng là gì

Chỉ tiêu chất lượng kỹ thuật, yêu cầu chung về đo kiểm chất lượng dịch vụ truy nhập internet băng rộng cố định mặt đất như thế nào? (Hình từ Internet)

Trong quy định về chất lượng kỹ thuật của dịch vụ truy nhập internet băng rộng cố định mặt đất thì mức chiếm dụng băng thông được quy định như thế nào?

Căn cứ tại tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 34:2022/BTTTT quy định về chất lượng kỹ thuật đối với mức chiếm dụng băng thông như sau:

Định nghĩa

Mức chiếm dụng băng thông là tỷ lệ (%) giữa lượng dữ liệu trao đổi cao nhất trong nhóm 95 % trên đường truyền trong một đơn vị thời gian và tốc độ tối đa của đường truyền (tính bằng Mbit/s). Mức chiếm dụng băng thông được xác định cho từng hướng kết nối. Mức chiếm dụng băng thông của một hướng kết nối được xác định trên cơ sở tổng dung lượng trao đổi cao nhất trong nhóm 95 % của tất cả đường truyền trong cùng một hướng kết nối đó.

Chỉ tiêu

Mức chiếm dụng băng thông của hướng kết nối từ DNCCDV đến Internet quốc tế: ≤ 95 %.

Mức chiếm dụng băng thông của các hướng kết nối khác: ≤ 90 %.

Phương pháp xác định

Phương pháp giám sát. Giám sát lưu lượng tất cả các hướng kết nối từ 00h00 đến 24h00 hàng ngày trong khoảng thời gian tối thiểu là 3 tháng liên tiếp, thời gian mỗi mẫu giám sát là 5 min.

Yêu cầu chung về đo kiểm về chất lượng dịch vụ truy nhập internet băng rộng cố định mặt đất như thế nào?

Căn cứ tại Phụ lục A ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 34:2022/BTTTT quy định yêu cầu chung về đo kiểm về chất lượng dịch vụ truy nhập internet băng rộng cố định mặt đất như sau:

- Đối với máy chủ phục vụ công tác đo kiểm:

+ Máy chủ phục vụ công tác đo kiểm phải là máy chủ chuyên dụng phục vụ công tác đo kiểm, không sử dụng chung với mục đích thương mại.

+ Máy chủ phục vụ công tác đo kiểm được nhận dạng bằng địa chỉ IP chứ không phải bằng địa chỉ tên miền đầy đủ.

+ Máy chủ phục vụ công tác đo kiểm được kết nối tới mạng Internet bằng đường truyền có băng thông phải lớn hơn hoặc bằng tổng lưu lượng các hướng đo.

+ Thiết lập giao thức điều khiển truyền tải (TCP) của máy chủ phục vụ công tác đo kiểm phải thỏa mãn tối thiểu các yêu cầu sau:

++ Kích cỡ đoạn lớn nhất nằm trong khoảng 1 380 bytes - 1 460 bytes (Maximum Segment Size between 1 380 Bytes and 1 460 Bytes).

++ Kích cỡ cửa số TCP Rx > 4 096 bytes (TCP RX Window Size > 4 096 Bytes).

++ Cho phép SACK (SACK enabled).

+ Cho phép truyền lại nhanh TCP (TCP Fast Retransmit).

++ Cho phép khôi phục nhanh TCP (TCP Fast Recovery enabled).

++ Cho phép trễ ACK (200 ms) (Delayed ACK enabled).

- Yêu cầu về số lượng điểm đo

+ Trong khu vực có ít hơn 50.000 thuê bao, số điểm đo kiểm cần thực hiện: tối thiểu 01 điểm đo.

+ Trong khu vực có từ 50 000 đến 100 000 thuê bao, số điểm đo kiểm cần thực hiện: tối thiểu 02 điểm đo.

+ Trong khu vực có từ 100 000 đến 200 000 thuê bao, số điểm đo kiểm cần thực hiện: tối thiểu 03 điểm đo.

+ Trong khu vực có từ 200 000 đến 400 000 thuê bao, số điểm đo kiểm cần thực hiện: tối thiểu 04 điểm đo.

Dịch vụ băng thông rộng cố định là gì?

Là dịch vụ truy nhập Internet băng thông rộng tốc độ cao trên đường cáp quang cho phép truy cập với băng thông đường lên đường xuống đối xứng cùng với tốc độ nhanh hơn gấp nhiều lần so với dịch vụ truy cập sử dụng công nghệ ADSL truyền thống có tốc độ tải lên luôn nhỏ hơn tốc độ tải xuống.

Dịch vụ băng rộng di động là gì?

Băng thông rộng di động là gì Băng thông rộng di động đề cập đến kết nối Internet di động tốc độ cao. Nếu nhìn thấy biểu tượng 3G, 4G, LTE hoặc 5G trên điện thoại, điều này đồng nghĩa với việc bạn đã sử dụng băng thông rộng di động.

Dịch vụ truy nhập Internet băng rộng cố định mặt đất là gì?

Dịch vụ truy nhập Internet băng rộng cố định mặt đất thông qua mạng cáp truyền hình dựa trên công nghệ Modem cáp, cho phép truy nhập thông tin tốc độ cao trên đường thuê bao cáp truyền hình, phân phối băng tần tải xuống có thể lớn hơn băng tần tải lên.

VDSL có băng thông download upload bao nhiêu?

Nhưng với VDSL, tốc độ download chỉ còn 7 phút 45 giây và upload là 20 phút. Đặc biệt, khi xem cùng lúc You Tube 1080p (chuẩn HD), VoD và iTV, chất lượng đường truyền sẽ bị ảnh hưởng khi sử dụng ADSL, nhưng với VDSL, chất lượng vẫn được đảm bảo. "Công nghệ VDSL có tốc độ download tới 18 Mbps và upload là 3 Mbps.