Đề văn nghị luận xã hội thi vào lớp 10 năm 2024

- Bài viết có bố cục chặt chẽ; lập ý sáng tạo; vận dụng linh hoạt các thao tác lập luận giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận; hành văn mạch lạc, trôi chảy, có cảm xúc; không mắc lỗi dùng từ, chính tả.

  1. Về kiến thức: Bài làm có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần làm nổi bật các ý sau:

1. Giải thích (2 điểm)

- Tài sản: của cải vật chất và tinh thần có giá trị với chủ sở hữu.

- Thái độ sống tích cực: Thái độ chủ động trước cuộc sống, được biểu hiện thông qua cách nhìn, cách nghĩ, cách hành dộng.

- Về nội dung: ý kiến cho rằng thái độ sống tích cực chính là tài sản có giá trị nhất mà mỗi người đang có.

- Về ý nghĩa: câu nói khẳng định ý nghĩa to lớn của thái độ sống tích cực từ đó khích lệ động viên con người sống tích cực.

2. Luận bàn ý kiến (4 điểm)

  1. Biểu hiện của thái độ sống tích cực

- Có cái nhìn đúng đắn về cuộc sống, về mối liên hệ giữa cá nhân với cuộc đời, về trách nhiệm của bản thân với gia đình và xã hội.

- Luôn chủ động trước cuộc sống:

+ Xác định được mục tiêu sống, có ước mơ, hoài bão, dám phấn đấu cho ước mơ, hoài bão dù phải đối diện với nhiều thử thách khó khăn.

+ Luôn có khát vọng vươn lên khẳng định bản thân và hoàn thiện mình, luôn phấn đấu sống tốt, cho mình và cho mọi người.

+ Có năng lực sống, năng lực tinh thần mạnh mẽ, không buông xuôi đầu hàng trước khó khăn, không dựa dẫm ỷ lại vào người khác.

- Thái độ sống tích cực là phẩm chất đáng quý của con người, là lối sống đẹp.

  1. Những giá trị mà thái độ sống tích cực mang lại

* Với cá nhân:

- Người có thái độ sống tích cực cơ hội thành công trong cuộc sống sẽ cao hơn đồng nghĩa với việc tạo dựng được những thành quả từ chính sức lực, trí tuệ, lối sống của mình.

+ Những giá trị vật chất sẽ đáp ứng được nhu cầu cuộc sống của cá nhân, góp phần giúp đỡ người thân, cộng đồng.

+ Những giá trị tinh thần đem lại cho con người nhiều niềm vui, niềm hạnh phúc khi thấy cuộc sống của mình có ích, có nghĩa, được quý trọng, có được sự tự chủ, niềm lạc quan, sự vững vàng từ những trải nghiệm cuộc sống.

* Với xã hội: Thái độ sống tích cực của cá nhân góp phần thúc đẩy xã hội phát triển, tiến bộ.

3. Bài học nhận thức và hành động (2 điểm)

- Nhận thức sâu sắc về ý nghĩa to lớn của thái độ sống tích cực nhất là trong xu thế hội nhập của đất nước.

- Tích cực phấn đấu rèn luyện trong học tập, trong cuộc sống, bồi dưỡng lòng tự tin, ý thức tự chủ.

                                          
Đây là dàn ý tổng quát nhất cho các bạn thi tuyển sinh. Những dạng đề nghị luận xã hội bao la lắm: hình ảnh, câu chuyện, câu trắc ngôn, câu danh ngôn... Nhưng dù thế nào thì cách phân tích, các bước làm vẫn như nhau.

  1. Mở bài.
  2. Giới thiệu vấn đề.
  3. Nhận định chung.

    Với các bạn hơi yếu thì ráp ngay công thức ( Đây là một trong những vấn đề mà chúng ta cần phải quan tâm) Ví dụ: Văn hóa giao thông.

                          
Văn hóa giao thông là vấn đề được mọi người quan tâm nhiều nhất, khi nó là một trong những yếu tố quyết định đến trật tự của xã hội. Những cuộc ẩu đả khi người ta va chạm nhau, những cái chết thương tâm khi giao thông giờ đây như một thần chết đang chờ đợi những kẻ xao lãng một phút, một giây... Văn hoá giao thông rất cần thiết cho mỗi con người, là một kim chỉ nam để họ có cách ứng xử và đối phó được lưỡi hái tử thần, giảm rủi ro khi tham gia giao thông xuống thấp nhất. Vì vậy đây là một trong những vấn đề cần được xã hội quan tâm.

  1. Thân bài.
  2. Giải thích ( Bước này các em phải đặt câu hỏi, sườn chấm là vậy đấy) VD: Như vậy, văn hóa giao thông là gì? Trả lời vắn tắt ngắn gọn để chừa đất cho biểu hiện và dẫn chứng.
  3. Thực trạng
  4. Biểu hiện
  5. Dẫn chứng Cần phân biệt giữa biểu hiện và dẫn chứng, biểu hiện mang tính khái quát, còn dẫn chứng đề cập đến những hình ảnh, vấn đề mang tính xác thực, cá nhân. Ví dụ: Biểu hiện của sự kiên trì nỗ lực là những con người luôn đấu tranh vượt qua những số phận, những ranh giới và không bao giờ từ bỏ Dẫn chứng : Stephen Hawking - một nhà vật lý vĩ đại với hàng loạt công trình nghiên cứu, ông không tin vào Chúa, bởi lẽ chúa Trời không quyết định số phận cho  ông, chúa Trời có thể khiến ông tàn tật với chiếc xe lăn, chúa Trời cướp mất của ông giọng nói và thay bằng một thiết bị hỗ trợ giao tiếp. Nhưng nghịch cảnh đã tô nét cho kiên trì và nỗ lực của ông, vượt qua và chiến thắng.
  6. Lưu ý nho nhỏ, bài sẽ trở nên độc đáo ở phần dẫn chứng đấy các em. Các em đưa dẫn chứng nhưng phải chứng minh được nó dính líu đến đề bài. Ví như Stephen Hawking có thể lấy làm dẫn chứng cho nhiều đề khác như kiên trì, nỗ lực, sống khác biệt, vượt qua giới hạn của con người, lạc quan, cống hiến...vv...nên nếu em nêu dẫn chứng mà không có lí lẽ thì dẫn chứng sẽ rất rộng nhé! Điều thứ hai, các em nên học một số dẫn chứng có thể ứng dụng nhiều đề như Stephen Hawking. Điều cuối cùng, hãy lấy những dẫn chứng hot nhất cho chị để tăng sự **thú dzị c**ho người chấm thi. Thậm chí càng hot, càng nhiều người biết càng tốt. VD về lòng yêu nước :) lấy ngay đội tuyển U23 cho chị, ví dụ về tinh thần đoàn kết: U23, ví dụ về sự chăm chỉ: U23, ví dụ cho sự kiên trì: U23, ví dụ cho sự đam mê: U23, ví dụ cho ước mơ: U23, ví dụ về việc hát Quốc ca hiện nay: Park Hang Seo. :))
  7. Tác dụng/ Tác hại. ( Tác dụng cho vấn đề tốt như lòng yêu nước, tính kiên trì...;tác hại cho vấn đề xấu như nghiện mạng xã hội, giao tiếp ảo...)
  8. Đối với xã hội
  9. Đối với cá nhân mỗi người.
  10. Nguyên nhân ( chỉ với vấn đề tiêu cực)
  11. Chủ quan: Do ý thức của mỗi người
  12. Khách quan: gia đình, xã hội.
  13. Giải pháp
  14. Tuyên truyền
  15. Tuyên dương
  16. Phê phán  Phần phê phán này em nên mở rộng nhiều khía cạnh để đạt điểm cao. Ở phần trước chị có nhắc về phần theo đuổi ước mơ, các em xem lại :) các em nhớ từ khoá là gì không? Thôi mưa dầm thấm lâu, nhắc cho mấy đứa nhớ luôn. Đầu câu phải có chữ phê phán. Trước khi chuyển đến phê phán, phải có câu chuyển ý nhé! Câu mà chị hay dặn em chị là sử dụng cặp quan hệ từ " MẶC DÙ... NHƯNG..." VD: Mặc dù luôn có những giải pháp tuyên truyền về văn hoá giao thông nhưng bên cạnh đó vẫn có những trường hợp không tuân thủ quy định pháp luật, ý thức văn hoá kém...vv...Vì vậy chúng ta cần lên án, phê phán...
  17. Kết bài
  18. Liên hệ bản thân, nếu các em khá hơn thì đưa ra bài học nhận thức cho mọi người. Thầy cô thích chấm bài của những bé nào không chỉ nghĩ cho mình mà còn là cho nhiều người khác :)) nói chung giả tạo một cách chân thực cho chị.
  19. Khẳng định lại vấn đề.
    Tadaaa vậy là đã có một dàn ý khá ư là khái quát cho mấy đứa, những cái dạng hai ý kiến thì chị sẽ chỉ sau. Mấy đứa có gì khó hiểu hay thắc mắc thì hỏi chị, sẵn lòng giúp đỡ khi có thời gian. :)) Ngủ ngon nha mấy đứa 😚😍😘