Phân tích đoạn văn ai ở xa về năm 2024

(5,0 điểm)Cho đoạn trích sau: “Ai ở xa về có việc vào nhà thống lí Pá Tra thường trông thấy có 1 cô gái ngồi quay sợi ga?

(5,0 điểm)

Cho đoạn trích sau:

“Ai ở xa về có việc vào nhà thống lí Pá Tra thường trông thấy có 1 cô gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa cạnh tàu ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi. Người ta thường nói: Nhà Pá Tra làm thống lí, ăn của dân nhiều, đồn Tây lại cho muối về bán, giàu lắm, nhà có nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuốc phiện nhất làng. Thế thì con gái nó còn bao giờ phải xem cái khổ mà biết khổ, mà buồn. Nhưng rồi hỏi ra mới rõ cô ấy không phải con gái nhà Pá Tra: cô ấy là vợ A Sử, con trai thống lí Pá Tra.

Cô Mị về làm dâu nhà Pá Tra đã mấy năm. Từ năm nào, cô không nhớ, cũng không ai nhớ(...) Ở lâu trong cái khổ Mị quen rồi. Bây giờ Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa, là con ngựa phải đổi từ tàu ngựa nhà này sang tàu ngựa nhà khác, ngựa chỉ biết việc ăn cỏ, biết đi làm mà thôi. Mị cúi mặt, không nghĩ ngợi nữa, mà lúc nào cũng chỉ nhớ đi nhớ lại những việc giống nhau, tiếp nhau vẽ ra trước mặt, mỗi năm, mỗi mùa, mỗi tháng lại làm đi làm lại: tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay, xe đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp và dù lúc đi hái củi, lúc bung ngô, lúc nào cũng gài 1 bó đay trong cánh tay để tước thành sợi. Bao giờ cũng thế, suốt năm suốt đời như thế. Con ngựa, con trâu làm còn có lúc; đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào việc cả đêm cả ngày.

Mỗi ngày Mị càng không nói. Lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng không biết là sương hay là nắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi”

Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lí Pá Tra thường trông thấy có một cô con gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi. Người ta thường nói: Nhà Pá Tra làm thống lí, ăn của dân nhiều, đồn Tây lại cho muối về bán, giàu lắm, nhà có nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuốc phiện nhất làng. Thế thì con gái nó còn bao giờ phải xem cái khổ mà biết khổ, mà buồn. Nhưng rồi hỏi ra mới rõ cô ấy không phải là con gái nhà Pá Tra: Cô ấy là vợ A Sử, con trai thống lí Pá Tra.

Cô Mị về làm dâu nhà Pá Tra đã mấy năm. Từ năm nào, cô không nhớ, cũng không ai nhớ. Nhưng người nghèo ở Hồng Ngài thì vẫn còn kể lại câu chuyện Mị về làm người nhà quan thống lí. Ngày xưa, bố Mị lấy mẹ Mị không đủ tiền cưới, phải đến vay nhà thống lí, bố của thống lí Pá Tra bây giờ. Mỗi năm đem nộp lãi cho chủ nợ một nương ngô. Đến tận khi hai vợ chồng về già rồi mà cũng chưa trả được nợ. Người vợ chết, cũng chưa trả hết nợ.

Cho tới năm ấy Mị đã lớn, Mị là con gái đầu lòng. Thống lí Pá Tra đến bảo bố Mị:

– Cho tao đứa con gái này về làm dâu thì tao xóa hết nợ cho.

Ông lão nghĩ năm nào cũng phải trả một nương ngô cho người ta, thì tiếc ngô, nhưng cũng lại thương con quá. Ông chưa biết nói thế nào thì Mị bảo bố rằng:

– Con nay đã biết cuốc nương làm ngô, con phải làm nương ngô giả nợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu.

Đến Tết năm ấy, Tết thì vui chơi, trai gái đánh pao, đánh quay rồi đêm đêm rủ nhau đi chơi. Những nhà có con gái thì bố mẹ không thể ngủ được vì tiếng chó sủa. Suốt đêm, con trai đến nhà người mình yêu, đứng thổi sáo xung quanh vách. Trai đến đứng nhẵn cả chân vách đầu buồng Mị. Một đêm khuya, Mị nghe tiếng gõ vách. Tiếng gõ vách hò hẹn của người yêu. Mị hồi hộp lặng lẽ quơ tay lên thì gặp hai ngón tay lách vào khe gỗ, sờ một ngón tay thấy có đeo nhẫn. Người yêu của Mị thường đeo nhẫn ngón tay ấy. Mị bèn nhấc tấm vách gỗ. Một bàn tay dắt Mị bước ra. Mị vừa bước ra, lập tức có mấy người choàng đến, nhét áo vào miệng Mị rồi bịt mắt, cõng Mị đi.

Từ đó, anh/chị hãy nhận xét ngắn gọn về những nét đặc sắc mang dấu ấn riêng trong cách xây dựng chân dung nhân vật của nhà văn Tô Hoài.

Phân tích đoạn văn ai ở xa về năm 2024

Xem thêm:

Phân Tích Nhân Vật Mị Trong Đoạn Văn: Ở Lâu Trong Cái Khổ, Mị Quen Khổ Rồi

Phân Tích Diễn Biến Tâm Trạng Nhân Vật Mị Trong Đêm Tình Mùa Xuân

Phân Tích Diễn Biến Tâm Trạng Mị Trong Đêm Đông Cởi Trói Cứu A Phủ

Ai đã từng đến với Tây Bắc hẳn lòng không khỏi đắm say trước cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ với trùng trùng thung núi, bát ngát mây ngàn.. Nhưng không phải ai cũng biết, dưới những vạt rừng xanh bất tận kia, có những con người, những số phận từng một thời cùng quẫn trong đêm đen của xã hội thực dân phong kiến. Cái xã hội mà bọn địa chủ, chúa đất đớn hèn núp sau uy thế thực dân đã tự cho mình quyền sinh, quyền sát con người, tước đi cuộc sống con người, biến những người nông dân hiền lành thành lao động khổ sai, thành tôi đòi nô lệ. Thậm chí chúng còn biến họ thành những cỗ máy vô cảm, không biết đến hạnh phúc, ước mơ, không cả biết đến nỗi đau khổ mà mình đang gánh chịu. Nhân vật Mị trong tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài là một nạn nhân như thế. Quãng đời cơ cực ấy của Mị được nhà văn Tô Hoài miêu tả đầy ám ảnh trong những trang văn đậm chất hiện thực và thấm đẫm tinh thần nhân văn, trong đó có đoạn:

"Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lí Pá Tra thường trông thấy có một cô con gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa [..] Mị vừa bước ra, lập tức có mấy người choàng đến, nhét áo vào miệng Mị rồi bịt mắt, cõng Mị đi."

Truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ" tiêu biểu cho những thành công đầu tiên của Tô Hoài viết về đề tài Tây Bắc trong những năm kháng chiến chống Pháp. Sự am tường cuộc sống của người dân miền núi kết hợp với những thiện cảm sâu đậm của nhà văn đối với họ đã tạo nên những trang viết có sức ám ảnh lớn đối với người đọc. Truyện mở đầu bằng những giọng văn đượm buồn phác họa chân dung Mị khi làm dâu nhà thống lí Pá Tra: Một cô Mị câm lặng, u uất, buồn khổ, cô đơn giữa cảnh giàu sang nhà thống lí và nói đến nguyên nhân vì sao Mị bị gả làm dâu vào chốn địa ngục trần gian này.

Như những bông hoa ban, hoa mận của núi rừng Tây Bắc, Mị trước khi về làm dâu nhà thống lí vốn là cô gái vừa xinh đẹp, vừa tài hoa, hiếu thảo. Với những phẩm chất tốt đẹp ấy, Mị xứng đáng được hưởng hạnh phúc và hoàn toàn có khả năng đem lại hạnh phúc cho người khác. Nhưng trong một xã hội bất công vô nhân đạo thì càng cao quý bao nhiêu, người ta lại càng bị dập vùi một cách phũ phàng. Với quan niệm: "Viết văn là một quá trình đấu tranh để nói ra sự thật. Đã là sự thật thì không tầm thường, cho dù phải đập vỡ những thần tượng trong lòng người đọc." Tô Hoài đã dành những trang viết đậm chất hiện thực khi kể về cuộc đời Mị.

Ngay từ những dòng đầu tiên, nhà văn đã tạo ấn tượng về sự xuất hiện của nhân vật Mị . Mị xuất hiện không "ồn ào" như anh Chí Phèo "ngật ngưỡng" vừa đi vừa chửi. Cô ngồi lặng im với công việc thường nhật: "Quay sợi gai". Cách giới thiệu nhân vật của Tô Hoài tưởng chừng chỉ dừng lại ở ý nghĩa "giới thiệu" như "nhiệm vụ" của bất cứ phần mở đầu một truyện ngắn nào. Vậy nhưng, quan sát những vật xuất hiện cùng Mị, ta thấy ngay từ câu văn mở đầu, Tô Hoài đã như muốn nói với người đọc về thân phận "không bình thường" của Mị. Mị "ngồi quay sợi bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa". Tại sao lại là "tảng đá", "tàu ngựa" mà không phải là sự vật khác. Phải chăng vì tảng đá bất động, nặng nề, câm nín có nét tương đồng với sự u uất trong tâm hồn người đàn bà đang ngồi quay sợi? Và phải chăng tàu ngựa – những con vật phận tôi đòi suốt đời phải chịu đòn roi của chủ cũng có nét tương đồng với thân phận của cô gái ấy? Việc quay sợi của cô gái không có gì nặng nhọc nhưng tâm thế người ngồi quay sợi lại gợi cảm giác vô cùng nặng nề.

Chưa dừng lại ở điểm nhìn khái quát, Tô Hoài tiếp tục quan sát nhân vật từ điểm nhìn cận cảnh: "Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi." Gương mặt chính là sự phản chiếu của suy nghĩ, tâm hồn. Mị được miêu tả với vẻ mặt "cúi" xuống và "buồn rười rượi". Điều đáng nói là khuôn mặt cúi và buồn ấy không phải là do những tác động của hoàn cảnh tức thời, ngẫu nhiên nào đó để có thể tươi tắn lại ngay mà đây là vẻ mặt thường trực "lúc nào cũng thế" của Mị. Trên khuôn mặt lúc nào cũng chỉ biết cúi xuống ấy, làm sao thấy được một nét vui tươi? Trên khuôn mặt không bộc lộ một chút cảm xúc, nghĩ suy ấy, làm sao nhận ra một tia hạnh phúc? Chỉ có những người không thể vui, không thể hạnh phúc, mới có vẻ mặt đó. Đó là khuôn mặt nói lên sự lạnh lẽo, vô cảm của đời sống tâm hồn. Khuôn mặt héo hắt của một tâm hồn lay lắt.

Không một chi tiết thừa, những câu văn tiếp theo: "nhà Pá Tra làm thống lí, ăn của dân nhiều, đồn Tây lại cho muối về bán, giàu lắm, nhà có nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuốc phiện nhất làng. Thế thì con gái nó còn bao giờ phải xem cái khổ mà biết khổ, mà buồn. Nhưng rồi hỏi ra mới rõ cô ấy không phải là con gái nhà Pá Tra: Cô ấy là vợ A Sử, con trai thống lí Pá Tra", Tô Hoài đặt nhân vật Mị trong hoàn cảnh đối lập với gia cảnh nhà chồng. Một bên là sự giàu có, tấp nập trong nhà thống lí, một bên là nỗi buồn khổ, sự cô độc, lẻ loi của Mị. Làm dâu nhà giàu, ai chẳng nghĩ đó là một sự may mắn, ai chẳng nghĩ kẻ may mắn ấy sẽ cả đời sung sướng an nhàn. Vậy nhưng, may mắn ấy sao lại không dành cho Mị? Cách giới thiệu nhân vật của Tô Hoài không khỏi khiến cho người đọc tò mò muốn tìm hiểu rõ hơn cảnh ngộ của Mị, muốn biết đằng sau khuôn mặt buồn khổ kia là những u uất, uẩn khúc gì trong tâm hồn.

Đó là lí do nhà văn ngược dòng thời gian để kể về nguyên nhân Mị phải làm dâu nhà giàu . Câu chuyện Mị về làm dâu nhà thống lí không phải là câu chuyện bình thường để rồi có thể lãng quên theo thời gian. Mị có thể không nhớ, không ai nhớ Mị làm dâu nhà thống lí bao năm. Nhưng nguyên nhân của bi kịch đó thì những người nghèo ở Hồng Ngài ai cũng biết. Mị lấy A Sử không phải vì tình yêu, dù rằng bất cứ cuộc hôn nhân nào cũng cần có tình yêu. Mị lấy A Sử, làm dâu nhà giàu vì món nợ truyền kiếp của bố mẹ trong ngày cưới. Không đủ tiền sính lễ, bố Mị phải vay nhà thống lí, mỗi năm trả lãi một nương ngô mà tận đến khi già vẫn chưa trả hết nợ. Mẹ Mị chết, nợ thì vẫn còn. Ý chừng muốn xin đứt cô gái trẻ trung, xinh đẹp này về làm phận tôi đòi, thống lí đã nói với cha Mị cho Mị về làm dâu gạt nợ.

Trước nguy cơ phải làm dâu gạt nợ, Mị đã phản kháng: "Con nay đã biết cuốc nương làm ngô, con phải làm nương ngô giả nợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu." Có phải Mị phần nào thấu hiểu cảnh cơ cực của kiếp làm dâu nhà giàu chăng? Hay Mị ý thức được bi kịch của cuộc hôn nhân không tình yêu? Có thể là cả hai. Và câu nói ấy của Mị vừa thể hiện tinh thần phản kháng quyết liệt, vừa thể hiện niềm khát khao tình yêu tự do, cuộc sống tự do của Mị. Mị thà chấp nhận làm nương, làm rẫy cực nhọc về thể xác còn hơn làm dâu con nhà giàu mà phải buộc mình vào kiếp nô lệ. Đó là sự sự chọn đúng đắn của một con người ý thức được giá trị của tình yêu, cuộc sống. Chính điều đó đã thôi thúc Mị có những hành động quyết liệt, táo bạo sau này.

Tuy nhiên, sự phản kháng của Mị không giúp Mị thoát kiếp nạn tôi đòi. Tết năm ấy – giữa khung cảnh mùa xuân tưng bừng, trai gái vui chơi, đánh pao, đánh quay rồi đêm đêm rủ nhau đi chơi thì tai họa ập đến với Mị. Đêm ấy, Mị nghe tiếng gõ vách, "tiếng gõ vách hò hẹn của người yêu. Mị hồi hộp lặng lẽ quơ tay lên thì gặp hai ngón tay lách vào khe gỗ, sờ một ngón tay thấy có đeo nhẫn. Người yêu của Mị thường đeo nhẫn ngón tay ấy. Mị bèn nhấc tấm vách gỗ. Một bàn tay dắt Mị bước ra." Đoạn văn cho thấy, Mị như bao cô gái miền sơn cước, cũng có cho riêng mình một tình yêu. Nghe tiếng gõ vách, trái tim Mị cũng bồi hồi nhịp đập của tình yêu. Một trái tim cũng từng cháy bỏng xúc cảm yêu đương chứ đâu hoàn toàn là dáng vẻ héo hắt của hiện tại. Những tưởng phía sau tấm vách kia là người mình yêu nhớ, là cuộc hò hẹn nồng nàn, say đắm trong tình yêu. Nào ngờ, đó lại là cái bẫy của những kẻ săn người - những kẻ vốn chỉ coi con người như loài vật để rình cướp mang về biến thành ngựa trâu cho chúng. Những tưởng bước chân của Mị sẽ được phiêu du đi theo tiếng gọi tình yêu tự do. Nào ngờ sau đêm hãi hùng ấy, bước chân đó lập tức bị xiềng chặt trong gông cùm vô hình. Mị đã phải làm dâu nhà thống lí theo cách đó, "không thể nào khác được". Mùa xuân vẫn đẹp, vẫn rộn ràng tấp nập ngoài kia, còn Mị, từ đây, sẽ "riêng mình chẳng biết có xuân là gì" nữa rồi.

Mị trong câu chuyện này không chỉ là nạn nhân của nạn cho vay nặng lãi, mà còn là nạn nhân của hủ tục "cướp vợ" phi nhân bản tồn tại bao đời gây ám ảnh kinh hoàng trong tâm hồn những cô gái trẻ. Chỉ vì món nợ của cha mẹ và phong tục hôn nhân kì lạ của người Mông mà Mị trở thành "con dâu gạt nợ" nhà thống lí, vợ của A Sử. Tiếng là con dâu nhà quan nhưng kì thực Mị bị đối xử chẳng khác gì thân phận tôi đòi. Tại ngôi nhà quyền lực mà u ám này, Mị bị bóc lột sức lao động, phải làm việc quần quật cả ngày lẫn đêm. Mị còn bị hành hạ về mặt thể xác, cô có thể bị trói, bị đánh đập bất cứ lúc nào. Chưa hết, Mị còn bị cầm tù, bị xiềng xích về mặt tâm hồn. Lúc nào cô cũng bị cái ma của nhà thống lí ám ảnh. Bao nhiêu khổ đau ở nhà thống lí đã biến Mị từ một cô gái hồn nhiên, yêu đời, trở thành một người đàn bà bị tước mất linh hồn.

Đoạn trích phác họa hình ảnh nhân vật Mị với sự u uất, câm lặng như bị lẫn, bị chìm vào thế giới đồ vật vô tri, không cảm giác. Đặt nhân vật trong bối cảnh đó, Tô Hoài phần nào hé mở cho người đọc về cuộc sống tủi cực, cảnh ngộ éo le của nhân vật.

Đoạn trích không chỉ thể hiện những nét độc đáo của Tô Hoài trong nghệ thuật trần thuật hấp dẫn, ngôn ngữ kể chuyện chuyện linh hoạt, mang phong vị miền núi đậm đà.. mà còn cho thấy những nét đặc sắc mang dấu ấn riêng trong cách xây dựng chân dung nhân vật. Nhân vật Mị được giới thiệu một cách tự nhiên, thoát khỏi mạch thời gian tuyến tính, gợi nhiều ấn tượng, khơi dậy sự hứng thú, khám phá nơi người đọc. Nhân vật không chỉ được miêu tả trực tiếp qua dáng vẻ, tư thế mà còn được khắc họa qua những đồ vật, sự vật đầy sức gợi. Nhân vật còn được tiếp cận qua nhiều điểm nhìn: Từ xa, bên ngoài đến tiến gần hơn vào bên trong để thâm nhập nhân vật.

Không những vậy, giọng kể trầm buồn kết hợp với "thủ thuật" tạo sự đối lập, mâu thuẫn giữa khung cảnh chung và hoàn cảnh riêng để dần dần vén bức màn bí mật về một phận người.. đã khiến cho đoạn văn mở đầu truyện có sức ám ảnh lớn đối với người đọc.