Đánh giá tác phẩm tuổi thơ dữ dội năm 2024

Sinh ra trên mảnh đất Huế với những điệu hò du dương, ngọt ngào, nên trong hầu hết các sáng tác thơ, văn xuôi của mình, nhà văn Phùng Quán thường mang đậm chất trữ tình. Cùng với đó là tâm hồn được nuôi dưỡng từ thuở ấu thơ, nuôi những giấc mơ đẹp về một tương lai của hòa bình, của tự do, của quyền làm người, năm 1988 nhà văn Phùng Quán đã cho ra mắt bạn đọc cuốn tiểu thuyết “Tuổi thơ dữ dội”.

“Tuổi thơ dữ dội không phải là một câu chuyện cổ tích, mà là một câu chuyện có thật”, đó là câu chuyện của những chiến sĩ nhí trong độ tuổi từ 12 đến 14, tham gia vào cuộc kháng chiến chống Pháp bảo vệ Tổ quốc với một chuỗi những chiến công đầy ắp được tạo nên bởi máu xương và nước mắt. Và ở đó cũng chứa đựng một thời vang bóng của chính tác giả - người chiến sĩ trinh sát Trung đoàn 101 (tiền thân là Trung đoàn Trần Cao Vân).

Có một thuở khi đất nước còn chìm trong những đêm mù mịt của khói đạn và tiếng than khóc. Có một thời trẻ em Việt Nam sinh ra và lớn lên trong cảnh không đủ cơm ăn, áo mặc, cuộc sống lay lắt từng ngày với bữa no bữa đói, không được học hành, thậm chí có em còn không biết mặt cha, mẹ.Trong thời kỳ ấy tối tăm ấy, sinh mạng con người thật mong manh. Vậy mà, xen trong đó là những tâm hồn trong sáng, với giấc mơ được có cha, có mẹ, được ăn no và cắp sách đến trường, và đó cũng là mơ ước của cả một thế hệ mầm non. Đó là thời của những chiến sĩ trong Đội thiếu niên trinh sát Trung đoàn Trần Cao Vân, nơi hoạt động của những cậu bé trong độ tuổi 12 – 14.

Các em không phải những đứa trẻ thần thánh vơí những sứ mệnh cao sang, các em chỉ là những em bé hết sức bình dị nhưng có số phận hẩm hiu. Điển hình là Mừng: khi mới tham gia vào Vệ quốc đoàn mang vóc dáng của cậu bé người gầy đen, chỉ mặc trên mình manh áo cộc ngắn hở cả rốn, quần bạc phếch vá to tướng; là hình ảnh củaVịnh sưa – em bé mồ côi cha từ nhỏ, phải đi làm thuê từ sáng đến tối mịt, thường xuyên bị bác dâu đánh đập; là Vệ đầu to từ bé đã phải đi diễn xiếc, làm những trò hết sức ghê rợn, phải làm bia sống cho người khác ném dao; là hình ảnh của Lượm – cậu bé con nhà nòi, sinh ra đã mang dòng máu cách mạng. Và còn rất nhiều các bạn nhỏ khác như Hòa đen, Tư dát, Bồng da rắn...những em bé luôn mang trong mình những ước mơ...

Đó là ước mơ chữa khỏi bệnh cho mẹ của em Mừng. Lý do đầu tiên để em tham gia Vệ quốc đoàn là để được hái lá cây tầm gửi, và sau này khi đơn vị hành quân, em vẫn đi tìm cây thuốc để mang về cho mẹ. Đó là hình ảnh cậu bé ngày ngày trèo lên những ngọn cây bút bút cao vòi vọi để hái cây tầm gửi chữa bệnh hen suyễn cho mẹ. Thứ lá phải hái lúc nửa đêm lúc lá đang ăn khí trời, uống sương thì mới công hiệu.

Giấc mơ được viết nhạc của em Quỳnh sơn ca - một công tử con nhà quý tộc. Mang trong mình tài năng, niềm đam mê âm nhạc, em chấp nhận từ bỏ “chiếc đàn dương cầm nhãn hiệu Ý với giá mấy chục lượng vàng”, để ở lại chiến khu “viết nhạc lên những ngọn lá vả rừng...”

Hay hình ảnh của cậu bé Vịnh sưa: Trong một lần đi làm nhiệm vụ đã anh dũng hy sinh. “Thân hình trần trụi, nhỏ bé mà lẫm liệt của người chiến sĩ thiếu niên đứng chon von trên đầu bọn giặc nước cùng với cây cột thép thu lôi mỗi lúc càng thêm lộ rực rỡ trên cái nền đỏ chói chang, tưởng như chính lưả đã tạc nên.”

Hình ảnh của em Lượm với ba lần vượt ngục. Đối với người lớn, bị bắt giam đã là cùng cực, nhưng với em bé 14 tuổi, thì sự đau đớn còn nhiều hơn, nhất là khi em vẫn phải giữ hình ảnh của một chiến sĩ Vệ quốc đoàn. “Trong phòng giam, đứng không được mà nằm không xong. Xung quanh là những con dòi lông lá ngo ngoe bò tới, nhìn 2 cầu tiêu ngập ngụa cứt đái, lềnh bềnh giấy, giẻ rách, nhìn khoảng nền xi măng lúc nhúc dòi mà đêm nay Lượm phải nằm trên đấy ngủ”.

Trong hoàn cảnh tù ngục bị tra tấn, hay bị mắc bệnh, các em luôn khắc ghi lời dặn của chỉ huy trưởng: “Dù sống hay chết, chúng ta những chiến sĩ Vệ quốc nhất quyết làm tròn lời kêu gọi thiêng liêng của chủ tịch Hồ Chí Minh, Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. Thế hệ các anh chưa làm xong sứ mệnh vĩ đại này, thì thế hệ các em phải nối tiếp, hoàn thành cho bằng được.”

Xuyên suốt cuốn tiểu thuyết, là sự ngợi ca tình yêu đất nước, ngợi ca cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, và những người anh hùng nhỏ tuổi luôn khắc ghi trong tim lời hát:

“Đoàn vệ quốc quân một lần ra đi Nào có mong chi đâu ngày trở về Ra đi ra đi bảo tồn sông núi Ra đi ra đi thà chết không lui..”

Từ khi xuất bản cho đến nay, cuốn tiểu thuyết được tái bản nhiều lần với trang bìa tô điểm khác nhau. Nhưng dù được trang trí bằng bức họa nào đi nữa thì “Tuổi thơ dữ dội” của nhà văn Phùng Quán vẫn luôn là cái tên quen thuộc, đem lại nhiều cung bậc cảm xúc cho bạn đọc yêu thích văn học. Tuổi thơ dữ dội là tác phẩm quý trong kho tàng văn học Việt Nam.

“Tuổi thơ dữ dội” là một trong những cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của văn học Việt Nam thế kỷ 20. Cuốn sách kể về cuộc sống chiến đấu của những thiếu niên trong Vệ quốc đoàn. Nhờ lối hành văn chân thực, mộc mạc, ngôn ngữ đậm chất Huế của nhà văn Phùng Quán, cuốn sách đã lấy đi rất nhiều nước mắt của các độc giả. Đọc ngay tóm tắt “Tuổi thơ dữ dội” để cảm nhận rõ hơn từng câu chuyện của các cậu bé thiếu niên xung phong.

Tóm tắt nội dung

Nội dung sách “Tuổi thơ dữ dội” được tác giả Phùng Quán thể hiện qua từng câu chuyện nhỏ của các nhân vật là các em thiếu niên như Lượm, Vịnh sưa, Quỳnh sơn ca, Mừng,..Mỗi người một hoàn cảnh nhưng tựu chung lại đều vì lòng yêu nước, các cậu bé sẵn sàng hy sinh tuổi thơ của mình cho Tổ quốc thân yêu.

Toàn bộ mạch truyện là một bài ca hùng tráng về tinh thần kiên cường, bất khuất của các em, cũng lấy đi không ít nước mắt của độc giả. Tóm tắt “Tuổi thơ dữ dội” bạn đọc sẽ nắm được ngắn gọn hoàn cảnh của các em trong Vệ quốc đoàn, hiểu được chiến tranh khốc liệt ra sao, tình người, tình đồng chí, tinh thần chiến đấu đến hơi thở cuối cùng không chỉ ở các “anh lớn” mà còn ở cả các em thiếu niên.

Ở cái tuổi đáng lẽ phải lo ăn, lo học thì các em đã đi lo việc nước. “Một kho xăng đạn lớn phía sau chỗ tôi đứng. Yêu cầu bắn” – bức điện ngắn gọn của Vịnh sưa như một lời chỉ huy dũng mãnh, ám ảnh đến rùng mình. Hay “Con có chết cũng không về mô” của Quỳnh cùng đôi mắt buồn bã lẫn căm giận cậu dành cho người thân của mình, nghe vừa thương, vừa ngưỡng mộ. Đọc tóm tắt “Tuổi thơ dữ dội” theo mạch truyện của từng nhân vật dưới đây để hiểu hơn về các em bạn nhé.

Đánh giá tác phẩm tuổi thơ dữ dội năm 2024

Nhân vật chính của cuốn “Tuổi thơ dữ dội” là cậu bé Lượm gan góc và mưu trí. Sinh ra trong một gia đình nghèo có truyền thống cách mạng, ngay từ những ngày đầu tham gia Vệ Quốc đoàn, cậu bé đã thể hiện mình là một chiến sĩ truyền tin cừ khôi và bản lĩnh, luôn hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao.

Thế nhưng vì sự thật thà, chất phác của mình mà Lượm đã bị chính đồng đội phải bội, khiến cậu bị giặc bắt sống. Với những trận đòn gioi liên tục, sự tra tấn, kìm kẹo, Lượm không hề bị lay động và gục ngã. Lượm tìm cách vượt ngục 3 lần và thật không may cả 3 lần cậu bé đều bị bắt lại. Nhưng trong “Tuổi thơ dữ dội” hình ảnh cậu bé Lượm chính là đại diện cho một tình thần yêu nước bất khuất, niềm tin và hy vọng, cũng là chỗ dựa cho những đứa trẻ khác trong tù.

Vịnh Sưa cũng là một cậu bé như thế, là đội trưởng tiểu đội 4, Vịnh luôn kiên cường, sẵn sàng hy sinh cho những nhiệm vụ khó khăn và nguy hiểm. Em gia nhập đội do chứng kiến bọn giặc nhiều lần hành hạ và sát hại người thân trong gia đình. Trong một trận đánh lớn, Vịnh và 3 em khác được giao nhiệm vụ trinh sát và tình cờ lạc vào lòng địch. Không hề nao núng, em đã tìm và đoán được kho xăng đạn của giặc. Vịnh liều mình trèo lên cột cờ của khu nhà để bắn tín hiệu về đài quan sát. Chính giây phút đội nhận được tín hiệu cũng là lúc Vịnh hy sinh. Em trở thành ngọn đuốc rực sáng thiết đốt kho đạn của địch. Chỉ qua tóm tắt “Tuổi thơ dữ dội” bạn đọc sẽ khó có thể cảm nhận được sự hy sinh oanh liệt ấy của Vịnh, đoạn văn đã lấy đi rất nhiều nước mắt của độc giả.

Đánh giá tác phẩm tuổi thơ dữ dội năm 2024

Ai ngờ được Quỳnh sơn ca – một cậu công tử trắng trẻo, thông minh, dịu dàng như vậy lại gia nhập Đội thiếu niên trinh sát. Từ bỏ gia đình giàu có nhưng lại là Việt gian để vào chiến khu, cậu đã thề rằng dù có chết cũng không tha thứ cho gia đình mình. Trong chiến khu cậu đã cống hiến những bản nhạc hào hùng, làm trỗi dậy tình thần, ý chí chiến đấu của toàn thể bộ đội lúc bấy giờ. Vì thân hình nhỏ bé, cơ địa yếu ớt nên Quỳnh không cống hiến được sức mình cho những nhiệm vụ khó khăn mà chỉ có thể cống hiến cho Tổ quốc tiếng hát, tiếng đàn. Cái chết của Quỳnh sơn ca cũng gây nên ám ảnh cực lớn với bất cứ người chiến sĩ nào trong đội và cả người đọc sách “Tuổi thơ dữ dội”, một chút sức lực cuối cùng của mình Quỳnh đã cất lên bài hát Cách mạng do chính em sáng tác.

Và cuối cùng là Mừng – Mừng gia nhập đội trong hoàn cảnh khá hài hước. Cậu lẻn vào đội điểm danh với hy vọng không ai nhận ra mình. Đến khi mọi người phát hiện, cậu lại tha thiết xin đội trưởng cho nhập đội. Để thể hiện mình xứng đáng, Mừng đã nhảy ùm xuống sông Hương để thực hiện thử thách khó mà trong đội chưa em nào dám thực hiện.

Vào đội rội, không nhiệm vụ nào Mừng không dám thực hiện kể cả ôm bom cảm tử. Tuy nhỏ tuổi nhưng em rất thông minh khi đã đọc rành rõi bản đồ trận địa chiến khu từ lâu. Một lòng một dạ vì Tổ quốc nhưng Mừng lại bị đồng đội phản bội đưa vào bẫy khiến cả chiến khu nghi ngờ em là Việt gian. Câu chuyện được đẩy lên đỉnh điểm của cảm xúc khi mẹ Mừng tìm đến chiến khu đúng lúc Mừng bị nghi oan khiến mẹ em chết trong tức tưởi và đau khổ. Em chỉ biết ôm mẹ vào lòng và gào lên “Con không phải Việt gian! Con là Vệ quốc đoàn!”.

Kể có có bị nghi ngờ, lòng yêu nước trong em cũng chưa bao giờ bị dập tắt, em thực hiện nhiệm vụ cuối cùng của cuộc đời mình, giúp ra hiệu cho bom nổ giết được toàn bộ giặc, nhưng em cũng đã hy sinh. Lúc em mất cũng là lúc em được giải oan. Trận chiến kết thúc Mừng được đưa lên chôn trên núi, nằm cạnh mẹ của em và ngọn núi ấy có tên “Núi mẹ con em Mừng”.

Nếu bạn vẫn đang tự hỏi “tình yêu nước” là như thế nào thì xin đừng bỏ qua cuốn sách này của Phùng Quán. Hãy đọc nó một lần, bạn sẽ không thể ngăn nổi những giọt nước mắt của bản thân và tự nhủ với lòng thì ra một khi đã yêu nước thì nó lại mãnh liệt đến như vậy. Cảm ơn bạn đã đọc hết tóm tắt “Tuổi thơ dữ dội” của mình, nếu thấy bài viết hữu ích hãy chia sẻ tới bạn bè của mình nhé.