Đánh giá cho điểm buổi sinh hoạt chi bộ năm 2024

Ngày 02/6/2023, Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã ký ban hành Quy định số 17-QĐ/TU quy định về đánh giá, xếp loại chất lượng sinh hoạt chi bộ có hiệu lực kể từ ngày ký. Sau đây là một số quy định cụ thể về tổ chức sinh hoạt chi bộ:

Về nội dung tiêu chí đánh giá: Các chi bộ thực hiện đánh giá chất lượng sinh hoạt chi bộ thông qua 07 nhóm tiêu chí với tổng điểm tối đa là 100 điểm, bao gồm: Công tác chuẩn bị sinh hoạt chi bộ (15 điểm); Chấp hành thời gian, thời lượng sinh hoạt chi bộ (5 điểm); Tỷ lệ đảng viên dự sinh hoạt chi bộ (5 điểm); Tổ chức sinh hoạt chi bộ (45 điểm); Thực hiện nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng (15 điểm); Kết quả lãnh đạo thực hiện kết luận hoặc nghị quyết kỳ trước của chi bộ (10 điểm); Kết thúc sinh hoạt (5 điểm).

Về phương pháp đánh giá: Căn cứ vào nội dung tiêu chí đánh giá chất lượng sinh hoạt chi bộ, chi ủy hoặc bí thư, phó bí thư chi bộ (nơi không có chi ủy) dự kiến tự chấm điểm đánh giá chất lượng sinh hoạt chi bộ theo các tiêu chí vào cuối buổi sinh hoạt; chi bộ thảo luận, biểu quyết thông qua. Việc chấm điểm phải nghiêm túc, khách quan, dân chủ, trung thực; phản ánh thực chất chất lượng của buổi sinh hoạt chi bộ và phải được ghi chép vào sổ biên bản họp chi bộ. Sau khi có kết quả chấm điểm, chi bộ có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo kết quả sinh hoạt chi bộ với cấp ủy cấp trên trực tiếp, cụ thể: Các chi bộ trực thuộc đảng ủy thì báo cáo với đảng ủy cơ sở hoặc đảng ủy bộ phận; các chi bộ cơ sở báo cáo với cấp ủy cấp huyện qua ban tổ chức cấp ủy (báo cáo kết quả 6 tháng, 12 tháng). Đảng ủy cấp trên trực tiếp phân công các đồng chí cấp ủy viên, ban thường vụ cấp ủy luân phiên tham gia sinh hoạt cùng chi bộ, trực tiếp thẩm định, tham gia ý kiến đánh giá chất lượng sinh hoạt với chi bộ, chi ủy (ít nhất 06 tháng có cấp ủy cấp trên về dự sinh hoạt chi bộ 01 lần).

Về đánh giá, xếp loại chất lượng sinh hoạt chi bộ: Bao gồm đánh giá sinh hoạt hàng tháng và đánh giá sinh hoạt hàng năm, trong đó đánh giá, xếp loại chất lượng sinh hoạt chi bộ hàng tháng được thực hiện bằng phương pháp chấm điểm. Tổng số điểm tối đa là 100 điểm và đánh giá ở 04 mức, bao gồm: Loại tốt, đạt từ 90 điểm trở lên; Loại khá, đạt từ 70 đến dưới 90 điểm; Loại trung bình, đạt từ 50 đến dưới 70 điểm; Loại kém, dưới 50 điểm. Đánh giá, xếp loại chất lượng sinh hoạt hàng năm được thực hiện theo 04 mức, cụ thể: Xếp loại tốt nếu tổ chức sinh hoạt chi bộ thường kỳ đủ 12 kỳ/năm, trong đó, tất cả các cuộc sinh hoạt đều được đánh giá, xếp loại tốt; Xếp loại khá nếu tổ chức sinh hoạt chi bộ thường kỳ đủ 12 kỳ/năm, trong đó, có ít nhất 09 kỳ sinh hoạt được đánh giá, xếp loại tốt, các kỳ còn lại phải được đánh giá ở mức khá; Xếp loại trung bình nếu tổ chức sinh hoạt chi bộ thường kỳ đủ 12 kỳ/năm, trong đó, có ít nhất 06 kỳ sinh hoạt được đánh giá, xếp loại tốt; các kỳ còn lại phải đánh giá từ mức trung bình trở lên; Xếp loại kém khi có một trong các trường hợp sau: Có 01 kỳ không tổ chức sinh hoạt chi bộ mà không có lý do chính đáng; Tổ chức sinh hoạt chi bộ thường kỳ đủ 12 kỳ/năm nhưng có 07 kỳ đánh giá, xếp loại trung bình hoặc có 01 kỳ trở lên xếp loại kém.

Về thời gian tổ chức sinh hoạt chi bộ: Đối với chi bộ cơ quan hành chính, lực lượng vũ trang tổ chức sinh hoạt từ ngày 01 đến ngày 03 hàng tháng, các chi bộ nên tổ chức sinh hoạt ngay sau kết thúc lễ chào cờ đầu tháng; đối với chi bộ đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp; chi bộ thôn, tổ dân phố tổ chức sinh hoạt từ ngày 01 đến ngày 05 hàng tháng, các chi bộ căn cứ thời gian và đặc thù công việc để bố trí thời gian phù hợp.

Tại Quy định số 17-QĐ/TU cũng quy định ngoài các tiêu chí đánh giá, xếp loại chất lượng tổ chức đảng theo quy định của Trung ương, của tỉnh, cấp ủy cấp trên khi đánh giá phải gắn với kết quả đánh giá chất lượng sinh hoạt chi bộ theo các mức, gồm: Chi bộ được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khi kết quả xếp loại chất lượng sinh hoạt chi bộ hàng năm đạt loại tốt và tổ chức được ít nhất 4 cuộc sinh hoạt chuyên đề/năm; chi bộ được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ khi kết quả xếp loại chất lượng sinh hoạt chi bộ hàng năm đạt loại khá; chi bộ được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ khi kết quả xếp loại chất lượng sinh hoạt chi bộ hàng năm đạt loại trung bình; chi bộ được đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ khi kết quả xếp loại chất lượng sinh hoạt chi bộ hàng năm đạt loại kém.

Như vậy, ngoài quy định tại Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam; Kết luận số 18-KL/TW, ngày 22/9/2017 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW của Ban Bí thư khóa X “về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ” trong tình hình mới; Hướng dẫn số 12-HD/BTCTW, ngày 06/7/2018 của Ban Tổ chức Trung ương Đảng hướng dẫn một số vấn đề về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ và các văn bản có liên quan, khi tổ chức sinh hoạt chi bộ các chi bộ phải thực hiện theo Quy định số 17-QĐ/TU./.

Việt Dũng

TIN TỨC LIÊN QUAN

Ngày 11/11/2016, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 244/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp. Qua nhiều năm, việc thực hiện Thông tư đã từng bước đi vào nề nếp, đáp ứng yêu cầu giải quyết công việc cho người dân. Tuy nhiên, sau 7 năm thi hành, Thông tư số 244/2016/TT-BTC cũng đã bộc lộ những bất cập cần thiết phải sớm sửa đổi, bổ sung.

Trong năm 2024, toàn ngành Tư pháp Hà Tĩnh đặt mục tiêu đạt kết quả cao nhất các nhiệm vụ theo chỉ đạo của Bộ Tư pháp tại Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2024 và các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tiếp tục tạo chuyển biến rõ rệt về chất lượng, hiệu quả công tác tổ chức và hoạt động của ngành Tư pháp. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cơ quan Tư pháp từ tỉnh đến cơ sở, của đội ngũ pháp chế các Sở, ngành trong công tác tham mưu, chỉ đạo, điều hành, quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực công tác tư pháp; tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các cấp, các ngành trong triển khai công tác tư pháp. Nhiệm vụ công tác tư pháp năm 2024 xác định 10 nhóm nhiệm vụ trọng tâm với một số nội dung chủ yếu như sau:

Sau hơn 08 năm triển khai thực hiện Luật Nhà ở năm 2014, bên cạnh các kết quả đã đạt được thì lĩnh vực nhà ở cũng đã xuất hiện một số tồn tại, vướng mắc, gây khó khăn trong quá trình thực hiện cũng như cần thiết phải sửa đổi, bổ sung để đảm bảo đồng bộ, thống nhất với một số Luật mới được thông qua. Do đó, để khắc phục những tồn tại, hạn chế của Luật Nhà ở năm 2014, đồng thời thể chế hoá chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực nhà ở, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15 đã được Quốc hội Khóa XV, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 27/11/2023. Luật này gồm 13 chương với 198 điều. So với Luật Nhà ở năm 2024, Luật này có một số nội dung chính sách, quy định mới như sau:

Truyền thông chính sách tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật là hoạt động cung cấp thông tin rộng rãi về nội dung của chính sách có tác động lớn đến xã hội bằng các hình thức phù hợp, đúng quy định pháp luật đến đối tượng chịu sự tác động, người dân, tổ chức, doanh nghiệp và toàn xã hội trên cơ sở tương tác, thông tin đa chiều; công khai, minh bạch nội dung tiếp thu, giải trình, dự kiến sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách, thể chế.

Giám định tư pháp là một trong những hoạt động bổ trợ tư pháp, cung cấp nguồn chứng cứ phục vụ hoạt động tố tụng, góp phần quan trọng vào việc giải quyết các vụ án, vụ việc được chính xác, khách quan và đúng pháp luật. Để kết luận giám định được sử dụng là chứng cứ đòi hỏi việc thực hiện giám định phải đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về giám định tư pháp và pháp luật về tố tụng. Do đó, cùng với tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ, người giám định tư pháp cần nắm được những kỹ năng pháp lý cơ bản trong quá trình thực hiện.

Thực hiện Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 09/2021/TT-BTP ngày 15/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, trong năm 2023 công tác xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đã được Sở Tư pháp tham mưu UBND tỉnh thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả.