Đại hội đoàn toàn quốc lần thứ xi có bao nhiêu nhiệm vụ?

Đại hội đoàn toàn quốc lần thứ xi có bao nhiêu nhiệm vụ?
Đồng chí Lê Quốc Phong, Bí thư Thứ nhất Trung ương Đoàn khóa XI phát biểu. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đại hội vinh dự được đón các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; các ban, bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương; các mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, các đồng chí cán bộ đoàn các thời kỳ... cùng nhiều đại biểu khách quý tới dự khai mạc và tham dự các hoạt động của Đại hội, mang đến Đại hội những tình cảm đặc biệt, sự cổ vũ, động viên to lớn đối với tuổi trẻ Việt Nam.

Tham dự Đại hội có 999 đại biểu chính thức, là những cán bộ, đoàn viên ưu tú đại diện cho hơn 6,4 triệu đoàn viên và gần 24 triệu thanh niên Việt Nam trong và ngoài nước.

Đại hội đã tiến hành tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ X, nhiệm kỳ 2012-2017; xác định mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi nhiệm kỳ 2017-2022; Bầu Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khóa XI, nhiệm kỳ 2017-2022; Bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đoàn và thông qua Điều lệ Đoàn sửa đổi, bổ sung.

Đại hội đã bầu 151 đồng chí có đủ tiêu chuẩn, phẩm chất và năng lực vào Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khóa XI.

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đoàn lần thứ nhất khóa XI đã bầu 31 đồng chí vào Ban Thường vụ Trung ương Đoàn; bầu 4 đồng chí vào Ban Bí thư Trung ương Đoàn khoá XI; đồng chí Lê Quốc Phong, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khóa X, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam tái đắc cử Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khóa XI...

Phát biểu bế mạc Đại hội, đồng chí Lê Quốc Phong, Bí thư Thứ nhất Trung ương Đoàn khóa XI nhấn mạnh, Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ XI biểu thị quyết tâm của toàn Đoàn sẵn sàng đi đầu trong mọi khó khăn, thực hiện thành công mục tiêu: “Xây dựng lớp thanh niên thời kỳ mới có lý tưởng cách mạng, bản lĩnh chính trị vững vàng, giàu lòng yêu nước; có đạo đức, lối sống văn hóa, trách nhiệm, tuân thủ pháp luật, yêu chuộng hòa bình; có tri thức, sức khỏe, hoài bão và khát vọng vươn lên. Xây dựng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thực sự vững mạnh, tập hợp đoàn kết đông đảo thanh niên, xứng đáng là đội dự bị tin cậy của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nâng cao trách nhiệm phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và tích cực tham gia bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng. Phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện, sáng tạo của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.

Để thực hiện mục tiêu này, Đại hội đề ra 11 chỉ tiêu trọng tâm; 10 đề án trọng điểm; nhấn mạnh phải tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động; tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh thiếu nhi; tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tổ chức hiệu quả 3 phong trào hành động cách mạng: “Thanh niên tình nguyện”, “Tuổi trẻ sáng tạo”, “Tuổi trẻ xung kích bảo vệ Tổ quốc” phát huy vai trò xung kích, tình nguyện, sáng tạo của thanh niên trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cùng 3 chương trình đồng hành với thanh niên trong học tập, khởi nghiệp, lập nghiệp, rèn luyện và phát triển kỹ năng trong cuộc sống, nâng cao thể chất, đời sống văn hóa tinh thần, góp phần phát triển thanh niên toàn diện, khẳng định vai trò của Đoàn trong bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của thanh niên.

Đặc biệt, với tất cả niềm tự hào được là đội dự bị tin cậy của Đảng, Đại hội khẳng định quyết tâm xây dựng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thực sự vững mạnh về tư tưởng chính trị, tổ chức và hành động, thường xuyên bổ sung nguồn sinh lực trẻ cho Đảng bằng đội ngũ đảng viên kết nạp từ đoàn viên và cán bộ trẻ có chất lượng giới thiệu cho Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị ở các cấp. Tích cực đấu tranh bảo vệ Cương lĩnh chính trị, đường lối của Đảng. Tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, phòng chống tham nhũng, lãng phí, góp ý đảng viên, phòng chống suy thoái về đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

Xây dựng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thực sự là môi trường rèn luyện trong sáng, nghĩa tình để cán bộ đoàn rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, tác phong công tác, chuyên môn nghiệp vụ. Làm tốt vai trò nòng cốt chính trị đối với Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và các tổ chức thành viên. Nâng cao trách nhiệm phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và tham gia bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng, đại diện tiếng nói nguyện vọng của trẻ em.

Thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã cổ vũ, động viên các cấp bộ đoàn, cán bộ đoàn viên, thanh niên cả nước bước vào một nhiệm kỳ công tác mới với nhiều thời cơ thuận lợi, nhưng cũng không ít thách thức, khó khăn..

Bí thư Thứ nhất Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Lê Quốc Phong đề nghị mỗi đại biểu hãy mang quyết tâm hành động, phương châm “nói đi đôi với làm” của Đại hội vào quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương, đơn vị. Cần khẩn trương xây dựng chương trình hành động, triển khai ngay những nội dung đã được Đại hội thông qua, tạo tâm thế vững chắc cho một nhiệm kỳ mới với những kết quả cụ thể.

Nguyễn Hoàng


Đoàn TNCS Hồ Chí Minh được thành lập và đây chính là một tổ chức chính trị – xã hội của thanh niên Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh bao gồm những thanh niên tiến tiến, phấn đấu vì mục đích, lý tưởng của Đảng là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Trải qua 86 năm xây dựng và trưởng thành, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã tổ chức thành công 10 kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc và đang tích cực chuẩn bị tiến tới Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh toàn quốc lần thứ XI, nhiệm kỳ 2017-2022. Dưới đây là nơi diễn ra các kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn TNCS?

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

1. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ I:

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh sau gần 20 năm hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ I (tên gọi khi đó là Đoàn thanh niên cứu quốc Việt Nam) diễn ra từ ngày 07 đến ngày 14/02/1950 tại xã Cao Văn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Dự đại hội có hơn 400 đại biểu đại diện cho đoàn viên thanh niên trên khắp mọi miền đất nước.

Với chủ đề “Chiến đấu và xây dựng tương lai”, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ I (năm 1950) cũng đã đề ra nhiệm vụ trước mắt của Đoàn đó chính là động viên, giáo dục, thống nhất lực lượng thanh niên, cổ vũ thế hệ trẻ tích cực tham gia sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, quét sạch kẻ thù xâm lược.

Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ I (năm 1950)đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương Đoàn mới, đồng chí Nguyễn Lam được bầu làm Bí thư Đoàn thanh niên cứu quốc Việt Nam. Từ thành công của Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ I (năm 1950), rất nhiều các nam, nữ thanh niên hăng hái xung phong tham gia phục vụ các chiến dịch và phong trào “Tòng quân giết giặc lập công”, góp phần quan trọng cùng toàn Đảng, toàn quân và dân ta làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu sau chín năm trường kỳ kháng chiến (tháng 5/1954).

2. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ II:

Sau một năm được Ban Bí thư Trung ương Đảng đổi tên thành Đoàn thanh niên Lao động Việt Nam, Đại hội đại biểu Đoàn toàn quốc lần thứ II diễn ra từ ngày 25/10 đến ngày 04/11/1956 tại Hà Nội.

Dự Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ II có 479 đại biểu đại diện cho gần nửa triệu đoàn viên thanh niên trong cả nước. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ II cũng đã khẳng định những cống hiến xuất sắc của tổ chức Đoàn và phong trào thanh niên trong chín năm kháng chiến và ba năm khôi phục kinh tế.

3. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ III:

Sau gần 7 năm hàn gắn vết thương chiến tranh, miền Bắc đã đạt được những thành tựu đáng kể trong khôi phục, phát triển kinh tế. Trong bối cảnh đó, Đại hội đại biểu Đoàn toàn quốc lần thứ III diễn ra từ ngày 23 đến ngày 25/3/1961 tại Hà Nội.

Dự Đại hội có 677 đại biểu đại diện cho một triệu đoàn viên thanh niên trong cả nước. Được sự đồng ý của Bộ Chính trị và Bác Hồ, Đại hội đã quyết định lấy ngày 26/3/1931 là ngày thành lập Đoàn. Đại hội đã phát động phong trào “Xung phong tình nguyện vượt mức kế hoạch 5 năm lần thứ nhất” (1961 – 1965). Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương Đoàn gồm 71 đồng chí, đồng chí Nguyễn Lam tiếp tục được bầu lại làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn. Sau Đại hội, đồng chí Nguyễn Lam được Đảng điều động nhận nhiệm vụ mới, đồng chí Vũ Quang được cử làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn.

4. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IV:

Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh toàn quốc lần thứ IV diễn ra từ ngày 20 đến ngày 22/11/1980 tại Hà Nội. Dự Đại hội có 623 đại biểu đại diện cho 4,3 triệu đoàn viên thanh niên cả nước. Đại hội đã quyết định đẩy mạnh hơn nữa phong trào “Ba xung kích” thành cao trào thi đua hành động cách mạng của tuổi trẻ thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Xem thêm: Phụ cấp kiêm nhiệm của bí thư Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương Đoàn bao gồm 113 đồng chí, đồng chí Đặng Quốc Bảo, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng được bầu làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn.

5. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ V:

Tháng 12/1986, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã đề ra đường lối đổi mới nhằm đưa đất nước thoát khỏi những khó khăn khủng hoảng về kinh tế – xã hội. Để thực hiện nhiệm vụ Đảng giao phó, Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí toàn quốc lần thứ V diễn ra từ ngày 27 đến  ngày 30/11/1987 tại Hà Nội. Dự Đại hội có 750 đại biểu đại diện cho 17 triệu đoàn viên, thanh niên trong cả nước. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương Đoàn gồm 150 đồng chí, đồng chí Hà Quang Dự được bầu làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn. Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí toàn quốc lần thứ V đã phát động phong trào “Tuổi trẻ xung kích, sáng tạo xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

6. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VI:

Trong bối cảnh trên thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, nhất là sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã đề ra Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2000, thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Trước nhiệm vụ lớn lao đó, Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh toàn quốc lần thứ VI diễn ra từ ngày 15 đến ngày 18/10/1992 tại Hà Nội.

Dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI có 797 đại biểu đại diện cho 2,5 triệu đoàn viên, thanh niên cả nước. Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh toàn quốc lần thứ VI đã bầu Ban Chấp hành Trung ương Đoàn gồm 91 đồng chí, đồng chí Hồ Đức Việt được bầu làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn.

7. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VII:

Sự nghiệp đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo qua hơn 10 năm thực hiện ngày càng đạt được nhiều thành công quan trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng về kinh tế, xã hội chuyển sang thời kỳ phát triển mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi trong hơn 10 năm đổi mới đất nước có nhiều chuyển biến tích cực.

Trong bối cảnh đó, Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh toàn quốc lần thứ VII diễn ra từ ngày 26 đến ngày 29/11/1997 tại Hà Nội. Dự Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh toàn quốc lần thứ VII có 899 đại biểu đại diện cho 21,2 triệu cán bộ, đoàn viên, thanh niên cả nước. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương Đoàn gồm 125 đồng chí, đồng chí Vũ Trọng Kim được bầu lại làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn.

Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh toàn quốc lần thứ VII đã quyết định tiếp tục phát triển hai phong trào “Thanh niên lập nghiệp” và “Tuổi trẻ giữ nước”  lên một tầm cao mới. Tại Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 9 Khóa VII (tháng 6/2001), đồng chí Hoàng Bình Quân được bầu làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn thay đồng chí Vũ Trọng Kim được Đảng phân công nhiệm vụ mới.

8. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VIII:

Trong bối cảnh nhân loại đã kết thúc thế kỷ XX và bước sang những năm đầu của thế kỷ XXI, sau hơn một năm toàn Đảng, toàn dân thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, đất nước đang trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đã đạt được những thắng lợi bước đầu quan trọng, Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh toàn quốc lần thứ VIII diễn ra từ ngày 08 đến ngày 11/12/2002 tại Hà Nội.

Xem thêm: Vị trí, vai trò, nhiệm vụ của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

Dự đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh toàn quốc lần thứ VIII có 898 đại biểu đại diện cho hàng chục triệu đoàn viên, thanh niên cả nước. Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh toàn quốc lần thứ VIII đã bầu Ban Chấp hành Trung ương Đoàn gồm 134 đồng chí, đồng chí Hoàng Bình Quân, được bầu lại làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn.

9. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX:

Trong không khí toàn toàn Đảng, toàn dân phấn khởi, ra sức thi đua chào mừng thành công Đại hội Đảng toàn toàn quốc lần thứ X, Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh toàn quốc lần thứ IX diễn ra từ ngày 17 đến ngày 21/12/2007 tại Hà Nội. Dự đại hội có 1033 đại biểu đại diện cho hơn 23 triệu cán bộ, đoàn viên, thanh niên cả nước. Đại hội Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh toàn quốc lần thứ IX đã bầu Ban Chấp hành Trung ương Đoàn gồm 145 đồng chí, đồng chí Võ Văn Thưởng được bầu lại làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn.

10. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X:

Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh toàn quốc lần thứ X diễn ra từ ngày 12 đến ngày 14/12/2012 tại Hà Nội. Dự đại hội có 999 đại biểu đại diện cho hơn 23 triệu cán bộ, đoàn viên, thanh niên cả nước. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương Đoàn gồm 151 đồng chí, đồng chí Nguyễn Đắc Vinh được bầu lại làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn.

Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh toàn quốc lần thứ X đã nêu cao khẩu hiệu “Tuổi trẻ Việt Nam xây hoài bão lớn, rèn đức, luyện tài, đoàn kết, sáng tạo, xung kích xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh toàn quốc lần thứ X cũng đã quyết định tiếp tục triển khai 2 phong trào “Xung kích, tình nguyện phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ Tổ quốc” và “Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp” (có điều chỉnh, bổ sung các nội dung của hai phong trào để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới) nhằm tiếp tục phát huy mạnh mẽ vai trò xung kích, tinh thần tình nguyện, khơi dậy tiềm năng to lớn của thanh niên tham gia thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế.

11. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI:

Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ XI được tổ chức vào tháng 12/2017 tại Thủ đô Hà Nội. Dự đại hội dự kiến sẽ có 1.000 đại biểu đại diện cho hơn 23 triệu cán bộ, đoàn viên, thanh niên cả nước.

Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ XI dự kiến xác định Mục tiêu của công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi nhiệm kỳ 2017-2022: Xây dựng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thực sự vững mạnh, tập hợp đoàn kết đông đảo thanh niên, xứng đáng là đội dự bị tin cậy của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nâng cao trách nhiệm phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và tích cực tham gia bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng. Xây dựng lớp thanh niên thời kỳ mới có lý tưởng cách mạng, bản lĩnh chính trị vững vàng, giàu lòng yêu nước; có đạo đức, lối sống văn hóa, trách nhiệm, tuân thủ pháp luật, yêu chuộng hòa bình; có tri thức, sức khỏe, hoài bão, khát vọng vươn lên; xung kích, tình nguyện, sáng tạo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.