Mua bọ rùa ở đâu

Mua bọ rùa ở đâu
Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Bạn biết không, bọ rùa cũng có thể nuôi làm thú cưng hay lắm nhé – chúng dễ thương, hiền lành, dễ bắt và không đòi hỏi nhiều không gian. Những chú bọ rùa xinh đẹp này sẽ sống hạnh phúc nhất khi được tự do dạo chơi khắp nơi, nhưng bạn có thể dễ dàng tạo môi trường thoải mái cho chúng ngay trong nhà mình. Mọi thứ bạn cần là một chiếc hộp kín và rộng với nhiều cành cây và các hòn đá mô phỏng môi trường sống tự nhiên của bọ rùa, kèm thêm thức ăn và nước uống để đáp ứng nhu cầu cơ bản của chúng. Khi sang thu, bạn nên thả bọ rùa về thiên nhiên để chúng ngủ đông, giao phối và sinh sản.

  1. 1

    Chọn một vật đựng kín để làm nhà cho bọ rùa. Bể tiểu cảnh và hộp nuôi côn trùng được thiết kế cho mục đích này, nhưng bạn cũng có thể dùng hộp nhựa đựng thực phẩm, thậm chí cả chiếc hộp ban đầu dùng để bắt bọ rùa. Bọ rùa thích bay và khám phá mọi nơi, thế nên không gian mà bạn dành cho chúng càng rộng rãi thì càng tốt. Hộp nuôi bọ rùa có diện tích 1 mét vuông trở lên là lý tưởng nhất.[1]

    • Một chiếc bàn chải mềm có thể sẽ hữu ích để dụ chú bọ rùa của bạn ra khỏi hộp đựng tạm và chuyển vào nhà mới.[2]
    • Đảm bảo nhà ở của bọ rùa phải có các lỗ đủ rộng để không khí lưu thông mà bọ rùa không chui ra được.

  2. 2

    Đặt vào hộp các cành cây, đá hoặc vỏ ốc để bọ rùa có chỗ ẩn nấp. Rải xuống đáy hộp các vật liệu mà bạn thu thập được xung quanh nơi sinh sống của bọ rùa trong tự nhiên, chẳng hạn như cỏ, lá cây, cành cây và các hòn đá nhỏ. Bạn có thể sắp đặt các thứ trong hộp theo ý thích. Như vậy, chú bọ rùa của bạn sẽ có một chốn riêng tư để ẩn nấp khi muốn.[3]

    • Nếu không tìm được các vật liệu tự nhiên nào thích hợp, bạn có thể dùng vài mảnh bìa các-tông gấp lại cũng được.[4]
    • Những thứ đặt dưới đáy hộp sẽ là các chướng ngại vật trong sân chơi của bọ rùa để chúng có thêm bài tập vận động.

  3. 3

    Cho bọ rùa ăn một lượng nhỏ nho khô, rau diếp hoặc mật ong. Ngâm 2-3 quả nho khô trong nước vài phút cho mềm trước khi thả vào hộp. Bạn cũng có thể xé nửa lá rau diếp thành các mảnh nhỏ để cho bọ rùa nhấm nháp hoặc trộn một giọt mật ong cỡ chiếc khuy áo với 2-3 giọt nước trong nắp chai cho chúng ăn.[5]

    • Cho bọ rùa ăn một hoặc hai lần mỗi ngày, đừng cho ăn quá nhiều.
    • Nhớ rằng bọ rùa ăn rất khoẻ so với kích thước của chúng. Nếu nuôi nhiều bọ rùa, bạn cần cung cấp đủ thức ăn sao cho tất cả các chú bọ rùa đều được ăn no.[6]
    • Rệp vừng là thức ăn chủ yếu của bọ rùa trong tự nhiên. Nếu định nuôi bọ rùa lâu hơn 1-2 tuần, bạn nên bắt hoặc mua rệp vừng chiêu đãi cho chúng vui. Bạn có thể tìm nguồn rệp vừng trên các loài cây mà bạn đã bắt bọ rùa.

  4. 4

    Đặt một tờ khăn giấy ẩm hoặc miếng bọt biển ẩm trong hộp để cung cấp nước cho bọ rùa. Nhúng khăn giấy hoặc miếng bọt biển vào nước và vắt cho ráo bớt. Bọ rùa không cần uống nhiều nước, thế nên như vậy là đủ cho chúng giải khát trong vài ngày.[7]

    • Kiểm tra nguồn nước cách vài ngày một lần và nhúng nước lại khi bạn sờ vào thấy khô.
    • Cố gắng không để nước đọng trong hộp. Ngay cả một vũng nước nhỏ cũng có thể khiến những chú bọ rùa nhỏ xíu này chết đuối.[8]

    Cách khác: Rót nước sạch vào bình xịt và hàng ngày phun sương lên thành hộp nuôi bọ rùa. Lớp sương mỏng này là đủ cung cấp nước cho những chú bọ rùa của bạn.[9]

  5. 5

    Thả bọ rùa sau khi nuôi được vài ngày để nó sống tự do ngoài thiên nhiên. Bọ rùa có thể sống khá thoải mái ở môi trường trong nhà, nhưng chỗ ở đích thực của chúng là thế giới bên ngoài. Có những con bọ rùa không thích nghi với môi trường nuôi nhốt – chúng thường lẩn trốn, sợ sệt, thụ động hoặc có biểu hiện căng thẳng. Có thể bạn không muốn làm điều này, nhưng tốt nhất là hãy thả chú bọ rùa về với môi trường ưa thích của nó sau một thời gian bầu bạn.[10]

    • Bạn có thể giữ chú bọ rùa thêm một thời gian nữa cũng không sao, nhưng nhớ phải cung cấp đủ nước, thức ăn cũng như chỗ cho bọ rùa vui chơi và ẩn nấp.
    • Cố gắng thả bọ rùa vào cuối mùa hè, khi ngoài trời còn ấm áp. Nếu không, chú bọ rùa của bạn sẽ phải vất vả tìm thức ăn và chỗ trú thân.[11]

  1. 1

    Tìm bọ rùa ở những đám cây cối xanh tốt. Bọ rùa thường bám vào lá cây, cỏ và các loài thực vật khác. Chúng đặc biệt ưa thích những khu vực ẩm và ấm như cánh đồng, trảng cỏ và các khu vực nông nghiệp như vườn cây và đất trồng trọt. Nhớ xin phép khi vào tìm bắt bọ rùa trên đất của người lạ.[12]

    • Thời gian tốt nhất để tìm bọ rùa là vào cuối mùa xuân hoặc đầu mùa hè, khi cây cối bắt đầu nở hoa.
    • Khi trời bắt đầu trở lạnh, những con bọ rùa thường tìm chỗ trú ngụ ấm áp dưới những tảng đá, bên trong các hốc cây và xung quanh những chỗ hở dẫn vào nhà hoặc các công trình kiến trúc khác.[13]

  2. 2

    Nhẹ nhàng bốc con bọ rùa lên trong bàn tay. Thường thì bắt một chú bọ rùa chỉ đơn giản là thò tay ra nhặt nó lên từ chỗ nó đang ẩn nấp. Lắc lắc con bọ rùa trong lòng bàn tay và khum các ngón tay lại để nó khỏi bò đi mất.[14]

    • Nếu sợ làm đau chú bọ rùa, bạn có thể đặt bàn tay trên bề mặt bên cạnh nó và chờ nó bò vào.
    • Bọ rùa là những sinh vật nhỏ và mỏng manh, thế nên bạn hãy cẩn thận đừng kẹp, bóp hoặc túm nó quá chặt.

  3. 3

    Dùng vợt để quét hoặc bắt nhiều con bọ rùa cùng lúc. Lấy vợt bắt bướm nhỏ từ từ quét qua các rìa cỏ cao hoặc đám lá của các cây hoa để những con bọ rùa rơi ra. Nếu không được, bạn hãy cầm vợt bên dưới các cây nhiều lá và rung hoặc đập các cành cây để bắt những con bọ rơi xuống.[15]

    • Nếu bạn không có vợt, một lựa chọn khác là đặt ngửa một chiếc ô hoặc vải bạt để hứng những con bọ rơi xuống khi bạn quét hoặc đập vào tán lá.

  4. 4

    Tự tạo một máng ăn đơn giản cho bọ rùa để dụ chúng đến. Treo một đoạn tre, ống các-tông dày hoặc ống nhựa PVC ở đâu đó ngoài trời và rải một nắm nho khô ẩm vào trong. Nho khô sẽ thu hút lũ bọ rùa kéo đến, và cái ống sẽ là nơi chúng trú ngụ, vui chơi, kết đôi và thư giãn.[16]

    • Bạn có thể biến bất cứ vật nào hình ống thành máng ăn cho bọ rùa, kể cả các lọ thủy tinh và các vỏ đồ hộp bằng nhôm. Nếu muốn máng ăn cho bọ rùa chịu được mưa nắng, bạn nên tìm các vật liệu bền hơn như ống tre, ống PVC hoặc kim loại.

    Mẹo: Một chiếc máng ăn tốt có thể làm ngôi nhà lý tưởng cho những chú bọ rùa cưng của bạn, cung cấp thức ăn và chỗ trú ẩn cho chúng, nơi mà chúng có thể đến và đi tuỳ thích.[17]

  5. 5

    Dụ bọ rùa bò vào khi trời tối bằng hộp ánh sáng tự chế. Dựa một tấm ván ép hoặc các-tông, ghế xếp hoặc một vật phẳng tương tự vào bức tường bên ngoài nhà và phủ một mảnh vải trắng lên đó. Bật đèn pha nhỏ hoặc đèn cực tím phía trước tấm bảng phủ vải và để yên vài tiếng sau khi trời tối. Khi lũ bọ rùa bắt đầu tụ tập trên mảnh vải, bạn chỉ việc quét chúng vào hộp đựng.[18]

    • Bạn có thể mua một chiếc đèn pha hoặc đèn cực tím xách tay giá rẻ ở các cửa hàng dụng cụ.
    • Đèn cực tím sẽ thu hút những chú bọ rùa tò mò ra khỏi nơi ẩn nấp, cũng tương tự như bướm đêm và các loài côn trùng khác.

  6. 6

    Nhốt bọ rùa trong hộp hoặc lọ trong thời gian bạn sửa soạn nhà ở cho chúng. Sau khi đã bắt được một hoặc nhiều chú bọ rùa, bạn hãy chuyển chúng vào một hộp nhỏ thoáng khí trong lúc bạn chuẩn bị chỗ ở phù hợp hơn cho bọ rùa. Đừng quên chọc lỗ trên nắp hộp để chú bọ rùa của bạn thở được.

    • Hộp các-tông đựng thực phẩm có nắp mở ra mở vào được làm nhà tạm cho bọ rùa thì tuyệt vời.
    • Đừng để bọ rùa trong hộp bắt lâu hơn vài giờ. Nếu trong hộp quá nóng hoặc thiếu ô xy, chú bọ rùa của bạn có thể bị chết.

  • Tìm rệp vừng cho bọ rùa ở mặt dưới của lá cây và các cành cây của các loài thực vật có hoa. Rệp vừng là những con côn trùng nhỏ li ti, hơi trong, thường có màu xanh lục nhạt, đôi khi cũng có màu trắng, vàng, đỏ, nâu hoặc đen.

  • Các vật đựng thuỷ tinh không thích hợp để làm nhà ở cho bọ rùa. Thủy tinh thường giữ nhiệt và có thể giết chết chú bọ cưng của bạn nếu trong hộp quá nóng.
  • Vết cắn của bọ rùa có thể gây ngứa và kích ứng nhẹ. Để an toàn, bạn nên dùng que, bàn chải hoặc vật dụng tương tự để bắt và di chuyển chúng.
  • Luôn luôn rửa tay sau khi cầm bọ rùa. Con bọ sẽ tiết ra một chất lỏng mùi hôi khi sợ hãi hoặc cảm thấy nguy hiểm, và trong một số trường hợp còn mang các mầm bệnh.

  • Hộp to và kín
  • Cỏ, lá cây, cành cây hoặc giấy xé
  • Đá, cành cây, vỏ ốc và các vật liệu tự nhiên
  • Nho khô, rau diếp hoặc mật ong
  • Khăn giấy hoặc miếng bọt biển
  • Bể tiểu cảnh nhỏ hoặc hộp nuôi côn trùng (tùy chọn)
  • Bàn chải mềm (tùy chọn)
  • Bìa các-tông (tùy chọn)
  • Bình xịt (tùy chọn)
  • Rệp vừng (tùy chọn – làm thức ăn cho bọ rùa)
  • Hộp hoặc lọ thoáng khí
  • Vợt bắt bướm (tùy chọn)
  • Ô hoặc vải nhựa (tùy chọn)
  • Ống tre, ống nhựa PVC hoặc ống các-tông (tùy chọn – làm máng ăn cho bọ rùa)
  • Tấm ván, vải trắng, và đèn pha hoặc đèn cực tím (tùy chọn – làm hộp đèn)

Mua bọ rùa ở đâu

Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.

Nhóm Quản lý Nội dung của wikiHow luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Bài viết này đã được xem 5.152 lần.

Chuyên mục: Động vật | Thú cưng

Trang này đã được đọc 5.152 lần.