Đại học Duy Tân học phí bao nhiêu một năm?

Bộ GD-ĐT đang trình Chính phủ dự thảo Nghị định cơ chế tự chủ áp dụng cho các cơ sở giáo dục ĐH công lập.

Theo dự thảo này, cơ chế tự chủ sẽ áp dụng với tất cả các cơ sở giáo dục ĐH công lập (trừ các trường ĐH xuất sắc và hệ thống trường chính trị).

 

 

Đại học Duy Tân học phí bao nhiêu một năm?

 Sinh viên làm thủ tục nhập học tại một trường ĐH năm 2017 - ẢNH: NGỌC DƯƠNG

 

Dự kiến có các mức học phí khác nhau tùy từng loại hình tự chủ tài chính. Trong đó, loại trường tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư, trường có quyền quyết định mức thu học phí theo nguyên tắc bù đắp chi phí và có tích lũy hợp lý.

 

Đáng chú ý, với loại trường tự đảm bảo chi thường xuyên, dự kiến học phí sinh viên phải đóng sẽ tương đương mức học phí các trường đã được Chính phủ phê duyệt Đề án thực hiện thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động. Cụ thể, ở năm học 2020 - 2021 học phí mỗi tháng sẽ từ 2,05 - 5,05 triệu đồng/sinh viên (tùy nhóm ngành đào tạo). Tính theo năm học (10 tháng) sẽ tương đương 20,5 - 50,5 triệu đồng/sinh viên.

 

Mức học phí này cũng được áp dụng chung cho loại hình trường tự chủ tài chính tự đảm bảo một phần chi thường xuyên với mức thu được thực hiện theo lộ trình tính đủ chi phí đào tạo.

 

Như vậy, so với mức học phí dành cho các trường chưa tự chủ tài chính ở cùng thời điểm năm học 2020 - 2021, học phí trường tự chủ cao gấp 2 đến 3,5 lần (trường chưa tự chủ sẽ thu 9,8 - 14,3 triệu đồng/năm học). Còn so với học phí trường ĐH công lập chưa tự chủ hiện nay (7,4 - 10,7 triệu đồng/năm học 2017 - 2018), học phí trên sẽ tăng gấp 2,8 đến 4,7 lần.

Với trường được tự quyết định mức thu để bù đắp hoàn toàn các khoản chi thường xuyên và chi đầu tư, học phí có thể cao hơn.

 

Trước dự thảo này, lãnh đạo một số trường ĐH công lập đều bày tỏ quan điểm ủng hộ và cho rằng đây là con đường để nâng cao chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, với việc tăng học phí đồng loạt khi tự chủ, nhiều người lo ngại đây sẽ là gánh nặng học phí với sinh viên có hoàn cảnh khó khăn…

 

PGS-TS Nguyễn Văn Thư, Hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, nói: “Sẽ xuất hiện tình trạng có những sinh viên phải bỏ học do học phí cao khi thực hiện tự chủ đồng loạt. Đây cũng chính là điều mà trường băn khoăn, trăn trở nên chưa thực hiện đề án thí điểm tự chủ đến thời điểm này”.

 

Tuy nhiên, ông Thư cho rằng vẫn có 2 hướng tích cực trong hoàn cảnh này. Bởi đồng thời với việc tăng học phí thì các trường cũng phải tăng quỹ học bổng cho sinh viên lên gấp 2 - 3 lần so với hiện tại. Sinh viên học giỏi, khó khăn sẽ được nhận học bổng nhiều hơn đồng thời với chính sách vay vốn học tập.

 

Tương tự, tiến sĩ Phạm Tấn Hạ, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, cho rằng: “Tự chủ học phí tăng, khi đó bắt buộc người học phải cân nhắc kỹ lưỡng trong lựa chọn trường học, ngành học để ra trường có thể làm việc, kiếm tiền bù đắp cho sự đầu tư trước đó. Việc tăng học phí giúp trường có nguồn tiền để đầu tư cho điều kiện học tập, tăng chất lượng đào tạo, khi đó sẽ có tác động ngược trở lại người học”.

Nhìn chung học phí các trường công tăng nhẹ trong khi học phí của các trường ngoài công lập dao động trong khoảng từ 6 đến 20 triệu/năm, cá biệt có những trường có học phí lên đến 120 triệu/năm. Có thể thấy sự phân vùng các mức học phí được thể hiện khá rõ rệt. Các trường đại học ở các tỉnh lẻ như ĐH Quang Trung (Bình Định), ĐH Hòa Bình, ĐH Phan Thiết… dao động từ 6 đến 8 triệu/năm. Các đại học có tiếng ở phía Bắc như  ĐH Tài chính-Ngân hàng Hà Nội 15-16 triệu, ĐH Thăng Long 17 -17.5 triệu, ĐH FPT 46 triệu. Các trường lớn phía Nam như ĐH Văn Lang 17-19 triệu, ĐH Kinh tế-Tài chính Tp. Hồ Chí Minh 74 triệu, ĐH Võ Trường Toản 33-35 triệu/năm. Ngoài ra, đối với các trường đại học có đào tạo chương trình quốc tế thì học phí phải tính tương ứng bằng ngoại tệ như ĐH Quốc tế Sài Gòn 2.400-6.000 USD, ĐH Hoa Sen 2.500 USD, ĐH Tân Tạo khoảng 3.000 USD/năm…

Học phí giữa các trường chênh lệch một cách rõ rệt, song phần lớn trong số hơn 400 trường đại học và cao đẳng ở Việt Nam đều chưa được kiểm định chung nên khó có thể kiểm chứng học phí và chất lượng đào tạo đó có thực sự tương xứng.  Lựa chọn một trường học có chất lượng đào tạo tương xứng với học phí là một điều khó đối với các thí sinh và các bậc phụ huynh.

 

Đại học Duy Tân học phí bao nhiêu một năm?

Đưa giảng viên sang đào tạo tại Mỹ là một trong những nỗ lực nâng cao chất lượng tại  Duy Tân

Trong những năm gần đây, ĐH Duy Tân đã nỗ lực không ngừng để tạo một môi trường học tập tương xứng với mức học phí mà sinh viên phải bỏ ra. ĐH Duy Tân là 1 trong 40 trường đại học (cả công và tư) trong cả nước hay 1 trong 3 trường tư đầu tiên được Cục Kiểm định Chất lượng của Bộ Giáo dục & Đào tạo kiểm định và công nhận chất lượng đào tạo. So với các trường đại học tư có tiếng như ĐH Quốc tế Sài Gòn, ĐH Văn Lang, ĐH Hoa Sen ở phía Nam hay ĐH Thăng Long, ĐH FPT ở phía Bắc, uy tín và chất lượng đào tạo của ĐH Duy Tân không hề thua kém nhưng học phí lại thấp hơn khá nhiều (tương đương 12 triệu/năm so với tối thiểu 17 triệu của các trường kể trên). Liên tiếp trong các năm học 2009-2010, 2010-2011, 2011-2012 Duy Tân là đại học duy nhất trong khối ngoài công lập giành được Cờ Thi đua Xuất sắc của Bộ GD&ĐT và Cơ Thi đua Xuất sắc của Chính phủ. Năm học 2011-2012, sinh viên của trường cũng đã xuất sắc giành các giải thưởng cao trong các kì thi như 3 giải Nhất tại Festival Kiến trúc Toàn quốc, 1 giải Ba Olympic Tin học, 3 giải Ba Olympic Toán, giải Miss Tài năng U-League toàn quốc, giải Nhất sinh viên Tài năng - Thanh lịch Tp. Đà Nẵng, 89% sinh viên của trường có việc làm trong 6 tháng đầu sau khi tốt nghiệp.

Đại học Duy Tân học phí bao nhiêu một năm?

Các giảng viên chương trình CMU chụp ảnh lưu niệm trong khuôn viên ĐH CMU (Mỹ)

Bên cạnh đó, với chiến lược "đứng trên vai những người khổng lồ", những chương trình tiên tiến, quốc tế và du học ở ĐH Duy Tân đã và đang xây dựng nên đẳng cấp mới cho những lứa sinh viên DTU trong các năm gần đây. Hiện các chương trình quốc tế của Duy Tân có mức học phí khá phải chăng. Chương trình về Công nghệ Phần mềm, Hệ thống Thông tin và An ninh Mạng liên kết với ĐH Carnegie Mellon (CMU) học phí chỉ khoảng 900 USD/ năm. Chương trình về khối ngành Kinh tế & Quản trị (bao gồm Quản trị Kinh doanh, Kế toán, Tài chính - Ngân hàng, Du lịch…) liên kết với ĐH Bang Pennsylvania (PSU) vào khoảng 800 USD/năm, đặc biệt chương trình chuẩn quốc tế đầu tiên tại miền Trung về Kiến trúc và Xây dựng liên kết với ĐH Bang California ở Fullerton (CSU) cũng với học phí chỉ khoảng 800 USD/năm. Đối với Chương trình Du học 2+2 hay 3+1 với ĐH Appalachian (thuộc ĐH Bang North Carolina, Mỹ) và ĐH Coventry (Anh Quốc), học phí trong các năm đầu ở Việt Nam là 2.000 USD/năm.

So với mức học phí khủng 2.400-6.000 USD/năm của ĐH Quốc tế Sài Gòn, 2.500 USD/năm tại ĐH Hoa Sen hay 3.000 USD/năm tại ĐH Tân Tạo thì học phí của các chương trình quốc tế tại Duy Tân được xem là thấp hơn rất nhiều. Giải thích về điều này, TS. Võ Thanh Hải - Phó Hiệu Trưởng ĐH Duy Tân cho biết: “Có được mức học phí thấp như vậy là do trường có chiến lược hợp tác hợp lý và một phần do sinh viên khu vực miền Trung tương đối nghèo nên thu cao sẽ gây khó khăn cho các em. Tuy nhiên, học phí thấp không có nghĩa là chương trình của chúng tôi không đẳng cấp. Tất cả các trường chúng tôi hợp tác đều là đại học hàng đầu. CMU nổi tiếng là một trong 4 ĐH mạnh nhất về Công nghệ Thông tin của Mỹ, PSU là 1 trong 5 hệ thống trường công lớn nhất Mỹ, còn CSU xếp thứ 33 danh sách các đại học Vùng hàng đầu ở bờ Tây nước Mỹ. Các bạn có thể xem bảng xếp hạng hàng năm về các trường ĐH Mỹ để thấy rõ điều này." . Thực tế trong 5 năm qua, ĐH Duy Tân đã đầu tư hơn 6 triệu đôla Mỹ cho việc xây dựng và duy trì những chương trình quốc tế này.

Với sự đầu tư tương đối lớn về tài chính, cơ sở vật chất, đào tạo giảng viên và liên kết quốc tế, ĐH Duy Tân đã và đang trở thành một môi trường học tập và nghiên cứu hiện đại và thật sự chất lượng. “Sinh viên giống như khách hàng, họ phải được thụ hưởng một chất lượng giáo dục xứng với những gì họ bỏ ra. Đó chính là một phần trong phương châm 'Tất cả vì quyền lợi học tập và việc làm của sinh viên' mà ĐH Duy Tân đã triển khai từ nhiều năm nay” - TS. Hải cho biết thêm.

Duy Tân 1 năm bao nhiêu tín chỉ?

Hiện nay trường Đại học Duy Tân đã áp dụng chương trình đào tạo theo học chế tiến chỉ ở tất cả các ngành học. Theo đó đơn vị đo lường được tính theo tín chỉ với định mức khối lượng 130 tín chỉ cho hệ cử nhân và 170 cho hệ kĩ sư.

Học phí Duy Tân 1 năm bao nhiêu?

Với mức phí khoảng 250 nghìn đồng/tín chỉ thì học phí bạn phải chi trả cho một năm học tập tại Đại học Duy Tân chỉ khoảng 6 đến 8.5 triệu đồng (so với các trường trên thì đây là mức học phí thấp hơn rất nhiều).

Học phí trường Duy Tân bao nhiêu 1 tín chỉ?

Học phí năm 2020 của trường Đại học Duy Tân (DTU) là bao nhiêu? So với năm 2021, năm 2020 mức học phí tính theo đơn giá tín chỉ dao động từ 550.000 – 1.875.000 VNĐ/tín chỉ, trung bình một kỳ sinh viên sẽ phải đóng từ 8.800.000 – 30.000.000 VNĐ/học kỳ.

Quản trị kinh doanh Duy Tân học phí bao nhiêu?

Tham khảo học phí trường ĐH Duy Tân năm 2019 - 2020.