Cuộc sống lêu hêu nghĩa là gì

Cuộc sống lêu hêu nghĩa là gì

“Khúc lêu hêu mùa hè”, NXB Hội nhà văn năm 2014 là tập thơ thứ hai của tác giả Du Nguyên. Ở tập thơ đầu tay: “Mục xó xỉnh cười”  NXB Hội Nhà văn 2011, Du Nguyên đã xác lập được một giọng điệu riêng mang tính cách tân để lại một dấu ấn khó phai trong lòng người đọc với nhân sinh quan và thế giới quan của lớp trẻ hôm nay trước thời cuộc. Cái tôi, cái ta, nỗi buồn nhưng nhức đầy sự dồn nén, muốn có một sự bứt phá vươn tới giá trị của Chân – Thiện – Mỹ được diễn tả một cách dung dị và sâu sắc. Nếu như ở tập: “Mục xó xỉnh cười” những cung bậc của tâm trạng có phần còn rời rạc thì ở tập: “Khúc lêu hêu mùa hè” đã hiện lên rõ hình hài.

Đây là sự hoài nghi đồng thời cũng là thái độ sống của tác giả trước sự giả tạo của ai đó:

m nói đừng tin vào những câu thơ mất ngủ của ai đó họ đang tự vẽ nỗi buồn

cho nó sum suê

Trong cuộc sống hôm nay không thiếu những kẻ tự tô vẽ cái tôi thành những sắc màu lòe loẹt, những ngôn từ sáo rỗng. Tác giả chỉ rõ:

m nói đừng vì sự mất ngủ của mình mà tin vào tình yêu của ai đó
chỉ là ta đang tưởng tượng thôi

Thật là thú vị khi những điều lớn lao được thể hiện bằng ngôn ngữ thơ thật tinh tế, sâu sắc và thật bất ngờ trước sự tỉnh táo của một người thuộc thế hệ 8 x:

m nói cả đất nước này chẳng ai ngủ cả
nên đừng mất ngủ vì ai đó mất ngủ

(đừng tin vào sự mất ngủ)

Cái tôi cùng cái ta hòa quyện, nỗi niềm ẩn kín trong tầng sâu con chữ tạo sự day dứt, ám ảnh trong lòng người đọc. Và ngòi bút tự nhiên tuôn chảy thành “khúc lêu hêu mùa hè”:

đêm nay, hãy viết khúc lêu hêu mùa hè ngày đã chán chường lại đây, lêu hêu ý nghĩ sự bỏ đi của thân xác

có hề chi

Thoáng chút chán chường, mệt mõi đến rã rời? Không! Tác giả nhận rõ những hạn chế của không ít người trẻ tuổi hôm nay:

long nha long nhong không thế hệ tôi chỉ biết kêu ca la cà quán xá

ngày tháng

thế hệ tôi là một bọn ba láp, nhởn nhơ, châu chấu, chuồn chuồn sáng buồn rầu, tối co ro diện trang phục rực rỡ thế hệ tôi nhợt nhạt với nỗi buồn nhờ nhờ nhờ nhờ xếp hàng

đi qua tuổi trẻ

Tuy không phải tất cả “thế hệ tôi” như vậy nhưng thực tế cuộc sống không ít những người như vậy. Những câu thơ như kính chiếu yêu bóc trần sự thờ ơ vô cảm, thức tỉnh nhân tâm.

Đáng quí thay khi tác giả thấy “tôi không còn cô độc khác”:

trong mớ lùm xùm dây rợ của ngày tháng dài rộng, đôi khi mình cũng thèm sống như thèm chết. những năm thập niên năm mươi ấy, hoặc có khi trước cả đó nữa, thuở còn nằm truồng, cả nhân loại đỏ hỏn trong bào thai của mẹ, hay những năm hai ngàn không trăm mười hai, mười ba này, người ta sinh ra đã cô đơn rồi.

Những câu thơ  tái hiện cả chiều dài lịch sử mà không hề thô cứng. Mỗi người như tìm lại được chính mình, những câu hỏi như mũi khoan xoáy vào lòng người ý thức và trách nhiệm:

anh có cô độc không? em có cô độc không?

làm sao phục sinh một nỗi niềm khi mình chưa cất bước ra đi

Thật bất ngờ trước những câu thơ mang tầm khái quát, gai góc nhưng đầy nữ tính:

đất nước này có cô độc như tình yêu của em không? sáng lướt web, “hàng giả độn đầy các chợ”, “người tiêu dùng bị móc túi” chiều lướt web, “nữ sinh bị đánh hội đồng”, “ông lão 75 tuổi làm bé gái có bầu” “bất động sản: trước sau gì cũng được cứu”, “người dân đóng phí là yêu nước” tối về, “tác giả ‘nỗi buồn hoa phượng” qua đời’

“thụy anh: “ngô kiến huy là người hèn”

Những thói đời đen bạc có lúc làm cho con người hoang mang, vô định:

làm sao đi hết kiếp những nỗi niềm này
làm sao đi hết tình yêu?

Và thật bất ngờ, trong mớ lùng nhùng hỗn độn vẫn sáng ngời nhân phẩm của “em”, của lớp trẻ:

em cũng thấy yêu thương mình đổi khác già đi như những năm năm mươi

đầy bom đạn

Tính thiện của con người được đánh thức như mầm xanh vươn lên trong ánh mặt trời, tác giả xót xa trước những cảnh đời cơ nhỡ trong: “một bài hát và một người con gái bé bỏng nhất,đã qua đời tối qua”:

đêm qua, đứa con gái trốn khỏi nhà tìm một cơn mê đắm khác thành phố này có điều gì vui không không, không, không tiếng hét thất thanh của một người đàn bà trú dưới nắp cống không không không tự nhiên gì đâu

rơi tõm vào nắp cống

Nếu không có lòng thiện lương, không có sự cảm thông trước mỗi cảnh đời thì làm sao có thể đau cùng những sinh linh bất hạnh, câu thơ chất chứa đầy tâm trạng và tình người của tác giả:

cô gái đó bị chứng bệnh nghiện nỗi buồn đời sống chỉ là chất xúc tác để cô thêm cô độc vì ta đã sống những ngày quá buồn rồi vì ta đã sống những ngày dài quá rồi một bài hát và một người con gái bé bỏng nhất

đã qua đời tối qua

Có người cho rằng thơ Du Nguyên khó đọc và tràn ngập nỗi buồn. Tôi lại thấy ngược lại. Sự cách tân ngôn từ đến mức tinh giản và không hề sao mòn là lợi thế của Du Nguyên. Cách tân tìm một con đường riêng không chỉ trong thơ mà còn chứa đầy khát khao một sự bứt phá khỏi những khuôn sáo, những ràng buộc, kìm hãm. Và nỗi buồn lan tỏa, căng đầy trong mỗi tế bào cảm xúc, buồn đấy nhưng không bi lụy, buồn để biết yêu thương và luôn làm chủ được lối sống của mình. Đáng quí thay khi con người ta, nhất là lớp trẻ còn biết buồn, bởi nếu không sẽ trở thành vô tâm trước quá khứ và tương lai của chính mình và quê hương đất nước. “Khúc lêu hêu mùa hè” là một thành công của tác giả Du Nguyên.

Trần Vân Hạc

“Khúc lêu hêu mùa hè” là tên gọi tập thơ của nhà thơ trẻ Du Nguyên vừa được Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành. Mượn hình ảnh “giấc mộng đêm hè”, Du Nguyên đã đặt tên cho tập thơ mới của mình là “Khúc lêu hêu mùa hè”, nhắc về những ước ao, khát vọng trong tuổi trẻ của mỗi người. Đây là tập thơ thứ 2 của Du Nguyên, sau cuốn “Mục: Xó xỉnh. Cười”, xuất bản năm 2010.

Nhà phê bình Văn Giá -Trưởng khoa Báo chí-Viết văn, Đại học Văn hóa Hà Nội cho rằng tập thơ “Khúc lêu hêu mùa hè” lại biểu đạt hoàn toàn hình ảnh của một người trẻ mong muốn kiếm tìm một cuộc sống có ý nghĩa hơn.

Cuộc sống lêu hêu nghĩa là gì
Cuộc sống lêu hêu nghĩa là gì

Du Nguyên đã làm được một điều, là khi biểu đạt theo cách của người trẻ ngày hôm nay, tưởng như là rất đáo để, thậm chí có những cái được biểu đạt theo những chủ thể tư duy đáng nể và có những cái hồn nhiên, nông nổi nữa. Tác giả như muốn thoát khỏi, buông xả đời sống này nhưng không thoát khỏi, thành ra có sự nhập nhằng giữa một đứa trẻ và một người già. Đó chính là tâm trạng của một người có học ngày hôm nay.

Du Nguyên tốt nghiệp Khóa 10, trường Viết văn Nguyễn Du, hiện là phóng viên báo Công an nhân dân. Tác giả từng xuất bản tập thơ “Mục: Xó xỉnh. Cười” (2011), là gương mặt thơ quen thuộc của sân thơ trẻ trong Ngày thơ Việt Nam diễn ra tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội)./.