Của hồi môn nghĩa là gì

Việt Trung Trung Việt Hán Việt Chữ Nôm

Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ hồi môn trong từ Hán Việt và cách phát âm hồi môn từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ hồi môn từ Hán Việt nghĩa là gì.

Của hồi môn nghĩa là gì
回门 (âm Bắc Kinh)
Của hồi môn nghĩa là gì
回門 (âm Hồng Kông/Quảng Đông).

hồi mônNgười con gái sau khi lấy chồng, cùng chồng về nhà cha mẹ mình để bái kiến gọi là

hồi môn


回門.
§Ghi chú: Người Việt nói "của hồi môn" là tiền của mà người con gái đem theo về nhà chồng.

Xem thêm từ Hán Việt

  • tàn tật từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • trọng mãi nhân từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • hưu nhàn từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • âm đạo từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • ấn độ dương từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • Cùng Học Từ Hán Việt

    Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ hồi môn nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

    Từ Hán Việt Là Gì?

    Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt

    Từ Hán Việt (詞漢越/词汉越) là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.

    Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.

    Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.

    Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt (một trong ba loại từ Hán Việt) nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.

    Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2022.

    Nghĩa Tiếng Việt: hồi mônNgười con gái sau khi lấy chồng, cùng chồng về nhà cha mẹ mình để bái kiến gọi là hồi môn 回門.§Ghi chú: Người Việt nói của hồi môn là tiền của mà người con gái đem theo về nhà chồng.

    Ngoài đôi nhẫn cưới chú rể trao cô dâu và đôi hoa tai mẹ chồng tặng nàng dâu, gia đình hai bên phải chuẩn bị mỗi nhà một bộ trang sức để tặng cô dâu chú rể như của hồi môn để đôi tân lang tân nương chuẩn bị cho cuộc sống mới. Tùy phong tục từng vùng miền, gia đình hai bên có thể tặng nữ trang cưới cho cô dâu trong ngày ăn hỏi hoặc khi rước dâu.

    Vì sao có tục tặng của hồi môn:

    Theo truyền thống, của hồi môn thường là những đồ dùng, quần áo hay tiền bạc…mà người phụ nữ mang từ nhà cha mẹ đẻ đến nhà chồng, thậm chí có cả giường, tủ, rương… Với con nhà giàu, cô dâu còn mang theo rất nhiều tiền bạc dư dả. Phong tục này bắt nguồn từ thời Xuân Thu của Trung Quốc. Theo quan niệm dân gian, cha mẹ cô dâu tặng của hồi môn cho con để:

    1. Cha mẹ muốn đỡ đần cho cuộc sống bên nhà chồng của con đỡ vất vả.

    2. Món của hồi môn có thể tạo dựng địa vị cao cho con khi ở nhà chồng, chứng tỏ thế lực kinh tế của nhà gái.

    3. Nhiều nhà giàu ngoài ban vàng ngọc còn cho cả kẻ hầu người hạ theo con gái, vừa đỡ đần, vừa để con bớt nhớ nhà và đỡ buồn khi cuộc sống thay đổi.

    4. Của hồi môn là lời chúc của cha mẹ, gia đình nhà gái cho cô dâu được may mắn, đủ đầy vật chất, khởi đầu cuộc sống nhẹ nhàng và hanh thông.

    Và theo quan niệm truyền thống, gia đình chồng không được can thiệp hoặc xâm phạm của hồi môn của con dâu. Chỉ có cô dâu được toàn quyền sử dụng và chia sẻ. Của hồi môn này sau đó có thể được cô dâu truyền cho con cháu mình.

    Trong cuộc sống hiện đại, vợ chồng có sự nghiệp riêng và có khả năng kiếm tiền, của hồi môn không còn đặt nặng như trước. Thậm chí, nữ trang cưới, chi phí tổ chức hôn lễ cũng do cô dâu chú rể tự túc.

    Của hồi môn nghĩa là gì

    Tặng của hồi môn cho con khi nào:

    Thông thường, vào ngày ăn hỏi, nhà trai sẽ mang lễ vật qua tặng cô dâu với mong ước mang lại sự giàu sang, sung túc cho đôi uyên ương. Lễ vật bao gồm: nhẫn đính hôn, đôi hoa tai của mẹ chồng cho, cặp lắc vàng  (tùy theo điều kiện kinh tế của nhà trai). Vào ngày đưa dâu, sính lễ gồm chiếc kiềng vàng, dây chuyền, nhẫn cưới.

    Phía nhà gái cũng có phong tục tặng quà cưới, của hồi môn cho cô dâu sau lễ bái bàn thờ gia tiên. Của hồi môn mà cha mẹ tặng con gái rất đa dạng. Nhà giàu có, cha mẹ có thể  tặng cho con nhà cửa, đất đai, xe cộ, hoặc vài cây vàng làm vốn… Nhà khó khăn hơn thì có thể chỉ tặng con gái vài chỉ vàng hoặc một số tiền tượng trưng để vững dạ khi bắt đầu cuộc sống mới. Việc trao của hồi môn là nét đẹp văn hóa, không nên dùng để so đo đẳng cấp giàu có hoặc đo tình thương con kẻo mất tình nghĩa.

    Sau ngày cưới, những quà tặng này được coi như của cải làm vốn của đôi uyên ương.

    Của hồi môn nghĩa là gì

    Xử lý với của hồi môn thế nào cho hợp lý:

    Hiện nay, mâu thuẫn xảy ra giữa hai nhà vì không khéo xử lý của hồi môn rất dễ xảy ra. Do đó, cha mẹ hai bên nên có cuộc nói chuyện thẳng thắn với nhau trước ngày hôn lễ để tránh nảy sinh mâu thuẫn không hay. Chẳng hạn, cha mẹ cô dâu muốn con toàn quyền sở hữu và sử dụng của hồi môn, nên có lời thẳng thắn với cha mẹ chú rể, vì cô dâu sẽ khó mở miệng bàn về chuyện này hơn.

    Với gia đình có điều kiện và không quan tâm của hồi môn, cô dâu chú rể nên có kế hoạch cất giữ hoặc sử dụng sau ngày cưới. Số tiền đó có thể trích ra để đi hưởng tuần trăng mật, sửa sang nhà cửa, sắm sửa cho tổ ấm mới, hoặc tiết kiệm làm vốn.

    Cô dâu chú rể nên thống nhất ý kiến với nhau về việc sử dụng của hồi môn, sau đó mới trao đổi với cha mẹ về vấn đề này. Đối với nhiều cặp vợ chồng khéo léo, cô dâu có thể xin toàn quyền với khoản tiền hồi môn mà gia đình hai bên cho vợ chồng mình, riêng tiền khách mời dự lễ cưới của họ nhà nào sẽ gửi lại cho cha mẹ nhà ấy. Hoặc cô dâu có thể xin riêng phần tiền vàng họ nhà gái cho, và gửi lại cho mẹ chồng khoản hồi môn nhà trai mang tặng.

    Vấn đề tài sản ngay khi vừa kết hôn có thể sẽ gây rạn nứt nếu cả hai không khéo léo xử lý. Cô dâu và chú rể cần đồng lòn và nhẹ nhàng thuyết phục cha mẹ hai bên, giữ gìn cuộc sống mới luôn đề huề yên ổn.

    Nguồn: sưu tầm

    Tình yêu là thứ khiến bạn rùng mình, ngất ngây vì hạnh phúc, khiến tất cả tế bào trên cơ thể bung nở. Tình yêu cũng có thể khiến tim bạn thắt lại, cổ họng nghẹn đắng và khắc vào tâm hồn bạn vết thương sâu nhất, đau đớn nhất cuộc đời.

    Nhưng vẫn còn một thứ tình yêu khác, bình lặng và luôn khiến bạn ấm áp mỗi khi nghĩ tới, đó là tình yêu của cha mẹ.

    Tiểu thuyết gia nổi tiếng người Mỹ Mitch Albom từng viết: “Khi nhìn vào đôi mắt mẹ, bạn biết rằng đó là tình yêu tinh khiết nhất bạn có thể tìm thấy trên trái đất này”. Trái tim cha mẹ chính là nơi an trú bình yên nhất mà bạn có được. Đó là thứ tình yêu vô điều kiện tự nhiên trên thế giới. Là thứ tình yêu cho đi mà không cần phải nhận lại.

    Từ khi bạn sinh ra đời, ba mẹ luôn ở đó, chăm chút, nâng niu thiên thần nhỏ bé là bạn, lo lắng từng miếng ăn giấc ngủ. Là những ngày hai người thức trắng đêm lo lắng khi bạn sốt không rõ lý do.

    Là mẹ luôn dậy sớm đưa đón bạn đến trường rồi lại tất bật quay xe đến cơ quan. Là ba lặng lẽ theo sát bạn trong ngày đầu tập xe. Là những lời vỗ về của mẹ mỗi khi thất tình.

    Nhưng rồi những thiên thần nhỏ cũng có ngày phải rời tổ ấm quen thuộc để xây dựng ngôi nhà của riêng mình. Người Việt Nam thường quan niệm, con gái là con người ta, đi lấy chồng rồi là “chuyển hộ khẩu”, là nhà khác chứ không còn là nhà mình.

    Nhưng điều đó không có nghĩa là tình yêu của ba mẹ dành cho con gái sẽ dừng lại khi xuất giá. Mà tình yêu đó sẽ được gói ghém và theo cô dâu mãi qua một thứ gọi là của hồi môn.

    Của hồi môn là món quà mà cha mẹ cô gái tặng cho con khi con đi lấy chồng. Tùy theo thời đại, phong tục tập quán và hoàn cảnh của mỗi gia đình mà của hồi môn đó có thể là đồ dùng, quần áo hay tiền bạc, trang sức…

    Người xưa quan niệm, của hồi môn thể hiện tâm nguyện của cha mẹ, mong muốn con được may mắn, có cuộc sống đủ đầy sung túc cả về vật chất, hạnh phúc vợ chồng và con cái. Là thứ mà cô con gái nhỏ của họ có thể dựa vào khi cuộc sống không được như ý, sóng gió.

    Tặng của hồi môn cũng là vì cha mẹ mong muốn cho con gái một chút đồ dùng vật dụng để giúp con có cuộc sống dễ chịu hơn trong gia đình mới, giúp tạo dựng địa vị cho con gái ở gia đình chồng.

    Của hồi môn nghĩa là gì

    Của hồi môn nghĩa là gì

    Của hồi môn mang nhiều giá trị tinh thần ý nghĩa.

    Hơn nữa là vì sợ trong thời gian đầu con gái về nhà chồng còn nhiều bỡ ngỡ và nhớ nhà, nhớ cha mẹ, anh chị em, nên muốn tặng của hồi môn cho con gái để mỗi khi cô đơn, cô gái có thể ngắm nhìn những vật mang theo mà được an ủi, nguôi ngoai.

    Của hồi môn có thể có những hình dạng khác nhau ở những nền văn hóa và thời điểm khác nhau, nhưng ý nghĩa về một tình yêu lớn lao, vô điều kiện của ba mẹ là thứ không bao giờ thay đổi.

    Ngày nay, khi xã hội đã thay đổi, các cô gái có nhiều cơ hội để phát triển và sống bằng chính sức lực của mình, của hồi môn không còn nhiều giá trị về vật chất mà nó mang giá trị tinh thần nhiều hơn. Nó giống như một gia tài, một kỷ vật của mẹ, của những người phụ nữ trong dòng họ.

    Đó có thể là một chiếc nhẫn, một đôi bông tai hay một chiếc vòng mà mẹ sẽ trao cho cô con gái trong ngày trọng đại, để rồi cô gái đó của nhiều năm sau cũng sẽ trao lại cho con gái của mình. Đó là “linh hồn của gia đình”, là thứ nhắc nhở các cô gái rằng họ không bao giờ đơn độc, gia đình vẫn luôn ở đó, bên cạnh con, trong hạnh phúc cũng như lúc sóng gió.

    Của hồi môn nghĩa là gì

    Món quà cưới nhắc về tình yêu thương của gia đình.

    Món quà đó nhắc cô nhớ về tình yêu thương của bà, của mẹ - những người phụ nữ đã luôn sống bằng sự dũng cảm và yêu thương ngay cả những khi khó khăn.

    Và bất kỳ cô gái nào cũng xứng đáng có được một món quà, một của hồi môn ấm áp như thế!