Công ty chưa niêm yết là gì năm 2024

Việc niêm yết/đăng ký giao dịch cổ phiếu của các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa được quy định theo pháp luật về cổ phần hóa và pháp luật chứng khoán và thị trường chứng khoán. Cụ thể:

- Quy định theo pháp luật cổ phần hóa, bao gồm: Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19/6/2002, Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004, Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ và Quyết định số 51/2014/QĐ-TTg ngày 15/9/2014, Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ, Thông tư số 40/2018/TT-BTC ngày 04/05/2018. Cụ thể quy định: “Các doanh nghiệp cổ phần hóa phải hoàn tất thủ tục đăng ký lưu ký cổ phiếu tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam và đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom trong thời hạn tối đa 90 ngày kể từ ngày kết thúc đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng”;

- Quy định theo pháp luật chứng khoán và thị trường chứng khoán, bao gồm: Nghị định số 58/2012/NĐ-CP, Nghị định số 60/2015/NĐ-CP ngày 26/6/2015, Thông tư số 01/2015/TT-BTC ngày 05/01/2015, Thông tư số 180/2015/TT-BTC ngày 13/11/2015 và Thông tư số 13/2019/TT-BTC ngày 15/3/2019 của Bộ Tài chính. Cụ thể, văn bản hợp nhất số 28/VBHN-BTC ngày 09/5/2019, hợp nhất Thông tư 180/2015/TT-BTC và Thông tư 13/2019/TT-BTC quy định:

(i) Doanh nghiệp cổ phần hóa theo quy định pháp luật về cổ phần hóa chưa niêm yết trên SGDCK thì phải đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom;

(ii) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc đợt chào bán chứng khoán ra công chúng theo quy định về pháp luật chứng khoán, công ty đại chúng chưa niêm yết chứng khoán phải hoàn tất việc đăng ký chứng khoán tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam và đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom;

(iii) Doanh nghiệp cổ phần hóa theo quy định pháp luật về cổ phần hóa và chưa niêm yết trên SGDCK thực hiện đăng ký, lưu ký và đăng ký giao dịch chứng khoán theo thời hạn quy định tại Khoản 5 Điều 4 của Văn bản hợp nhất số 28/VBHN-BTC;

Như vậy , các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa phải thực hiện đăng ký niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán nếu đáp ứng các điều kiện niêm yết; trường hợp không đáp ứng điều kiện niêm yết và không đáp ứng điều kiện về vốn/số cổ đông thì phải thực hiện đăng ký giao dịch cổ phiếu trên thị trường Upcom theo đúng quy định (được giao dịch tại Bảng giao dịch riêng, dành cho các cổ phiếu bị kiểm soát đặc biệt). Các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa liên hệ SGDCK Hà Nội để được hướng dẫn chi tiết trình tự, thủ tục giao dịch cho các cổ phiếu này.

Cổ phiếu chưa niêm yết là thuật ngữ mà các nhà đầu tư thường xuyên bắt gặp trên thị trường đầu tư tài chính và đây cũng được đánh giá là kênh đầu tư an toàn, nhanh chóng mà nhiều NĐT tham gia. Tuy nhiên, hiện nay lại có rất nhiều loại cổ phiếu khác nhau, trong đó không thể không kể đến cổ phiếu chưa niêm yết? Vậy loại cổ phiếu này là gì? Đem lại lợi nhuận ra sao cho nhà đầu tư? Những thông tin sau sẽ giúp bạn có thể trả lời những điều trên.

Công ty chưa niêm yết là gì năm 2024

I. Cổ phiếu chưa niêm yết là gì?

Cổ phiếu chưa niêm yết (tên tiếng anh là Over-the-counter) hay còn được viết tắt là OTC là loại cổ phiếu đã được các doanh nghiệp phát hành để huy động vốn nhưng vẫn chưa được niêm yết và giao dịch trên các sàn chứng khoán. Mặc dù chưa được niêm yết, nhưng loại cổ phiếu này lại mang lại lợi nhuận nhanh chóng và kèm theo đó là những rủi ro tiềm ẩn.

Một câu chuyện khác khi mua/bán những cổ phiếu chưa được niêm yết trên sàn là nguyên tắc tin tưởng lẫn nhau. Trước khi thực hiện các giao dịch đối với cổ phiếu này, nhà đầu tư cần tìm hiểu thật kỹ về các thông tin của người bán như: nơi làm việc, chỗ ở…để có thể hạn chế rủi ro xuống mức thấp nhất có thể.

II. Có bao nhiêu loại cổ phiếu chưa niêm yết?

Công ty chưa niêm yết là gì năm 2024

Thực tế trên thị trường tài chính hiện nay có rất nhiều loại cổ phiếu chưa niêm yết nhưng phổ biến nhất phải kể đến: cổ phiếu ưu đãi, cổ phiếu trực tiếp và cổ phiếu ủy thác.

1. Cổ phiếu ưu đãi

Cổ phiếu ưu đãi hay còn được gọi là cổ phiếu giới hạn quyền chuyển nhượng. Thông thường, loại cổ phiếu này sẽ được phát hành bởi các doanh nghiệp và bán cho các nhân viên trong công ty. Những nhân viên sẽ được mua cổ phiếu này với giá ưu đãi 60% so với mức giá đấu giá. Khi thực hiện mua cổ phiếu này, người nắm giữ muốn chuyển nhượng thì phải chờ đến thời gian 3 năm sau.

Ngoài ra, mức giá cổ phiếu ưu đãi cũng thấp hơn từ 10-25% so với mức giá thực tế. Tuy nhiên, nếu như người ngoài muốn mua cổ phiếu thì phải chịu sự đồng ý của công ty và làm thủ tục thì mới có thể sang tên. Mặc dù rất khó khăn trong việc chuyển nhượng, nhưng lợi nhuận mà nhà đầu tư nhận được là rất cao. Loại hình này sẽ phù hợp với nhà đầu tư đang có nguồn vốn lớn và muốn đầu tư lâu dài.

2. Cổ phiếu ủy thác

Công ty chưa niêm yết là gì năm 2024

Cổ phiếu ủy thác được xuất hiện, khi một doanh nghiệp muốn phát hành cổ phiếu nhưng không thể tự mình tung ra mà nhờ một công ty chứng khoán khác đứng ra phát hành. Bên cạnh đó, những đơn vị đứng ra phát hành cũng sẽ có nhiệm vụ đấu giá với các nhà đầu tư. Điều này có nghĩa là, doanh nghiệp sẽ phải phụ thuộc hoàn toàn vào công ty chứng khoán đứng ra ủy thác.

Ngoài ra, một số vấn đề mà nhà đầu tư cần lưu ý nữa là, khi mua cổ phiếu ủy thác trader sẽ phải chịu một khoản phí nhất định, cho các công ty chứng khoán như: phí ủy thác, phí quản lý cổ phiếu hằng năm, phí chuyển nhượng…Khi thực hiện giao dịch cổ phiếu thì người mua và người bán đều phải tới công ty chứng khoán ủy thác để thực hiện quyền chuyển nhượng. Trước đó, người bán phải chi trả hết các loại phí trên thì công ty mới thông qua thủ tục sang tên.

3. Cổ phiếu trực tiếp

Công ty chưa niêm yết là gì năm 2024

Đây là một trong những dạng cổ phiếu đặc biệt, người mua có quyền đi đấu giá trực tiếp, mà không cần phụ thuộc vào bất kỳ đơn vị hay công ty chứng khoán nào. Cổ phiếu sẽ được chuyển nhượng tự do và dễ dàng, thuận lợi mà không bị ràng buộc bởi các thủ tục. Chỉ cần chờ trong khoảng thời gian từ 3-4 táng, sau khi công ty đấu giá được cấp sổ đỏ là người mua đã quyền chuyển nhượng.

Tuy nhiên, trong thời gian chờ cấp sổ đỏ nhưng giá cổ phiếu lại có xu hướng tăng và người mua có nhu cầu phát sinh giao dịch thì phải thương lượng với người bán. Biện pháp tốt nhất là tăng thêm số tiền cọc lên 40-50% để tránh trường hợp người bán hủy hợp đồng.

Saigon Futures hy vọng những thông tin hữu ích từ bài viết trên sẽ giúp bạn có cái nhìn khái quát về cổ phiếu chưa niêm yết. Qua đó có thể lựa chọn mình hình thức đầu tư phù hợp, dễ dàng tìm kiếm lợi nhuận từ đầu tư cổ phiếu.

Xem thêm:

  • Đầu tư hàng hóa phái sinh? Ưu điểm, rủi ro và cơ hội

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN GIAO DỊCH PHÁI SINH HÀNG HÓA MIỄN PHÍ TỪ CHUYÊN GIA


THÔNG TIN LIÊN HỆ:

  • Công Ty Cổ Phần Saigon Futures
  • MST: 0315173341
  • Hotline: 028.6686.0068
  • Email: [email protected]
  • Fanpage: Saigon Futures Inc.
  • Youtube: Saigon Futures
  • LinkedIn: Saigon Futures_Commodity Trading Firm
  • Trụ sở chính: 506 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 4, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh VPGD Hà Nội: Tầng 14, tòa nhà Cục tần số vô tuyến điện, 115 Trần Duy Hưng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội